Bản đồ Việt Nam là gì?

Bản đồ Việt Nam và bản đồ 7 vùng/miền chi tiết

Bản đồ Việt Nam cung cấp thông tin khái quát về diện tích, ranh giới, địa hình, mạng lưới giao thông, thông tin quy hoạch,… của các tỉnh thành tại Việt Nam. Bản đồ Việt Nam được chia thành 3 miền, hoặc 7 vùng với 63 tỉnh thành trải dài từ Bắc xuống Nam.

 

Nội Dung Bài Viết

Giới thiệu khái quát về bản đồ Việt Nam

Vị trí địa lý Việt Nam

Quốc gia Việt Nam có tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có Hà Nội là thủ đô. Việt Nam có vị trí nằm về phía Đông của vùng bán đảo Đông Dương, thuộc địa phận Đông Nam Á và có biên giới giáp trực tiếp với nước Lào, nước Trung Quốc, nước Campuchia, cùng với vịnh Thái Lan, Biển Đông.

Việt Nam có 331,212 km² tổng diện tích lãnh thổ đất tự nhiên, 3.260 km đường bờ biển, 4.639 km đường biên giới đất liền và hơn 2.800 bãi đá, hòn đảo (trong đó có quần đảo Trường Sa cùng quần đảo Hoàng Sa).

Đồng thời, đất nước này còn có chung đường biên giới biển với Trung Quốc, Indonesia, Brunei, Philippines, Malaysia qua Biển Đông và với Thái Lan thông qua vịnh Thái Lan. Lãnh thổ của đất nước trải dài từ 10°48′ độ vĩ bắc đến 106°39′ độ kinh đông.

Tại Việt Nam, địa hình đổi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ (chiếm ¾), phân bổ chủ yếu ở hướng Tây và miền Trung. ¼ diện tích lãnh thổ còn lại là đồng bằng, đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Cửu Long cùng đồng bằng sông Hồng) cùng với những vùng đồng bằng ven biển.

Việt Nam xây dựng mối quan hệ ngoại giao cùng với 188 quốc gia trên toàn thế giới và cũng là một trong số những đất nước thành viên của ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO,

Vị trí tiếp giáp lãnh thổ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với Trung Quốc
  • Phía Nam và phía Đông: giáp liền với Biển Đông
  • Phía Tây Nam: giáp liền với vịnh Thái Lan
  • Phía Tây: giáp liền với Lào cùng Campuchia

Bản đồ Việt Nam, vị trí địa lý

 

Dân số Việt Nam và mật độ dân số

Theo số liệu thống kê mới nhất từ tổ chức Liên Hợp Quốc vào ngày 16 tháng 3 năm 2023, hiện tại đất nước Việt Nam hiện có 99.327.643 người đang sinh sống. Trong đó, theo báo cáo thống kê vào năm 2020, toàn bộ nước Việt Nam có hơn 36.727.248 người dân sinh sống tại thành thị (chiếm 37,70% tổng dân số) và có 60.611.331 cư dân sinh sống tại nông thôn (chiếm 63,30%).

Nếu phân chia theo giới tính, hiện toàn quốc có 47.881.061 nam giới (49,8%) và 48.327.923 nữ giới (chiếm 50,2%). Do đó, Việt Nam là quốc gia đông dân xếp thứ 15 trên toàn thế giới.

Việt Nam hiện có tổng cộng 54 dân tộc cùng nhau sinh sống và chiếm đa số là người Kinh (86%), người Tày, người Mường, người Thái, người Chăm,… Những dân tộc thiểu số có xu hướng tập trung sinh sống tại các vùng đồi núi và vùng cao nguyên.

Hiện tại, mật độ dân số của Việt Nam là 300 người/km², phân bố chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 22.500.000 người), vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (khoảng 20.100.000 người). Vùng Đông Nam Bộ cùng vùng đồng bằng sông Cửu Long có dân cư phân bố thấp hơn, với khoảng 17.200.000 người. Đặc biệt, lượng dân cư tại vùng Tây Nguyên là thấp nhất cả nước, với khoảng 5.800.000 người.

