Bản đồ miền Bắc

Bản đồ miền Bắc và 25 đơn vị hành chính cấp tỉnh chi tiết

Bản đồ miền Bắc hay bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về ranh giới, vị trí tiếp giáp, diện tích, quy hoạch, du lịch, dân số,… chi tiết nhất của miền Bắc.

 

Nội Dung Bài Viết

Giới thiệu miền Bắc

Vị trí miền Bắc

Miền Bắc là một vùng địa lý ở phía Bắc với diện tích 116.134,3 km2, chiếm 35% diện tích cả nước và phần lãnh thổ từ tỉnh Hà Giang tới tỉnh Ninh Bình của nước ta. Chiều ngang từ Đông – Tây của miền Bắc là 600km, vì vậy vùng này rộng hơn so với miền Trungmiền Nam.

Vị trí địa lý của miền Bắc:

  • Phía Bắc: tiếp giáp Trung Quốc.
  • Phía Đông: tiếp giáp biển Đông.
  • Phía Tây: tiếp giáp Lào.

Địa hình miền Bắc vô cùng đa dạng và phức tạp bao gồm: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa, bờ biển. Ở miền Bắc đã có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ từ lâu. Xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam bề mặt bị thấp dần được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Khu vực đồng bằng rộng lớn của miền Bắc nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích khoảng 15000 km2 chiếm 4,5% diện tích nước ta. Đồng bằng này giống như hình tam giác với đỉnh là Thành phố Việt Trì và cạnh đáy là bờ biển phía Đông.

Đồng bằng sông Hồng có diện tích 40.000 km2 do sông Hồng cùng với sông Thái Bình bồi đắp và đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long. Về bề mặt đồng bằng phần lớn có địa hình khá bằng phẳng, với độ cao từ 0,4 – 12m so với mực nước biển.

Ở khu vực Trung du, miền núi có diện tích khoảng 101 km2 đã chiếm 30,7% diện tích cả nước. Địa hình ở đây rất hiểm trở bao gồm các dãy núi cao kéo dài từ biên giới phía Bắc (nơi tiếp giáp nước Trung Quốc) tới phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Từ lâu trong khu vực này đã xuất hiện nhiều đồng cỏ nhưng đa số không lớn chủ yếu nằm rải rác trên cao nguyên ở độ cao từ 600 – 700m.

Về khu vực Đông Bắc phần lớn là núi thấp, đồi nằm ven bờ biển Đông và được bao bọc bởi các đảo cùng với quần đảo lớn nhỏ. Tại Vịnh Bắc Bộ thuộc khu vực Đông Bắc, nơi đây tập trung quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển như Vịnh Hạ Long, Cát Hải, Bái Tử Long và Bạch Long Vĩ. Ở đây cũng có rất nhiều bờ biển đẹp như Trà Cổ, bãi Cháy, Tuần Châu, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Đồng Châu, Hải Thịnh và Quất Lâm.

 

Dân số miền Bắc

Theo thống kê, dân số miền Bắc là 35.076.473 người, chiếm 36,4% so với tổng dân số cả nước, mật độ dân số bình quân 302 người/km2.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất nước ta với 22.543.607 người, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là 17.273.630 người, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 20.187.293 người. Bên cạnh đó, 3 tỉnh như Điện Biên, Lai Châu và Bắc Kạn là các tỉnh có số dân thấp nhất cả nước, với số dân dưới 500.000 người.

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số của dày đặc nhất nước ta, khoảng 1.060 người/km2. Dân số khu vực thành thị chiếm 29,2% dân số toàn miền Bắc và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân tăng 3,4%/năm trong khi tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ tăng 0,4%/năm.

Ở khu vực Trung du miền núi tuy có diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu nguồn nhân lực khai thác, vì có mật độ dân số rất thấp chỉ 132 người/km2. Chính vì điều này đã gây ra tình trạng quá tải dân số cho Đồng bằng sông Hồng dưới áp lực gia tăng dân số tự nhiên.

Tại khu vực đông dân như Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm đều có mật độ dân số cao. Tuy tạo được những mặt tác động tích cực như nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài,… nhưng những khu vực đông dân đã gây ra các tác động tiêu cực không nhỏ. Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, hạn chế trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đến mỗi người lao động, nhu cầu phúc lợi xã hội cũng hạn hẹp theo.

Ngoài ra, ở những nơi dân cư sinh sống đông đúc dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khu vực.

Bản đồ miền Bắc Vị trí miền Bắc

 

Mật độ dân số miền Bắc theo tỉnh

Tỉnh Hòa Bình

  • Dân số: 854.132 người.
  • Diện tích: 4.600,3 km2.
  • Mật độ dân số: 186 người/km2.

