Nội Dung Bài Viết
CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG EGL
Chứng nhận kim cương EGL là gì?
EGL là viết tắt của European Gemological Laboratory (Phòng thí nghiệm Đá quý Châu Âu). EGL bắt đầu từ những năm 70 và có các phòng lab thí nghiệm trên khắp thế giới, mỗi phòng thí nghiệm đều có các quy tắc riêng để phân loại kim cương, có thể nói rằng đây là một công ty kinh doanh dạng “nhượng quyền thương mại”, chứ không hẳn là phòng thí nghiệm chuyên sâu.
Mặc dù một số phòng thí nghiệm EGL được cho là chuyên nghiệp hơn những phòng thí nghiệm khác (như EGL New York so với EGL Israel), nhưng có nhiều nhận xét từ các chuyên gia trong ngành kim cương cho rằng hệ thống chấm điểm của EGL không nghiêm ngặt và chính xác bằng hệ thống chấm điểm của GIA hoặc AGS. Hệ thống chứng nhận của các phòng lab ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả trên chứng nhận kim cương.
Một số “phát minh” trong thang hệ thống đánh giá kim cương của EGL
Thang điểm đo độ tinh khiết của kim cương có các cấp SI, bao gồm SI1 & SI2, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về SI3 chưa? Đó là cấp do EGL “phát minh”. Do đó thay vì xếp loại một viên kim cương vào cấp I1, viên đá mà hầu như không ai muốn mua, S13 được tạo ra để khiến viên kim cương nằm trong mục SI và trông giống như đạt cấp cao hơn.
Trong giấy chứng nhận kim cương EGL, bạn không nên chọn loại thấp hơn SI1 bởi vì bạn không muốn thấy trong viên kim cương của bạn những tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên vẫn sẽ có nhu cầu cho những viên kim cương này. Đơn giản vì loại kim cương này đem lại lợi ích cho các công ty bán kim cương chứ không phải người mua. Nếu muốn biết chi tiết hơn, bạn nên so sánh EGL với GIA
Trước đây khi các công cụ giám định chưa phát triển, điều độc đáo về giấy chứng nhận kim cương EGL là giấy có thể nhận được trong vòng 72 giờ hoặc ít hơn kể từ lúc EGL tiếp nhận kim cương. Nên EGL được biết là một trong những nơi phân loại kim cương nhanh nhất thời bấy giờ. Đây được coi là một lợi thế của EGL, nhưng điều này chưa chắc đã tốt.
Việc phân loại một viên kim cương không nên quá nhanh, vì không chỉ đơn giản là quan sát và phân loại cho phù hợp. Để có một chứng nhận chất lượng kim cương đáng tin cậy, kim cương phải trải qua một quá trình xem xét sâu rộng, được kiểm tra bằng các công cụ rất tinh vi, so sánh chúng với nhau để tìm ra thứ hạng và sau đó có được những xếp hạng chuẩn xác cuối cùng.
Trong những năm qua, các công cụ & phương pháp mà GIA & AGS sử dụng để kiểm tra và phân tích kim cương đã được đổi mới rất nhiều. Thậm chí bạn có thể nhận được chứng nhận từ 2 công ty này ngay trong ngày gửi, nhưng hoàn thành báo cáo trong vòng 2-3 ngày như EGL ở thời điểm trước đây là không thể thực hiện được.
Bảng so sánh để thấy ví dụ về “phát minh SI3” của chứng nhận kim cương EGL
Tại sao có nhiều hơn một phòng thí nghiệm EGL?
Không giống như GIA, EGL là một công ty hoạt động vì lợi nhuận, thành lập từ năm 1974 ở Châu Âu. Sau đó nhiều phòng thí nghiệm độc lập khác đã mở thêm văn phòng, đứng tên công ty mẹ nhưng ở các địa điểm khác nhau.
Phòng thí nghiệm EGL ở New York & Los Angeles được biết là tốt hơn bất kỳ phòng thí nghiệm EGL ở nơi khác (Châu Âu, Israel, Nam Phi, Ấn Độ,…). Tuy nhiên, chứng nhận kim cương EGL nói chung sẽ cho điểm cao hơn (đặc biệt là về Cấp độ màu – Color & Độ Tinh Khiết – Clarity) so với chứng nhận được cấp bởi GIA.
