Đá Pyrope Garnet

Đá Pyrope Garnet: 1 loại đá Garnet được sử dụng rộng rãi

Đá Pyrope Garnet thuộc họ đá Garnet màu đỏ và cũng là loại đá được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất trong họ đá Garnet. Pyrope Garnet luôn hiển thị màu đỏ và lại có khả năng thay đổi màu sắc dưới các góc ánh sáng khác nhau từ từ màu đỏ đậm, màu hồng, đến màu tím. Viên đá thường được cắt dưới dạng hình đa cạnh để hiển thị tốt nhất độ lấp lánh.

 

Đá Pyrope Garnet là gì?

Đá Pyrope Garnet là một biến thể đá bán quý Silicat nhôm Magie, chứa các tạp chất phổ biến như: canxi, sắt, Mangan và Crom. Công thức Pyrope Garnet tinh khiết là Mg3Al2(SiO4)3 hoặc Mg3Al2Si3O12, tuy nhiên Pyrope tự nhiên không bao giờ chỉ có mỗi Pyrope tinh khiết. Hàm lượng Pyrope cao nhất được tìm thấy trong loại đá này lên đến 83 phần trăm.

Pyrope Garnet là thành viên duy nhất của họ đá Garnet luôn có màu đỏ trong các mẫu tự nhiên, chính vì vậy mà viên đá có nghĩa là “lửa” và “mắt” trong tiếng Hy Lạp.

Nhóm đá Garnet được chia thành 2 loại là UgranditePyralspite. Trong đó, Pyrope Garnet thuộc loại Pyralspite giống như đá SpessartiteAlmandine.

Đá Pyrope Garnet còn được với nhiều tên gọi khác nhau, trong đó Bohemian Garnet hay Cape Ruby là những tên gọi bị cấm sử dụng trong giao dịch do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) quy định để tránh gây nhầm lẫn với các loại đá quý khác.

Đá Pyrope Garnet là gì?

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học đá Pyrope Garnet

Công thức hóa học Mg3Al2(SiO4)3
Cấu trúc tinh thể Hệ lập phương
Màu sắc Đỏ, hồng, đỏ nâu, đỏ tím, đỏ cam, đỏ đen và tím
Độ cứng trên thang Mohs 7 – 7.5 điểm trên thang Mohs
Độ bóng Thủy tinh hoặc nhờn
Chỉ số khúc xạ 1.73 – 1.76
Khối lượng riêng 3.65 – 3.87
Phân tách tinh thể Không có
Trong suốt Trong suốt đến mờ đục
Vết nứt gãy Hình nón
Màu vết gạch Trắng
Huỳnh quang Không
Hiệu ứng quang học Hiếm khi đổi màu

 

Ý nghĩa và công dụng đá Pyrope Garnet

Có cùng năng lượng với nhiều loại đá quý màu đỏ khác, Pyrope Garnet có tác dụng đem lại nguồn sức sống, niềm đam mê mãnh liệt và sức mạnh cho người sử dụng. Những viên Pyrope Garnet có nhiều sắc tím hơn sẽ sở hữu những lợi ích của đá quý màu tím như nâng cao trực giác và nhận thức tâm linh trong công việc.

 

Chữa bệnh về thể chất

Pyrope Garnet được cho là sẽ hỗ trợ chữa trị một số bệnh như: viêm khớp, đau họng, viêm da, bỏng và các vấn đề về tiêu hóa, chức năng hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, Pyrope Garnet còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cầm máu, thúc đẩy lưu thông và điều trị các rối loạn về máu.

 

Chữa lành cảm xúc

Về mặt cảm xúc, đá Pyrope Garnet là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người đang cảm thấy lo lắng, bất an hoặc tuyệt vọng. Những tinh thể Pyrope có khả năng tăng cường năng lượng, sự điềm tĩnh và động lực trong công việc. Viên đá quý này cũng có tác dụng thúc đẩy lòng dũng cảm và làm dịu đi những cảm giác nặng nề về cảm xúc.

Ý nghĩa và công dụng đá Pyrope Garnet

 

Đá Pyrope Garnet hợp với mệnh gì?

