Bản đồ miền Tây như một công cụ giúp cung cấp những thông tin chính xác và rõ ràng về ranh giới, vị trí địa lý, khí hậu, giao thông cũng như con người, xã hội… miền Tây cũng như miền Nam. Các thông tin về khu vui chơi giải trí, thông tin quy hoạch của miền Tây và miền Nam cũng sẽ được thể hiện ở trong bản đồ miền Tây.
Nội Dung Bài Viết
Giới thiệu miền Tây
Vị trí miền Tây
Miền Tây hay còn được gọi bằng những cái tên khác như vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ, Lục tỉnh và Cửu Long. Miền Tây có tổng diện tích là 39.194,6 km2 và chiếm 11,8% diện tích của cả nước.
Vị trí địa lý của miền Tây:
- Phía Bắc: tiếp giáp Campuchia.
- Phía Tây Nam: tiếp giáp với vịnh Thái Lan.
- Phía Đông Nam: tiếp giáp biển Đông.
Dân số miền Tây
Theo thống kê từ năm 2021, tổng dân số miền Tây là 17.300.947 người và có nhân khẩu đông nhất Việt Nam. Miền Tây có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 cả nước tăng 6,8% còn miền Tây tăng 7,8%), nhưng thu ở đây lại thấp hơn so với cả nước (thu nhập bình quân cả nước 64 triệu đồng / người / năm còn miền Tây là 54 triệu đồng / người / năm).
Miền Tây là một trong trong những vùng tăng dân số chậm nhất nước, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đã di cư đi nơi khác để làm việc và sinh sống. Tỷ lệ tăng dân số từ năm 2008 đến năm 2011 khoảng 0,3% – 0.5%, trong khi đó vùng lân cận là Đông Nam Bộ tăng 2%. Trong những năm này tỷ lệ tăng dân số cơ học trong vùng là âm.
Cư dân sinh sống ở miền Tây đa số là người Việt. Nhưng tại các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang thì người Khmer sinh sống chủ yếu và ở Kiên Giang, Trà Vinh thì dân cư đa số là người Hoa.
Mật độ dân số miền Tây theo tỉnh
Tỉnh Cần Thơ
- Diện tích: 4.439,2 km2.
- Dân số: 1.244.736 người.
- Mật độ dân số: 865 người / km2.
Tỉnh An Giang
- Diện tích: 3.536,7 km2.
- Dân số: 1.864.651 người.
- Mật độ dân số: 527 người / km2.
Tỉnh Bạc Liêu
- Diện tích: 2.669 km2.
- Dân số: 917.734 người.
- Mật độ dân số: 344 người / km2.
Tỉnh Bến Tre
- Diện tích: 2.394,6 km2.
- Dân số: 1.295.067 người.
- Mật độ dân số: 541 người / km2.
Tỉnh Long An
- Diện tích: 4.490,2 km2.
- Dân số: 1.744.138 người.
- Mật độ dân số: 388 người / km2.
Tỉnh Cà Mau
- Diện tích: 5.294,8 km2.
- Dân số: 1.191.999 người.
- Mật độ dân số: 225 người / km2.
Tỉnh Sóc Trăng
- Diện tích: 3.311,8 km2.
- Dân số: 1.181.835 người.
- Mật độ dân số: 357 người / km2.
Tỉnh Hậu Giang
- Diện tích: 1.621,8 km2.
- Dân số: 728.255 người.
- Mật độ dân số: 449 người / km2.
Tỉnh Trà Vinh
- Diện tích: 2.358,2 km2.
- Dân số: 1.010.404 người.
- Mật độ dân số: 428 người / km2.
Tỉnh Đồng Tháp
- Diện tích: 3.383,8 km2.
- Dân số: 1.586.438 người.
- Mật độ dân số: 469 người / km2.
Tỉnh Vĩnh Long
- Diện tích: 1.475 km2.
- Dân số: 1.022.408 người.
- Mật độ dân số: 693 người / km2.
Tỉnh Kiên Giang
- Diện tích: 6.348,8 km2.
- Dân số: 1.730.117 người.
- Mật độ dân số: 273 người / km2.
Tỉnh Tiền Giang
- Diện tích: 2.510,5 km2.
- Dân số: 1.783.165 người.
- Mật độ dân số: 710 người / km2.
Đơn vị hành chính miền Tây
Miền Tây hiện có 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc bao gồm 12 tỉnh là An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ.
