Các cách xử lý đá quý

Các cách xử lý đá quý: 10 phương pháp được sử dụng phổ biến

Các cách xử lý đá quý phổ biến bao gồm xử lý nhiệt, xử lý bằng chiếu xạ, nhuộm màu, xử lý độ bền bằng cách lấp các lỗ hổng hoặc vết vỡ trong viên đá, xử lý bằng lớp phủ, ngâm tẩm, khoan Laser, khuếch tán … nhằm thay đổi màu sắc, độ tinh khiết và cải thiện độ bền của đá quý. 

 

Nội Dung Bài Viết

Tổng quan các cách xử lý đá quý

Các cách xử lý đá quý góp phần vào việc giúp viên đá trở nên bền hơn, bắt mắt hơn và hoàn hảo hơn. Đa số các loại đá quý tự nhiên thường có các khiếm khuyết, qua các công đoạn xử lý sẽ khiến các kiếm khuyết này được loại bỏ hoặc hạn chế.

Tuy nhiên, đá quý đã qua xử lý thường có giá trị thấp hơn đá quý tự nhiên vì các phương pháp xử lý đá quý này đa số chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, và cần được xử lý lại khi viên đá có dấu hiện xuống cấp.

Hiện nay trên thế giới, đa số các quốc gia trên thế giới yêu cầu các nơi bán phải minh bạch thông tin về các cách xử lý đá quý ở các viên đá được bày bán, để tránh trường hợp người mua mua phải viên đá không rõ ràng. Việt Nam hiện chưa có luật này nên vẫn có nơi cố tình giấu thông tin về các cách xử lý đá quý để có thể bán đá với mức giá cao.

Các cách xử lý đá quý tổng quan

 

Các cách xử lý đá quý phổ biến

Có rất nhiều cách giúp hoàn thiện chất lượng viên đá, và 10 cách xử lý đá quý bên dưới là các phương pháp hay được áp dụng nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Xử lý tẩy trắng (Bleaching)

Một trong các cách xử lý đá quý hay gặp là xử lý tẩy trắng. Phương pháp xử lý này sẽ dùng hóa chất để thay đổi hoặc giảm bớt một phần hay toàn bộ màu sắc của viên đá. Đa số viên đá sau khi được tẩy trắng sẽ được nhuộm lại màu cho bắt mắt hơn. C

Các loại đá quý hay được xử lý tẩy trắng

  • Đá cẩm thạch (Jadeite) thường được xử lý tẩy trắng bằng axit để loại bỏ những phần màu nâu với hai bước: đầu tiên tẩy trắng bằng axit để cẩm thạch trở nên hơi xốp. Tuy nhiên việc này cũng khiến đá dễ bị vỡ dọc theo các vết nứt rạn tự nhiên. Sau đó đá cẩm thạch được ngâm tẩm với Polyme để lấp đầy những khoảng trống này nhằm tạo ra vẻ ngoài với tổng thể đẹp hơn.
  • Tất cả các loại ngọc trai đều được xử lý tẩy trắng thường xuyên bằng nước oxy già để làm sáng và cải thiện được màu sắc sao cho đồng nhất.
  • Ngoài ra, một số loại đá san hô, Chalcedonythạch anh mắt hổ cũng có thể được xử lý tẩy trắng để làm sáng màu của các loại đá quý.

Xử lý tẩy trắng ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của viên đá

Xử lý tẩy trắng bằng axit sẽ gây ra sự phá vỡ cấu trúc ở hầu hết các loại đá quý. Vì vậy, phương pháp tẩy xử lý trắng thường được đi kèm với các cách xử lý đá quý để tăng cường độ bền cho viên đá.

Các cách xử lý đá quý bằng tẩy trắng đá cảm thạch

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý tẩy trắng

Xử lý tẩy trắng rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, xử lý tẩy trắng thường đi kèm với các cách xử lý đá quý như xử lý tăng cường độ bền và xử lý tăng cường độ bền lại có thể dễ dàng được phát hiện thông qua các bài kiểm tra trong phòng lab. Một viên đá đã qua xử lý tăng cường độ bền có thể cũng đã được qua xử lý tẩy trắng.

