Đá Sard

Đá Sard: viên đá nâu đỏ được yêu thích từ thời cổ đại

Đá Sard có màu nâu đỏ đến nâu sậm, độ trong mờ ở mức trung bình. Loại đá này có vẻ ngoài gần giống với đá Carnelian và đá Onyx, cũng là biến thể khác của đá Chalcedony, nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn.

 

Đá Sard là gì?

Đá Sard là một loại đá có màu nâu đậm đồng nhất. Đá Sard khi kết hợp với đá Onyx sẽ tạo ra đá Sardonyx.

Giống như những loại đá biến thể khác thuộc đá Chalcedony, loại đá này được hình thành thông qua sự lắng đọng của Silica ở nhiệt độ thấp từ vùng nước giàu Silica thấm qua các vết và khe nứt trong các loại đá khác.

Thông thường, đá Sard hình thành gần bề mặt Trái Đất, bên trong đá dung nham khi bản thân đá nguội đi, bị bắn lên bề mặt như Magma. Nước lắng đọng chất Silica bên trong viên đá, sau đó bay hơi, khiến Silica cứng lại hình thành nên loại đá này. Trước khi Silica cứng lại hoàn toàn, sự góp mặt của oxit sắt khiến cho khoáng chất này có màu nâu đất.

Trong lịch sử, cả Sard và Sardonyx đều là một trong những loại đá quý bán quý phổ biến, được sử dụng để khắc thành con dấu và sử dụng trang trí cho các phụ kiện khác nhau, bao gồm cả vật phẩm trong tôn giáo.

Đá Sard là gì?

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Sard

Đá Sard là một loại đá Chalcedony, loại vi tinh thể của thạch anh. Đá Chalcedony bao gồm Silica, tương tự như đá thạch anh đa tinh thể (ví dụ như thạch anh tím) nhưng có dạng khối hạt mịn, nhỏ gọn với các tinh thể quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Không giống như những biến thể khác của đá Chalcedony như nhóm đá Agate hoặc đá Jasper, loại đá này không có dải màu.

Cấu trúc tinh thể Hệ lượng giác
Màu sắc Nâu đỏ, nâu
Độ cứng trên thang Mohs 6.5 – 7 điểm trên thang Mohs
Độ bóng Thủy tinh thể, nhờn, sáp hoặc nhựa
Chỉ số khúc xạ 1.53 – 1.54
Khối lượng riêng 2.56 – 2.68
Phân tách tinh thể Không có
Trong suốt Bán trong suốt đến mờ đục
Vết vỡ Hình nón hoặc dạng hạt
Màu vết vạch Trắng
Phát quang Không

 

Ý nghĩa và tác dụng của đá Sard

Từ thời cổ đại, đá Sard đã có nhiều ý nghĩa khác nhau. Vào thời đó, loại đá này tượng trưng cho lòng dũng cảm, sự bảo vệ và niềm vui. Đồng thời, đồ trang sức từ loại đá này được người Ai Cập, Ấn Độ và La Mã cổ đại sử dụng như là một lá bùa hộ mệnh bảo vệ bản thân.

Với mỗi nền văn hoá, đá Sard sẽ mang những ý nghĩa khác nhau:

  • Đối với người La Mã: loại đá này giúp bảo vệ cho những người lính tham gia chiến đấu.
  • Đối với người Ai Cập: loại đá này giúp xua đuổi tà ma và loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực.
  • Đối với Mesopotamia và  Ấn Độ: loại đá này giúp bảo vệ mọi người khỏi tà thuật của phù thủy. 
  • Đối với nhà tiên tri Muhammad: loại đá này giúp ngăn chặn nghèo đói, mang lại thành công và niềm vui. 
  • Đối với phụ nữ người La Mã: loại đá này giúp chủ nhân tiếp cận sức mạnh của thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu. 
  • Đối với người Châu Âu thời Phục Hưng: loại đá này giúp tăng khả năng hùng biện, cải thiện khả năng giao tiếp.

Trong Cựu Ước của kinh thánh, đá Sard là loại đá đầu tiên trong số 12 viên đá được liệt kê nằm trong áo giáp của Aaron (hoặc Thầy tế lễ thượng phẩm). Loại đá này cũng được mô tả là tượng trưng cho sức mạnh tinh thần.

Ý nghĩa và tác dụng của đá Sard

 

Tất cả các loại đá quý thuộc đá Chalcedony đều có thể sử dụng để làm đá chữa bệnh. Mặc dù hiện nay đá Carnelian được sử dụng phổ biến hơn, nhưng đá Sard vẫn là một tinh thể chữa bệnh mạnh mẽ. Loại đá quý này có thể cung cấp nền tảng, động lực và sự ổn định cho chủ sở hữu.