Các tiểu vùng miền Tây
Miền Tây được chia làm 3 tiểu vùng bao gồm:
- Vùng duyên hải phía Đông gồm 4 tỉnh là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh. Nơi đây được bao bởi các nhánh sông như: sông Tiền, sông Hậu, Hàm Luông, Ba Lai và Cổ Chiên.
- Vùng Tứ Giác Long Xuyên gồm 4 tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ và Hậu Giang. Đây là vùng nằm ở đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long, trũng tự nhiên và có vựa lúa lớn nhất nước ta.
- Vùng Đồng Tháp Mười gồm 3 tỉnh là Long An, Đồng Tháp và một phần của Tiền Giang.
- Vùng bán đảo Cà Mau gồm 3 tỉnh là Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Những tỉnh thuộc vùng này đều nằm sát biển và có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Giao thông miền Tây
Hiện nay, các hệ thống giao thông miền Tây đang được đầu tư nâng cấp đáng kể, nhất là ở các tuyến sông chính. Giao thông ở miền Tây ngày càng phát triển giúp cho bà con nơi đây có thể thuận lợi hơn trong việc di chuyển hàng hóa tới các vùng lân cận, gắn kết mọi người ở trên đảo với đất liền, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến vui chơi các khu du lịch, đảo xa.
Một số tuyến đường quan trọng ở bản đồ miền Tây góp phần nâng cao khả năng kết nối khu vực với các cảng sông và biển bao gồm: sân bay quốc tế Cần Thơ, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, quốc lộ 1, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, tuyến đường nam sông Hậu, tuyến Quản Lộ – Phụng hiệp,….
Du lịch miền Tây
Miền Tây là vùng sở hữu khí hậu ôn hòa, dễ chịu quanh năm cùng với hệ thống sông nước phong phú, khiến ở đây trở thành nơi du lịch sông nước được nhiều du khách lựa chọn và đóng vai trò phát triển kinh tế nước nhà.
Một số địa điểm mà bạn có thể trải nghiệm khi đi miền Tây là:
- Các làng hoa nổi tiếng như: Sa Đéc, Cái Mơn, Vị Thanh, làng mai Phước Định….
- Đền chùa độc lạ như: chùa Xiêm Cán, chùa Dơi, chùa Bà, chùa Phật Lớn,….
- Các địa điểm danh lam thắng cảnh, chợ nổi, vườn quốc gia nổi tiếng khác như: chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Năm, cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm, vườn quốc gia Tràm Chim,….
Vị trí miền Tây trên bản đồ miền Nam
Miền Nam là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam, miền này nằm cuối cùng trên bản đồ hình chữ S sau miền Bắc và miền Trung. Địa hình phần lớn của miền Nam là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
Miền Nam là vùng sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo điển hình, ở đây nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ cùng với tổng tích ôn cao. Khi nhắc đến vùng đất phía Nam đa số mọi người sẽ nhớ đến những vựa lúa chín bao la và vựa trái cây với đủ loại hoa quả nhiệt đới như chôm chôm, nhãn, mít, sầu riêng, cam, quýt, bưởi, măng cụt, vú sữa,…. Mỗi địa phương ở miền Nam đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú.
Với ưu thế về sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đất ruộng trũng, thấp ngập nước mênh mông thì đây là nơi được rất nhiều động vật sinh sống và phát triển như ba ba, tôm, cua, cá, còng, rắn, rết, cá sấu, rùa,… và các loại chim chóc nữa. Ở miền Nam tập trung rất nhiều món ăn ngon và nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Miền Nam hiện có 19 đơn vị hành chính cấp tỉnh kéo dài từ Bình Phước đến Cà Mau. Các tiểu vùng trên bản đồ miền Nam bao gồm:
- Vùng Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu và 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vùng Tây Nam Bộ (miền Tây) gồm 12 tỉnh là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và 1 Thành phố Cần Thơ.
Vị trí địa lý miền Tây trên bản đồ Việt Nam
Trên bản đồ Việt Nam, miền Tây là vùng đất màu mỡ nhất và nằm ở cực nam của nước ta. Ở đây hiện nay đã có rất nhiều khu nghỉ dưỡng và du lịch sông nước nổi tiếng.
