đá quý hiếm hơn kim cương

20 viên đá quý hiếm hơn kim cương

Trong thực tế, có nhiều loại đá quý hiếm hơn kim cương nhưng nhiều người không biết đến. Các loại đá này hiếm đến nỗi nhiều đại đa số các nhà sưu tập đá cũng chưa được một lần chiêm ngưỡng.

Hai mươi loại đá hiếm hơn kim cương bao gồm:

  1. Tanzanite
  2. Ruby Miến Điện
  3. Cẩm thạch
  4. Alexandrite
  5. Paraiba Tourmaline
  6.  Ammolite
  7. Kashmir Sapphire
  8. Ngọc trai tự nhiên
  9.  Đá Beryl đỏ
  10. Benitoite
  11. Opal đen
  12. Taaffeite
  13. Musgravite
  14. Đá quý hiếm hơn kim cương: Padparadscha Sapphire
  15.  Serendibite
  16. Grandidierite
  17. Painite
  18. Larimar
  19. Poudretteite
  20. Jeremejevite

 

Một số viên đá quý hiếm hơn kim cương

Đá quý hiếm hơn kim cương: Tanzanite

Đá Tanzanite với màu xanh tím đậm có thể sánh ngang với đá Sapphire có chất lượng cao với giá chỉ bằng một phần nhỏ Sapphire nhưng độ quý hiếm thì cao hơn nhiều. Chỉ xuất hiện duy nhất tại một địa điểm của đất nước Tanzania, loại đá quý hiếm hơn kim cương này nhanh chóng nổi tiếng ngay từ khi được phát hiện vào năm 1967 và được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi thương hiệu trang sức hàng đầu – Tiffany & Co.

Tanzanite có tính đa sắc từ xanh lam, tím hoặc xanh lục-vàng đến nâu, tùy thuộc vào góc nhìn. Viên đá quý màu tím và xanh lam  là loại được ưa chuộng nhất và thường được xử lý nhiệt để cho ra loại màu tốt nhất này.Đá quý hiếm hơn kim cương Tanzanite

Tanzanite sở hữu màu xanh lam đẹp mắt rất dễ bị nhầm với Sapphire

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Ruby Miến Điện

Tất cả Ruby đều quý hiếm, nhưng những viên Hồng ngọc từ Myanmar (Miến Điện) được coi như là tiêu chuẩn của Ruby về chất lượng và màu sắc và đặc biệt khan hiếm. Trong khi Ruby từ Thái Lan chứa hàm lượng sắt tương đối cao, có thể tạo ra màu đỏ sẫm ánh nâu hoặc đỏ tía, thì Ruby Miến Điện có rất ít sắt nên có màu đỏ sống động hơn, lấp lánh hơn nhiều.

Tuy nhiên, loại đá hiếm hơn kim cương Ruby với ​​chất lượng hàng đầu của Thái Lan, có màu sắc độc đáo tên là Ruby huyết bồ câu, vẫn sánh ngang với loại tốt nhất của Myanmar.

Đá quý hiếm hơn kim cương Ruby Miến Điện

Viên Ruby này đến từ Miến Điện được gọi là Sunrise Ruby và là viên Ruby có giá cao nhất thế giới với $ 30.335.698

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Cẩm thạch

Cẩm thạch có nhiều ánh màu nhưng nổi tiếng nhất với đá màu xanh lục sáng của Cẩm thạch hoàng gia (Imperial Jadeite), loại đá hiếm này có rất nhiều màu sắc như màu tím hoa oải hương, vàng, đỏ cam, xanh lam, đen và không màu. Cẩm thạch rất được coi trọng trong các nền văn hóa Trung Quốc, Maya và Maori.

Do nhu cầu ngày càng cao, loại đá quý hiếm hơn kim cương này đang càng lúc càng khó khai thác và trở nên đắt đỏ.

Ba yếu tố gồm màu sắc, độ trong mờ và kết cấu là các tiêu chí chính để đánh giá chất lượng Cẩm thạch. Ngoài ra, tính nghệ thuật của tác phẩm (hình dáng được chế tác) đóng một vai trò rất quan trọng.