Trong phong thủy, đá Pyrope Garnet phù hợp với những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Viên đá sẽ mang lại cho những chủ nhân mệnh này nhiều may mắn, tài lộc, sự giàu có, thịnh vượng, quyền lực và giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc.

Đá Pyrope Garnet hợp với mệnh gì?

 

Đá Pyrope Garnet hợp với cung nào?

Theo chiêm tinh học, đá Pyrope Garnet là một loại đá quý theo cung hoàng đạo, có năng lượng phù hợp với những người thuộc cung Bạch Dương, cung Ma Kết và cung Bảo Bình. Những tinh thể màu đỏ này có thể truyền năng lượng, hy vọng, đam mê vào cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở chủ nhân của mình đừng quá đề cao bản thân mình.

Ngoài ra, Pyrope Garnet còn là viên đá khai sinh của những người sinh vào tháng giêng và là món quà để kỷ niệm hai năm ngày cưới.

Đá Pyrope Garnet hợp với cung nào?

 

4 cách bảo quản và làm sạch đá Pyrope Garnet

Như đa số các loại đá quý khác, để viên đá Pyrope Garnet giữ được màu sắc lâu dài và không bị hư hại, bạn nên bảo quản, làm sạch theo 4 cách sau:

  • Sử dụng nước ấm, xà phòng nhẹ và bàn chải đánh răng mềm để làm sạch Pyrope Garnet. Điều này giúp viên đá không bị hư hại và trầy xước.
  • Tránh để Pyrope Garnet tiếp xúc với chất tẩy rửa siêu âm hoặc nhiệt độ quá cao, vì có thể khiến các tạp chất biến thành vết nứt. Ngoài ra, nên giữ đá Pyrope Garnet tránh xa các loại axit mạnh.
  • Khi tham gia các hoạt động mạnh như tập thể dục, thể thao hay làm việc nhà, bạn không nên đeo trang sức Pyrope Garnet, nhằm tránh va đập làm tổn hại đến đá quý.
  • Hãy để trang sức đá quý riêng trong một chiếc túi vải hoặc hộp có bọc vải, tránh để viên đá gần các loại đá khác vì có thể làm xước bề mặt đá.

4 cách bảo quản và làm sạch đá Pyrope Garnet

 

Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Pyrope Garnet

Giá trị của đá Pyrope Garnet được xác định bởi tiêu chuẩn 4C, bao gồm: màu sắc, vết cắt, độ tinh khiết, trọng lượng carat.

Màu sắc (Color)

Đá Pyrope Garnet có nhiều biến thể với nhiều màu sắc như:

  • Đỏ đậm: đá Malaya, đá Chrome Pyrope, đá Mozambique đá Rhodolite.
  • Màu hồng: đá Rhodolite, đá Malaya và đá Pyrope Garnet màu nhạt.
  • Tím: đá Rhodolite, đá Chrome Pyrope, đá Mozambique và Pyrope Garnet màu nhạt.

Nguyên nhân khiến đá Pyrope Garnet có nhiều màu sắc khác nhau là do loại đá quý màu nâu đậm đến đen thường chứa các thể vùi như Andradite, Ilmenite, còn đá quý màu hồng hoặc màu tím sáng sẽ chứa mangan và sắt.

Mặc dù đá Rhodolite màu tím có giá trị rất cao, nhưng hầu hết các loại đá Pyrope Garnet có khả năng đổi màu tốt và thể hiện được sự thay đổi mạnh mẽ, rõ rệt sẽ có giá trị cao nhất.

 

Độ tinh khiết (Clarity)

Đa phần đá Pyrope Garnet có cấp độ tinh khiết của đá quý màu loại II, nên một số tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các thể vùi sẽ bắt gặp trong đá Pyrope Garnet bao gồm sợi kim (needle), tinh thể thạch anh quả cầu tuyết (quartz snowball crystal) hoặc Enstatite.

Tuy nhiên, có một số viên Malaya Garnet và Pyrope khác không chứa tạp chất có độ tinh khiết cao và cũng rất hiếm gặp.