 

Đơn vị hành chính Việt Nam

Đơn vị hành chính Việt Nam theo phân cấp hành chính

Đơn vị hành chính Việt Nam hiện tại được phân chia thành 3 cấp: đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương (63 đơn vị), đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (705 đơn vị), đơn vị hành chính cấp xã và tương đương (10.598 đơn vị).

Đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm:

5 thành phố trực thuộc trung ương: thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng cùng với Cần Thơthành phố Hồ Chí Minh.

58 tỉnh thành: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Quảng Nam, Cao Bằng, Quảng Bình, Đắk Lắk, Phú Yên, Đắk Nông, Phú Thọ, Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Ninh Bình, Đồng Tháp, Nghệ An, Khánh Hòa, Gia Lai, Nam Định, Hà Giang, Long An, Hà Nam, Lâm Đồng.

Còn có các tỉnh: Hà Tĩnh, Lào Cai, Hải Dương, Lạng Sơn, Lai Châu, Hậu Giang, Kon Tum, Hòa Bình, Kiên Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, Thái Nguyên, Trà Vinh, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Yên Bái.

Đơn vị hành chính cấp huyện gồm có: 524 huyện, 52 thị xã, 46 quận, 82 thành phố thuộc tỉnh cùng với 1 thành phố trực thuộc trung ương.

Đơn vị hành chính cấp xã gồm có: 8.207 xã, 620 thị trấn, 1.711 phường.

 

Đơn vị hành chính Việt Nam theo phân cấp vùng

Việt Nam có 8 đơn vị hành chính theo vùng gồm: Khu vực Tây Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc Bộ, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bản đồ Việt Nam, đơn vị hành chính

 

Giao thông Việt Nam

Hệ thống giao thông tại Việt Nam khá đa dạng, từ đường bộ, đường hàng không, đường sắt đến đường thủy. Trong đó, hệ thống giao thông đường hàng không, đường sắt, đường bộ phân bố theo hướng Bắc và hướng Nam.

Mặt khác, hệ thống giao thông đường thủy nội địa được phân bố theo hướng Đông Tây vì hầu như tất cả sông ngòi của Việt Nam đều đổ ra biển theo hướng Tây.

Cụ thể như sau:

  • Hệ thống đường sắt: Việt Nam có hơn 17 tuyến đường sắt, với tổng chiều dài khoảng 2.600 km. Trong đó, tuyến đường sắt Bắc Nam hay còn gọi là tuyến đường sắt Thống Nhất, nối liền giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1726 km là tuyến đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, Việt Nam còn có các tuyến đường sắt xuất phát từ Hà Nội (Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,…) cùng nhiều tuyến khác (Thái Nguyên – Quảng Ninh, Sài Gòn – Lộc Ninh, đường sắt đô thị Hà Nội, đường sắt đô thị Hồ Chí Minh,…).
  • Hệ thống đường bộ: Việt Nam có hơn 14.790,46 km đường quốc lộ nối liền các tỉnh và các con đường nối liền đến các cửa khẩu với Lào, Trung Quốc và Campuchia. Một số tuyến đường quốc lộ quan trọng là: quốc lộ 1 (2.260 km), quốc lộ 14 (1.005 km), quốc lộ 2, quốc lộ 4, quốc lộ 13, quốc lộ 21 B, quốc lộ 27, quốc lộ 32,… Đồng thời, Việt Nam cón có hơn 27.700 km đường tỉnh lộ, có hơn 2.000 km tuyến đường cao tốc, cùng rất nhiều cầu lớn bắc ngang qua các con sông.
  • Hệ thống đường hàng không: Việt Nam hiện có 22 sân bay các lại, trong đó có 11 sân bay quốc tế đang hoạt động. Trong đó, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cùng với sân bay quốc tế Đà Nẵng là những sân bay tiếp đón nhiều hành khách nhất trên toàn quốc. Các đường bay hàng không của Việt Nam hiện tại có kết nối với nhiều đường bay khác trên quốc tế như: châu Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Dubai, Qatar,…) châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Nga,…) châu Phi (Kenya), châu Mỹ (Mỹ).
  • Hệ thống đường thủy: là một quốc gia có hệ thống sông ngòi chằng chịt (khoảng 42.000 km) cùng đường bờ biển rộng lớn (khoảng 3.260 km), Việt Nam có rất nhiều tuyến đường thủy nội địa, hơn 166 cảng sông (cảng hàng hóa và cảng hành khách), 34 cảng biển lớn nhỏ. Cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, cảng Sài Gòn,… là một trong những cảng biển lớn và quan trọng tại Việt Nam. Hệ thống đường thủy luân chuyển 30% tổng lượng hàng hóa trên cả nước và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.