Các cách xử lý đá quý bằng tẩy trắng ngọc trai

 

2. Xử lý tráng phủ bề mặt (Surface Coating)

Xử lý tráng phủ bề mặt là một trong các cách xử lý đá quý giúp thay đổi hình thức bên ngoài của viên đá bằng cách phủ chất tạo màu hoặc tạo bóng lên mặt sau hoặc mặt trước của đá quý. Cách làm này sẽ tạo ra 1 lớp phủ tráng bọc trên bề mặt viên đá, giúp viên đá có khả năng thay đổi màu sắc.

Các loại đá quý hay được xử lý tráng phủ bề mặt

  • Các lớp phủ mỏng đôi khi được sử dụng trên kim cương hoặc moissanite để thay đổi màu sắc của loại đá quý này. Lớp xử lý tráng phủ này sẽ bám dính trên bề mặt viên đá và gần như không thể tẩy bỏ bằng các phương pháp tẩy rửa thông thường. Ngày nay, các cách xử lý đá quý tráng phủ bề mặt hiện đại hơn sẽ sử dụng màng mỏng oxit kim loại.
  • Mặc dù hiếm khi được sử dụng, nhưng đá Tanzanite đôi được xử lý tráng phủ bề mặt để cải thiện cường độ màu xanh tím cho đậm hơn của loại đá quý này.
  • Một số đá Topaz không màu được áp dụng các cách xử lý đá quý tráng phủ bề mặt một lớp oxit kim loại để tạo ra nhiều ánh màu sắc khác nhau trên bề mặt viên đá
  • Các loại đá san hô đen (San hô sừng) cũng thường được xử lý tráng phủ bề mặt bằng một lớp nhựa mỏng tương đối bền với mục đích bảo vệ và tăng cường màu sắc của san hô.
  • Một số viên ngọc trai cũng được xử lý tráng phủ bề mặt nhằm cải thiện độ bền.
  • Thỉnh thoảng, đá thạch anh được phủ một lớp oxit kim loại để tạo ra màu sắc hiếm thấy so với thạch anh tự nhiên.

Xử lý tráng phủ bề mặt ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của viên đá

Đá quý sau khi được xử lý tráng phủ bề mặt có xu hướng mềm và ít bám dính hơn, giúp cho viên đá tránh được các vết xước, rạn khi va chạm nhẹ. Tuy nhiên, dù đã qua các cách xử lý đá quý tráng phủ bề mặt, bạn vẫn phải cẩn thận không cho phép bất kỳ vật cứng hoặc vật có thể mài mòn tiếp xúc với viên đá.

Các cách xử lý đá quý bằng lớp phủ đá san hô đen

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý tráng phủ bề mặt

Xử lý tráng phủ bề mặt có thể dễ dàng phát hiện thông qua việc quan sát màu sắc và bề mặt của viên đá. Tuy nhiên, một số lớp tráng phủ không màu ngày nay đã đạt đến độ tinh xảo cao, rất khó để phát hiện bằng mắt thường.

Các cách xử lý đá quý bằng lớp phủ đá thạch anh

 

3. Xử lý nhuộm màu (Dyeing)

Xử lý nhuộm màu đá quý là một trong các cách xử lý đá quý đặc biệt bằng phương pháp đưa thuốc nhuộm vào trong viên đá thông qua các vết nứt để thay đổi màu sắc của đá. Những vết nứt này đôi được tạo ra bằng cách nung nóng để viên đá có thể dễ dàng tiếp nhận thuốc nhuộm hơn.

Các loại đá quý hay được xử lý nhuộm màu

  • Đôi khi, ngọc trai cũng được áp dụng các cách xử lý đá quý nhuộm màu để tăng độ bóng và màu sắc, tuy nhiên cách làm này không phổ biến.
  • Một số loại đá quý khác thường được xử lý nhuộm màu như: san hô, ngọc lam, ngọc lưu ly, đá Howlite, ngọc bích Nephrite, Chalcedony, thạch anh, ngọc lục bảohồng ngọc.

