Đá Chrysotile thuộc họ Serpentine và thường được coi là thể vùi trong các loại đá quý khác. Đặc biệt, Chrysotile thể vùi đuôi ngựa nằm bên trong Demantoid Garnet sẽ góp phần làm tăng giá trị viên đá. Đá Chrysotile có nhiều màu sắc và và hình dạng độc đáo nên thường bị nhầm với nhiều loại đá quý khác.
Nội Dung Bài Viết
Đá Chrysotile là gì?
Đá Chrysotile (hay Asbestos trắng) là một loại đá bán quý và khoáng sản công nghiệp quan trọng. Chrysotile có công thức hóa học là Mg3Si2O5(OH)4, tương tự như Lizardite và Antigorite.
Chrysotile Serpentine được chia thành 2 nhóm chính là Serpentine Asbestos và Amphibole Asbestos. Các khoáng chất nằm trong nhóm Amphibole bao gồm Actinolite, Anthophyllite, Tremolite, Crocidolite (Asbestos xanh) và Amosite (Asbestos nâu).
Tất cả các khoáng chất Asbestos đều được hình thành ở dạng sợi. Khoáng chất trong nhóm Serpentine thường được hình thành ở dạng sợi xoăn bao gồm các lớp tinh thể, trong khi khoáng chất Amphibole có dạng sợi hình kim nhỏ.
Nhiều khoáng chất Amphibole xuất hiện trong Chrysotile dưới dạng chất gây ô nhiễm, làm cho Chrysotile trở thành một khoáng chất gây ngộ độc (Amphibole Asbestos độc hơn Serpentine Asbestos). Các khoáng chất như: Anthophyllite, Tremolite và Actinolite sẽ làm cho Chrysotile, Talc và Vermiculite trở thành chất độc hại.
Dưới đây là một số tên gọi không chính thống của Chrysotile:
- Opal xanh Thụy Sĩ.
- Đá Dragon’s Scale.
- Zebra Jasper.
- Lizard Skin Jasper.
Nguyên nhân của việc gọi sai tên Chrysotile là do sự thiếu kiến thức của người bán và một phần là do đá Chrysotile rất đa dạng về hình dạng và màu sắc.
Thường những viên Chrysotile có độ mờ đục, đặc biệt là có hoa văn sẽ bị nhầm là Jasper. Hoặc Chrysotile còn bị nhầm thành Opal là do hai loại đá này có khối lượng riêng tương tự nhau.
Một sự nhầm lẫn phổ biến khác là giữa đá Chrysotile và thuật ngữ “Chrysolite”. Chrysolite là một thuật ngữ từ lâu được sử dụng để gọi đá Olivin hoặc Peridot, hoàn toàn khác biệt với đá Chrysotile.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Chrysotile
Công thức hóa học | Mg3Si2O5(OH)4 |
Cấu trúc tinh thể | Monoclinic (Clinochrysotile) và Orthorhombic (Orthochyrostile, Parachrysotile) |
Màu sắc | Trắng, nâu vàng, xám, xanh lục, xanh xám, vàng, nâu vàng và nâu. Có thể có gân hoặc lốm đốm |
Độ cứng trên thang Mohs | 2.5 – 3 điểm trên thang Mohs |
Độ bóng | Mượt |
Chỉ số khúc xạ | 1.56 – 1.57 |
Khối lượng riêng | 2.51 – 2.63 |
Phân tách tinh thể | Không có |
Trong suốt | Mờ |
Vết nứt gãy | Dạng sợi |
Màu vết gạch | Trắng |
Huỳnh quang | Đôi khi phát quang yếu có màu vàng nhạt |
Đa sắc | Không có |
Hiệu ứng quang học | Đôi khi có hiệu ứng mắt mèo (Chatoyancy) |
Ý nghĩa và công dụng đá Chrysotile
Đá Chrysotile được mệnh danh là hòn đá của sự sống và là viên đá của sức mạnh, khả năng phục hồi.
Chrysotile trở nên nổi tiếng trong quá khứ với những tên gọi khác như Zebra Jasper hoặc Dragon’s Scale vì có khả năng giúp xác định và xua đuổi điều ác, xui xẻo.
Tất cả các loại đá quý mang nhiều năng lượng chữa lành và Chrysotile không ngoại lệ. Ngoài ra, sức mạnh của Chrysotile còn bị ảnh hưởng bởi màu sắc đá, chẳng hạn như:
- Đá Chrysotile xanh lục được kết hợp cùng với các loại đá quý màu xanh lục sẽ giúp thúc đẩy sức sống và tăng trưởng.
