Công ty kim cương Artcurial

Công ty kim cương Artcurial: nhà đấu giá số 1 tại Pháp

Công ty kim cương Artcurial là gì?

Công ty kim cương Artcurial là một nhà đấu giá hàng đầu của Pháp kinh doanh với hơn 25 lĩnh vực chuyên môn như: kim cương đá quý, đồng hồ, rượu vang, rượu mạnh, tranh Đông phương, sách và bản thảo, xe cổ, áo giáp cùng vũ khí, nghệ thuật Châu Á, tác phẩm của những nghệ nhân thời cổ đại, nghệ thuật và thiết kế hiện đại và đương đại,….

Vào năm 2002 công ty kim cương Artcurial được thành lập, đây là thời điểm thị trường đấu giá ở Pháp đang sôi sục, các công ty đang cạnh tranh quyết liệt với nhau và nhân cơ hội này Artcurial đã đánh bại các đối thủ của mình để trở thành nhà đấu giá hàng đầu của Pháp. Kể từ đó, Artcurial đã liên tục đổi mới tung ra các lĩnh vực đấu giá khác như Thiết kế và Nghệ thuật đường phố, đây được xem là một thành công lớn của công ty giúp họ vươn tầm quốc tế.

Ngày nay, Công ty kim cương Artcurial đã được quốc tế công nhận với tư cách là một nhà đấu giá đa năng và họ giành được vị trí đứng đầu trong thị trường nghệ thuật.

Tính đến năm 2014, Công ty kim cương Artcurial là nhà đấu giá lớn thứ 3 ở Paris chỉ sau Christie’sSotheby’s.

Năm 2017, tập đoàn Artcurial đã mua lại John Taylor, một trong những công lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực bất động sản. Việc mua lại này đã giúp Artcurial phát triển vị thế quốc tế của mình trong vị trí là nhà trung gian và nhà bán hàng hóa đặc biệt.

Công ty kim cương Artcurial được thừa nhận và công nhận là chuyên gia có năng lực trong từng lĩnh vực chuyên môn mà họ kinh doanh. Hiện tập đoàn có thể mang đến cho khách hàng quốc tế những lời khuyên và dịch vụ tốt nhất về hàng hóa đặc biệt.

Công ty kim cương Artcurial là gì?

 

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kim cương Artcurial

Để biết rõ hơn về các cột mốc quan trọng giúp Artcurial có vị thế như ngày hôm nay, thì dưới đây là quá trình hình thành và phát triển của công ty:

  • Năm 2002: Doanh nhân Nicolas Orlowski đã hợp tác cùng với ba nhà đấu giá là Francis Briest, Rémy Le Fur và Hervé Poulain để thành lập nên công ty kim cương Artcurial.
  • Năm 2005: Nhà đấu giá người Pháp François Tajan đã gia nhập Artcurial và tác phẩm của người đóng tủ tài ba Joseph Baumhauer vào thế kỷ XVIII đã được bán với giá 6,8 triệu Euro. Từ đó, Artcurial đã trở thành lãnh đạo nhà đấu giá tại Pháp.
  • Năm 2006: Phiên đấu giá của công ty kim cương Artcurial đã tổ chức lần đầu tiên tại Monaco.
  • Năm 2010: Artcurial Motorcars được thành lập bởi nhà đấu giá, tay đua xe Maitre Hervé Poulain cùng với một nhóm người do Matthew Lamoure lãnh đạo và được hỗ trợ bởi chuyên gia Pierre Novikoff.
  • Năm 2012: Hai văn phòng đại diện của Artcurial tại Bỉ và Ý được khai trương.
  • Năm 2014: Văn phòng thứ 3 ở Châu Âu của Artcurial được khánh thành tại Vienna (thủ đô của Áo).
  • Năm 2015: Văn phòng đại diện ở Đức được khai trương, công ty con của Artcurial được thành lập và mở văn phòng đại diện tại Monaco. Buổi đấu giá đầu tiên được diễn ra tại Hồng Kông và Marrakech.
  • Năm 2016: Chiếc Ferrari 335S được đấu giá với mức 32 triệu Euro. Nhận dạng trực quan của các nhà đấu giá cũng được cải tiến.
  • Năm 2017: Công ty kim cương Artcurial đã ra quyết định mua lại John Taylor, đây là một trong những công ty bất động sản cao cấp lâu đời nhất lúc bấy giờ.
  • Năm 2019: Thành lập công ty con của Artcurial và mở văn phòng đại diện tại Marrakech. Tác phẩm nghệ thuật của Paul Gauguin được đấu giá với mức 9,5 triệu Euro.

Nói đến sự thành công của thành công của công ty kim cương Artcurial thì không thể không nhắc đến những người lãnh đạo tài ba như:

  • Ông Nicolas Orlowski: Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành.
  • Ông François Tajan: Phó chủ tịch kiêm Nhà đấu giá.
  • Ông Fabien Naudan: Phó chủ tịch .
  • Ông Francis Briest: Chủ tịch Ban giám sát và Chiến lược.
  • Ông Matthieu Lamoure: Tổng Giám đốc Artcurial Motorcars.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kim cương Artcurial

 

Mạng lưới hoạt động của công ty kim cương Artcurial

Hiểu được tầm quan trọng cùng sự ảnh hưởng được công nhận của mình tại quốc tế, Artcurial đã không bó mình lại ở mỗi nước Pháp mà công ty này đã thành lập các văn phòng đại diện tại các nước như: Áo, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha. Ngoài ra, công ty kim cương Artcurial còn có các công ty con ở Monte – Carlo, Marco, Bắc Kinh, Tel Aviv và tổ chức triển lãm hàng năm ở New York.