Xử lý nhuộm màu ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của viên đá

Khi thực hiện các cách xử lý đá quý bằng thuốc nhuộm, độ bền của đá quý được kéo dài trong bao lâu đều phụ thuộc vào độ ổn định của thuốc nhuộm.

Ở những viên đá quý có vết nứt lớn, thuốc nhuộm có thể bị rò rỉ ra ngoài trong nhiều điều kiện khác nhau. Nhiều loại thuốc nhuộm có thể bị loại bỏ nếu đá quý tiếp xúc với dung môi như rượu hoặc Axeton. 

Khi thực hiện các phương pháp xử lý đá quý một số thuốc nhuộm sẽ không được ổn định khi tiếp xúc với tia cực tiếp trong ánh sáng mặt trời và có thể phai màu theo thời gian. 

Các cách xử lý đá quý bằng nhuộm đá hồng ngọc

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý nhuộm màu

Đa số các viên đá trải qua các cách xử lý đá quý nhuộm màu sẽ có màu sắc đậm hơn, rực rỡ hơn so với đá tự nhiên chưa qua xử lý. Thạch anh tím là loại đá thường được áp dụng các cách xử lý đá quý nhuộm màu để tạo ra màu sắc bắt mắt. Nếu bạn thấy thạch anh tím bày bán trong cùng 1 cửa hàng có độ đồng đều màu sắc cao với màu tím nổi bật bắt mắt, thì rất có thể lô đá thạch anh tím này đã được qua xử lý nhuộm màu.

Cách chăm sóc đá đã qua xử lý nhuộm màu

Tránh để đá đã qua xử lý nhuộm màu tiếp xúc với các chất như Axeton hoặc cồn do những loại chất này có thể hòa tan thuốc nhuộm và sẽ xuất hiện sự không đồng đều về màu sắc trên bề mặt đá. Nếu để đá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lâu dài sẽ làm phai màu đá quý.

Các cách xử lý đá quý bằng nhuộm ngọc lưu ly

 

4. Xử lý lấp đầy vết nứt (Fracture-filled)

Đá quý trong tự nhiên luôn có các vết rạn, nứt hoặc các lỗ hổng rất nhỏ bên trong viên đá. Để làm cho viên đá bền hơn và đẹp hơn, các nhà khoa học đã phát minh ra phương pháp xử lý lấp đầy vết nứt bằng việc sử dụng thủy tinh, nhựa thông, sáp hoặc dầu nóng chảy để lấp đầy các vết rạn nứt bên trong viên đá. Chất làm đầy sau khi được đưa vào các lỗ hổng sẽ giúp cải thiện được độ trong, độ ổn định và thậm chí còn được dùng để tăng thêm một lượng nhỏ trọng lượng cho viên đá quý.

Các chất làm đầy này đa số là không màu hoặc được pha chế cho trùng màu với viên đá. Đây cũng là một trong các cách xử lý đá quý tốt nhất.

Các loại đá quý hay được xử lý lấp đầy vết nứt

  • Kim cương: các vết nứt thường được lấp đầy bằng thủy tinh có hàm lượng chì cao, giúp làm giảm khả năng nhìn thấy vết nứt và lỗ hổng, đem lại vẻ đẹp hoàn hảo hơn cho viên đá. Tuy nhiên kim cương đã qua các cách xử lý đá quý này sẽ không có giá cao bằng kim cương tự nhiên. Các nơi bán đôi khi xử lý lấp đầy vết nứt cho viên kim cương nhưng lại không thông báo cho khách hàng biết nhằm bán với giá cao hơn.
  • Hồng ngọc (Ruby): sau khi xử lý lấp vết nứt đầy bằng thủy tinh sẽ giảm bớt được khả năng nhìn thấy các vết nứt và làm cho viên ngọc trở nên trong suốt hơn so với trước. Đôi khi, lượng thủy tinh được đưa vào có thể chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng trọng lượng của viên hồng ngọc.
  • Ngọc lục bảo (Emerald): tinh dầu, sáp, nhựa nhân tạo (Prepolyme Epoxy), và Polymer là các chất dùng trong xử lý lấp đầy vết nứt ở đá Emerald, để giảm khả năng nhìn thấy vết nứt, cải thiện độ trong suốt của đá quý.
  • Các loại đá quý khác: nhựa và thủy tinh là loại vật liệu phổ biến nhất khi được sử dụng trên nhiều loại đá có các vết nứt hoặc lỗ hổng, bao gồm thạch anh, Aquamarine, Topaz, Tourmaline và các loại đá quý trong suốt khác.