- Chrysotile vàng sẽ sở hữu các lợi ích của đá quý màu vàng như tăng hy vọng, niềm vui và sự sáng tạo.
- Chrysotile nâu sẽ cung cấp các đặc tính nền tảng và cân bằng của đá quý màu nâu.
Chữa lành cảm xúc
Một số đặc tính chữa lành cảm xúc chính là khả năng đặc biệt của Chrysotile, giúp chủ nhân loại bỏ các kiểu suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực. Chrysotile còn có tác dụng tự ý thức bảo vệ bản thân khi gặp nỗi đau từ những khó khăn tình cảm trong quá khứ, giúp bạn giữ bình tĩnh, không phán xét bản thân và rút kinh nghiệm từ những bài học trước.
Ứng dụng trong công nghiệp
Hơn 90% sợi Asbestos trên thế giới được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng có chứa Chrysotile. Chỉ riêng ở Mỹ, mức tiêu thụ Chrysotile đã lên tới khoảng 13.000 tấn mỗi năm.
Dưới đây là một số công dụng phổ biến của đá Chrysotile:
- Lót và má phanh trong xe.
- Gioăng (hay vòng đệm).
- Tấm lợp nhựa đường.
- Tấm xi măng
- Cách nhiệt trong ống dẫn, thiết bị, miếng đệm và đường ống.
- Chất kết dính.
- Gạch vinyl
- Vách thạch cao chống cháy.
- Nguồn Magie.
Đá Chrysotile hợp với mệnh gì?
Trong phong thủy, đá Chrysotile sẽ đem lại sức khỏe, giấc ngủ sâu, niềm vui, thuận lợi trong công việc và tài chính cho chủ nhân của mình. Tùy thuộc vào màu sắc mà Chrysotile sẽ phù hợp với các mệnh như:
- Mệnh Kim: phù hợp với loại đá quý màu vàng và nâu.
- Mệnh Mộc: phù hợp với loại đá quý màu xanh lam.
- Mệnh Thủy: phù hợp với loại đá quý màu trắng và xám.
- Mệnh Hỏa: phù hợp với loại đá quý màu xanh lục.
Đá Chrysotile hợp với cung nào?
Chrysotile là một viên đá may mắn dành cho cung hoàng đạo Song Tử. Loại đá này sẽ giúp người Song Tử có được trí tuệ, sự sáng tạo, xua đuổi xui xẻo và năng lượng tiêu cực ra khỏi người.
5 cách chăm sóc và làm sạch đá Chrysotile
Đá Chrysotile chỉ đạt 2.5 – 3 điểm trên thang độ cứng Mohs, điều này cho thấy viên đá này có độ bền rất thấp. Để viên đá giữ được màu sắc và độ bền lâu dài theo thời gian, thì bạn cần phải thực hiện 5 cách chăm sóc, làm sạch sau đây:
- Bạn có thể làm sạch đá Chrysotile bằng bàn chải đánh răng mềm, nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Sau khi rửa sạch thì lau đá với một chiếc khăn vải mềm.
- Mặc dù Chrysotile không thể hòa tan trong nước, nhưng các sợi của đá sẽ bị phân hủy trong axit loãng. Chính vì vậy, bạn không được để Chrysotile tiếp xúc với bất kỳ loại hóa chất nào.
- Khi tham gia các hoạt động mạnh, vui chơi, giải trí và làm việc nhà thì không nên đeo đá Chrysotile bên mình để tránh bị va đập vào những vật xung quanh.
- Vì độ bền của Chrysotile rất thấp nên những món đồ trang sức đá cần được cài đặt bảo vệ.
- Nên bảo quản đá Chrysotile riêng biệt với các loại đá quý khác trong túi vải hoặc hộp có lót vải để tránh trầy xước và hư hỏng.
Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Chrysotile
Giống như hầu hết các loại đá quý, giá trị của đá Chrysotile phụ thuộc vào tiêu chuẩn 4C bao gồm màu sắc, vết cắt và độ tinh khiết. Tuy nhiên, Chrysotile không được chế tác theo kiểu cắt đa giác mà được sưu tập dưới dạng tinh thể nên giá trị viên đá sẽ phụ thuộc cả vào hình dáng và độ đẹp thể.
