Đá quý màu vàng rất đa dạng, phổ biến nhất là: topaz vàng, tourmaline vàng, opal vàng, hổ phách và đá mắt hổ… và giá trị cao nhất là: kim cương vàng, sapphire vàng. Đá quý màu vàng đại diện cho mệnh Kim và mệnh Thổ, mang lại cảm giác hạnh phúc, lạc quan.
Các loại đá quý màu vàng mang màu sắc của sự vui tươi và nổi bật, là biểu tượng cho hy vọng và sự tích cực. Giống như thời trang cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, trang sức cũng là một thế giới nghệ thuật của màu sắc. Các viên đá màu vàng đóng vai trò quan trọng để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo.
Nội Dung Bài Viết
Các loại đá quý màu vàng:
Kim cương vàng
Trong số các loại kim cương màu tự nhiên quý hiếm, kim cương vàng là loại kim cương màu có giá trị kinh tế nhất. Những viên kim cương hình thành trong tự nhiên có lẫn nitơ sẽ tạo ra màu vàng.
Kim cương vàng có nhiều sắc thái khác nhau, được yêu thích nhất nhất với màu vàng đậm sống động hoặc vàng ánh xanh cũng là loại kim cương vàng giá trị.
Đá Sapphire vàng
Sapphire vàng có thể là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cho kim cương vàng đắt đỏ. Có độ cứng xếp thứ hai trên thang độ cứng Mohs (9 điểm), loại đá quý màu vàng này còn có độ bền đôi khi được đánh giá cao cả hơn kim cương.
Loại đá quý màu vàng này có sắc thái rất đa dạng, những viên Sapphire vàng ánh lục sẽ có giá trị thấp hơn.
Đá Topaz vàng
Một loại đá quý màu vàng rực rỡ phổ biến khác là Topaz vàng. Topaz được biết đến là loại đá quý nổi tiếng với độ tinh khiết cao. Topaz vàng thi thoảng có thể chứa cả tông màu nâu. Những viên đá quý màu vàng này có vẻ đẹp tự nhiên, nhưng thường đã được qua xử lý nhiệt. Topaz còn là một trong những viên đá sinh thần của tháng 11.
Đá Tourmaline vàng
Vàng là màu sắc khó tìm nhất của đá Tourmaline (đá bích tỷ) nhưng bù lại chúng có màu sắc rất đẹp. Tuy nhiên, loại đá này thường chứa các tạp chất nhỏ bên trong.
Nếu yêu thích loại đá quý màu vàng này, bạn có lựa chọn kiểu chế tác đa mặt đa cạnh (facets) để phát huy tốt vẻ ngoài lấp lánh của viên đá. Với độ cứng từ 7 – 7.5, đây là loại đá quý màu vàng tuyệt vời có thể gắn bó với bạn lâu dài.
Thạch anh tóc vàng
Thạch anh tóc vàng được sử dụng rộng rãi vì vẻ đẹp mê hoặc và giá cả phải chăng và độ bền tốt. Trong khi phần thạch anh thì trong suốt, những tạp chất rutile sẽ tạo ra các sợi kim thường có màu vàng, tạo thành nhiều hoa văn khác biệt. Mật độ rutile càng nhiều thì viên thạch anh tóc càng có màu vàng đậm nổi bật.
Đá Garnet vàng
Đá Garnet vàng là một thành viên trong họ đá Garnet (hồng ngọc lựu) thuộc nhánh Garnet Grossular, đôi khi còn được gọi là Hessonite.
Một trong các loại đá Garnet vàng có tên là Topazolite, thuộc nhánh Andradite của Garnet, cực kì hiếm có hơn. Ngoài ra còn có Garnet Mali, cũng là một loại đá quý màu vàng thuộc họ đá Garnet cực kỳ rực rỡ khác.
Vẻ ngoài sáng bóng và lấp lánh của Ngọc hồng lựu khiến chúng trông sang trọng hơn rất nhiều so với nhiều loại đá khác cùng giá thành. Loại đá quý màu vàng này có độ cứng trung bình khá đạt 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Đá Zircon vàng
Zircon là một trong những loại đá giống kim cương, và thường gây ra nhầm lẫn cho nhiều người. Thực tế, Zircon không bền như kim cương và cũng ít lấp lánh hơn.