Xử lý lấp đầy vết nứt ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của viên đá

Xử lý lấp đầy vết nứt là một trong các cách xử lý đá quý được ưa chuộng, chất liệu được sử dụng trong xử lý lấp đầy vết nứt có ảnh hưởng lớn đến độ bền của đá. Thủy tinh có xu hướng cứng hơn, rắn hơn, và bền hơn so với nhựa, dầu hoặc sáp. Những thay đổi về áp suất không khí, độ gần nhiệt hoặc tiếp xúc với hóa chất đều có thể làm thay đổi hoặc gây ảnh hưởng đến viên đá đã qua xử lý.

Các cách xử lý đá quý bằng lấp đầy vết vỡ hoặc lỗ hổng đá ngọc lục bảo

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý lấp đầy vết nứt

Đá quý đã qua xử lý lấp đầy vết nứt rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Vì vậy để xác định viên đá của bạn đã qua xử lý lấp đầy vết nứt hay chưa, bạn nên đưa viên đá đến các nơi giám định đá quý. Dưới kính phóng đại, các viên đá đã trải qua các cách xử lý đá quý cũng như các vết nứt đã được xử lý sẽ dễ dàng được xác định.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý lấp đầy vết nứt

Tránh để viên đá đã qua xử lý lấp đầy vết nứt tiếp xúc với việc thay đổi áp suất không khí đột ngột, thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.

Các cách xử lý đá quý bằng lấp đầy vết vỡ hoặc lỗ hổng đá hồng ngọc

 

5. Xử lý nhiệt (Heat treatment)

Xử lý nhiệt là một trong các cách xử lý đá quý phổ biến và lâu đời nhất. Đá quý sẽ được tiếp xúc với nhiệt độ cao nhằm mục đích thay đổi màu sắc.