So với miền Trung và miền Bắc thì miền Tây được mẹ thiên nhiên ưu ái hơn, khí hậu nơi đây không quá nóng cũng không quá lạnh, đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa giúp cho cây trái tốt tươi và mùa màng thuận lợi. Bản tính người miền Tây được rất nhiều nơi yêu quý bởi cách sống tình cảm, cởi mở, dịu dàng, phóng khoáng và đặc biệt chưa tiếc cái ăn với ai bao giờ.
Miền Tây trên bản đồ thế giới
Không chỉ được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu cải lương, mà miền Tây còn là vùng du lịch sông nước nổi tiếng của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Theo báo cáo của sở du lịch Kiên Giang năm 2022, Phú Quốc đã đón hơn 4.7 triệu lượt du khách đến đây du lịch và nghỉ dưỡng. Nơi đây có đầy đủ tổ hợp nghỉ dưỡng để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng như: chợ đêm, khách sạn cao cấp Vinpearl, vườn thú Safari, công viên VinWonders và thành phố không ngủ Grand World,….
Bản đồ quy hoạch tổng thể miền Tây (quy hoạch ngắn hạn và dài hạn)
Bản đồ giao thông miền Tây trực tuyến
Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Tây trực tuyến
Các công nghệ hiện tại ngày càng phát triển nên người có thể dễ dàng tra cứu thông tin quy hoạch trên bản đồ miền Tây bằng nhiều cách khác nhau.
Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Tây bằng ứng dụng
Để kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Tây online bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng bản đồ quy hoạch của tỉnh thuộc miền Tây mà bạn cần tra cứu về máy. Ví dụ: “Bản đồ quy hoạch Tiền Giang”.
- Bước 2: Sau đó nhấn vào phần “xem bản đồ” hoặc “xem đơn vị” để có thể tra cứu.
- Bước 3: Chọn loại đất mà bạn muốn tra cứu quy hoạch.
Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Tây bằng định vị GPS
Ngoài cách tra cứu ở trên ra, bạn cũng có thể kiểm tra bản đồ quy hoạch miền Tây một cách dễ dàng bằng định vị GPS theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần định vị được khu vực hoặc vị trí mà bạn cần tra cứu quy hoạch.
- Bước 2: Nhấn vào vị trí mà bạn muốn tra cứu trên giao diện để nhận các thông tin quy hoạch mà bạn cần.
Bản đồ hành chính miền Tây năm 2023
Bản đồ hành chính chi tiết 13 tỉnh miền Tây
Bản đồ miền Tây: tỉnh Cần Thơ
Tỉnh Cần Thơ hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 5 quận là Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn và 4 huyện là Thới Lai, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
Bản đồ miền Tây: tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 2 thành phố là Long Xuyên, Châu Đốc, 2 thị xã là Tân Châu, Tịnh Biên và 7 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu hiện có 7 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm Thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và 5 huyện là Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm Thành phố Bến Tre và 8 huyện là Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Long An
Tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm Thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và 13 huyện là Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Đức Hòa, Tân Thạnh, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Cà Mau và 8 huyện là Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Sóc Trăng, 2 thị xã là Ngã Năm, Vĩnh Châu và 8 huyện là Cù Lao Dung, Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 2 thành phố là Vị Thanh, Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện là Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 7 huyện là Duyên Hải, Càng Long, Cầu Ngang, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 3 thành phố là Cao Lãnh, Hồng Ngự, Sa Đéc và 9 huyện là Châu Thành, Lai Vung, Hồng Ngự, Lấp Vò, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện là Bình Tân, Long Hồ, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 3 thành phố là Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và 12 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Kiên Hải, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm Thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã là Cai Lậy, Gò Công và 8 huyện là Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Tân Phước.
Bản đồ du lịch miền Tây
Bản đồ các tỉnh tại miền Tây
Bản đồ miền Tây: tỉnh Cần Thơ
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh An Giang.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Bản đồ miền Tây: tỉnh An Giang
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo (nước Campuchia).
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Cần Thơ.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Bạc Liêu
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông Nam: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Tây Nam: tiếp giáp tỉnh Cà Mau.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Bến Tre
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Tiền Giang.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Long An
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Svay Rieng (nước Campuchia).
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Tiền Giang.
- Phía Đông: tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng (nước Campuchia).
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng (nước Campuchia).
Bản đồ miền Tây: tỉnh Cà Mau
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam: tiếp giáp vịnh Thái Lan.