Zircon vàng có nhiều sắc thái khác nhau, từ những viên đá có tông màu sáng đến những tông màu sậm ánh nâu. Khi được chế tác với kiểu cắt đa mặt đa cạnh (facets), loại đá quý màu vàng này sẽ có vẻ ngoài lấp lánh ấn tượng.
Đá ngọc bích vàng
Nhắc đến ngọc bích Jade, ai cũng liên tưởng ngay đến màu xanh lục mềm mại và đầu tính tượng hình. Nhưng rất ít người biết rằng ngọc bích còn có màu vàng. Loại ngọc này dù mang màu gì cũng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và phong thủy Trung hoa.
Ngọc bích Jade có hai loại là Cẩm thạch Jadeite và Ngọc bích Nephrite. Mỗi loại đều có màu sắc phong phú, trong đó có màu vàng. Cẩm thạch Jadeite có vẻ ngoài trong hơn và cũng có giá trị kinh tế cao hơn Ngọc bích Nephrite.
Opal vàng
Opal vàng còn có một tên gọi ấn tượng khác là Opal lửa vì chúng lấp lánh màu đỏ cam tuyệt đẹp khi được ánh sáng chiếu qua. Opal là loại đá đẹp được yêu thích trong nhiều thế kỷ.
Loại đá quý màu vàng này chứa hàm lượng nước lớn và thường xuất hiện trong những tảng đá trầm tích. Tỷ lệ nước trong opal khá lớn, dao động từ 3% đến 21% nên nếu bị khô, viên đá quý màu vàng tuyệt đẹp này sẽ dễ dàng bị nứt và hư hỏng.
Đá hổ phách
Hổ phách (Amber) khá đặc biệt khi so với các loại đá quý màu vàng khác. Do hổ phách là một loại đá quý hữu cơ được tạo nên từ nhựa cây đã hóa thạch từ hàng triệu năm trước. Hổ phách có nhiều sắc thái vàng khác nhau, phổ biến nhất là màu vàng mật ong. Màu vàng càng đậm, viên đá càng có giá trị.
So với nhiều loại đá quý màu vàng khác, hổ phách có giá trị dễ tiếp nhận. Tuy nhiên, khi sử dụng đá hổ phách bạn cần lưu ý tránh các loại hóa chất vì hổ phách rất mềm và dễ bị hư hại (2 – 2.5 điểm trên thang độ cứng Mohs).
Thạch anh vàng
Thạch anh vàng Citrine có tông màu cam đậm bắt mắt, giống với màu hoàng hôn. Thạch anh vàng cũng là một trong những viên đá sinh thần của tháng 11.
Cũng như các loại đá thạch anh khác, thạch anh vàng được ưa chuộng bởi đem lại nhiều năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Cả hai loại đá quý màu vàng này đều có độ trong tuyệt vời với giá cả phải chăng, độ bền tốt để làm thành trang sức đeo hàng ngày.
Đá Danburite vàng
Đá Danburite có màu vàng đa dạng, chứa các sắc thái khác nhau của màu vàng. Danburite là một loại đá quý đẹp thích hợp để làm thành các loại trang sức khác nhau, như dây chuyền hoặc nhẫn cầu hôn.
Trong các loại đá quý màu vàng, đá Danburite đạt độ cứng khá ổn, 7 điểm trên thang độ cứng Mohs nên viên đá quý màu vàng này là một nguyên liệu lý tưởng để lựa chọn cho trang sức hàng ngày. Bạn cần lưu ý Danburite có thể bị hỏng bởi nhiệt độ cao vì vậy cần tránh làm sạch bằng hơi nước nóng.
Đá Heliodor
Đá Heliodor chính là đá Beryl có màu vàng và còn được gọi là “ngọc lục bảo màu vàng”. Dù cùng mang tên gọi “lục bảo ngọc” nhưng ngọc lục bảo Emerald lại là một loại đá quý màu xanh lục tuyệt đẹp khác cũng thuộc họ đá Beryl.
