Cubic Zirconia (CZ) là một loại đá quý tổng hợp nhân tạo không màu, được làm từ dạng tinh thể lập phương của Zirconium Dioxide. Cubic Zirconia thường được dùng như là một giải pháp thay thế kim cương tự nhiên vì giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Cubic Zirconia hoàn toàn khác biệt về chất lượng, độ thẩm mỹ và cấu trúc vật so với kim cương tự nhiên vì nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm – trong khi kim cương tự nhiên là loại đá quý tự nhiên, đẹp.
Nội Dung Bài Viết
Đá Cubic Zirconia (CZ) là gì?
Đá CZ là tên viết tắt của đá Cubic Zirconia với thành phần chính là ZrO2. Đá CZ có vẻ ngoài lấp lánh, vẻ đẹp và độ bền tốt thường được dùng để thay thế kim cương trong các thiết kế trang sức. Đá CZ tự nhiên rất hiếm, hầu hết đá CZ trên thị trường là đá nhân tạo.
Mặc dù CZ tự nhiên đã được phát hiện vào những năm 1930, nhưng phải đến những năm 1970, phương pháp nuôi cấy đá CZ (hay CZ nhân tạo) mới được hoàn thiện, và được đưa vào thị trường vào năm 1976.
Trong khi mục đích sản xuất ban đầu là ứng dụng loại đá này trong công nghiệp dần dần đã trở thành một loại đá quý thay thế hoàn hảo cho kim cương trong chế tác trang sức đá quý.
Đá CZ khác hoàn toàn với đá Zircon dù cả hai có bề ngoài rất giống nhau. Cả đá Cubiz Zirconia và Ziron đều là những loại đá giống kim cương nhưng mềm hơn kim cương nhiều và là một trong các loại đá quý có thời gian hình thành lâu nhất, lên đến 4 tỷ năm.
Các tên gọi khác của đá CZ bao gồm: Cubic Z, Diamond-Z, Diamonair II, Diamononesque, Diamonite, Djevalite, Phianite, C-Ox, Pearl CZ.
Tính chất vật lý và hóa học của đá CZ:
Công thức hóa học | ZrO2 |
Tên hóa học | Zirconium dioxide |
Màu sắc | Không màu, vàng, cam, nâu, hồng, đỏ, tím, xanh lá cây, xanh lam và đen |
Độ cứng | 8.25 – 8.50 trên thang độ cứng Mohs |
Trọng lượng riêng | 5.65 – 5.95 |
Tính lưỡng chiết | Không |
Độ trong suốt | Trong suốt |
Ánh huỳnh quang | Vàng, xanh lục hoặc nâu cam |
Cách chọn trang sức đá CZ
Với vẻ ngoài lấp lánh giống như kim cương, CZ là một viên đá quý cổ điển phù hợp với bất kỳ trang phục nào.
Các loại trang sức như bông tai, vòng tay đánh đá hoặc nhẫn theo phong cách tối giản bằng đá CZ rất thích hợp để đeo hàng ngày.
Nếu muốn nổi bật, bạn có thể chọn trang sức gắn CZ kích thước lớn để đảm bảo sự thu hút với người đối diện trong khi giá thành lại không quá cao.
Cách bảo quản đá CZ
Không giống như kim cương hoặc Moissanites, đá CZ mềm hơn kim cương (đạt điểm 6.5 – 7.7 trên thang độ cứng Mohs). Đồng thời, CZ dễ bị bẩn và vẩn đục hơn, do đó, viên đá cần được làm sạch và chăm sóc thường xuyên hơn. Để bảo quản đá CZ, bạn cần lưu ý 4 điểm sau:
- Tháo trang sức đá CZ khi tham gia các hoạt động mạnh như làm vườn, thể thao, bơi lội,…để tránh trầy xước đá
- Không để viên đá cubic zirconia tiếp xúc với hóa chất như nước tẩy rửa mạnh, keo xịt tóc hoặc mỹ phẩm thậm chí là kem dưỡng vì chúng có thể làm viên đá xỉn màu theo thời gian
- Làm sạch đá CZ bằng vải mềm hoặc bàn chải mềm với nước xà phòng ấm, nhẹ nhàng rửa sạch viên đá. Bạn nên làm sạch trang sức định kỳ 2 lần 1 tháng để đảm bảo độ sáng không bị ảnh hưởng
- Nếu đá cubic zirconia quá đục và không thể tự làm sạch, bạn có thể mang đến thợ kim hoàn hoặc lựa chọn một viên đá CZ mới.