Đá quý hiếm hơn kim cương Cẩm thạch

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Alexandrite

Được phát hiện vào năm 1830 ở dãy núi Ural của Nga, đá hiếm Alexandrite được chú ý với khả năng đổi màu độc đáo. Do có một lượng nhỏ crom trong cấu trúc tinh thể, loại đá hiếm này có màu xanh của ngọc lục bảo đến xanh da trời trong ánh sáng ban ngày nhưng lại chuyển sang màu đỏ Ruby ​​đến màu tím của Thạch anh Amethyst dưới ánh sáng đèn.

Mặc dù đã được phát hiện và khai thác tại Brazil và một số mỏ đá nơi khác, loại đá chrysoberyl này vẫn nằm trong số những loại đá hiếm có nhất. Là đá sinh thần của tháng 6 trong chiêm tinh học, Alexandrite rất được ưa chuộng và thường được làm nhân tạo để sử dụng làm đồ trang sức.

Đá quý hiếm hơn kim cương Alexandrite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Paraiba Tourmaline

Đá Tourmaline rất đa dạng về màu sắc. Tuy nhiên màu xanh lam bão hòa rực rỡ của Paraiba Tourmaline đã làm thế giới đá quý choáng váng vào những năm 1980. Một lượng lớn các nhà khảo sát và thợ mỏ đổ xô vào khu vực được coi là phát hiện loại đá này đầu tiên. Giá cả của những viên đá hiếm hơn kim cương này đã tăng nhanh và liên tiếp theo từng carat. Ngày nay Paraiba Tourmaline được tìm thấy tại Brazil, Mozambique, Nigeria và là một trong những loại đá quý hấp dẫn hiếm có nhất.Đá quý hiếm hơn kim cương Paraiba Tourmaline

Chiếc nhẫn này chứa ba viên Paraiba Tourmaline sáng lấp lánh và độ rực màu nổi bật có tổng trọng lượng là 2.79ct

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Ammolite

Năm 1981, Liên đoàn Trang sức Thế giới (CIBJO) tuyên bố Ammolite là một loại đá quý hữu cơ mới. Chất liệu loại đá quý này hiếm hơn nhiều so với kim cương, được hình thành từ vỏ aragonit của động vật biển thân mềm hơn 65 triệu năm tuổi, chỉ xuất hiện trong các mỏ hiếm hoi ở dãy núi Rocky.

Viên đá hiếm Ammolite đẹp có màu sắc tươi sáng, óng ánh trải dài khắp quang phổ trong cầu vồng, hoặc thậm chí toàn bộ bảy màu đều có thể xuất hiện trong một viên đá. Giá trị của những viên đá quý hiếm hơn kim cương độc đáo này ngày càng tăng lên.

Đá quý hiếm hơn kim cương Ammolite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Kashmir Sapphire

Đá Sapphire là một trong các loại đá hiếm được ưa chuộng với độ cứng và độ bền cao theo thang điểm Mohs. Tuy nhiên, giá trị nhất là dòng đá Kashmir Sapphire. Màu xanh lam mềm mại, mượt như nhung, với độ rực màu mạnh là đặc trưng của Kashmir Sapphire ashmir.

Những viên đá hiếm này chứa những hạt khoáng chất rutile rất mịn tạo nên vẻ mềm mại. Các mỏ từng sản xuất chúng trên dãy Himalaya đã cạn kiệt vào những năm 1930. Do đó, Kashmir Sapphire càng trở nên quý hiếm và có giá thành leo thang cực cao.

Những viên đá quý hiếm hơn kim cương này ít khi được cá nhân sở hữu mà hay được trưng bày tại các viện bảo tàng nghệ thuật.

Đá quý hiếm hơn kim cương Kashmir Sapphire

Sau khi được phát hiện là một Kashmir Sapphire quý giá, viên đá này đã trở thành một phần của bộ sưu tập Somewhere in the Rainbow.

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Ngọc trai tự nhiên

Con trai thì có ở khắp mọi nơi, nhưng nếu không có ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc trai, loại ngọc này sẽ gần như không tồn tại. Ngọc trai tự nhiên vô cùng ít ỏi và tăng dần độ khan hiếm theo từng năm do đánh bắt quá mức, ô nhiễm nước và axit hóa đại dương.

Ngọc trai tự nhiên hiếm khi tròn và thường không đều màu. Vì vậy, trong khi những viên ngọc trai nuôi đạt đủ tiêu chuẩn để làm trang sức thì những sợi ngọc trai tự nhiên sẽ có nhiều khuyết điểm hơn. Ngọc trai cũng là một trong số ít loại đá quý hữu cơ tự nhiên như hổ phách, đá san hô, đá huyền thạch hay ammolite.