Các loại đá quý hay được xử lý nhiệt phổ biến

  • Đá hổ phách: khi trải qua các cách xử lý đá quý như ngâm trong dầu nóng (dầu hạt lanh) thì màu của viên đá sẽ sẫm lại và trong hơn.
  • Thạch anh tím: Thực hiện các cách xử lý đá quý bằng gia nhiệt có thể loại bỏ các tạp chất màu nâu không mong muốn tồn tại trong một số thạch anh tím hoặc làm sáng màu của những viên đá quá sẫm màu.
  • Aquamarine: Nếu không được thực hiện các phương pháp xử lý đá quý thì đa phần đá Aquamarine có màu xanh lam và lục lam. Gia nhiệt trong môi trường được kiểm soát có thể loại bỏ phần màu xanh lục khỏi đá quý để tạo ra một viên đá màu xanh lam. 
  • Hồng ngọc (Ruby): Gia nhiệt có thể loại bỏ đi màu tím và giúp tạo ra màu đỏ thuần khiết hơn cho đá hồng ngọc. Quá trình các cách xử lý đá quý này cũng có thể loại bỏ “lụa” (các tạp chất giống như chiếc kim nhỏ) có thể làm cho đá quý có tông màu sáng hơn và mờ đục hơn. Việc nung nóng cũng có thể gây ra sự kết tinh lại của các “bao thể tơ tằm” để làm cho tạp chất này nổi bật hơn, điều này khiến cho viên đá quý có hiện tượng sao sáng mạnh hơn (hiệu ứng phản chiếu). 
  • Sapphire: Quá trình nung nóng có thể tăng cường hoặc thậm chí tạo ra màu xanh lam trong đá Sapphire. Gia nhiệt cũng có thể loại bỏ các tạp chất lụa, điều này giúp cho đá quý được trong suốt hơn. Quá trình này cũng có thể gây ra sự kết tinh lại của các “bao thể tơ tằm” để làm cho các tạp chất này trở nên nổi bật hơn, điều này sẽ giúp cho viên đá quý có dấu hoa thị sáng mạnh hơn (hiệu ứng sao phản chiếu).
  • Tanzanite: Trong các biến thể của đá Zoisite sẽ bao gồm cả đá Tanzanite, loại đá này thường được nung ở nhiệt độ thấp để loại bỏ phần màu hơi nâu để tạo ra màu xanh tím mạnh hơn.
  • Topaz: Đối với loại đá Topaz có màu hồng và vàng nếu sử dụng các cách xử lý đá quý bằng xử lý nhiệt này có thể loại bỏ đi phần màu vàng đang tồn tại và tăng cường màu hồng cho viên đá. Các cách xử lý đá quý bằng gia nhiệt cũng được sử dụng để kiểm soát màu sắc của đá Topaz xanh, loại đá này bạn đầu có thể không màu sau đó được chiếu xạ rồi gia nhiệt để tạo ra màu xanh mong muốn.
  • Citrine: Một số dạng thạch anh tím sau khi trải qua quá trình gia nhiệt có thể biến thành đá Citrine.
  • Tourmaline: Đôi khi xử lý nhiệt có thể làm cho loại đá này có màu lục đậm trở nên nhạt hơn hoặc có thể ảnh hưởng đến màu sắc của các đá Tourmaline khác.
  • Zircon: Một số loại đá Zircon có màu nâu đỏ và màu xanh đậm được áp dụng các cách xử lý đá quý bằng phương pháp nung trong môi trường có kiểm soát để tạo ra nhiều màu sắc khả thi hơn về mặt thương mại.

Xử lý nhiệt ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Vì hầu hết các tinh thể đá quý được hình thành dưới nhiệt độ cao và khi nói đến khả năng mài mòn, độ bền của đá thì việc gia nhiệt thường không có tác động tiêu cực đến viên đá. Ngoài ra, độ ổn định màu sắc (khả năng chống phai màu hoặc thay đổi màu sắc) của đá được xử lý nhiệt thường rất tốt và đá quý siêu ổn định.

Trong các cách xử lý đá quý đã được đề cập ở trên, quá trình xử lý nhiệt được coi là bền và lâu dài nhất, trong các điều kiện xử lý thông thường khác.

Các cách xử lý đá quý bằng xử lý nhiệt đá hổ phách

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý nhiệt

Việc xử lý nhiệt một số loại đá quý có thể được phát hiện bởi các phòng thí nghiệm đá quý. Các loại đá như Sapphire, Ruby,  Spinel là những loại đá được thẩm định nhiều nhất vì đá Ruby, đá Sapphire thường được gia nhiệt và giá trị của đá quý này tương đối cao.

Tuy nhiên, cũng sẽ có một số đá rơi vào phạm vi trung gian (không có các dấu hiệu rõ ràng về việc xử lý hoặc không xử lý các loại đá này) và do đó không thể xác định chính xác có xử lý nhiệt hay không.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý nhiệt

Tránh phơi đá quý dưới nhiệt độ cao do có thể khiến cho đá quý hơi giòn hơn bình thường. Khi đó, bạn sẽ cần phải cẩn thận để không làm hỏng các góc và cạnh đã được mài nhẵn.

Các cách xử lý đá quý bằng xử lý nhiệt đá Sapphire

 

6. Xử lý áp suất cao và nhiệt độ cao HPHT (High Pressure, High Temperature)

Các loại đá quý hay được xử lý HPHT

  • Nung nóng kim cương ở áp suất cao và nhiệt độ cao có thể loại bỏ hoặc giảm bớt màu nâu của đá để viên đá quý trở nên không màu. Các loại kim cương màu khác có thể chuyển từ màu nâu sang màu vàng, vàng cam, vàng xanh nhạt, hoặc xanh lam bằng các cách xử lý đá quý này.