 

Tỉnh Sơn La

  • Dân số:1.248.415 người.
  • Diện tích: 14.123,5 km2.
  • Mật độ dân số: 8 người/km2.

 

Tỉnh Điện Biên

  • Dân số: 613.500 người.
  • Diện tích: 9.541 km2.
  • Mật độ dân số: 64 người/km2.

 

Tỉnh Lai Châu

  • Dân số: 460.196 người.
  • Diện tích: 9.068,8 km2.
  • Mật độ dân số: 51 người/km2.

 

Tỉnh Lào Cai

  • Dân số: 730.420 người.
  • Diện tích: 6.364 km2.
  • Mật độ dân số: 114 người/km2.

 

Tỉnh Yên Bái

  • Dân số: 876.041 người.
  • Diện tích: 6.887,7 km2.
  • Mật độ dân số: 117 người/km2.

 

Tỉnh Phú Thọ

  • Dân số: 1.463,726 người.
  • Diện tích: 3.534,6 km2.
  • Mật độ dân số: 414 người/km2.

 

Tỉnh Hà Giang

  • Dân số: 854.679 người.
  • Diện tích: 7.929,5 km2.
  • Mật độ dân số: 108 người/km2.

 

Tỉnh Tuyên Quang

  • Dân số: 784.811 người.
  • Diện tích: 5.867,9 km2.
  • Mật độ dân số: 134 người/km2.

 

Tỉnh Cao Bằng

  • Dân số: 533.086 người.
  • Diện tích: 6.700,39 km2.
  • Mật độ dân số: 80 người/km2.

 

Tỉnh Bắc Kạn

  • Dân số: 314.039 người.
  • Diện tích: 4.860 km2.
  • Mật độ dân số: 65 người/km2.

 

Tỉnh Thái Nguyên

  • Dân số: 1.307.871 người.
  • Diện tích: 3.536,4 km2.
  • Mật độ dân số: 370 người/km2.

 

Tỉnh Lạng Sơn

  • Dân số: 781.655 người.
  • Diện tích: 8.310,2 km2.
  • Mật độ dân số: 94 người/km2.

 

Tỉnh Bắc Giang

  • Dân số: 1.875.238 người.
  • Diện tích: 3.895 km2.
  • Mật độ dân số: 481 người/km2.

 

Tỉnh Quảng Ninh

  • Dân số: 1.321.149 người.
  • Diện tích: 6.177,7 km2.
  • Mật độ dân số: 216 người/km2.

 

Thủ Đô Hà Nội

  • Dân số: 8.246.500 người.
  • Diện tích: 3.358,6 km2.
  • Mật độ dân số: 2.485 người/km2.

 

Tỉnh Bắc Ninh

  • Dân số: 1.462.945 người.
  • Diện tích: 822,68 km2.
  • Mật độ dân số: 1.778 người/km2.

 

Tỉnh Hà Nam

  • Dân số: 883.927 người.
  • Diện tích: 861,9 km2.
  • Mật độ dân số: 1.025 người/km2.

 

Tỉnh Hải Dương

  • Dân số: 2.567.000 người.
  • Diện tích: 1.668,2 km2.
  • Mật độ dân số: 1.150 người/km2.

 

Tỉnh Hải Phòng

  • Dân số: 2.028.514 người.
  • Diện tích: 1.522,5 km2.
  • Mật độ dân số: 1.322 người/km2.

 

Tỉnh Hưng Yên

  • Dân số: 1.269.090 người.
  • Diện tích: 923,2 km2.
  • Mật độ dân số: 1.375 người/km2.

 

Tỉnh Nam Định

  • Dân số: 1.836.269 người.
  • Diện tích: 1.668,5 km2.
  • Mật độ dân số: 1.100 người/km2.

 

Tỉnh Ninh Bình

  • Dân số: 993.920 người.
  • Diện tích: 1.386,8 km2.
  • Mật độ dân số: 717 người/km2.

 

Tỉnh Thái Bình

  • Dân số: 1.860.447 người.
  • Diện tích: 1.542,3 km2.
  • Mật độ dân số: 1.206 người/km2.

 

Tỉnh Vĩnh Phúc

  • Dân số: 1.251.154 người.
  • Diện tích: 1.235,2 km2.
  • Mật độ dân số: 932 người/km2.

 

Đơn vị hành chính miền Bắc

Miền Bắc hiện có 25 đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

Bản đồ miền Bắc, Đơn vị hành chính miền Bắc

 

Các tiểu vùng miền Bắc

Theo cách phân chia vị trí địa lý, miền Bắc bao gồm các tỉnh và thành phố nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Các cách phân chia tiểu vùng miền Bắc về địa lý và kinh tế như sau:

Theo địa lý tự nhiên

Miền Bắc được chia làm 3 tiểu vùng như sau:

  • Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh là Nam Định, Thủ Đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
  • Vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
  • Vùng Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh là Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ninh và Bắc Giang.