- Phía Đông: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Tây: tiếp giáp vịnh Thái Lan.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Sóc Trăng
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Đông Nam: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây Nam: tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Hậu Giang
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Trà Vinh
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Bến Tre.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông: tiếp giáp biển Đông.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Đồng Tháp
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Prey Veng (nước Campuchia) và tỉnh Long An.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh An Giang.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Vĩnh Long
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Bến Tre.
- Phía Đông Nam: tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Cần Thơ.
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Tây Nam: tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Kiên Giang
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Kampot (nước Campuchia).
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Cà Mau.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Thành phố Cần Thơ.
- Phía Tây: tiếp giáp vịnh Thái Lan.
Bản đồ miền Tây: tỉnh Tiền Giang
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh Long An.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
- Phía Đông: tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và biển Đông.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp.
Ứng dụng bản đồ miền Tây
Ứng dụng bản đồ miền Tây trong học tập
Bản đồ miền Tây được xem như một loại công cụ giúp cho giáo viên bộ môn, sinh viên và học sinh có thêm các thông tin về vùng này. Thông qua bản đồ miền Tây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, khí hậu, giao thông, văn hóa, du lịch, con người và xã hội nơi đây.
Ứng dụng bản đồ miền Tây trong đời sống
Bản đồ miền Tây được sử dụng rộng rãi trong đời sống, bạn có thể dùng loại dụng cụ này để phục vụ mình với các mục đích sau:
- Tìm kiếm thông tin về các tỉnh, thành phố nằm trong bản đồ miền Tây.
- Xác định được các địa điểm nghỉ dưỡng, khu du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhà hàng, khách sạn,… khi bạn muốn trải nghiệm nơi đây.
- Bản đồ miền Tây sẽ cho bạn những thông tin về đất đai, giao thông và khí hậu để đưa ra kế hoạch, dự định trước khi đi đầu tư vào các dự án ở đây.
Ứng dụng miền Tây trong quân sự
Miền Tây là vùng đất đang nắm giữ những lợi thế về vị trí địa lý và vùng biển nhiều tài nguyên, nên nơi đây đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Chính vì những tiềm năng mà miền Tây đang sở hữu mà nơi đây đã trở thành miếng mồi bổ béo, nằm trong tầm ngắm của các đối tượng thù địch và chúng đang trực chờ cơ hội để có thể chiếm đoạt bất cứ lúc nào.
Nhờ có bản đồ miền Tây mà quân đội nước ta có thể đưa ra được các chiếc lược, kế hoạch phòng chống và tác chiến tốt nhất góp phần trong việc giữ nước. Trong bản đồ miền Tây quân sự có đầy đủ các thông tin mật chỉ có các nhà chỉ huy và quản lý quân sự mới được cung cấp.
Mua bản đồ miền Nam ở đâu?
Bản đồ miền Nam dễ dàng tìm mua tại các địa điểm mà chúng tôi cung cấp sau:
- Chuỗi các nhà sách lớn hiện nay: nhà sách Cá Chép, nhà sách Phương Nam, nhà sách Sao Mai, nhà sách Tiền Phong, nhà sách Nguyễn Văn Cừ, nhà sách ADC Book, nhà sách Nhân Văn, nhà sách Alpha Books, nhà sách Kinh Tế, nhà sách Fahasa, nhà sách Hải An, nhà sách Hồng n, nhà sách Toàn, nhà sách Ngô Quyền, hiệu sách Minh Dũng,…
- Tiệm in: Minh Thư, Thời Đại, Minh Dũng, Davistar, Hoàng Quân, Trắc Lan, Khởi Minh,…
- Cửa hàng bản đồ: cửa hàng bản đồ Trí Ân, cửa hàng bản đồ Minh Trí, cửa hàng bản đồ Map Design, cửa hàng bản đồ Mặt Trời Đỏ,…
- Các cửa hàng tạp hóa lớn hoặc mua trực tuyến qua các trang web uy tín.
Một vài điều thú vị về các tỉnh thành thuộc bản đồ miền Tây
Miền Trung là nơi chứa đựng rất nhiều những văn hóa dân tộc, món ăn đậm chất dân dã cùng với nhiều khu du lịch sông nước hấp dẫn, sau đây là một số điều thú vị về các tỉnh thuộc bản đồ miền Tây:
- An Giang: hưởng thụ ngồi trên ghe thuyền ở rừng tràm Trà Sư trải nghiệm cảm giác được lênh đênh trên mặt nước, gió thổi vi vu và đắm chìm trong những điệu hò mượt mà của những cô gái chèo thuyền.