Xử lý HPHT ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Xử lý đá quý HPHT là một trong các cách xử lý đá quý có tính ổn định và giữ được độ bền lâu dài nhất.

Các cách xử lý đá quý bằng xử lý áp suất cao và nhiệt độ cao (HPHT) kim cương vàng

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý HPHT

Nếu thực hiện các cách xử lý đá quý HPHT với một loại đá quý thì ngay cả nhà ngọc hò dày dặn kinh nghiệm cũng khó xác định được. Nếu nghi ngờ, chỉ phòng thí nghiệm ngọc học tủ tiêu chuẩn mới có thể xác nhận được viên đá đã thông qua xử lý.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý HPHT

Ngoài các lưu ý chăm sóc giống như các đồ trang sức đá quý khác, thì không có hướng dẫn cụ thể nào về việc chăm sóc khi kim cương được thực hiện các cách xử lý đá quý bằng HPHT.

Các cách xử lý đá quý bằng xử lý áp suất cao và nhiệt độ cao (HPHT) kim cương xanh

 

7. Xử lý ngâm tẩm (Impregnation)

Các loại đá quý hay được xử lý ngâm tẩm

Xử lý ngâm tẩm là một trong các cách xử lý đá quý được thực hiện trên các loại đá quý mềm. Sau khi ngâm tẩm, một loại Polymer, sáp hoặc nhựa sẽ được phủ lên trên bề mặt viên đá để mang lại độ bền cao hơn và cải thiện vẻ ngoài của viên đá. 

Các loại đá quý được được xử lý ngân tẩm thường có màu đục và thường gặp nhất là đá Turquoise, ngọc lưu ly, ngọc bích, đá Amazonite, đá Rhodochrosite, đá Serpentine.

Xử lý ngâm tẩm ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Các chất ngâm tẩm ngấm sâu trong viên đá nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao trong quá trình phủ sáp hoặc nhựa lên trên bề mặt, làm giảm độ bền của viên đá. Một số đá như đá Turquoise chỉ cần ngâm tẩm chứ không cần phủ bề mặt sẽ giúp cho viên đá giữ nguyên vẹn độ bền.

Các cách xử lý đá quý bằng ngâm tẩm đá Amazonite

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý ngâm tẩm

Màu sắc của viên đá đã trải qua các cách xử lý đá quý ngâm tẩm thường bắt mắt hơn viên đá gốc ban đầu.

Tuy nhiên, một số viên đá được xử lý ngâm tẩm kĩ lưỡng và có chất lượng cao sẽ khó phát hiện được bằng mắt thường. Cách tốt nhất là đem viên đá đi kiểm tra ở các nơi kiểm định đá quý uy tín.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý ngâm tẩm

Khi sử dụng phải cẩn thận không để đá quý có tẩm sáp hoặc nhựa tiếp xúc với nhiệt vì sẽ làm hỏng viên đá.

Các cách xử lý đá quý bằng ngâm tẩm đá Serpentine

 

8. Xử lý chiếu xạ (Irradiation)

Xử lý chiếu xạ chính là một trong các cách xử lý đá quý bằng việc cho một viên đá tiếp xúc với nguồn bức xạ nhân tạo để thay đổi màu sắc của đá. Đôi khi quá trình xử lý nhiệt được thực hiện trước sau đó đến quá trình chiếu xạ để hoàn tất việc thay đổi màu sắc của đá quý.

