Đá Chu Sa là một loại đá màu đỏ độc đáo, được hình thành từ sự kết tủa của thủy ngân. Tuy vậy, viên đá trở nên an toàn sử dụng sau khi qua xử lý. Viên đá này còn được sử dụng phổ biến trong quá trình chế tác các vật phẩm trang trí, nghệ thuật và phong thủy.
Nội Dung Bài Viết
Đá Chu Sa là gì?
Đá Chu Sa có tên gọi khác là đá Cinnabar, Chénshā, Minium hoặc Vermilion, là một loại đá quý màu đỏ son đẹp mắt, được hình thành từ quặng thủy ngân. Viên đá này còn có tên gọi bắt nguồn từ một cụm từ Đông Ấn Độ, có nghĩa là “máu rồng”, tượng trưng cho màu đỏ sống động của khoáng chất.
Dù không có hình dáng thu hút, đá Chu Sa vẫn được ưa chuộng dùng làm đồ trang sức, các vật phẩm nghệ thuật và bột màu với vô số công dụng độc đáo trong nhiều thế kỷ. Thuộc một trong các loại quặng thủy ngân, đá Cinnabar được coi là một loại khoáng chất độc hại nhưng khi được xử lý an toàn, viên đá quý này chứa rất ít độc tính.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Chu Sa
Công thức hóa học | HgS |
Phân loại hóa học | Thủy ngân sunfua |
Màu sắc | Trải dài từ đỏ đến nâu |
Độ cứng | 2-2,5 điểm trên thang đo Mohs |
Cấu trúc tinh thể | Lượng giác |
Độ bóng | Ánh kim đến xỉn màu |
Trong suốt | Trong suốt đến mờ |
Khối lượng riêng | 8,10-8,18 |
Chỉ số khúc xạ | 2,91-3,26 |
Sự phân tách | Hoàn hảo |
Vết vỡ | Không đều |
Màu vết vạch | Đỏ |
Đa sắc | Yếu, hiếm khi xuất hiện |
Phát quang | Không |
Ý nghĩa và công dụng của đá Chu Sa
Tương tự các loại đá quý màu đỏ khác, đá Chu Sa tượng trưng cho sự ấm áp, tình yêu, sự mạnh mẽ và quyền lực. Năng lượng của viên đá này còn có công dụng giúp cải thiện và bảo vệ cuộc sống của chủ nhân khỏi những điều tiêu cực.
Chữa bệnh thể chất
Đá Chu Sa được tôn vinh với công dụng chữa lành các vấn đề tình dục, giúp điều trị, hỗ trợ khả năng sinh sản và khơi dậy sự thức tỉnh tình dục trong tâm trí người sở hữu.
Mối quan hệ chặt chẽ với máu cũng giúp viên đá này có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị các chứng rối loạn về máu, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm. Nhiều người còn sử dụng viên đá Cinnabar để tăng cường khả năng miễn dịch hoặc thúc đẩy sự hình thành các tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Chữa bệnh tinh thần
Đá Chu Sa là biểu tượng của sự mạnh mẽ, giúp tăng cường cảm xúc, chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành tích cực, nâng cao sự tự tin và khả năng hòa nhập cho chủ nhân. Viên đá màu đỏ này còn giúp người đeo đưa ra các quyết định, suy nghĩ sáng suốt về những lựa chọn trong cuộc sống, giúp họ có được cảm hứng và biết cách tìm ra giải pháp phù hợp cho bản thân.
Đá Chu Sa hợp mệnh gì?
Đá Chu Sa có mối liên hệ mật thiết với những người thuộc mệnh Thổ, mệnh Hỏa. Viên đá này sẽ mang lại cho những người thuộc hai mệnh này sự hài hòa, cân bằng nội tâm, thúc đẩy sự tiến bộ cá nhân để đạt được thành công trong cuộc sống.
Đá Chu Sa hợp với cung gì?