Đá Heliodor thường có màu vàng óng hoặc đôi khi xuất hiện với màu vàng ánh lục. Loại đá quý màu vàng này rất cứng, đạt 7.5 – 8 trên thang độ cứng Mohs. Thi thoảng Heliodor được tìm thấy ở nhiều sắc thái vàng hiếm thấy. Tuy nhiên cần phải kiểm tra xem có phải viên đá đã được xử lý nhiệt để cải thiện màu sắc hay không.
Ngọc trai vàng
Ngọc trai vàng còn được biết đến với tên gọi Golden South Sea Pearl. Đây là loại ngọc trai hiếm có và giá trị cao với đường kính trung bình là 13mm. Loại đá quý màu vàng này có vẻ ngoài nổi bật và sang trọng.
Ngọc trai có màu vàng càng đậm thì giá trị càng cao. Màu sắc của những viên đá quý màu vàng này được đánh giá là tương đương màu vàng 24k.
Những viên ngọc trai vàng chất lượng hàng đầu có giá trị cao khoảng từ 100.000 USD cho một sợi vòng đeo cổ.
Loại đá quý màu vàng này cũng khá mỏng manh và dễ bị hư hỏng nếu bạn không có cách bảo quản ngọc trai hợp lý.
Đá Scapolite
Đá Scapolite có kiểu màu phong phú và sắc vàng là một trong những màu nổi bật nhất. Cách lựa chọn Scapolite không chỉ dựa vào chất lượng màu sắc mà còn phụ thuộc vào độ tinh khiết và trọng lượng của chúng.
Những viên Scapolite đến từ Tanzania sẽ có tông màu đậm hơn. Những viên đá màu vàng này cũng sạch hơn nhiều. Đá Scapolite có độ bền trung bình (5 – 6 điểm trên thang độ cứng Mohs) nhưng loại đá quý màu vàng độc đáo này vẫn được dùng trong nhiều loại trang sức khác nhau.
Đá Sphalerite
Đá Sphalerite là một loại đá quý bắt nguồn từ khoáng chất kẽm (zinc) và có lẫn khoáng chất sắt. Nếu Sphalerite có hàm lượng sắt cao, viên đá sẽ bị mất màu. Khi Sphalerit ít sắt, chúng sẽ trong suốt và có màu vàng hấp dẫn.
Loại đá quý màu vàng này có xu hướng chứa nhiều mặt nên chúng thường được cắt với nhiều hình dạng và kiểu cắt phổ biến khác nhau.
Sphalerite có thể mang màu vàng từ vàng đậm đến hơi vàng như vàng cam, nâu vàng hoặc màu vàng mật ong. Đạt 3.5 – 4 điểm trên thang độ cứng Mohs, viên đá quý màu vàng hiếm có này chỉ phù hợp nằm trong các bộ sưu tập hoặc được sử dụng trong một vài sự kiện thích hợp.
Đá Chrysoberyl vàng
Nhiều viên đá Chrysoberyl, khi đạt đến hàm lượng Chatoyancy nhất định, sẽ có hoa văn độc đáo được gọi là đá Chrysoberyl mắt mèo. Kể cả khi không có hình mắt mèo, loại đá này vẫn rất đáng yêu với độ tinh khiết đẹp mắt. Với những viên Chrysoberyl mắt mèo, phần lớn của đá sẽ có màu vàng rực rỡ.
Loại đá quý màu vàng này là một lựa chọn tuyệt vời cho những món trang sức dùng thường xuyên như nhẫn đính hôn vì đá Chrysoberyl đạt 8,5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Đá Sphene vàng
Đây là một loại đá quý màu vàng rực rỡ hiếm thấy. Đá Sphene vàng khá quý hiếm nên vì vậy giá thành cũng khá cao.
Đá Sphene vàng được nhiều nhà sưu tập săn đón bởi chúng có màu sắc và độ tán sắc đẹp. Dù vậy, việc sử dụng Sphene làm trang sức bị hạn chế vì loại đá quý màu vàng rất giòn và dễ giãy (5 – 5.5 điểm)
Đá Selenite vàng
Đá Selenite vàng còn được nhiều người biết đến với tên gọi “Selenium hoàng hôn”. Selenite vàng là một trong số những loại đá thuộc họ thạch cao, có màu vàng óng ánh, mới được phát hiện gần đây tại một vài khu vực ở Hoa Kỳ.