 

Giác cắt (Cut)

Pyrope Garnet có độ phân tán vừa phải (đầy màu sắc lấp lánh) nên sẽ phù hợp với tất cả kiểu cắt đa cạnh. Bên cạnh đó, Pyrope Garnet cũng có thể được cắt dưới dạng cabochon.

Đặc biệt, biến thể Malaya Garnet chứa các tạp chất Vanadi hoặc Crom sẽ thể hiện được độ lấp lánh ánh đỏ tuyệt đẹp khi được cắt theo kiểu cắt đa cạnh.

 

Trọng lượng (Carat)

Một viên đá Pyrope Garnet có kích thước lớn được mài giác sẽ rất hiếm. Hầu hết các viên Bohemian Garnet được cắt đa cạnh chỉ nặng từ 1-2 carat, chỉ có duy nhất 1 viên vượt quá 5 carat. Đa số các viên Pyrope Garnet có kích thước nhỏ màu sắc sẽ đẹp hơn viên đá có kích thước lớn, vì trọng lượng càng cao thì màu đá quý sẽ càng sẫm.

Giá trị của một số biến thể Pyrope Garnet sẽ dựa trên trọng lượng carat, nhưng Mozambique Garnet và Pyrope Garnet màu đỏ trơn đôi khi được tính giá trị không đơn thuần dựa vào trọng lượng carat.

Biến thể Rhodolite là loại đá duy nhất được giao dịch với kích cỡ trên 10 carat và cũng có giá trị cao nhất trong tất cả các loại Pyrope Garnet.

Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Pyrope Garnet

 

Các biến thể của đá Pyrope Garnet

Các biến thể đá Pyrope Garnet dưới đây có màu hồng đỏ tươi với những tia sáng hồng nhạt và được mệnh danh là Umbalite Garnet, ngoại trừ đá Rhodolite ở Tanzania.

Malaia Garnet

Một trong những loại Pyrope Garnet có khả năng thay đổi màu sắc khá hiếm nhưng phổ biến là Malaya Garnet (hoặc Malaia), được hình thành bởi sự pha trộn giữa Pyrope và Spessartite. Các viên đá Malaya Garnet có khả năng thay đổi màu sắc thường xuất hiện màu hồng, màu cá hồi hoặc màu đỏ tươi dưới ánh sáng ban ngày và màu hồng đỏ, màu tím nhạt, màu hồng hoặc màu hồng cam khi phát sáng. Loại đá này được tìm thấy nhiều nhất ở phía đông Châu Phi, trong thung lũng Umba giáp Tanzania và Kenya.

đá Pyrope Garnet, Biến thể Malaia Garnet

 

Colour Change Garnet

Mặc dù hầu hết các biến thể Garnet đều có thể thay đổi màu sắc, nhưng phổ biến nhất vẫn là các biến thể được hình thành từ hỗn hợp Pyrope và Spessartite.

Colour Change Garnet được tạo từ hỗn hợp Pyrope và Spessartite và phát hiện vào những năm 1990 là loại đá có khả năng thay đổi màu sắc đáng chú ý nhất tại thời điểm đó. Viên đá quý này có thể chuyển từ màu xanh lục sang tím dưới góc nhìn khác nhau và viên đá giá trị cao nhất từng được giao dịch với giá lên tới 4,8 triệu USD.

Dưới đây là nguồn gốc của các loại đá Colour Change Garnet:

  • Idaho: loại đá được hình thành từ sự kết hợp của Pyrope và Almandine, có màu đỏ đến đỏ tím.
  • Đông Phi: đá Pastel Pyrope, có màu hồng đến tím.
  • Na Uy: loại đá được hình thành từ sự kết hợp của Pyrope và Almandine, có màu tím đỏ đến xanh lam hoặc tím đến đỏ rượu vang.
  • Tanzania: loại đá được hình thành từ sự kết hợp của Pyrope và Spessartite, có màu xanh lục đến đỏ tươi hoặc hồng tím đến hồng sáng đến tím.Đá Pyrope Garnet, biến thể Colour Change Garnet

 

Mozambique Garnet

Mozambique Garnet là loại đá quý được kết hợp giữa nhóm Pyrope và Almandine, có màu đỏ với tông màu cam-nâu, được phát hiện ở Mozambique, Châu Phi.