 

Theo quy hoạch vùng kinh tế

Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì trong 6 vùng kinh tế – xã hội ở nước ta, miền Bắc có 2 vùng kinh tế – xã hội bao gồm:

  • Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm 11 tỉnh là Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định.
  • Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (hay còn gọi là Vùng I) gồm 14 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình. Toàn vùng có diện tích đất tự nhiên trên 95.000 km2, chiếm 28,8% diện tích cả nước và có dân số trên 11 triệu người, chiếm 13,1% dân số cả nước. Vùng I hiện nay có gần 2.000km đường biên giới tiếp giáp với đất nước Trung Quốc và Lào.

 

Theo quy hoạch vùng đô thị

Ở nước ta hiện nay có 2 vùng quy hoạch đô thị là Vùng Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam và Vùng Hà Nội ở miền Bắc.

Vùng Hà Nội gồm 10 tỉnh như là Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Ở vùng này thì Thủ đô Hà Nội chính là đô thị trung tâm của vùng.

 

Giao thông miền Bắc

Giao thông vận tải luôn là yếu tố quan trọng giúp cho miền Bắc giao thương trong nước và quốc tế một cách dễ. Dưới đây là một số tuyến đường giao thông quan trọng giúp cho miền Bắc vừa phục vụ được nhu cầu di chuyển, vừa vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng hơn:

  • Đường bộ có nhiều tuyến đường huyết mạnh như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 3B, quốc lộ 6, quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình, cầu Bính, cầu Văn Lang, cầu long Biên,…
  • Đường biển có các cảng như: cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh,…
  • Đường sắt tại miền Bắc bao gồm: tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên và đường sắt Thống Nhất.
  • Đường hàng không có các sân bay lớn như: sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Vân Đồn, sân bay Điện Biên Phủ, sân bay Nà Sản,….

Bản đồ miền Bắc, Các tiểu vùng miền Bắc

 

Du lịch miền Bắc

Miền Bắc là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc từ lâu đời của Việt Nam. Với nhiều địa điểm du lịch cùng các danh lam thắng cảnh gây thương nhớ, nên miền Bắc đã trở thành nơi được các khách du lịch lựa chọn ghé thăm.

Một số địa điểm du lịch miền Bắc nổi tiếng là:

  • Di tích lịch sử: Ải Chi Lăng, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, đền Tiên La, đền Trần, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến trường Điện Biên Phủ,….
  • Khu du lịch: vườn Quốc gia Cúc Phương, Sapa, Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long, quần đảo Cô Tô, biển Cồn Vành, vườn Quốc Gia Ba Vì,….
  • Đền, chùa: chùa Cổ Lũng, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, đền Đô, chùa Dâu, chùa Dư Hàng, đình Cổ Trai, đình Dũng Thùy, đình Phất Lộc,….
  • Nhà thờ: nhà thờ đá Phát Diệm, nhà thờ Lớn Hà Nội,….

 

Bản đồ miền Bắc qua các thời kỳ

Miền Bắc Việt Nam là nơi ghi các dấu ấn lịch sử từ xa xưa nhất của nước ta. Hiện nay ở đây vẫn còn tồn tại một số dấu vết của lịch sử như: đền thờ các vua Hùng ở Phú Thọ, thành Cổ Loa của An Dương Vương ở Hà Nội,…

  • Vào thời kỳ Bắc thuộc, miền Bắc được gọi bằng những cái tên như Giao chỉ và Giao Châu.
  • Ở thời Trịnh – Nguyễn phân tranh quyền lực, miền Bắc được gọi là Đàng Ngoài sẽ do Chúa Trịnh kiểm soát và quản lý, địa phận kéo dài tới sông Gianh, đèo Ngang. Đàng Ngoài còn được gọi là Bắc Hà vì nằm phía Bắc sông Gianh, còn Đàng Trong được gọi là Nam Hà sẽ do Chúa Nguyễn kiểm soát và quản lý.
  • Năm 1834, vua Minh Mạng đặt tên cho miền Bắc là Bắc Kỳ để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía Bắc của Việt Nam.
  • Ngày 25/8/1883, nhà Nguyễn kí Hòa ước Quý Mùi đầu hàng thực dân Pháp. Theo Hiệp ước này, khu vực từ đèo Ngang trở ra Bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ), cũng từ đó miền Bắc được tính từ địa giới phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra.
  • Ngày 20/3/1945, Thống sứ Nhật đổi tên Bắc Kỳ thành Bắc Bộ.
  • Ngày 27/4/1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ số 11 cử ông Phan Kế Toại làm Khâm sai đại thần Bắc Bộ. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũ được đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Bộ.
  • Ngày 20/8/1945, Việt Minh thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ nhằm giành lại chính quyền về tay mình.
  • Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bắc Bộ là một cấp hành chính chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Năm 1949, khi chính quyền Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã lập dinh Thủ hiến Bắc phần để thay mặt Quốc trưởng cai trị miền Bắc.
  • Sau 1954, khi chính quyền Việt Nam dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc thì dinh Thủ hiến Bắc phần bị bãi bỏ. Tên Hán Việt của Hà Nội là Đông Kinh (trung tâm Bắc Kỳ lúc bấy giờ) được người phương Tây biết đến khi đến Việt Nam lần đầu tiên vào thời nhà Lê.

