Nội Dung Bài Viết
Đá Corundum là gì?
Đá Corundum thực chất là một tên gọi khác của Ruby và Sapphire, hai loại đá có cùng nguồn gốc khoáng chất và được phân biệt qua sự khác biệt về màu sắc. Corundum là một loại khoáng chất tự nhiên có dạng trong suốt, có màu sắc phong phú tùy thuộc vào các thành phần ngoại lai trong quá trình hình thành.
Tên Corundum bắt nguồn từ Kurundam, là tiếng Tamil có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là Ruby.
Đá Corundum: tính chất vật lý và tính chất hóa học
Công thức hóa học | Al2O3 |
Cấu trúc tinh thể | Lục giác |
Màu sắc | Đá corundum tinh khiết thường không màu, Khi có lẫn kim loại sẽ tạo ra các màu khác như đỏ hoặc xanh |
Độ cứng trên thang Mohs | Đạt điểm 9 trên thang độ cứng Mohs |
Độ bóng | Trông như thủy tinh |
Trọng lượng riêng | 3.9 – 4.1 |
Trong suốt | Trong suốt cho đến mờ |
Màu vết gạch | Không màu |
Tác dụng của đá Corundum
Đá Corundum có độ cứng tuyệt vời để trở thành vật liệu lý tưởng cho công việc mài mòn các vật chất khác. Khoáng chất Corundum hay được sử dụng trong ngành công nghiệp cần những vật liệu cứng, bền và ổn định về mặt hóa học. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để thiết lập cấu trúc rõ ràng cho các thiết bị điện tử dễ bị mài mòn và hư hỏng nhiều.
Đá Corundum Sapphire là gì?
Khi Corundum có màu đỏ, chúng được gọi là Ruby, khi mang màu sắc pha trộn giữa hồng và cam sẽ được gọi là Padparadscha. Các màu khác được quy ước gọi là Sapphire.
Đá Corundum Ruby là gì?
Khi đá Corundum được hình thành trong các tảng đá, các nguyên tố và khoáng chất khác bị trộn lẫn vào sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của đá. Họ màu và độ rực màu sẽ thay đổi tùy thuộc vào kiểu loại và hàm lượng các khoáng chất ngoại lai này. Một viên Corundum được coi là Ruby khi có chứa crom (Cr).
Độ rực màu và tông màu của Ruby sẽ phụ thuộc vào hàm lượng crom có trong viên đá. Chứa một lượng vừa đủ, Ruby có thể chứa màu đỏ đậm cực kỳ sống động và khiến viên đá Corundum này phát quang dưới tia cực tím. Khi ấy, ánh sáng xuyên qua và phản chiếu màu đỏ càng rực rỡ hơn trong mắt người nhìn và viên đá càng trở nên lộng lẫy.
Đá Corundum nhân tạo
Vì đá Corundum có giá trị lớn nên nhiều người khó có thể sở hữu một trong những viên đá sang trọng này. Do vậy, họ sẽ lựa chọn Corundum nhân tạo hoặc một sự thay thế khác có vẻ đẹp tương tự. Phổ biến nhất là đá Corundum Alexandrite nhân tạo.
Một trong những đặc tính được yêu thích nhất của đá alexandrite là khả năng biến đổi màu sắc, dần dần từ màu xanh lá cây sống động dưới ánh mặt trời sang màu đỏ hoặc tím dưới ánh nến.
Bất kỳ loại đá nào thay đổi màu sắc trong điều kiện ánh sáng khác nhau đều được gọi là “tính năng đổi màu giống alexandrite – Alexandrite like” để dễ hình dùng, thay vì dùng thuật ngữ thay đổi màu sắc. Một số viên Corundum có thể đổi màu nên chúng thường được gọi là đá Corundum Alexandrite nhân tạo.
Độ cứng của đá Corundum
Trên thang độ cứng Mohs, đá Corundum chỉ kém kim cương và kim cương Moissanite một chút. Độ cứng được dùng để nhận biết đá Corundum trong khi màu sắc dùng để phân biệt Ruby hay Sapphire.