 

Du lịch Việt Nam

Nhờ có tiềm năng phong phú và đa dạng về du lịch, ngành du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và được nhà nước chú trọng phát triển. Từ năm 2015 đến năm 2019, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Các du khách ghé đến Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia lân cận: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,…

Vào năm 2019, World Travel Awards đã trao tặng cho Việt Nam danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”, “​​Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019” và là một trong số các “Điểm đến hàng đầu châu Á”.

Tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam được thể hiện thông qua một số thế mạnh sau:

  • Các di tích, điểm văn hóa lịch sử: hiện tại Việt Nam có tổng 41.000 di tích, trong số đó, có hơn 4.000 di tích cấp quốc gia cùng với hơn 9.000 di tích cấp tỉnh. Khu vực tập trung nhiều di tích nhất cả nước là vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm hơn 56% tổng số di tích tại Việt Nam). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có hơn 234 bảo tàng các cấp, nổi tiếng nhất trong đó là Bảo tàng cách mạng Việt Nam cùng Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
  • Hệ thống vườn quốc gia: hiện tại Việt nam có đến hơn 33 vườn quốc gia (điển hình như: Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Bà, Phong Nha – Kẻ Bàng, U Minh Hạ, Núi Chúa, Côn Đảo, Tràm Chim,…), hơn 400 suối nước nóng, hơn 1000 hang động (vịnh Hạ Long, Tam Cốc, Tràng An, Pác Bó, Phong Nha – Kẻ Bàng,…) cùng hơn 125 bãi biển đẹp (bãi biển Hạ Long, bãi biển Nha Trang, bãi biển Sầm Sơn,…) và nhiều hồ nổi tiếng.
  • Các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận: Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Tràng An,…
  • Ngoài ra, Việt Nam còn có thế mạnh về văn hóa phi vật thể, các lễ hội đặc sắc cùng nền ẩm thực truyền thống phong phú.

 

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ mô tả rõ ràng sự thay đổi về lãnh thổ cư ngụ, sinh sống của người dân Việt Nam qua các triều đại trong suốt chiều dài lịch sử. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các bản đồ Việt Nam dưới đây:

Bản đồ Việt Nam thời kỳ dựng nước
Bản đồ Việt Nam thời kỳ dựng nước
Bản đồ Việt Nam năm 1945
Bản đồ Việt Nam năm 1945
Bản đồ Việt Nam vào khoảng thế kỷ 17
Bản đồ Việt Nam vào khoảng thế kỷ 17

 

Việt Nam trên bản đồ châu Á

Trên bản đồ châu Á, Việt Nam nằm ở phần rìa về phía Đông của bán đảo Đông Dương, thuộc vị trí gần trung tâm của vùng Đông Nam Á.

Bản đồ Việt Nam, Việt Nam trên bản đồ châu Á

 

Việt Nam trên bản đồ thế giới

Thông qua bản đồ thế giới, có thể thấy Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực châu Á về phía Đông Nam. Quốc gia này là một đất nước thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm vùng đất liền, vùng hải đảo cùng vùng biển. Việt Nam có diện tích lãnh thổ hình chứ S, hẹp về bề ngang và trải dài từ Bắc xuống Nam. Cực Bắc và cực Nam của Việt Nam cách nhau 1.650 km (theo đường chim bay).

Đồng thời, Việt Nam chủ trương xây dựng mối quan hệ ngoại giao với hơn 178 quốc gia và thiết lập mối quan hệ đầu tư, kinh tế cùng với khoảng 224 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là quốc gia có nên kinh tế tăng tưởng khá ổn định và thuộc những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Bản đồ Việt Nam, Việt Nam trên bản đồ thế giới

 

Việt Nam trên bản đồ đá quý thế giới

Trên bản đồ đá quý thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia cung cấp nhiều loại đá quý chất lượng và có giá trị cao. Cụ thể:

  • Tại tỉnh Yên Bái, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Topaz, đá Orthoclase xanh lục, đá Tourmaline, đá Garnet, đá Spinel, đá Ruby, đá Sapphire.
  • Tại tỉnh Phú Thọ, có thể tìm thấy các loại đá quý như: các loại đá thạch anh, đá Topaz, đá Aquamarine, đá Garnet.
  • Tại tỉnh Thanh Hóa, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Aquamarine, các loại đá thạch anh, đá Garnet và đá Topaz.
  • Tại tỉnh Nghệ An, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Ruby, đá Spinel, đá Sapphire, đá thạch anh, đá Aquamarine, đá Garnet.
  • Tại tỉnh Quảng Nam, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Sapphire và đá Ruby.
  • Tại thành phố Đà Nẵng, có thể tìm thấy các loại đá quý như: thạch anh hồng (Rose Quartz).
  • Tại tỉnh Kon Tum, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Garnet cùng đá Zircon.
  • Tại tỉnh Gia Lai, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Peridot, thạch anh tím (Amethyst), đá Zircon.
  • Tại tỉnh Đắk Lắk, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Sapphire, đá Zircon, đá Peridot.
  • Tại tỉnh Đắk Nông, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Sapphire cùng đá Zircon.
  • Tại tỉnh Khánh Hòa, có thể tìm thấy các loại đá quý như: thạch anh vàng (Cittrine).
  • Tại tỉnh Lâm Đồng, có thể tìm thấy các loại đá quý như: thạch anh khói (Smoky Quartz), đá Zircon, đá Peridot, đá Topaz, đá Sapphire.
  • Tại tỉnh Bình Thuận, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Sapphire cùng đá Zircon.
  • Tại tỉnh Đồng Nai, có thể tìm thấy các loại đá quý như: đá Sapphire.

Bản đồ Việt Nam, Việt Nam trên bản đồ đá quý thế giới

 

Bản đồ hành chính Việt Nam 2023

Bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam

 

Bản đồ quy hoạch Việt Nam (ngắn hạn và dài hạn)

Bản đồ quy hoạch Việt Nam

Bản đồ Việt Nam, bản đồ quy hoạch

 

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch Việt Nam trực tuyến

Bản đồ quy hoạch Việt Nam giúp bạn biết được thửa đất mình đang tìm kiếm có thuộc vào vùng quy hoạch không, có các dịch vụ công cộng nào xung quanh, quy hoạch mạng lưới giao thông xung quanh thửa đất như thế nào,…

Để tra cứu bản đồ quy hoạch Việt Nam, bạn có thể truy cập vào các ứng dụng: Guland, Thongtin.lang, Onland, Remap.vn,… bằng thiết bị thông mình để tra cứu thông tin quy hoạch của mảnh đất mình đang tìm hiểu.

Bản đồ Việt Nam, cách xem bản đồ Việt Nam trực tuyến

 

Bản đồ hành chính chi tiết các vùng miền Việt Nam

Bản đồ Việt Nam: miền Bắc

Lãnh thổ miền Bắc Việt Nam được tính từ địa phận tỉnh Hà Giang đến tỉnh Ninh Bình, gồm có 25 tỉnh thành và thủ đô của Việt Nam cũng thuộc khu vực này. Miền Bắc chính là trung tâm về văn hóa, chính trị, kinh tế của đất nước.

Vị trí tiếp giáp của miền Bắc trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền trực tiếp với lãnh thổ Trung Quốc
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với miền Trung
  • Phía Tây: giáp với đất nước Lào
  • Phía Đông: giáp với vùng Biển Đông

Bản đồ Việt Nam, bản đồ miền Bắc

 

Dựa theo đặc điểm phát triển về khía cạnh xã hội, cũng như kinh tế của từng tỉnh, vùng miền này được chia thành 3 tiểu vùng như sau:

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Tây Bắc Bộ

Vùng Tây Bắc Bộ tính đến hiện tại có tất cả 6 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên.

Vị trí tiếp giáp của vùng Tây Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với lãnh thổ của đất nước Trung Quốc
  • Phía Nam: giáp liền trực tiếp với khu vực miền Trung cùng với nước Lào
  • Phía Tây: giáp với đất nước Lào
  • Phía Đông: giáp với vùng Đông Bắc Bộ

Bản đồ Việt Nam, vùng Tây Bắc Bộ

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Đông Bắc Bộ

Vùng Đông Bắc Bộ tính đến hiện tại có tất cả 9 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Cao bằng, tỉnh Hà Giang, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Lạng Sơn.