Đá quý hiếm hơn kim cương Ngọc trai tự nhiên

Viên ngọc trai tự nhiên có dạng tròn như trên cực kỳ quý hiếm và được đánh giá cao.

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Đá Beryl đỏ

Là anh em họ của Ngọc lục bảo Emerald, Ngọc hải lam Aquamarine và đá Morganite, loại đá Beryl này có chứa mangan nên mang màu đỏ tươi. Beryl đỏ là một trong những loại đá hiếm nhất và được ưa chuộng nhất thế giới.

Với độ bền tốt, loại đá quý này có thể trở thành nguyên liệu tuyệt vời cho các món trang sức. Loại đá này chỉ xuất hiện ở vùng núi Wah Wah của Utah, và hầu hết được các nhà sưu tập khoáng vật sở hữu.

Đá quý hiếm hơn kim cương Beryl đỏ

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Benitoite

Loại đá quý hiếm hơn kim cương này có độ quý hiếm, độ rực lửa và phân tán ánh sáng vượt xa hơn cả kim cương. Mang sắc màu giống với xanh lam của Sapphire, không có gì lạ khi Benitoite là một loại đá hiếm được săn lùng rất nhiều. Đá Benitoite chất lượng chỉ xuất hiện ở khu San Benito, California.

Khi lựa chọn một viên đá quý Benitoite, người tiêu dùng phải quyết định giữa màu xanh lam sẫm với độ bão hòa mạnh nhưng phân tán thấp của Sapphire với một viên đá hiếm có tông màu sáng hơn nhưng lấp lánh lửa của Benitoite.

Đá quý hiếm hơn kim cương Benitoite

Viên đá hiếm Benitoite độc đáo này đến từ California, được yêu thích bởi có độ rực màu và lấp lánh hơn hẳn kim cương xanh.

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Opal đen

Không giống như những loại đá Opal thông thường, Opal đen có các nguyên tố vi lượng cacbon và oxit sắt, tạo ra một màu đen nổi bật. Sự sống động của màu sắc này làm cho Opal đen trở thành loại đá quý hiếm và có giá trị nhất trong tất cả các loại Opal. 

Đá Opal đen thường được cắt theo dạng tự do, hình bầu dục hoặc hình giọt nước, để tối đa hóa kích thước cũng như trọng lượng carat của đá. Tuy nhiên việc này phù thuộc vào hình dạng tự nhiên của đá sẽ được các nhà kim hoàn quyết định cắt như thế nào.

Đá quý hiếm hơn kim cương Opal đen

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Taaffeite

Taaffeite là một trong các loại đá quý hiếm ít được nhìn thấy trên thế giới, nên loại đá này được xếp vào danh sách quý hiếm hơn kim cương.

Đá Taaffeite có vẻ bề ngoài nổi bật cùng chất lượng màu sắc đa dạng, từ trong suốt đến màu tím oải hương, màu tím hoa cà hoặc màu tím xanh.

Trước khi được Richard Taaffe xác định chính xác, Taaffeite đã bị nhầm lẫn với đá Spinel, một loại đá quý đẹp nhưng không hiếm. Tuy nhiên, đá Taaffeite chất lượng cao có giá mỗi carat cao tới 35.000 USD.

Đá quý hiếm hơn kim cương Taaffeite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Musgravite

Musgravite là một khoáng chất oxit tạo thành một phần của họ khoáng chất Taaffeite, được phát hiện vào năm 1967 ở Nam Úc. Có rất ít mẫu vật được biết là tồn tại, làm cho loại đá quý này trở nên cực kỳ quý hiếm và giá trị với độ cứng đạt 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs, được nhiều nhà hoàn kim săn lùng.

Đến năm 2005, chỉ có 8 loại Musgravite có chất lượng đá quý được khai thác trên thế giới. Điều này cho thấy viên đá này là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên thế giới. 

Đá quý hiếm hơn kim cương Musgravite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Padparadscha Sapphire

Padparadscha Sapphire là một loại đá quý hiếm trên thế giới, được tìm thấy chủ yếu tại Sri Lanka.

Với sự kết hợp độc đáo giữa màu hồng và cam, đã giúp cho loại đá này trở thành loại đá quý hiếm hơn kim cương và nằm hàng đầu trong danh sách sưu tầm của những người sành đá quý.