Rhodolite cũng là một loại đá được tạo ra từ Pyrope và Almandine, tuy nhiên, Mozambique Garnet có màu đỏ sẫm hơn và thường có nhiều Almandine hơn.

Đá Pyrope Garnet, biến thể Mozambique Garnet

 

Rhodolite

Rhodolite là một loại đá quý được tạo nên từ sự kết hợp không đồng đều của Pyrope và Almandine. Viên đá quý này được gọi là “Rhodolite” vì có màu đỏ tía, nhưng viên đá cũng có nhiều màu sắc khác, từ đỏ hồng nhạt đến tím nhạt hoặc tím đậm.

Đôi khi những viên đá Rhodolite có lẫn đá Spessartite sẽ có màu nhạt hơn và những viên đá có chứa tạp chất sắt, magie sẽ màu tím đậm, thường được gọi là Grape Garnet.

Đá Pyrope Garnet, biến thể Rhodolite

 

Umbalite Garnet

Umbalite là một loại đá được kết hợp cả ba nhóm Pyrope, Almandine và Spessartite. Umbalite có màu đỏ tươi đậm với các tia sáng màu hồng nhạt và đá được đặt tên theo thung lũng Umba ở Tanzania.

đá Pyrope Garnet, biến thể Umbalite Garnet

 

Phân biệt đá Pyrope Garnet với các loại đá khác

Để phân biệt đá Pyrope Garnet và Almandine đôi khi rất khó do có bề ngoài và màu sắc tương đồng nhau. Nhưng về mặt hóa học, Pyrope Garnet chứa nhiều Magie hơn trong khi Almandine chứa nhiều sắt hơn.

Cách tốt nhất để phân biệt hai loại này là sẽ kiểm tra khối lượng riêng của từng loại đá, vì khối lượng riêng điển hình của Pyrope Garnet chỉ có 3.6 trong khi Almandine cao lên tới 4.3.

Phân biệt đá Pyrope Garnet với các loại đá khác

 

Giá trị của đá Pyrope Garnet

Giá trị của đá Pyrope Garnet sẽ dựa trên trọng lượng carat, sự đa dạng và chất lượng đá quý. Dưới đây là mức giá tham khảo của các loại Pyrope Garnet được mài giác:

  • Mozambique: 5 – 35 USD/carat.
  • Pyrope Garnet đỏ: 20 USD/carat.
  • Chrome Pyrope: 50 -100 USD/carat.

Mức giá tham khảo của các loại Pyrope Garnet được cắt đa cạnh mặt có chất lượng tốt với trọng lượng 0,5 – 1 carat:

  • Rhodolite: 20 – 100 USD/carat.
  • Pyrope Garnet có khả năng đổi màu, được tìm thấy ở Mỹ: 25 – 40 USD/carat.
  • Malaya Garnet: 30 – 60 USD/carat.
  • Pyrope Garnet có khả năng đổi màu, được tìm thấy ởChâu Phi: 80 – 2,500 USD/carat.

Mức giá tham khảo của các loại Pyrope Garnet được mài giác có chất lượng tốt với trọng lượng trên 1 carat:

  • Rhodolite: 20- 150 USD/carat (1-10 carat), 150 – 300 USD/carat (10 carat trở lên).
  • Pyrope Garnet có khả năng đổi màu. được tìm thấy ở Mỹ: 35 – 80 USD/carat (1-6 carat).
  • Malaya Garnet: 150 – 200 USD/carat (1 – 5 carat), 300 – 3.000 USD/carat (5 carat trở lên).
  • Pyrope Garnet có khả năng đổi màu, được tìm thấy ở châu Phi: 120 – 6.000 USD/carat (1-6 carat).

Những viên Pyrope Garnet được cắt dưới dạng cabochon sẽ có mức giá phải chăng hơn nhiều với mức giá từ 4 – 6 USD/carat nếu trọng lượng dưới 1 carat, 5 – 30 USD/ carat nếu trọng lượng từ 1 – 10 carat và 40 USD/ carat nếu trọng lượng trên 10 carat. Đặc biệt, Mozambique Garnet được cắt kiểu cabochon chỉ có giá từ 5 – 7 USD/carat.