Chu Sa không thuộc danh sách các loại đá khai sinh nhưng là viên đá quý dành cho cung Sư Tử. Được mệnh danh là viên đá của sức sống, Chu Sa mang lại cho những người cung Sư Tử sự tự tin, mạnh mẽ, tăng cường khả năng chiến thắng và thu hút sự thịnh vượng trong công việc, cuộc sống.
Đá Chu Sa trong phong thủy
Đá Chu Sa được coi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong phong thủy, được sử dụng phổ biến trong việc sắp xếp không gian sống, giúp tạo nên sự cân bằng và dòng chảy năng lượng tích cực trong gia đình.
Trong phong thủy, khoáng chất Chu Sa còn được sử dụng để mở ra cơ hội, gia tăng sự thịnh vượng và xóa bỏ các tiêu cực trong cuộc sống. Do vậy, viên đá này thường được đặt tại các vị trí chính của phòng làm việc, phòng khách hoặc mặt tiền cửa hàng để thu hút tài lộc.
7 cách chăm sóc và làm sạch đá Chu Sa
Ở dạng khoáng chất và sắc tố tự nhiên, đá Chu Sa có khả năng gây nguy hiểm rất thấp. Tuy nhiên, Chu Sa Cinnabar chỉ đạt 2-2,5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, có khả năng giải phóng hơi thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, gây hại đến người sử dụng.
Để đảm bảo viên đá luôn giữ được độ bền, màu sắc và sự an toàn cho người đeo, bạn cần chú ý 7 cách chăm sóc và làm sạch sau đây:
- Tránh cắt hoặc nghiền nhỏ đá Chu Sa, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sở hữu.
- Luôn đeo găng tay và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi xử lý các vết bẩn bám trên bề mặt đá quý.
- Sử dụng bàn chải mềm, chất tẩy rửa nhẹ và nước ấm để làm sạch Chu Sa. Sau đó, lau khô thật kỹ viên đá.
- Bảo quản đá Cinnabar ở nơi khô ráo, thoáng mát như túi nhung hoặc hộp trang sức có lót vải, đặt tránh xa các loại đá quý khác.
- Tránh để Chu Sa tiếp xúc trực tiếp với trẻ em hoặc thú cưng.
- Tránh dùng các loại hóa chất, hương liệu mạnh, máy làm sạch siêu âm hoặc hơi nước để vệ sinh viên đá.
- Không đặt viên đá ở nơi có nhiệt độ cao và dễ thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của Chu Sa.
Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Chu Sa
Màu sắc
Đá Chu Sa có màu sắc trải dài từ đỏ đậm đến đỏ tươi, đỏ nâu hoặc xám bạc. Tuy nhiên, Chu Sa nổi tiếng nhất với màu đỏ son, được sử dụng rộng rãi trong chế tác trang sức và nghệ thuật.
Giác cắt
Thuộc một trong các loại đá quý hiếm, đá Chu Sa hiếm khi được mài giác mà được ưa chuộng ở dạng thô với nhiều biến thể và giá trị khác nhau. Đôi khi, bạn có thể tìm thấy những viên Cinnabar được cắt theo kiểu cabonchon để làm trang sức đá quý.
Độ tinh khiết
Đôi khi, đá Chu Sa có thể xuất hiện cùng với các khoáng chất như đá thạch anh, Dolomite, Alunite hoặc Dickite, khiến viên đá có màu xám hoặc nâu hơn. Các tạp chất khác như canxit, pyrit và barit cũng được tìm thấy bên trong đá Chu Sa.
Trọng lượng carat
Thông thường, đá Chu Sa được bán theo gam phổ biến hơn so với carat nên thường có kích thước khác nhau. Chu Sa trải qua quá trình mài giác thường có kích thước rất nhỏ, hiếm khi vượt quá 3 carat.
Một số viên đá thô có thể được cắt lên đến 50 carat nhưng rất hiếm. Các tinh thể Chu Sa Trung Quốc có độ trong suốt mịn, khó có thể bị cắt và có giá trị cực kỳ cao, tương tự các khoáng vật thô.
Giá trị của Chu Sa
Đá Chu Sa có giá trị tùy thuộc vào kích cỡ, màu sắc, trọng lượng và mài giác như sau:
- Chu Sa thô có giá trị dao động từ 0,07-0,40 USD mỗi gam.