Ban đầu người Pháp đọc tên Đông Kinh là Tonkin, Tonqui, Tongkin hoặc Tongkin để chỉ cho toàn bộ khu vực Đàng Ngoài. Các học giả phương Tây thế kỷ 17 thường gọi Đàng Ngoài là Royaume De Tonquin hoặc Tonkin, dịch ra có nghĩa là vương quốc Đàng Ngoài.

Vịnh Bắc Bộ hiện nay trong tiếng Anh được gọi là Gulf of Tonkin, Tongking hoặc Tonkin Gulf và trong tiếng Pháp là Golfe du Tonkin.

Bản đồ miền Bắc qua các thời kỳ

 

Bản đồ các tiểu vùng miền Bắc

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bản đồ miền Bắc, Vùng Đồng bằng sông Hồng

 

Vùng Tây Bắc Bộ

Bản đồ miền Bắc, Vùng Tây Bắc Bộ

 

Vùng Đông Bắc Bộ

Bản đồ miền Bắc, Vùng Đông Bắc Bộ

 

Vị trí địa lý miền Bắc trên bản đồ Việt Nam

Trên bản đồ Việt Nam, miền Bắc là điểm đầu của Việt Nam, trước miền Trung và miền Nam.

Bản đồ miền Bắc, Vị trí địa lý miền Bắc trên bản đồ Việt Nam

 

Miền Bắc trên bản đồ thế giới

Miền Bắc Việt Nam là một trong những nơi có nhiều địa điểm tham quan và du lịch thú vị trên thế giới. Đặc biệt, tại đây có Đỉnh Phan Xi Păng là một đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ nước ta. Với độ cao là 3147,3m, Phan Xi Păng đã trở thành đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.

Trên bản đồ thế giới, Phan Xi Păng là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến đây tham quan và trải nghiệm với ước muốn chinh phục “Nóc nhà Đông Dương”.

Bản đồ miền Bắc, Miền Bắc trên bản đồ thế giới

 

Bản đồ quy hoạch tổng thể miền Bắc (quy hoạch ngắn hạn và dài hạn)

Bản đồ giao thông miền Bắc trực tuyến

Bản đồ miền Bắc, Bản đồ giao thông miền Bắc trực tuyến

 

Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc trực tuyến

Hiện nay có nhiều cách để kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc trực tuyến dễ dàng và dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc bằng ứng dụng

Để kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc trực tuyến bằng ứng dụng bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng bản đồ quy hoạch của tỉnh thuộc miền Bắc mà bạn cần tra cứu về máy. Ví dụ ứng dụng: “Quy hoạch sử dụng đất Lai Châu”.
  • Bước 2: Sau đó nhấn vào mục “xem bản đồ” hoặc “xem đơn vị” trên màn hình để có thể kiểm tra.
  • Bước 3: Cuối cùng, chọn loại đất mà bạn muốn tra cứu quy hoạch để có thông tin chi tiết.

 

2. Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc bằng định vị GPS

Ngoài cách sử dụng ứng dụng để tra cứu ra, bạn cũng có thể kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc nhanh chóng bằng định vị GPS theo các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải định vị được khu vực hoặc vị trí mà bạn muốn tra cứu quy hoạch.
  • Bước 2: Nhấn vào vị trí mà bạn muốn tra cứu trên giao diện để nhận các thông tin quy hoạch về khu vực đó.

Bản đồ miền Bắc, Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Bắc trực tuyến

 

Bản đồ hành chính miền Bắc năm 2023

Bản đồ miền Bắc, Bản đồ hành chính miền Bắc năm 2023

 

Bản đồ hành chính chi tiết 25 tỉnh miền Bắc

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hòa Bình

Trên bản đồ miền Bắc, Hòa Bình hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Hòa Bình và 9 huyện là Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Sơn La

Trên bản đồ miền Bắc, Sơn La hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Sơn La và 11 huyện là Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Điện Biên

Trên bản đồ miền Bắc, Điện Biên hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và 8 huyện là Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lai Châu

Trên bản đồ miền Bắc, Lai Châu hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Lai Châu và 8 huyện là Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tâm Đường, Tân Uyên, Than Uyên.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lào Cai