Yếu tố đánh giá chất lượng CZ
Đá Cubic Zirconia được phân loại thành ba thang điểm: A; AAA (3A) và AAAAA (5A).
Theo đó, loại A có chất lượng thấp nhất và dễ bị hư hỏng, sứt mẻ và xỉn màu, chất lượng 3A là loại đá tầm trung và 5A có chất lượng cao nhất, có vẻ ngoài ít khác biệt với kim cương.
Trên thị trường hiện nay, những viên CZ hạng 5A thường được quảng cáo là cắt và đánh bóng bằng tay.
Nhưng có một vấn đề là:
Không có tiêu chuẩn thống nhất nào để phân loại CZ. Cũng không có tổ chức giám định đá quý nào sẽ đánh giá loại đá này.
Thông thường, không có sự khác biệt nào có thể phân biệt được đá CZ thuộc loại nào trong thang A đến 5A. Thay vì lo lắng về cấp độ đá CZ, bạn nên tập trung vào vẻ đẹp của viên đá và chất lượng của các thiết kế.
Độ tinh khiết (Clarity)
Đá CZ có độ tinh khiết cực cao nên hầu hết các viên CZ đều hoàn mỹ với độ trong rất cao và không có tạp chất, mặc dù vậy vẫn có một số viên bị vẩn đục.
Màu sắc (Color)
Đối với kim cương, nước màu D có nghĩa là hoàn toàn không màu và do đó có giá trị cao hơn rất nhiều so với các nước màu khác.
Đá CZ không màu sẽ tương đương với nước màu D của kim cương và đây cũng là loại phổ biến nhất được dùng trong trang sức đá quý và cũng là loại đá rời được tìm mua nhiều nhất. Vậy nên khi bạn mua 1 viên đá CZ không màu, bạn sẽ không cần phải lo lắng lắm về nước màu của viên đá.
Và cũng do yếu tố này mà một số nơi bán gian lận sẽ dùng đá CZ để làm giả thay cho kim cương.
Để tránh bị lừa, bạn nên tìm hiểu và chọn mua kim cương ở nơi uy tín với giấy chứng nhận kim cương từ các tổ chức chứng nhận uy tín như GIA hoặc AGS.
Đá CZ có thể có các màu sắc khác nhau như xanh lục, xanh lam, vàng và màu tím hoa oải hương,… CZ màu hồng, còn được gọi là “Pink Ice”, rất phổ biến trên thị trường ngày nay.
Một số màu sắc khác của đá CZ không phổ biến rộng rãi như loại không màu nhưng đang có xu hướng tăng lên nhiều trong những năm gần đây do tính đa dạng dễ sử dụng cùng với giá cả phải chăng. Những viên CZ màu có vẻ ngoài trông giống với những loại đá quý phổ biến như Ruby, Sapphire, Tanzanite hay Aquamarine nhưng có độ tinh khiết cao hơn nhiều.
Giác cắt (Cut)
CZ có các giác cắt theo nhiều hình dạng khác nhau và có chung các kiểu cắt phổ biến giống kim cương, bao gồm hình tròn (Round Brilliant ), hình trái tim (Heart Cut), hình bầu dục (Oval Cut),…
Mục tiêu của người thợ cắt là làm sao để tối đa hóa vẻ đẹp của viên đá, làm nổi bật được độ sáng và độ rực lửa để viên đá đẹp mắt nhất có thể.
Trọng lượng (Carat)
Không giống như kim cương, giá của đá CZ không tăng theo cấp số nhân với sự gia tăng của trọng lượng carat. Ngoài ra, vì CZ có kết cấu đặc hơn nên nặng hơn kim cương nhiều. Vì vậy, một viên kim cương và một viên CZ có cùng trọng lượng carat sẽ không có cùng kích thước. Viên CZ sẽ nhỏ hơn viên kim cương khi cùng trọng lượng carat.