Các hoạt động đấu giá diễn ra chủ yếu ở Paris, Monaco và Marrakech. Sau 132 lần đấu giá thì Artcurial đã đạt được tổng doanh số bán hàng trong năm 2022 là 216,5 triệu Euro.

Mạng lưới hoạt động của công ty kim cương Artcurial

 

Các vật phẩm đấu giá nổi bật của công ty kim cương Artcurial

Một số cuộc đấu giá nổi bật khác vào năm 2015

  • Tác phẩm của bậc thầy nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu trên vải Zao Wou-Ki với kí hiệu “14.05.62” vẽ vào năm 1962 được đấu giá với mức $1.746.469 vào tháng 12 năm 2015.
  • Chiếc bàn Trapéze có thiết kế độc đáo năm 1956 của kiến trúc sư đồng thời là nhà thiết kế tài ba Jean Prouvé có tên “Table Centrale” được đấu giá với mức $1.424.543 vào tháng 10 năm 2015.
  • Tác phẩm tranh vẽ năm 1944 có tên “Verre et pichet” của họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha ông Pablo Picasso được đấu giá với mức $1,159,104 vào tháng 12 năm 2015.

 

Các vật phẩm đấu giá nổi bật năm 2022

  • Vào tháng 3, bộ phận Old Master và Nghệ thuật thế kỷ 19 đã đánh dấu nửa năm bằng việc bán kiệt tác “Le Panier De Fraises Des Bois” của bậc thầy vẽ tranh tĩnh vật ông Jean-Siméon Chardin giúp công ty thu về 24.381.400 Euro, việc này đã giúp cho bức tranh lập 2 kỷ lục là tác phẩm của họa sĩ và bức tranh cổ của Pháp được bán đấu giá cao nhất.
  • Vào tháng 11, cũng là bộ phận này đã bán tác phẩm của họa sĩ cuối thời Phục hưng ông Abel Grimmer có tên là “Tondi Ten Months of the Year” giúp công ty thu về 1.538.400 Euro. Đồng thời, lần đấu giá này cũng giúp cho tác phẩm của nghệ sĩ lập kỷ lục thế giới.
  • Sau đó, bên lĩnh vực Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại nổi bật với việc bán bức tranh “ Peinture” đặc biệt năm 1959 của Pierre Soulages từ bộ sưu tập Schwartz-Sterngold giúp công ty thu về 2.718.100 Euro.
  • Trong đợt giảm giá của lĩnh vực Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại vào tháng 12, tác phẩm “ Printemps Au Bord Du Loing” của họa sĩ người Anh theo trường phái ấn tượng ông Alfred Sisley được bán với giá 1.228.400 Euro.
  • Bộ phận Nội thất và Tác phẩm Nghệ thuật nổi bật với việc bán tác phẩm bàn cuộn của vua Louis XV có tên “Dos d’ Âne” được làm bởi Bernard Van Risen – Burgh (hay còn gọi BVRB II) với giá 721.600 Euro.
  • Bộ phận Thiết kế và Trang trí Nghệ thuật đã bán một chiếc sofa kiểu “Boule” lộng lẫy có tên “Ours Polaire” được tạo ra vào năm 1947 và một chiếc ghế bành “Éléphanteau” phiên bản cao từ năm 1939 của ông Jean Royère đã thu về 1.679.360 Euro.
  • Công ty kim cương Artcurial cũng được đánh dấu bằng một kỷ lục thế giới với việc bán chiếc Porsche 907 Usine đời 1968 với giá 4.390.400 Euro.
  • Lĩnh vực xa xỉ cũng có những hoạt động bán hàng nổi bật như: một chiếc nhẫn vàng kim cương được cắt theo giác cắt Emerald (Emerald – Cut Diamond) có khối lượng 17,5 carat giá 1.274.400 Euro, đồng hồ Audemars Piguet mẫu mã 11.59 giá 708.500 Euro và bán chai rượu vang Domaine De La Romanée – Conti với giá 42,842 Euro.
  • Cuối cùng, buổi ra mắt thế giới được tổ chức bằng việc đấu giá 10 tòa nhà và địa điểm tiêu biểu của Cannes dưới hình thức NFT cũng nổi bật. Dưới sự điều hành của Maître Arnaud Oliveux, tổng doanh số bán sự kiện lên tới gần 320.000 Euro, với 100% số lô đã được bán.

Các vật phẩm đấu giá nổi bật của công ty kim cương Artcurial

 

Công ty kim cương Artcurial luôn được nhắc đến và so sánh với các nhà đấu giá kim cương đá quý lớn lâu đời khác như: công ty kim cương Bonhams, Dorotheum, Heritage Auctions, SkinnerTiancheng.

Comments are closed.