Các loại đá quý hay được xử lý chiếu xạ

  • Kim cương: Bức xạ Notron và điện tử là những dạng chiếu xạ nhân tạo phổ biến nhất để tạo ra các viên kim cương có màu đen, lục, lam, vàng, cam, hồng và đỏ (quá trình thường được với các bước gia nhiệt thứ cấp để đạt được một số màu nhất định). 
  • Đá Corundum: Khi qua các cách xử lý đá quý chiếu xạ, Sapphire sẽ hiện ra màu cam hoặc màu vàng nhạt tự nhiên. Tuy nhiên, màu sắc Sapphire đã qua xử lý chiếu xạ sẽ không ổn định và nhạt dần khi tiếp xúc với ánh sáng. 
  • Đá Topaz: Loại đá Topaz không màu thường ít có giá trị về mặt thương mại. Tuy nhiên, đá Topaz có thể chịu bức xạ nhân tạo để thay đổi màu sắc. Đá Topaz có thể đạt được nhiều màu xanh đậm khác nhau nếu kết hợp xử lý nhiệt và xử lý chiếu xạ. 
  • Ngọc trai: Một số loại ngọc trai được áp dụng các cách xử lý đá quý chiếu xạ để đổi thành màu xám đậm.
  • Thạch anh: Các loại thạch anh có thể được chiếu xạ để tạo ra thạch anh tím. Ngoài ra, một số phương pháp xử lý kết hợp bao gồm nung nóng sau khi chiếu xạ sẽ tạo ra được thạch anh xanh lục.
  • Các loại đá quý khác: Một số loại đá BerylSpodumene có thể được chiếu xạ để làm đậm màu vốn có hoặc thay đổi màu viên đá hoàn toàn.

Các cách xử lý đá quý bằng chiếu xạ đá Corundum

 

Xử lý chiếu xạ ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Màu của một số loại đá quý đã qua xử lý chiếu xạ có thể sẽ bị nhạt dần đi khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Đá Topaz xanh, Morganite, Tourmaline đỏ, Tourmaline hồng, kim cương, thạch anh, Kunzite, Cognac Citrine, Prasiolite và Beryl lục hoặc Beryl lam là những loại đá quý có màu rất ổn định nếu tiếp xúc nhiệt độ cao (đặc biệt với kim cương màu được chiếu xạ, màu sắc của đá có thể bị hỏng nếu kim cương tiếp xúc với sức nóng đèn khò của thợ kim hoàn trong quá trình sửa chữa đồ trang sức).

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý chiếu xạ

Đá Topaz tự nhiên thường không màu. Những viên Topaz có màu sắc đẹp thường có giá trị cao. Vì vậy, khi mua những viên Topaz có màu đặc biệt bắt mắt, bạn nên đem viên đá đi kiểm định ở những nơi uy tín để tránh khả năng mua phải viên đá đã qua xử lý chiếu xạ. 

Những viên kim cương xanh lục, kim cương hồngkim cương đỏ có sắc màu đậm và rực rỡ nhiều khả năng đã trải qua các cách xử lý đá quý chiếu xạ. Việc xác định các viên kim cương màu đã qua chiếu xạ bằng mắt thường là rất khó mà chỉ có thể xác định bằng máy móc và các thiết bị test tân tiến.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý chiếu xạ

Với đá họ Beryl và đá Spodumene, màu sắc đá có được do xử lý chiếu xạ có xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn và nhạt dần khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặt khác, các loại đá quý được chiếu xạ đều không có yêu cầu về cách chăm sóc đặc biệt nào.

Các cách xử lý đá quý bằng chiếu xạ kim cương đỏ

 

9. Xử lý khoan Laser (Laser Drilling)

Xử lý khoan Laser cũng là một trong các cách xử lý đá quý phổ biến. Cách này được thực hiện với việc dùng một chùm ánh sáng Laser hội tụ hẹp để đốt cháy một đường rãnh nhỏ trên bề mặt của khoáng chất (thường là kim cương) để tiếp cận các thể vùi. Sau đó, dùng chất hóa học cho vào bên trong viên đá để hòa tan hoặc thay đổi kết cấu của tạp chất.

Các loại đá quý hay được xử lý khoan Laser

Kim cương là loại đá quý duy nhất được thực hiện các cách xử lý đá quý theo cách này, vì chỉ có đá quý này mới chịu được sức nóng của tia Laser.