Trên bản đồ miền Bắc, Lào Cai hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Lào Cai, thị xã Sa pa và 7 huyện là Si Ma Cai, Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lào Cai

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Yên Bái

Trên bản đồ miền Bắc, Yên Bái hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm thị xã Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và 7 huyện là Mù Cang Chải, Yên Bình, Trạm Tấu, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Phú Thọ

Trên bản đồ miền Bắc, Phú Thọ hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện là Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hà Giang

Trên bản đồ miền Bắc, Hà Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Hà Giang và 10 huyện là Vị Xuyên, Xín Mần, Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Yên Minh.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Tuyên Quang

Trên bản đồ miền Bắc, Tuyên Quang hiện có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện là Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Cao Bằng

Trên bản đồ miền Bắc, Cao Bằng hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 9 huyện là Trùng Khánh, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Hạ Lang, Quảng Hòa, Thạch An và Thành phố Cao Bằng.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Cao Bằng

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Kạn

Trên bản đồ miền Bắc, Bắc Kạn hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Bắc Kạn và 7 huyện là Chợ Đồn, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Ri, Ngân Sơn, Pác Nặm.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Thái Nguyên

Trên bản đồ miền Bắc, Thái Nguyên hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 3 thành phố là Thái Nguyên, Phổ Yên, Sông Công và 6 huyện là Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lạng Sơn

Trên bản đồ miền Bắc, Lạng Sơn hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Lạng Sơn và 10 huyện là Đình Lập, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Văn Lãng, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Quang.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Giang

Trên bản đồ miền Bắc, Bắc Giang hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Bắc Giang và 9 huyện là Lục Ngạn, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên, Sơn Động, Yên Thế.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh

Trên bản đồ miền Bắc, Quảng Ninh hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 4 thành phố là Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, 2 thị xã là Đông Triều, Quảng Yên và 7 huyện là Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh

 

Bản đồ miền Bắc: Thủ đô Hà Nội

Trên bản đồ miền Bắc, Thủ đô Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 12 quận là Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, 17 huyện là Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Nhất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Ninh

Trên bản đồ miền Bắc, Bắc Ninh hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 2 thành phố là Bắc Ninh, Từ Sơn, 2 thị xã là Quế Võ, Thuận Thành và 4 huyện là Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hà Nam

Trên bản đồ miền Bắc, Hà Nam hiện có 6 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và 4 huyện là Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Dương

Trên bản đồ miền Bắc, Hải Dương hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 2 thành phố là Hải Dương, Chí Linh, thị xã Kinh Môn và 9 huyện là Thanh Hà, Bình Giang, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Phòng

Trên bản đồ miền Bắc, Hải Phòng hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 7 quận là Ngô Quyền, Dương Kinh, Đồ Sơn, Hồng Bàng, Hải An, Kiến An, Lê Chân và 8 huyện là An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thị, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Phòng

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hưng Yên

Trên bản đồ miền Bắc, Hưng Yên hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và 8 huyện là Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Cừ, Văn Lâm.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Nam Định

Trên bản đồ miền Bắc, Nam Định hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Nam Định và 9 huyện là Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Ninh Bình

Trên bản đồ miền Bắc, Ninh Bình hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 6 huyện là Yên Mô, Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Nho Quan và 2 thành phố là Tam Hiệp, Ninh Bình.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Thái Bình

Trên bản đồ miền Bắc, Thái Bình hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Thái Bình và 7 huyện là Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Vĩnh Phúc

Trên bản đồ miền Bắc, Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 7 huyện là Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Vĩnh Tường, Tam Đảo và 2 thành phố là Phúc Yên, Vĩnh Yên.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Vĩnh Phúc

 

Bản đồ du lịch miền Bắc

Bản đồ miền Bắc, Bản đồ du lịch miền Bắc

 

Bản đồ các tỉnh tại miền Bắc

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hòa Bình

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Phú Thọ.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thanh Hóa.
  • Phía Đông: tiếp giáp với 3 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Sơn La.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Sơn La

  • Phía Bắc: tiếp giáp với 2 tỉnh Yên Bái và Lai Châu.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thanh Hóa và Huaphanh (nước Lào).
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Điện Biên và Luangprabang (nước Lào).

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Điện Biên

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Lai Châu.
  • Phía Đông và Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Sơn La.
  • Phía Tây và Tây Nam: tiếp giáp tỉnh Phôngsali và Luang Prabang (nước Lào).
  • Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Vân Nam (nước Trung Quốc).