Vị trí tiếp giáp của vùng Đông Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với đất nước Trung Quốc
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với Tây Bắc Bộ cùng Đồng bằng sông Hồng
  • Phía Tây: giáp với đất nước Lào
  • Phía Đông: giáp với vùng Biển Đông cùng đất nước Trung Quốc

Bản đồ Việt Nam, vùng Đông Bắc Bộ

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Đồng bằng Sông Hồng

Vùng Đông bằng sông Hồng tính đến hiện tại có tất cả 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Nam, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, tỉnh Hà Nội, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hải Dương, tỉnh Nam Định, tỉnh Hải Phòng.

Vị trí tiếp giáp của vùng đồng bằng sông Hồng trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với vùng Đông Bắc Bộ
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với miền Trung cùng Biển Đông
  • Phía Tây: giáp trực tiếp với vùng Tây Bắc Bộ
  • Phía Đông: giáp liền trực tiếp với vùng Biển Đông

Bản đồ Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng

 

Bản đồ Việt Nam: miền Trung

Miền Trung có lãnh thổ đất liền nằm ở trung tâm đất nước, với 19 tỉnh thành, có bề ngang hẹp nhất cả nước và được bao bởi bờ biển về phía Đông và các dãy núi cao về phía Tây. Đây là khu vực hứng chịu nhiều thiệt hại do tiên tai hằng năm, nên có nền kinh tế phát triển chậm hơn 2 miền còn lại.

Vị trí tiếp giáp của khu vực miền Trung trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với vùng Tây Bắc Bộ cùng với vùng đồng bằng sông Hồng
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với vùng Nam Trung Bộ
  • Phía Tây: giáp với đất nước Lào cùng với nước Campuchia
  • Phía Đông: giáp với vùng Biển Đông

Bản đồ Việt Nam, bản đồ miền Trung

 

Miền Trung phân chia thành 3 tiểu vùng như sau:

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên tính đến hiện tại có tất cả 05 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.

Vị trí tiếp giáp của vùng Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc và phía Đông: giáp liền với vùng Nam Trung Bộ
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với miền Nam
  • Phía Tây: giáp với đất nước Lào cùng với nước Campuchia

Bản đồ Việt Nam, vùng Tây Nguyên

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Nam Trung Bộ

Vùng Nam Trung Bộ tính đến hiện tại có tất cả 08 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Định, Đà Nẵng và Phú Yên.

Vị trí tiếp giáp của vùng Nam Trung Bộ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc, phía Nam và phía Đông: giáp liền với vùng Tây Nguyên
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với miền Nam

Bản đồ Việt Nam, vùng Nam Trung Bộ

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Bắc Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ tính đến hiện tại có tất cả 06 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

Vị trí tiếp giáp của vùng Bắc Trung Bộ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với miền Bắc
  • Phía Nam: giáp liền với Nam trung Bộ
  • Phía Tây: giáp liền với đất nước Lào
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với vùng Biển Đông

Bản đồ Việt Nam, vùng Bắc Trung Bộ

 

Bản đồ Việt Nam: miền Nam

Miền Nam có vị trí lãnh thổ nằm ở tận cùng đất nước Việt Nam theo hướng Nam, gồm 19 tỉnh thành. Vùng miền này hệ thống sông ngòi dày đặc, có địa hình khá bằng phẳng,… nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mặt xã hội, cũng như kinh tế. Miền Nam chính là nơi có nền kinh tế năng động trên toàn quốc, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai.