Các loại chứng nhận kim cương EGL:
EGL USA Diamond Certificate (Chứng nhận kim cương EGL Hoa Kỳ):
Loại chứng nhận được cấp để đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn 4C bao gồm Vết cắt (cut) / Cấp độ màu (color) / Độ tinh khiết (clarity) / Cân nặng carat (carat) và các đặc điểm bên trong viên kim cương.
EGL USA Diamond Analysis Report (Báo cáo phân tích kim cương của EGL Hoa Kỳ):
Loại chứng nhận kim cương EGL này được cấp để giám định kim cương tròn. Các thành phần phân tích bao gồm tiêu chuẩn 4C và các tiêu chuẩn khác như Độ hoàn thiện (Finish), Huỳnh quang (Fluorescence), Sơ đồ cấu trúc (Plotting)
EGL USA Colored diamond Report (Báo cáo kim cương màu):
Đây là chứng nhận kim cương EGL phổ biến nhất được cấp cho kim cương màu độc đáo với các đặc điểm riêng biệt.
EGL USA 3600 Diamond Report (Báo cáo kim cương EGL USA 3600):
Báo cáo cung cấp thêm thông tin về các chi tiết kỹ thuật, sử dụng 12 tiêu chí và đánh giá về hiệu suất khả năng tạo sáng. Bao gồm Tỷ lệ mặt phẳng mặt trên và chiều sâu (Table and Depth percentage), Góc chéo của vành nón (Pavilion angle), Crown angle, kích cỡ mặt sau (Culet size), Độ dày của vỏ đai (Girdle thickness), Độ hoàn thiện (Finish), Độ phát sáng (Brilliance), Độ tương phản (Contrast) và Độ rực rỡ (Radiance).
EGL USA Lab-Grown diamond Report (Báo cáo kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm của EGL USA) :
Giấy chứng nhận EGL kim cương này được cấp cho kim cương nhân tạo, còn được gọi là kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm hoặc đá quý tổng hợp. Mặc dù những viên kim cương này có các đặc tính hóa học, vật lý và quang học giống như kim cương tự nhiên, nhưng các đánh giá sẽ cho thấy chúng là HPHT (high pressure and high temperature) tức là được tạo ra bởi áp suất cao và nhiệt độ cao. Báo cáo có một phần tên là Nhận dạng Lab-Grown, là một báo cáo từ việc khắc laser được thực hiện trên những viên kim cương.
EGL USA Hearts and Arrows diamond Report (Báo cáo về kim cương Hearts and Arrows của EGL Hoa Kỳ ):
Chứng nhận kim cương này đánh giá về đường cắt chính xác và có khía cạnh độc đáo của những viên kim cương hình trái tim và mũi tên.
EGL USA Colored diamond Origin Report (Báo cáo xuất xứ kim cương màu):
Giấy chứng nhận này thường là tài liệu giải thích chi tiết về nguồn gốc của kim cương màu, bao gồm mô tả chi tiết về màu sắc; độ tự nhiên, mức độ xử lý qua áp suất và nhiệt độ cao (HPHT – high pressure and high temperature).
EGL USA Envira diamond Report (Báo cáo kim cương của EGL USA Envira):
Chứng nhận kết hợp các yếu tố thông thường của kim cương với cam kết về trách nhiệm với môi trường và xã hội. Các báo cáo thường được phát hành cho tài sản kế thừa, vật phẩm khai hoang và kim cương mới khai thác. Báo cáo sẽ cho biết rằng liệu xuất xứ có xung đột và có nguồn gốc dân tộc nào đó hay không.
Nên hay không nên mua kim cương được chứng nhận bởi EGL?
Cần phải nhấn mạnh rằng một viên kim cương được chứng nhận bởi EGL có thể là một viên kim cương tuyệt vời. Tuy nhiên vấn đề ở đây có thể là mức độ chính xác trong cách đo lường các đặc điểm của viên kim cương đó. Chứng nhận kim cương EGL thấp hơn GIA khoảng 2 hoặc 3 cấp, vì vậy nếu bạn muốn có một viên kim cương màu được chứng nhận bởi GIA, hãy tìm kiếm một viên kim cương EGL có 2 đến 3 cấp cao hơn (tuy nhiên thông tin này có phần không chắc chắn ).
Một điều thú vị khác là các cơ sở giám định kim cương của EGL không đồng nhất về nhiều mặt khi kiểm tra chất lượng viên kim cương và các chứng nhận cũng khác nhau về cách trình bày chất lượng viên kim cương.