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lai Châu

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Vân Nam (nước Trung Quốc).
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Điện Biên.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Sơn La.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Điện Biên.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lào Cai

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Vân Nam (nước Trung Quốc).
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Yên Bái.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Hà Giang.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Lai Châu.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lào Cai

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Yên Bái

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Lào Cai.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Sơn La.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Hà Giang.
  • Phía Đông Nam: tiếp giáp tỉnh Phú Thọ.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Sơn La.
  • Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Lai Châu.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Phú Thọ

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Hòa Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Sơn La và Yên Bái.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hà Giang

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (nước Trung Quốc).
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Cao Bằng.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Tuyên Quang

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
  • Phía Tây: tiếp giáp Tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Cao Bằng

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (nước Trung Quốc).
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
  • Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (nước Trung Quốc).
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Hà Giang.
  • Phía Tây Nam: tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang.
Bản đồ miền Bắc: tỉnh Cao Bằng vị trí tiếp giáp
Ban do mien Bac

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Kạn

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Cao Bằng.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Thái Nguyên

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn.
  • Phía Nam: tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.
  • Phía Đông: tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Lạng Sơn

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Cao Bằng.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh và Thành Phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Giang

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh.
  • Phía Tây: tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (nước Trung Quốc).
  • Phía Nam: tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Đông: tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Tây Nam: tiếp giáp với 2 tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng.
  • Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh vị trí tiếp giáp

 

Bản đồ miền Bắc: Thủ đô Hà Nội

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp với 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Bắc Ninh

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Hưng Yên.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía Tây: tiếp giáp với Hà Nội.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hà Nam

  • Phía Bắc: tiếp giáp Thủ đô Hà Nội.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Hòa Bình.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Dương

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Phòng

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Hải Dương.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hải Phòng vị trí tiếp giáp

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Hưng Yên

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía Tây: tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Nam Định

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
  • Phía Đông Nam: tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Ninh Bình.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Ninh Bình

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Hà Nam.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Thanh Hóa và Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Hòa Bình

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Thái Bình

  • Phía Bắc: tiếp giáp 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng.
  • Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Đông: tiếp giáp với biển Đông và Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Hà Nam.

 

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Vĩnh Phúc

  • Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
  • Phía Nam: tiếp giáp Hà Nội.
  • Phía Đông: tiếp giáp Hà Nội.
  • Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Phú Thọ.

Bản đồ miền Bắc: tỉnh Vĩnh Phúc vị trí tiếp giáp

 

Ứng dụng của bản đồ miền Bắc

Ứng dụng bản đồ miền Bắc trong học tập

Bản đồ miền Bắc là một công cụ được sử dụng trong học tập giúp cho học sinh và giáo viên có được những thông tin, kiến thức ở đây như: diện tích, khí hậu, địa hình, đường biển, văn hóa, du lịch, dân cư, xã hội,….

 

Ứng dụng bản đồ miền Bắc trong đời sống

Bản đồ miền Bắc được mọi người sử dụng rất nhiều trong đời sống, bạn có thể sử dụng công cụ này để phục vụ một số nhu cầu như:

  • Bản đồ miền Bắc giúp cho bạn có được thông tin của các tỉnh, thành phố và huyện trực thuộc tại đây.
  • Tìm kiếm các địa điểm tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… ở miền Bắc.
  • Bản đồ miền Bắc GPS còn có thể báo động trước các địa điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai như: lũ lụt, động đất, sạt lở,….
  • Nhờ có bản đồ miền Bắc bạn sẽ có những thông tin đất đai, giao thông, khí hậu, địa hình,… để bạn có thể đưa ra kế hoạch và chiến lược cho các dự án đầu tư.

 

Ứng dụng miền Bắc trong quân sự

Bắc Bộ là nơi lưu giữ đầy nét đẹp của bản sắc dân tộc Việt Nam, đồng thời nơi đây đang nắm giữ bộ máy chính trị quan trọng Nhà nước ta. Bản đồ miền Bắc như một vũ khí giúp cho quân đội chúng ta đưa ra những chiến lược để bảo vệ đất đất trước con mắt nhòm ngó của kẻ thù.

Ứng dụng của bản đồ miền Bắc

 

Một vài điều thú vị về các tỉnh thành thuộc bản đồ miền Bắc

Miền Bắc là nơi khởi nguồn văn hóa ngàn năm văn hiến, lịch sử của dân tộc Việt Nam ta. Du lịch ở miền Bắc sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị bởi những thắng cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn cùng với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng được tạo nên bởi bàn tay khéo léo của con người: Dưới đây là một số điều thú vị về các tỉnh thành thuộc bản đồ miền Bắc:

  • Ninh Bình: tham quan Tam Cốc – Bích Động nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn để ngắm cảnh đẹp nơi được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động”.
  • Lào Cai: ghé thăm Làng Cát Cát là một bản lâu đời của đồng bào người Mông. Bạn sẽ được tìm hiểu những phong tục độc đáo của người Mông mà ở những vùng khác không có.
  • Lạng Sơn: cùng trải nghiệm Động Tam Thanh, nơi đây nằm trong một dãy núi có hình nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh.
  • Hòa Bình: hòa mình vào Làng Thái Thung lũng Mai Châu, nơi có phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc Thái. Ở đây còn có thung lũng Vàng, một thung lũng đẹp mê hồn với những nếp nhà sàn dân tộc Thái, Dao, Mường nằm xen giữa những thửa ruộng lúa bao la, xanh ngát.
  • Điện Biên Phủ: tìm hiểu Chiến trường Điện Biên Phủ, nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu lịch sử của quân dân Việt Nam trong suốt 55 ngày đêm đánh bại đội quân của thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu vào thời điểm bấy giờ và đến tận ngày nay.
  • Cao Bằng: cùng đắm chìm vào vẻ đẹp của Thác Bản Giốc, con thác có độ cao trên 30m nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Phía dưới chân Thác Bản Giốc là khoảng bề mặt sông rất rộng, phẳng như gương, còn hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng xanh ngắt.
  • Bắc Ninh: tham quan ngôi Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 từ thời nhà Hậu Lê. Cho đến hiện tại, Đình làng Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại của Việt Nam.
  • Bắc Kạn: cùng khám phá Hồ Ba Bể, nơi có câu chuyện sự tích rất nổi tiếng hầu như ai cũng biết. Hồ Ba Bể là hồ kiến tạo lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam, nằm giữa vùng đá phiến và đá vôi với độ cao 145m so với mặt nước biển.
  • Hải Phòng: thư giãn và nghỉ dưỡng tại quần Đảo Cát Bà, nơi đây nằm trong quần đảo bao gồm 366 đảo lớn, nhỏ. Trong đó, đảo Cát Bà lớn nhất có diện tích khoảng 100 km².
  • Quảng Ninh: tận hưởng cảm giác bình yên và tránh xa những ồn ào tại địa điểm tâm linh Chùa Yên Tử. Ngôi chùa này là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt xưa, nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Chùa Yên Tử bao gồm quần thể di tích rộng lớn, hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp.
  • Thái Bình: tham quan và chiêm ngưỡng Chùa Keo, một trong những đại danh lam cổ tự bậc nhất của Việt Nam thời phong kiến còn tồn tại gần nguyên vẹn cho tới thời nay. Chùa có kiến trúc đồ sộ theo kiểu nội nhị công ngoại quốc và được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1962.
  • Sơn La: ngao du trong bản Thung Cuông, một bản làng nhỏ xinh trên bản đồ miền Bắc nằm bên mép sườn đồi là nơi sinh sống của người đồng bào H’Mông. Bạn có thể hưởng thụ và chụp hình trên con đường độc lạ dẫn vào bản làng là hàng mận nở trắng xóa, những ruộng hoa cải trắng nở rộ kéo dài đến tận chân trời.
  • Lai Châu: tận hưởng cảnh vật và thiên nhiên trong lành ở đồi chè Tân Uyên, nơi đây chè có tuổi đời từ 40 – 50 năm với quy mô gần 2000 ha. Bạn có thể chụp những bức ảnh lãng mạn trên đồng chè xanh mướt giữa ánh nắng lấp lánh.
  • Yên Bái: thưởng thức vẻ đẹp của đèo Khau Phạ, nơi nổi tiếng với vẻ đẹp tuyệt tác ruộng bậc thang và là địa điểm thứ 4 trên thế giới mà các phi công chơi dù lượn lựa chọn. Vào tháng 9 đến tháng 10 bạn có thể tham gia vào những lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào H’Mông.
  • Phú Thọ: tham gia và trải nghiệm các hoạt động thú vị ở Đầm Ao Châu. Ngoài việc tham gia các hoạt động như câu cá, hái vải, chèo thuyền,.. thì bạn cũng có thể chụp cho mình những vô vàn bức ảnh đẹp tại nơi đây.
  • Hà Giang: hưởng thụ vườn hoa tam giác mạch nổi tiếng, nơi có vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng và nên thơ của Hà Giang. Vào tháng 10, các vườn hoa tam giác mạch thi nhau khoe sắc, nở rộ, mọc thành từng dải lớn như khoác lên một màu áo mới cho vùng cao nguyên này.
  • Tuyên Quang: ngồi trên con thuyền để chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng, hữu tình, hùng vỹ và pha chút bí hiểm ở khu du lịch sinh thái Na Hang.
  • Thái Nguyên: cùng nhau cắm trại tại Hồ Nam, tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cảm giác mát mẻ và không khí trong lành ở nơi đây.
  • Bắc Giang: cùng tham quan chùa Bổ Đà, ngôi già lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. Ngôi chùa này hiện tại đang lưu giữ kiến trúc “nội thông ngoại bế” độc đáo tạo vẻ u tịch, thanh vắng, huyền thoại và được bao bọc xung quanh là đồi núi, hàng xóm.
  • Quảng Ninh: chinh phục cột mốc 1305 trên con đường giống như sống lưng khủng long. Đoạn đường đi lên cột mốc 1305 rất đẹp, được bao phủ bởi cỏ xanh và đường đất tạo thành hình giống như lưng của một con khủng long.
  • Hà Nội: tham quan Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi sở hữu kiến trúc kiên cố và độc đáo. Ngoài ra, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh hiện đang còn lưu giữ những tài sản tinh thần vô giá về vị “Cha già của dân tộc”.
  • Hà Nam: đến cầu nguyện tại Chùa Bà Đanh, nơi chốn linh thiêng có phong cảnh đẹp giúp cho bạn cảm thấy an lành và tĩnh tâm. TRên bản đồ miền Bắc, Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẻ mộc mạc và cổ kính với lối kiến trúc xưa cũ, nằm cách xa khu dân cư, rất ít người qua lại.
  • Hải Dương: chiêm ngưỡng Động Kính Chủ, nơi có không khí mát mẻ và trong lành. Từ cửa của Động Kính Chủ, bạn có thể ngắm nhìn được đỉnh An Phụ, đền thờ Trần Liễu, chùa Cao và thị trấn Kinh Môn sầm uất phía xa.
  • Hải Phòng: ghé thăm Cây Đa Mười Ba Gốc, loài cây có tuổi đời hơn 300 tuổi và được công nhận là di sản thiên nhiên quốc gia trên bản đồ miền Bắc.
  • Hưng Yên: tìm hiểu Làng Nôm, nơi được mệnh danh là một trong những ngôi làng có tuổi đời cao nhất tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đến đây bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh gắn liền với làng quê của Việt Nam như cây đa, bến nước, ngôi nhà tranh,… Mỗi kiến trúc làng Nôm được bao phủ bởi lớp rêu phong, có niên sử hàng trăm năm và tại làng có ngôi Chùa Nôm hiên lưu giữ hơn 100 pho tượng gốm rất độc đáo.
  • Nam Định: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vương cung thánh đường Phú Nhai, một nhà thờ Công giáo Rôma có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, nhưng sau khi được xây dựng lại thì mang kiến trúc Gothic nước Pháp. Khi đứng trên ngọn tháp của nhà thờ Phú Nhai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của huyện Xuân Trường.
  • Ninh Bình: ngồi trên thuyền tận hưởng quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An, nơi có vẻ đẹp hoang sơ tuyệt đẹp của núi non, được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên và di sản thế giới. Khung cảnh của Tràng An được nên từ các dòng sông uốn lượn chảy qua những núi đá vôi, tạo nên vô vàn hang động tự nhiên huyền ảo và kì bí hấp dẫn khách du lịch.
  • Vĩnh Phúc: trầm trồ trước vẻ đẹp của Hồ Xạ Hương, nơi được ví như một nàng tiên đang say giấc nằm ẩn mình giữa đại ngàn. Hồ Xạ Hương là hồ nhân tạo quanh năm có làn nước trong xanh nằm ở giữa thung lũng con Trâu, xung quanh hồ có những triền đồi xanh mướt, bãi đá với sắc trắng, những dải đất màu nâu kết hợp cùng cảnh sắc thiên nhiên trong lành cùng hương thơm đặc trưng của hoa cỏ núi rừng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy mê hoặc, khiến bạn quên lối về.