Khi giao dịch, các món đồ trang sức đá Pyrope Garnet màu đỏ thường có giá khoảng từ 30 – 35 USD.

Giá trị của đá Pyrope Garnet

 

Trang sức đá Pyrope Garnet

Mặc dù đá Pyrope Garnet có màu sắc ít đa dạng hơn các loại Garnet khác, nhưng Pyrope Garnet lại là một trong những loại trang sức phổ biến nhất.

Pyrope Garnet có độ cứng khá cao, bền và hầu như không có vết nứt, nên rất thích hợp để làm đồ trang sức đeo hằng ngày. Để các món đồ trang sức đá Pyrope Garnet trở nên cao cấp và tinh tế hơn, các thợ kim hoàn kết hợp đá cùng với những hợp kim quý như: bạch kim, vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng, vàng 18K,…..

Trang sức đá Pyrope Garnet

 

Lịch sử đá Pyrope Garnet

Đá Pyrope Garnet là một loại đá thuộc họ Garnet, nên cũng mang truyền thuyết của Garnet truyền thống. Tên gọi “Garnet” được lấy màu sắc của quả lựu, vì vậy Pyrope cũng tượng trưng cho tình yêu và máu.

Vào thời cổ đại, những viên Garnet đỏ được cho là có tác dụng bảo vệ du khách và thắp sáng con đường cho họ. Trong thời Trung cổ, viên đá được sử dụng để điều trị cho những người hay rơi vào ác mộng, xuất huyết và bị trầm cảm.

Người Hy Lạp cổ đại tin rằng ngọc hồng lựu là thuốc giải độc và giúp bảo vệ trẻ em không bị chết đuối. Ở Mỹ, người bản địa đã sử dụng ngọc hồng lựu để tạo ra những chiếc lục lạc cho các nghi lễ hoặc làm quà tặng tri ân.

Một số truyền thuyết tôn giáo gắn liền với đá Pyrope Garnet bao gồm:

  • Tượng trưng cho sự hy sinh bằng máu của Chúa Giêsu trong Kitô giáo.
  • Thắp sáng tầng trời thứ tư trong đạo Hồi.
  • Được sử dụng trong một chiếc đèn lồng của Nô – ê để điều hướng con tàu của mình qua lũ lụt trong Do Thái giáo.

Lịch sử cổ đại

Tên gọi “Pyrope” xuất phát từ tiếng Hy Lạp từ Pyrōpos, có nghĩa là “mắt bốc lửa” (Pyr nghĩa là “lửa” và ōps nghĩa là “mắt”). Điều này xuất phát từ độ chiết suất cao, màu sắc và độ lấp lánh của viên đá.

Người đầu tiên phát hiện ra loại đá “Pyropus” là nhà địa lý học – ngôn ngữ học Latinh Gaius Julius Solinus vào khoảng năm 300 sau Công nguyên.

Các nhà khảo cổ học đã chỉ ra bằng chứng rằng, 3100 trước Công Nguyên người Ai Cập đã sử dụng đá Garnet làm đồ trang sức. Người La Mã cổ đại thường đeo những chiếc nhẫn Pyrope Garnet và các Pharaoh Ai Cập sẽ chôn cất đeo những chiếc vòng cổ ngọc hồng lựu của họ.

Một nhà triết học nổi tiếng ở thế kỷ thứ IV trước Công nguyên – Plato, được cho là đã yêu cầu khắc chân dung của ông lên đá ngọc hồng lựu. Theo nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder, ngọc hồng lựu đỏ là một trong những loại đá quý màu được sử dụng phổ biến nhất vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên.

Tên gọi ban đầu của đá Garnet đỏ là Carbuncle, dựa theo hình dạng cabochon của viên đá.