- Cần Thơ: thức dậy vào sáng tinh mơ để cùng đi chợ nổi Cái Răng, đây là mô hình chợ nằm giữa vùng sông nước bao la quy tụ hàng trăm chiếc ghe thuyền của các tiểu thương, bày bán nhiều loại nông sản như trái cây, gạo và đồ ăn.
- Tiền Giang: tham quan công trình phật giáo tại chùa Vĩnh Tràng với kiến trúc giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây như: Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm cùng hội tụ. Ở đây bạn sẽ cảm nhận rõ được sự linh thiêng khi đứng giữa ba bức tượng phật khổng lồ như: Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật Di Đà và chiêm ngắm 60 tượng phật gỗ dát vàng từ thế kỷ 20, 3 tượng Phật đồng cổ được trạm trổ công phu.
- Đồng Tháp: tạm xa những xô bồ của thành thị để hòa mình vào thiên nhiên tại vườn Quốc gia Tràm Chim. Tại nơi đây bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: đi xuồng theo những dòng kênh xanh với không khí trong lành để ngắm vô số loài chim cùng cảnh sắc thiên nhiên hoang dã của hoa sen, hoa súng, hoa nhĩ cán, hoa hoàng đầu ấn,… được mọi người ví đẹp như tiên cảnh.
- Trà Vinh: check in sống ảo tại Ao Bà Om, một Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng và hưởng thụ một không gian thoáng đãng, dịu mát, không khí trong lành cùng với 500 cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
- Bạc Liêu: chụp những tấm ảnh tại cánh đồng quạt gió có quy mô lớn nhất Việt Nam được ví là đẹp như trời Tây. Đến đây bạn sẽ cảm nhận rõ rệt về sự nhỏ bé của con người trước những chiếc chong chóng khổng lồ điện gió màu trắng tuyệt đẹp.
- Kiên Giang: trải nghiệm Đảo Hải Tặc, nơi từng có cướp biển tồn tại từ những năm đầu thế kỷ XX. Nơi đây sẽ mang lại cho bạn nhiều điều thú vị với các hoạt động đặc sắc như: tắm biển, ngắm san hô, nướng BBQ, câu cá,….
- Cà Mau: trải nghiệm mũi Cà Mau, một địa điểm đánh dấu cột mốc điểm cực Nam của nước ta. Bạn sẽ được thưởng thức, nhâm nhi những con cua to bự cùng các loại hải sản tươi sống và chiêm ngưỡng cánh rừng ngập mặn thiên nhiên bao la bát ngát xung quanh.
- Sóc Trăng: thưởng thức trái cây tươi ngọt tại Cồn Mỹ Phước, bạn có thể tụ tập vui chơi và hái các loại quả như sầu riêng, cam, quýt, hồng xiêm, xoài, nhãn,… giúp bạn có một trải nghiệm đáng nhớ.
- Long An: chìm ngắm vào cảm giác bình yên với cảnh sông nước hữu tình như: rừng tràm cổ thụ, đầm sen, hồ súng cùng hàng trăm loài chim cá và các động vật lưỡng cư tại làng nổi Tân Lập. Bên cạnh đó, khi đến đây bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc sản đậm chất miền Tây như: lẩu gà lá giang, cá linh chiên giòn, lẩu chua cá lóc, lươn xào nghệ và cá rô kho tộ.
- Vĩnh Long: tham quan khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long, nơi có những ngôi nhà cổ từ lâu đời được bao bọc bởi những vườn cây ăn trái miền Nam.
- Hậu Giang: chiêm ngưỡng công viên Ánh Sáng Kỳ Quan Cổ Đại. Nơi đây đã tái hiện lại 7 kỳ quan thiên nhiên cổ đại như kim tự tháp Giza, tượng thần Zeus, vườn treo Babylon,… cùng với hệ thống ánh sáng vô cùng rực rỡ, đẹp mắt vào buổi tối.
- Bến Tre: tham gia các hoạt động như: chèo thuyền, tắm sông, đi xe ngựa, câu cá, be mương bắt cá tại Cồn Phụng. Ngoài ra, bạn có thể tham quan những vườn trái cây và khu di tích Đạo Dừa rộng khoảng 1.500m2 sẽ đem lại cho bạn một trải nghiệm không bao giờ quên khi được hòa mình vào cuộc sống hoang dã của miền đất Tứ Linh.