Một vài điều thú vị về các tỉnh thành thuộc bản đồ miền Bắc

 

Mua bản đồ miền Bắc ở đâu?

Bạn có thể mua bản đồ miền Bắc về các lĩnh vực như: du lịch, đất đai, hành chính, giao thông,… ở nhiều địa điểm trên toàn quốc. Dưới đây là một số địa điểm uy tín mà chúng tôi đã tìm hiểu để bạn có thể tham khảo để mua bản đồ miền Bắc.

  • Các nhà sách lớn như: nhà sách Cá Chép, nhà sách Hải An, nhà sách ARTBOOK, nhà sách Phương Nam, nhà sách Nhã Nam, nhà sách EBOOK,….
  • Các cửa hàng bán bản đồ uy tín như: cửa hàng bán bản đồ Mặt Trời Đỏ, cửa hàng bán bản đồ Trí n, cửa hàng bán bản đồ Map Design, cửa hàng bán bản đồ Minh Trí,….
  • Ngoài ra bạn còn có thể mua bản đồ miền Bắc tại một số tiệm in ấn như: tiệm Photocopy Minh Thư, Thời Đại, Davistar, Trung Sơn,… và các trang thương mại điện tử, website uy tín,….

Mua bản đồ miền Bắc ở đâu?

 

Comments are closed.