Quá trình sản xuất đá CZ
Zirconia hình thành trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ với thành phần chính là oxit zirconium cùng với các khoáng chất khác như oxit canxi.
Các nhà sản xuất có thể tạo ra CZ màu bằng cách thêm các nguyên tố khác nhau trong quá trình này. Ví dụ, crom tạo ra đá CZ màu xanh lá cây, titan tạo màu nâu vàng và hàm lượng Ceri khác nhau sẽ tạo ra màu vàng, cam hoặc đỏ.
Bởi CZ tự nhiên rất hiếm có nên phần lớn trên thị trường ngày nay là đá nhân tạo. ,
Zirconia có phải là loại đá quý giả?
Câu hỏi này được đặt ra khi so sánh loại đá này với một viên kim cương. CZ không phải là một viên kim cương, nhưng là một loại đá giống kim cương, được cắt và bán trên thị trường để bắt chước một viên kim cương. Do vậy, bạn có thể gọi chúng là sản phẩm thay thế kim cương
Sau tất cả, CZ vẫn là một loại đá có thật trong tự nhiên. Là một viên đá giống kim cương nhưng không phải kim cương, không có nghĩa Zirconia là một viên đá giả.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn đá CZ với một viên kim cương nhân tạo. Kim cương nhân tạo có đặc tính hóa học, cấu trúc, tính chất quang học giống hệ một viên kim cương tự nhiên, là một viên kim cương thật.
Mặt khác, CZ có vẻ ngoài rất giống kim cương. Và chỉ có vậy, các đặc tính còn lại chúng rất khác so với kim cương.
So sánh đá CZ và kim cương
Đá CZ và kim cương thường được những người ưa chuộng đá quý so sánh với nhau.
Kim cương là loại khoáng vật có độ bền cao nhất trong thế giới đá quý, với điểm 10 cao nhất trên thang độ cứng Mohs, kim cương không dễ bị mài mòn, trầy xước hoặc xỉn màu. Trong khi CZ đạt 8 – 8.5 điểm, có thể bị đục và cần được làm sạch thường xuyên.
CZ có dạng không màu và gần như không chứa tạp chất trong khi màu sắc của kim cương thường chứa các sắc thái vàng khác nhau. Một viên kim cương không màu hoàn hảo cực kỳ quý hiếm và sẽ có giá thành rất cao.
Kim cương có độ phát sáng và độ rực lửa cao hơn nhiều so với đá Cz
Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa hai loại đá này là độ rực lửa. Trong khi kim cương có độ sáng và ánh lửa dịu hơn nhiều thi đá CZ tỏa sáng lấp lánh với nhiều màu sắc khác nhau, có thể gây cảm giác khó chịu với một số khách hàng khi học quan sát viên đá với thời gian dài.
Đối với đa số người tiêu dùng bình thường, CZ có thể trông giống hệt một viên kim cương.
Một sự khác biệt khác là dù là viên đá lấp lánh nhưng độ phát sáng và khúc xạ ánh sáng của đá CZ không sâu và đẹp như kim cương.
Dù vậy, đá CZ vẫn là một loại đá quý đẹp, có giá cả vừa phải và thân thiện với môi trường. Dù không có độ sáng và độ bền tốt như kim cương, loại đá này vẫn là một lựa chọn thay thế tốt cho một chiếc nhẫn cầu hôn bằng kim cương nếu được chăm sóc cẩn thận.
So sánh đá CZ và đá Moissanite
Moissanite là đối thủ cạnh tranh số 1 với đá CZ trong các loại đá thay thế cho kim cương. Đây cũng là loại đá hay xuất hiện trên thị trường dưới dạng đá quý nhân tạo vì Moissanite tự nhiên rất khan hiếm.
Đá Moissanite ngày càng phổ biến và có giá thành cao hơn nhiều so với đá CZ. Loại đá này cũng có độ cứng cao hơn (9,5 trên thang điểm Mohs) và độ sáng cao hơn kim cương (RI 2,65).
Viên Moissanite của chiếc nhẫn cầu hôn lấp lánh này nặng 3.6 carat, nổi bật cùng những hạt ngọc trai sang trọng