Màu sắc (Color)
Những viên đá Chrysotile được đánh bóng và bán dưới dạng đá quý thường có màu xám và xanh lục, đôi khi sẽ có màu nâu hoặc vàng. Hầu hết Chrysotile thường có đường vân hoặc lốm đốm màu trắng, xám hoặc xanh lục từ trung bình đến đậm.
Độ tinh khiết (Clarity)
Bên trong Chrysotile không chứa nhiều tạp chất phổ biến. Các sợi của đá có thể nhìn giống như các tạp chất khác, và đôi khi những sợi này có thể tạo ra hiệu ứng mắt mèo (Chatoyancy).
Hầu hết tạp chất Chrysotile có chứa bên trong các loại đá khác có thể làm giảm giá trị của viên đá. Tuy nhiên, Chrysotile đuôi ngựa hiếm có sẽ giúp cho giá trị của Demantoid Garnet tăng rất cao.
Giác cắt (Cut)
Chrysotile thường được cắt phổ biến dưới dạng cabochon, hình cầu hoặc Tumbled. Bởi vì khoáng chất này có độ bền rất thấp nên đá không phù hợp để cắt đa cạnh.
Bạn sẽ thường thấy thợ kim hoàn cắt Chrysotile dạng cabochon để chế tác mặt dây chuyền và khuyên tai. Ngoài ra, Chrysotile cũng có thể được chạm khắc thành các hình như tháp, trái tim và đũa phép.
Các phương pháp xử lý đá Chrysotile
Đá chrysotile có thể sử dụng các phương pháp xử lý đá quý như nhuộm để đá có màu sáng hơn và thú vị hơn. Khoáng chất này cũng có thể được tẩm nhựa để có độ ổn định và độ bền cao hơn.
Các phương pháp xử lý đá quý thường sẽ làm giảm giá trị của đá (đặc biệt là nhuộm), vì vậy khi bạn mua Chrysotile thì cần phải hỏi kỹ người bán xem viên đá đã được xử lý hay chưa.
Các loại đá Chrysotile
Chrysotile có ba loại khoáng chất đa hình, nghĩa là mỗi loại sẽ có cùng thành phần hóa học nhưng cấu trúc tinh thể lại khác nhau.
- Clinochrysotile: Loại đá phổ biến nhất, có cấu trúc tinh thể đơn tà.
- Orthochrysotile: Đây là loại đá hiếm có cấu trúc tinh thể trực thoi và chiết suất cao hơn song song với trục dài của sợi.
- Parachrysotile: Loại đá này là hiếm nhất có cấu trúc tinh thể trực thoi và chiết suất cao hơn vuông góc với trục dài của sợi.
Ngoài ra, Chrysotile còn có ba biến thể quan trọng khác như:
- Aluminian Chrysotile: Một loại khoáng chất giàu nhôm.
- Chrysotilasbest: Biến thể đá có tính chất giống như Chrysotile (một tập hợp các sợi dễ tách rời, mềm dẻo, mỏng, dài và khó đứt).
- Ishkildite: Viên đá này có nhiều Silica hơn và có tính chất quang học khác với các loại Chrysotile khác.
Đá Chrysotile có gây ngộ độc không?
Trên thực tế, khoáng chất Amphibole Asbestos sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với Serpentine Asbestos, có nghĩa là Chrysotile không hẳn hoàn toàn an toàn.
Chrysotile chỉ gây nguy hiểm khi bạn hít phải các sợi được giải phóng ra từ trong viên đá. Vì vậy dù cho Chrysotile có được đánh bóng cũng sẽ không gây nguy hiểm, trừ khi đá bị nghiền nát.
Những người thợ cắt đá quý cần phải có biện pháp phòng ngừa khi cắt Chrysotile, chẳng hạn như khu vực làm việc biệt lập, trang bị các vật dụng an toàn phù hợp bao gồm khẩu trang, đồ che mắt và găng tay. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thì các chuyên gia thường cắt Chrysotile khi đá còn ướt, vì khi cắt khô sẽ khiến nhiều sợi thoát ra hơn.
Bạn cần phải cẩn thận khi xử lý Chrysotile thô, tốt nhất là bảo quản đá trong hộp kín để tránh hít phải chất xơ.
Giá trị của đá Chrysotile
Chrysotile được bán trên thị trường hiện nay thường có dạng cabochon và Tumbled. Các viên đá đều có sọc màu trắng trên nền đá màu từ trung bình đến xanh đậm hoặc xám đến đen.