- Những viên Chu Sa thông thường có giá khoảng 105 USD mỗi carat, trong khi các viên cabochon có thể dao động từ 0,06 đến 3 USD mỗi carat.
- Các viên Chu Sa có màu sắc độc đáo thường có giá trị cao, từ 0,05 đến 22 USD mỗi gam, phụ thuộc vào chất lượng viên đá.
- Một số tác phẩm chạm khắc lịch sử của Trung Quốc làm bằng đá chu sa thô có giá trị hơn 50.000 USD.
- Giá của đồ trang sức gắn đá Chu Sa cũng rất khác nhau, dao động từ 10 đến 4000 USD, tùy thuộc vào kim loại được sử dụng.
Trang sức gắn đá Chu Sa
Sở hữu màu đỏ độc đáo, đá Chu Sa được sử dụng để chế tác thành các loại trang sức đá quý nổi bật như nhẫn, vòng tay, mặt dây chuyền, bông tai… kết hợp cùng các loại kim loại quý như vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng, bạc, bạch kim để tăng thêm vẻ đẹp, sự độc đáo và nổi bật cho chủ sở hữu.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các nhà chế tác thường sử dụng những loại đá Chu Sa nhân tạo để thay thế, tránh khỏi tổn hại từ thủy ngân.
Lịch sử đá Chu Sa
Trải qua nhiều nền văn hóa khác nhau, đá Chu Sa có những cách sử dụng độc đáo như được khai thác và đun nóng để chiết xuất thủy ngân trong hàng ngàn năm. Khi đun nóng trong lò, thủy ngân thoát ra dưới dạng hơi sau đó ngưng tụ thành thủy ngân lỏng.
Từ thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên, các nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới đã sử dụng bột đá Chu Sa làm chất màu đỏ son để sản xuất các loại sơn nghệ thuật và mỹ phẩm.
Người Hy Lạp và La Mã cũng đã sử dụng sơn chu sa trong các lễ rước khải hoàn và các tác phẩm điêu khắc trang trí của họ. Các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới cũng sử dụng khoáng chất này để trang trí đầu lâu và xương trong các nghi lễ chôn chất. Ngoài ra, một số loại thuốc như Ayurvedic cũng sử dụng thành phần bột đá Cinnabar.
Tại Trung Quốc, màu sắc của Chu Sa rất phổ biến để làm sơn mài đỏ. Tuy việc sử dụng khoáng chất này đã giảm dần theo năm tháng nhưng một số cách sử dụng đá Cinnbar truyền thống trong sơn mài Trung Quốc vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay, đặc biệt là trong các nghi lễ ban phước và chôn cất.
Quá trình hình thành Chu Sa
Đá Chu Sa là một khoáng chất thủy nhiệt kết tủa từ nước nóng dâng cao và hơi nước di chuyển qua các vết nứt của đá, được hình thành ở độ sâu nông, nơi nhiệt độ không vượt quá 200°C.
Quá trình hình thành này thường xảy ra trong các tảng đá lân cận, chịu ảnh hưởng từ các hoạt động gần núi lửa hoặc xảy ra xung quanh các suối nước nóng, lỗ thông hơi. Chu Sa được kết tủa dưới dạng chất trám khe nứt và lớp phủ bên trên bề mặt đá, sau đó lắng đọng vào các lỗ rỗng trầm tích.
Địa điểm khai thác đá Chu Sa
Đá Chu Sa xuất hiện ở tất cả các địa phương khai thác khoáng sản mang lại thủy ngân, nổi bật nhất là ở Almaden, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, một số địa phương khác đã sản xuất được Chu Sa rất phong phú hoặc có kết tinh tốt như màu sắc đỏ tươi đến từ tỉnh Quý Châu, tỉnh Hồ Nam tại Trung Quốc.
Các địa điểm khai thác đá Cinnabar đáng chú ý khác bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mexico, Slovakia, Slovenia, Ukraina và Hoa Kỳ.