Thời trung cổ đến thời đại Victoria

Vào thời Trung cổ (thế kỷ I đến thế kỷ XV sau Công nguyên), các giáo sĩ đã cùng với các vị trong hoàng gia đã đeo những trang sức bằng ngọc hồng lựu. Một mỏ đá Pyrope Garnet rất lớn ở Bohemia (Czechia ngày nay) đã được phát hiện trong những năm 1500.

Được mệnh danh là “ Bohemia Garnet” hay “Bohemia Ruby”, những viên Pyrope Garnet đã trở thành loại trang sức đá quý phổ biến. Vào những năm 1600, Pyrope còn có biệt danh là “Prague Garnet”.

Trong suốt những năm 1800, những viên Prague Garnet hay Bohemian Garnet là loại đá tốt nhất trong tất cả các loại đá quý. Khai thác loại đá này đã trở là một ngành công nghiệp khổng lồ tại Cộng hòa Séc.

Ở thời điểm này, có rất nhiều người vẫn còn niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh của Garnet. Trong Chiến dịch Hunza Nagar năm 1891 ở Pakistan, người Hunza đã sử dụng đạn Garnet vì tin rằng loại đá này sẽ mạnh và gây nguy hiểm hơn.

Đá Pyrope Garnet được sử dụng phổ biến nhất trong Thời đại Victoria (1837 đến 1901). Công nghiệp hóa làm cho đồ trang sức bằng Pyrope trở nên dễ tiếp cận và phong phú hơn bao giờ hết… nhưng đây lại là nguyên nhân gián tiếp khiến cho Pyrope Garnet khan hiếm vào lúc bấy giờ.

Lịch sử hiện đại

Vào đầu những năm 1900, các đồ trang sức bằng đá Pyrope Garnet từ thời Victoria đã không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, những viên Pyrope Garnet màu nhạt được phát hiện vào ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nam Phi đã trở nên phổ biến hơn.

Pyrope Garnet ở Nam Phi có trọng lượng lớn và hấp dẫn hơn so với Bohemian Garnet truyền thống. Nguồn gốc và vẻ đẹp của Pyrope Garnet đã mang lại biệt danh “Cape Ruby” cho viên đá.

Vào những năm 1990, những viên đá Pyrope Garnet có khả năng thay đổi màu sắc, với màu xanh lam từng được coi là không thể có trong đá Garnet, đã được phát hiện ở Madagascar.

Vì có trữ lượng lớn và phân bố ở nhiều nơi trên thể giới, đá Pyrope Garnet dần bị giảm giá trị và mất đi vị thế nổi bật của đá quý.

Lịch sử đá Pyrope Garnet

 

Nguồn gốc đá Pyrope Garnet

Đá Pyrope Garnet được hình thành bên trong đá trầm tích giàu khoáng chất nhôm khi đang trải qua quá trình biến chất. Nhiệt độ và áp suất trong quá trình kiến tạo làm thay đổi thành phần khoáng chất bên trong, tạo ra các khoáng chất mới như ngọc hồng lựu.

Vì rất cứng nên loại đá này là một trong những khoáng chất duy nhất còn sót lại sau khi trải qua quá trình hình thành khắc nghiệt. Đá Garnet thường được tìm thấy trong ống Kimberlite, chung với đá Serpentine, khoáng chất trong cồn cát và Peridotites.

Nguồn gốc đá Pyrope Garnet

 

Đá Pyrope Garnet được tìm thấy ở đâu?

Đá Pyrope Garnet được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là một số địa điểm khai thác loại đá này:

  • Đá Pyrope Garnet có khả năng đổi màu: Afghanistan, Đông Phi, Idaho (Mỹ), Na Uy, Madagascar, Sri Lanka và Tanzania.
  • Pyrope đỏ: Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Nam Phi và Madagascar.
  • Malaya Garnet: Kenya, Madagascar và Tanzania.
  • Rhodolite: Brazil, Ấn Độ, Bắc Carolina (Mỹ), Sri Lanka, Tanzania và Thái Lan.
  • Chrome Pyrope: Arizona và New Mexico (Mỹ), Tanzania.
  • Mozambique Ruby: Cộng hòa Mozambique.

Đá Pyrope Garnet được tìm thấy ở đâu?

Comments are closed.