Vị trí tiếp giáp của miền Nam trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với miền Trung
  • Phía Nam và phía Đông: giáp trực tiếp với vùng Biển Đông
  • Phía Tây: giáp với lãnh thổ của đất nước Campuchia

Bản đồ Việt Nam, miền Nam

Miền Nam phân chia thành 2 tiểu vùng như sau:

 

Bản đồ Việt Nam: vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ tính đến hiện tại có tất cả 06 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với Thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí tiếp giáp của vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với đất nước Campuchia
  • Phía Nam: giáp liền với vùng Biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với vùng Tây Nguyên cùng với vùng Nam Trung Bộ
  • Phía Nam: giáp trực tiếp với vùng Đồng sằng sông Cửu Long

Bản đồ Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ

 

Bản đồ Việt Nam: vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long tính đến hiện tại có tất cả 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh: Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Vị trí tiếp giáp của vùng đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ Việt Nam:

  • Phía Bắc: giáp liền với lãnh thổ của đất nước Campuchia
  • Phía Tây Nam: giáp liền với vịnh Thái Lan
  • Phía Đông Nam: giáp liền với Biển Đông
  • Phía Đông: giáp liền với vùng Đông Nam Bộ

Bản đồ Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

Một số hình ảnh bản đồ Việt Nam thú vị

Bản đồ Việt Nam về khí hậu

Bản đồ Việt Nam, bản đồ khí hậu

 

Bản đồ Việt Nam về vùng kinh tế trọng điểm

Bản đồ Việt Nam, bản đồ vùng kinh tế trọng điểm

 

Bản đồ Việt Nam về địa hình

Bản đồ Việt Nam, bản đồ về địa hình

 

Bản đồ Việt Nam về sông ngòi

Bản đồ Việt Nam, bản đồ sông ngòi

 

Bản đồ Việt Nam về du lịch

Các du khách có thể ghé thăm:

  • Phú Quốc vào khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 4
  • Cần Thơ vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7
  • Côn Đảo vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7
  • Vũng Tàu vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5
  • Sài Gòn vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4
  • Đà Lạt vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12
  • Nha Trang vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8
  • Quy Nhơn vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8
  • Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8
  • Huế vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 5 đến tháng 7
  • Quảng Bình vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9
  • Thanh Hóa vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8
  • Hà Nội vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 và từ tháng 2 đến tháng 4
  • Hạ Long vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7
  • Mộc Châu vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4
  • Sapa vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4

Bản đồ Việt Nam, bản đồ du lịch

 

Bản đồ Việt Nam về giao thông

Bản đồ Việt Nam, bản đồ giao thông

 

Bản đồ tra cứu khoảng cách chiều dài giao thông đường bộ giữa các tỉnh thành phố Việt Nam

Bản đồ Việt Nam, bản đồ tra cứu khoảng cách đường bộ giữa các tỉnh

 

Bản đồ biển Việt Nam

Bản đồ Việt Nam, bản đồ biển

 

Ứng dụng của bản đồ Việt Nam

Bản đồ Việt Nam được ứng dụng rất nhiều trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong quân sự. Phổ biến là:

  • Bản đồ Việt Nam dùng để xác định lãnh thổ, diện tích, ranh giới, vị trí địa lý, hành chính của 63 tỉnh thành trong cả nước.
  • Bản đồ Việt Nam dùng để so sánh diện tích lãnh thổ của từng tỉnh, thành phố.
  • Bản đồ Việt Nam dùng để nghiên cứu thêm thông tin về địa hình, giao thông, tài nguyên, khí hậu, khoáng sản của từng khu vực và biết được vị trí phân bố của các loại đá quý phổ biến tại Việt Nam.
  • Bản đồ Việt Nam dùng để nghiên cứu, xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông nhằm liên kết các tỉnh, khu vực với nhau.
  • Dùng để khám phá và tìm hiểu về các địa điểm du lịch, vui chơi trong cả nước.
  • Dùng để xác định ranh giới lãnh thổ của Việt Nam với các nước tiếp giáp.
  • Dùng để do khoảng cách giữa các dịch vụ tiện ích với nhau.

 

Mua bản đồ Việt Nam ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua hơn 50 loại bản đồ Việt Nam về những lĩnh vực như: bản đồ đồ từng tỉnh thành chi tiết, bản đồ vùng miền, bản đồ vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ Việt Nam về khí hậu, bản đồ Việt Nam về địa hình, bản đồ sông ngòi, bản đồ ranh giới tiếp giáp,… tại một số địa điểm mà chúng tôi đề xuất sau:

  • Chuỗi nhà sách: nhà sách Fahasa, nhà sách Xuân Thu, nhà sách Sao Mai, nhà sách Nhã Nam, nhà sách Trí Đức, nhà sách Nhân Văn, nhà sách Phương Nam, nhà sách trí tuệ, nhà sách Cá Chép, nhà sách Nguyễn Văn Cừ,…
  • Cửa hàng bán bản đồ: Mặt Trời Đỏ, Minh Trí, Map Design,…
  • Công ty thiết kế/ tiệm in màu: Khởi Minh, Trí Ân, NVSoft, EGRO,
  • Các tiệm tạp hóa lớn tại khu du lịch hoặc các sàn thương mại uy tín như: Tiki, Lazada hoặc Shopee.