Đối với những ai không thích hoặc không phù hợp với màu trắng của đá Selenite thì loại đá Selenite vàng là một trong số những lựa chọn thay thế hoàn hảo. Loại đá này được sử dụng nhiều trong trang sức nhờ sỡ hữu màu sắc nhẹ nhàng, đẹp mắt.
Mặc dù có thể sử dụng để làm trang sức đeo hàng ngày, nhưng người sử dụng cần giữ cho viên đá tránh tiếp xúc với nước và muối. Bởi vì đá Selenite vàng khá mềm, xốp và dễ tan trong nước.
Đá vàng găm (pyrite)
Đá vàng găm có tên gọi tiếng anh là Pryrite hoặc Pyrit. Loại đá này có màu vàng đồng ánh kim lấp lánh như kim loại vàng. Đôi khi, một lượng nhỏ vàng cũng được tìm thấy trong quặng đá vàng găm. Các điều này khiến nhiều người lầm tưởng hai loại này là một.
Tuy nhiên, rất dễ để nhận biết đá vàng găm. Trong tự nhiên, loại đá màu vàng này thường được tìm thấy dưới dạng hình khối nằm sát nhau, có thể là hình lập phương, hình bán lập phương, hình cubic,…
Prytie có thể được sử dụng để thay thế vàng trong thiết kế đồ trang sức. Bạn có thể bảo quản trang sức đá vàng găm tương tự như cách bảo quản vàng, bạc. Ngoài ra, loại đá này cũng được ứng dụng để sản xuất các chất bán dẫn, dùng sản xuất giấy,…
Đá Apatite vàng
Giống như đá Opal, đá Tourmaline, đá Zircon,…, đá Apatit cũng có dải màu sắc vô cùng đa dạng. Trong đó, loại đá Apatit vàng sở hữu màu sắc trải dài từ màu vàng chanh, vàng sáng đên vàng nâu đậm, vàng mật ong,…
Đá Apatit vàng còn được một số nơi gọi là đá Apatit Asparagus và chủ yếu được tìm thấy khu vực Tây Ban Nha. Những viên đá Apatit vàng có màu sắc càng sống động, độ bão hòa càng cao thì sẽ càng có giá trị.
Có độ cứng đạt điểm 5 trên thang đo độ cứng Mohs và có hệ thông tinh thể lục giác dễ đứt gãy, đá Apatite khá khó gia công. Những người thiết kế thường mài nhẵn hoặc sử dụng tinh thể đá thô để chế tác nên các sản phẩm trang sức đầy phóng khoáng.
Phối hợp đá quý màu vàng với trang sức
Việc lựa chọn trang sức sẽ phụ thuộc và kiểu loại đá quý và sở thích của bạn. Đá quý màu vàng sẽ trông rất thanh lịch nếu được kết hợp với kim loại màu trắng như bạch kim, bạc 950 và vàng trắng, còn nếu kết hợp với kim loại vàng vàng, vàng 18K, vàng 14K, vàng 10k,…sẽ tạo nên sự hài hòa tuyệt vời. Trang sức đá quý màu này có thể phù hợp với nhiều phong cách thời trang và nhiều màu da khác nhau.
Nhẫn cầu hôn với đá quý màu vàng đang ngày càng phổ biến và là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn một điều gì độc đáo hơn viên kim cương không màu thông thường.
Đá quý màu vàng hợp mệnh gì?
Theo quy luật ngũ hành, Thổ sinh Kim nên đá quý màu vàng sẽ là viên đá tương hợp, tương sinh với những người thuộc mệnh Kim và mệnh Thổ.
Đá quý màu vàng không chỉ giúp những người thuộc mệnh này tôn lên vẻ đẹp quyến rũ, cuốn hút, cá tính mà còn đem lại cho họ nhiều may mắn, bình an trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, những loại đá quý màu này còn sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ, giúp người mệnh Thổ và mệnh Kim tăng cường tự tin, dũng cảm, tiếp thêm sức mạnh nội lực để họ mạnh dạn hành động, thực hiện ước mơ của mình.