Đá quý hiếm hơn kim cương Padparadscha Sapphire

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Serendibite

Serendibite là loại đá quý tuyệt đẹp và cực kỳ quý hiếm, được phát hiện ở khu vực Mogok của Myanmar vào khoảng năm 1902. Theo Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA), chỉ có hai mẫu Serendibite dạng mài được phát hiện trong các mỏ thứ cấp của Ratnapura ở Sri Lanka.

Đá Serendibite có nhiều màu sắc từ vàng nhạt, xanh lam, đến đen đậm, trong đó màu đen là phổ biến nhất. Do vậy, những viên đá quý này thường bị nhầm lẫn với đá Sapphirine và đá Zoisite, nhưng chỉ cần dựa trên các chỉ số khúc xạ, song tinh và các đặc điểm quang phổ có thể phân biệt được đá Serendibite.

Đá quý hiếm hơn kim cương Serendibite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Grandidierite

Grandidierite là loại đá quý cực kỳ hiếm, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1902 tại Madagascar bởi Alfred Lacroix, một nhà khoáng vật học người Pháp.

Kể từ khi được phát hiện, các mẫu đá Grandidierite chỉ được tìm thấy ở một số địa điểm trên thế giới, bao gồm Malawi, Namibia và Sri Lanka. Nhưng một số ít mẫu vật có chất lượng đá quý chủ yếu đến từ Madagascar.

Đá Grandidierite thường có màu xanh lục và tạo ra màu đặc biệt của nó từ dấu vết của sắt. Hàm lượng sắt càng cao thì màu sắc của loại đá này càng xanh.

Đá quý hiếm hơn kim cương Grandidierite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Painite

Painite không chỉ là loại đá quý mà còn là một trong những khoáng chất borat hiếm nhất, chỉ được tìm thấy ở Myanmar. Sở hữu màu sắc tuyệt đẹp như: đỏ đậm và hồng ngọc, đá Painite thường bị nhầm lẫn với đá Ruby.

Các tinh thể tự nhiên có hình lục giác và cho đến cuối năm 2004, chỉ có hai viên được cắt thành đá quý có nhiều mặt. Tuy nhiên, do tính chất quý hiếm và dễ gãy nên đá Painite chủ yếu được trưng bày trong các viện bảo tàng.

Đá quý hiếm hơn kim cương Painite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Larimar

Larimar là một loại đá xanh quý hiếm hơn kim cương, có xuất xứ từ Cộng hòa Dominica. Sở hữu một màu xanh lam cực kỳ hiếm nhờ sự hiện diện của các tạp chất đồng trong quá trình hình thành. Đá Larimar chỉ được tìm thấy duy nhất tại nơi này, nên thường được gọi là đá quý vùng Caribe.

Larimar là một loại khoáng chất Pectolite được hình thành trong đá núi lửa, đạt 4 đến 5 điểm trên thang độ cứng Mohs và là một phần của hệ tinh thể ba lớp.

Đá quý hiếm hơn kim cương Larimar

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Poudretteite

Poudretteite là một trong những loại đá quý hiếm nhất được biết đến. Năm 1960, viên đá quý này được đặt tên theo tên của gia đình Poudrette, chủ sỡ hữu và người điều hành mỏ đá ở Mont St. Hilaire, Quebec, Canada, nơi viên đá được tìm thấy.

Đá Poudretteite là một Borosilicat quý hiếm với tinh thể lục giác, có màu tím trong suốt đến hồng, và cực kỳ hiếm gặp những viên đá trên 3 carat.

Đá quý hiếm hơn kim cương Poudretteite

 


Đá quý hiếm hơn kim cương: Jeremejevite

Được tìm thấy ở Nga vào năm 1883, đá Jeremejevite chỉ được nhìn thấy ở dạng hạt siêu nhỏ. Đến năm 1970, khoáng chất Borat quý hiếm này đã được phát hiện trong các tinh thể lớn hơn, được tìm thấy ở Namibia.

Đá Jeremejevite có hệ thống tinh thể hình lục giác hoàn hảo với màu xanh lam. Khi được mài nhẵn, viên đá quý này có ánh sáng mạnh và lấp lánh. Các tạp chất như dấu vân tay, nhiều pha và chất lỏng tạo ra một vũ trụ tuyệt đẹp bên trong viên đá Jeremejevite giúp cho loại đá này trở nên quý hiếm hơn.

Đá quý hiếm hơn kim cương Jeremejevite

Comments are closed.