Xử lý khoan Laser ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Tia Laser có khả năng gây ảnh hưởng tới cấu trúc của viên kim cương nếu làm không đúng. Tuy nhiên, hầu hết các lỗ khoan bằng tia Laser đều có kích thước siêu nhỏ và độ bền của viên kim cương cũng không ảnh hưởng.

Các cách xử lý đá quý bằng khoan Laser kim cương

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý khoan Laser

Các cách xử lý đá quý bằng khoan Laser có thể dễ dàng phát hiện tại phòng thí nghiệm với đầy đủ dụng cụ và thiết bị tiêu chuẩn để xác định sự hiện diện của các lỗ khoan.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý khoan Laser

Không có yêu cầu đặc biệt nào về cách chăm sóc các viên đá đã qua các cách xử lý đá quý bằng khoan Laser.

Các cách xử lý đá quý bằng khoan Laser kim cương tự nhiên

 

10. Xử lý khuếch tán mạng tinh thể (Lattice Diffusion)

Trong các cách xử lý đá quý để cho ra màu sắc nổi bật thì xử lý khuếch tán mạng tinh thể thường đi chung với xử lý nhiệt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một số nguyên tố nhất định vào trong mạng lưới nguyên tử của tinh thể đá quý trong quá trình xử lý nhiệt.

Các loại đá quý hay được xử lý khuếch tán mạng tinh thể

  • Đá Corundum (Ruby và Sapphire): Vào những năm 1980, các nhà khoa học thử nghiệm tập trung vào sự khuếch tán của Titan và Crom (chất tạo màu chính trong họ đá Corundum), kết quả nhận được là khả năng đổi màu đá bằng cách cho thêm Titan và Crom là rất hạn chế. Năm 2003, Beryllium được thử nghiệm đưa vào đá Corundum và thành công tạo ra những viên Sapphire màu sắc rất đậm.
  • Nguyên tố Beryllium có nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với Titanium hoặc Crom, và dễ dàng bị khuếch tán bên trong đá Sapphire và Ruby. Cách làm này cũng đã được áp dụng thành công trên ngọc bích.
  • Quặng Fenspat: Các loại quặng Fenspat như đá Andesineđá Labradorite dễ tiếp nhận sự khuếch tán của đồng khi thực hiện các phương pháp xử lý khuếch tán mạng tinh thể làm thay đổi màu sắc hoàn toàn của 2 loại đá này.
  • Các loại đá quý khác: Đã có báo cáo về sự khuếch tán gây ra sự thay đổi về màu sắc ở cả đá Tourmaline và đá Garnet Tsavorite, nhưng các cách xử lý đá quý này chưa được áp dụng rộng rãi ở hai loại đá trên.

Xử lý khuếch tán mạng tinh thể ảnh hưởng thế nào đến độ bền của viên đá

Trong các cách xử lý đá quý, phương pháp xử lý khuếch tán mạng tinh thể giúp giữ màu sắc trên đá quý vĩnh viễn.

Các cách xử lý đá quý bằng khuếch tán đá Labradorite

 

Cách phát hiện đá quý đã qua xử lý khuếch tán mạng tinh thể

Trong nhiều trường hợp sẽ rất khó để xác định đá đã trải qua các cách xử lý đá quý này. Do vậy, để biết được viên đá đã qua xử lý hay chưa thì phòng thí nghiệm phải có đủ thiết bị hiện đại để có thể xác định.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý đá quý này khá tốn kém nên rất ít khi được áp dụng trên các loại đá có giá thành trung bình.

Cách chăm sóc đá quý đã qua xử lý khuếch tán mạng tinh thể

Không có bất cứ yêu cầu về cách chăm sóc đặc biệt nào đối với đá Corundum hoặc quặng Fenspat khi được thực hiện xử lý bằng khuếch tán mạng tinh thể.

Các cách xử lý đá quý bằng khuếch tán đá Garnet Tsavorite

Comments are closed.