Các loại Chrysotile dạng cabochon và Tumbled sẽ có giá dưới 1 USD mỗi carat hoặc 5 – 8 USD mỗi viên.
Các tác phẩm chạm khắc như trái tim, tháp và đũa phép sẽ có giá khoảng 15 USD mỗi tác phẩm. Các tác phẩm kích thước lớn hơn có thể có giá khoảng 30 USD mỗi tác phẩm.
Trang sức đá Chrysotile
Thợ kim hoàn thường kết hợp Chrysotile với các kim loại như bạch kim, vàng trắng, vàng vàng, vàng 18K, vàng 14K,… để chế tác thành các món đồ trang sức đá quý gồm mặt dây chuyền và bông tai theo phong cách cổ điển.
Lịch sử đá Chrysotile
Vào năm 1843, nhà khoáng vật học người Đức Franz von Kobell đã đặt tên cho những viên đá Chrysotile được tìm thấy đầu tiên ở Canada. Ông đã chọn tên theo từ Chrysos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vàng” và Tilos có nghĩa là “sợi”, Chrysotile có nghĩa là các sợi vàng của đá.
Trước kia tên của Chrysotile bao gồm:
- Canadian Asbestos
- Faserserpentin
- Chrysotile – Alpha hoặc α Chrysotile
- Kuphoite / Kupholite
- Lefkasbest / Lefkasbestos
- Picrosmine / Pikrosmin
- Cyphoîte
- Karystiolite
- Krysolith
Trong suốt những năm 1900, Chrysotile chiếm phần lớn sản phẩm Asbestos ở Mỹ. Trên thực tế, Canada và Mỹ từng là nguồn cung cấp Chrysotile hàng đầu của thế giới.
Chrysotile đã được sử dụng từ năm 2400 trước Công nguyên và được sử dụng để chữa bệnh vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên.
Vào năm 1924, ca ngộ độc Asbestos đầu tiên đã xuất hiện trên Tạp chí Y khoa Anh.
Bài báo y tế này xuất hiện 50 năm sau khi mỏ Asbestos đầu tiên được khai trương để sản xuất thương mại ở Canada vào năm 1874. Vào những năm 1930, Tiến sĩ E.R.A. Merewether đã đưa ra các triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc Asbestos hay bệnh bụi phổi Asbestos.
Với nghiên cứu này của Merewether đã giúp chính phủ Anh ban hành những phương án để bảo vệ công nhân làm việc tại nhà máy khai thác và chế tác Asbestos.
Vào năm 1940, đã có nhiều ghi nhận về việc Asbestos là nguyên nhân khiến con người bị ung thư. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những nguy hiểm của Asbestos nhưng đến năm 1969 sự việc này mới được công bố Vương quốc Anh ban hành quy định rộng rãi.
Vào năm 1960, chính phủ Úc đã bắt đầu loại bỏ dần việc sử dụng Asbestos và cấm hẳn từ năm 2003.
Trong những năm 1970, Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập quy định về bệnh bụi phổi Asbestos. Mặc dù Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã cố gắng loại bỏ Asbestos vào đầu những năm 1990, nhưng các tòa án Hoa Kỳ đã bác bỏ lệnh cấm này.
Kể từ ngày 5 tháng 4 năm 2022, EPA đang cố gắng ban hành lệnh cấm sử dụng Chrysotile để bảo vệ nhà sản xuất, người lắp đặt và người tiêu dùng.
Nguồn gốc của đá Chrysotile
Giống như Antigorite và Lizardite, quá trình hình thành của khoáng vật Chrysotile thông qua sự biến đổi thủy nhiệt (hay còn gọi là biến chất cấp độ thấp) của đá Mafic.
Khi nước giàu khoáng chất thấm vào kẽ đá sẽ làm biến đổi các khoáng chất bên trong. Trong trường hợp này, các khoáng chất trước đây trở thành khoáng chất mới và Olivin hoặc Orthopyroxene sẽ biến thành Chrysotile.
Các loại đá phổ biến có chứa Chrysotile là đá vôi Dolomitic biến tính và Serpentinite.
Đá Chrysotile được khai thác ở đâu?
Một số nguồn khai thác đá Chrysotile quan trọng bao gồm: Brazil, Canada, Trung Quốc, Kazakhstan, Ba Lan, Nga và Zimbabwe.