Bên cạnh độ cứng thuộc nhóm cao nhất trong các loại đá quý, khoáng chất Corundum cũng được biết đến với khối lượng riêng 4.02 – một con số lớn bất thường với một loại khoáng chất trong suốt.
Đá Corundum: tính chất quang học
Những viên đá Corundum có thể chứa những tạp chất được cấu trúc đặc biệt và tạo thành những ngôi sao lấp lánh – hiện tượng này gọi là hiệu ứng sao hay hiệu ứng Asterism.
Có hai loại khoáng chất phổ biến nhất để tạo ra hiệu ứng này là rutil và oxit titan. Khi có những họa tiết độc đáo này, đá Corundum sẽ được cắt theo hình cabochon để làm nổi bật vẻ lấp lánh của hiệu ứng sao.
Cả Ruby và Sapphire đều có thể xuất hiện hiệu ứng đặc biệt này, được gọi là Ruby sao hoặc Sapphire sao, nhưng đặc điểm này lại phổ biến ở Sapphire hơn Ruby.
Đá Corundum: nguồn cung cấp
Đá Corundum thường được tìm thấy trong lớp đá trầm tích và đá hỏa sinh ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Ở mỗi một khu vực hình thành với số lượng lớn, đá Corundum sẽ có một vài tính chất riêng.
Ví dụ, ở Úc, Corundum thay đổi từ xanh lam nhạt, xanh lam đậm và xanh lá cây đến vàng và xanh lục vàng nên được coi là Sapphire. Ngược lại, Miến Điện có Corundum đỏ (Ruby) và Sapphire xanh đậm.
Khoáng chất Corundum có tại Zimbabwe, Sri Lanka, Ấn Độ và Nga chủ yếu được sử dụng để làm vật liệu mài mòn.
Đá Corundum: 4 phương pháp xử lý
Xử lý nhiệt (Heat Treatment) | thể cải thiện cường độ màu cũng như độ trong của đá quý |
Khuếch tán màu (Color Diffusion): | Được dùng chủ yếu cho Sapphire xanh lam muốn tăng độ đậm và độ rực màu hoặc cải thiện hiệu ứng Asterism. |
Tráng lớp phủ bên ngoài (Film Coating): | Một lớp phim nhẹ và loãng sẽ được phủ lên đá quý nhưng cách này phông phổ biến và rất dễ bị trầy xước. |
Chiếu xạ (Irradiation): | Được sử dụng để tăng cường màu sắc cho những viên đá nhạt màu, phổ biến là màu cam và màu vàng. |
Đá Corundum: một số viên Ruby và Sapphire nổi tiếng thế giới
Nhiều viên Corundum (Ruby và Sapphire) được triển lãm tại bảo tàng để toàn bộ công chúng được thưởng thức những viên đá đẹp mắt và độc đáo này. Tuy nhiên cũng có nhiều viên đá quý chưa từng tái xuất hiện sau một quá khứ không mấy thuận lợi.
Viên “Rosser Reeves Ruby” dưới đây được đặt tên theo chủ nhân của nó, người luôn cất giữ viên đá trong túi để cầu may và coi viên Ruby này là đứa con của mình. Rosser Reeves Ruby có hiệu ứng ngôi sao lấp lánh và nặng 138,72 carat, đến từ Smithsonian.
Stuart Sapphire là một trong những viên đá trang trí cho Vương miện Hoàng gia thuộc về Nữ hoàng Elizabeth II. Đó là một viên Sapphire được cắt theo hình cabochon nặng 104 carat.
Một trong những viên Ruby không thể tìm lại được là “Liberty Bell Ruby” do bị đánh cắp vào năm 2011 trong một cửa hàng trang sức ở Delaware. Viên Ruby này được chạm khắc thành hình chuông và nặng gần 9072 carat.