Bản đồ Việt Nam, ứng dụng

 

Một vài điểm du lịch, tham quan nổi tiếng trên bản đồ Việt Nam

Bạn có thể tham khảo một số điểm du lịch nổi tiếng sau trên bản đồ Việt Nam khi ghé thăm đất nước xinh đẹp này:

  • Bản Cát Cát: là một bản làng cổ tại xã San Sả Hồ thuộc huyện Sapa, địa phận tỉnh Lào Cai. Với khung cảnh đất trời hùng vĩ, những ngôi nhà mộc mạc, những con suối chảy róc trách, những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc,… của bản làng này sẽ khiến bạn lưu luyến mãi không rời.
  • Đỉnh núi Fansiban: đây là đỉnh núi cao nhất trên bản đồ Việt Nam, còn được gọi là “nóc nhà Đông Dương”, tọa lạc tại tỉnh Lào Cao, thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Nếu bạn đam mê bộ môn thể thao leo núi thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Khung cảnh hùng vĩ của đỉnh núi nơi đây sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
  • Vịnh Hạ Long: đây là một địa danh được công nhận là di sản văn hóa thế giới, tọa lạc tại tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Đến với nơi đây, bạn sẽ biết được như thế nào là tuyệt tác phong cảnh thiên nhiên. Những hòn đảo nhỏ sừng sững trên mặt nước trong xanh của vịnh Hạ Long là một trong những ấn tượng khó phai của du khách khi ghé thăm nơi đây.
  • Phố cổ Hà Nội: là một địa danh cực kỳ nổi tiếng trên bản đồ Việt Nam. Nơi đây tọa lạc tại quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội và được xuất hiện nhiều trên các tạp chí du lịch cũng như trong những áng thơ văn chương của Việt Nam. Vừa ngắm nhìn lối kiến trúc cổ trong không gian yên bình vừa nhâm nhi những món ăn đặc trưng sẽ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đấy!
  • Lăng Bác: là nơi lưu giữ linh cửu của vị chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạc tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Đây chính là điểm đến không thể bỏ sót đối với những ai yêu mến và muốn tìm hiểu về nên văn hóa của đất nước Việt Nam.
  • Tam Cốc: là một địa danh cực kỳ nổi tiếng, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình. Phong cảnh thiên nhiên hữu tình với núi non hùng vĩ, làng mạc trù phú, khí hậu ôn hòa,… của Tam Cốc tựa như những tranh vẽ tuyệt đẹp. Vừa chèo thuyền trên sông vừa ngắm nhìn những quan cảnh này quả thực là điều khiến du khách lưu luyến mãi không thôi.
  • Bãi biển Đà Nẵng: đây chính là một nét chấm phá nổi bật trong những điểm du lịch tại Việt Nam. Với làn nước trong xanh, những rặng dừa nghiêng mình trong gió cùng bãi cát trắng trải dài sẽ tạo nên một kì nghĩ dưỡng thú vị cho bạn và gia đình đấy!
  • Nhà thờ Đức Bà: tọa lạc tại quận 1, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được xem là biểu tượng du lịch của TP.HCM. Đến với nơi đây, bạn được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc và sẽ có được những tấm ảnh lưu niệm đáng nhớ.
  • Đảo Phú Quốc: thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc còn được xem là “đảo ngọc” của Việt Nam. Có bãi biển đẹp, có khu vui chơi giải trí đặc sắc, có khung cảnh thiên nhiên nên thơ, có những món ăn,… đảo Phú Quốc sẽ giúp bạn có được những kỉ niệm đáng nhớ cùng người thân và bạn bè.

Bản đồ Việt Nam, một số điểm du lịch nổi tiếng

Comments are closed.