Tác dụng chữa bệnh thể chất

Trong lịch sử, mọi người đã sử dụng đá Sard để bảo vệ chống lại vết cắn của côn trùng hoặc động vật có nọc độc. Loại đá này cũng được dùng phổ biến để chống lại những cơn ác mộng hoặc dùng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ khác.

Đối với phụ nữ, loại đá này từ lâu đã được khuyên dùng để mang lại sự an toàn cho người mẹ, thai nhi và giúp giảm đau trong quá trình sinh con, cũng như giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Tác dụng chữa bệnh tinh thần

Về mặt tình cảm, đá Sard mang lại những hỗ trợ tích cực cho những người đang đấu tranh với sự thiếu tự tin, tiêu cực hoặc bốc đồng. Loại đá này có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực này bằng sự tự tin, chủ động và hạnh phúc.

Loại đá quý này cũng có thể giúp chủ nhân cải thiện những rắc rối, xung đột các mối quan hệ, mang đến sự lãng mạn và thuần khiết cho họ và đối tác. Ngoài ra, loại đá này sẽ tạo điều kiện cho mọi người giao tiếp trung thực với nhau, tăng cường lòng vị tha và cải thiện bản tính dễ bị tổn thương. Điều này giúp tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của chủ nhân. 

Đá Sard tác dụng chữa bệnh tinh thần

 

Đá Sard hợp với mệnh nào?

Người La Mã và Hy Lạp cổ đại gọi đá Sard là “đá lửa” và đây là viên đá hoàn hảo dành cho những người thuộc mệnh Hỏa. 

Loại đá này sẽ mang đến cho người sử dụng những sự may mắn, bình an, bảo vệ và có được tình yêu đích thực. Ngoài ra, đá Sard còn đem lại sự hòa hợp, bền chặt trong các mối quan hệ, giúp cho họ được thịnh vượng, thuận buồn xuôi gió trong công việc và cuộc sống.

Đá Sard hợp với mệnh nào?

 

Đá Sard hợp với cung nào?

Đá Sard là một viên đá tượng trưng và rất phù hợp với tính cách nóng nảy của những người sinh ra trong cung Bọ Cạp. Loại đá này sẽ giúp những người sở hữu xóa tan năng lượng tiêu cực, thúc đẩy nhận thức, lòng can đảm, dũng cảm, giúp họ đạt được thành công, chiến thắng, sự vui vẻ và niềm hạnh phúc.

Ngoài ra, thời Ba Lan cổ xưa, đá Sard được công bố là viên đá khai sinh đầu tiên đại diện cho người sinh vào tháng 8. Loại đá này dành cho những người được sinh ra trong mùa hè rực lửa và là đại diện cho hạnh phúc hôn nhân của họ. 

Đá Sard hợp với cung nào?

 

Cách bảo quản và làm sạch đá Sard

Việc chăm sóc đá Sard rất dễ dàng vì viên đá này có độ cứng tốt. Tuy nhiên, loại đá này có thể sứt mẻ, mất màu khi được làm sạch bằng chất tẩy rửa siêu âm. Vì vậy, không sử dụng phương pháp sóng siêu âm để làm sạch viên đá.

Việc làm sạch đá Sard đúng cách là sử dụng một miếng vải mềm, sợi nhỏ và nước ấm pha với xà phòng nhẹ. Sau khi làm sạch, bạn lau khô viên đá bằng một miếng vải mềm khác và cất riêng với các loại đá quý khác để tránh bị trầy xước.

Cách bảo quản và làm sạch đá Sard

 

Yếu tố đánh giá chất lượng đá Sard

Đá Sard là một loại đá bán quý có trữ lượng phong phú nên độ hiếm không đóng vai trò quan trọng đối với giá trị của loại đá này. Các đặc tính có ảnh hưởng đến giá trị của đá quý là tiêu chuẩn 4C bao gồm các yếu tố như màu sắc, kiểu cắt, độ tinh khiết.

Màu sắc (Color)

Nhìn chung, loại đá này có màu đỏ đến nâu, một số viên đá cũng có màu cam và vàng. Đôi khi, cũng có các tạp chất màu trắng hoặc sẫm trông có vẻ giống như những đám mây bên trong viên đá này.

Màu sắc của viên đá được hình thành từ các tạp chất của oxit sắt, thường là Limonit. Màu sắc càng sáng thì viên đá sẽ càng có giá trị, đặc biệt là màu đá trong mờ như màu màu đỏ tươi khi nhìn trực tiếp dưới ánh nắng thường có giá trị cao nhất.

Độ tinh khiết (Clarity)

Đá Sard thường sẽ có độ trong mờ đến mờ đục. Nhưng những viên đá có độ tinh khiết trong mờ thường sẽ có giá trị cao hơn.

Giác cắt (Cut)

Mặc dù chạm khắc là lựa chọn truyền thống, nhưng ngày nay đá Sard được cắt theo dạng cabochon và  sử dụng phổ biến trong nhẫn và mặt dây chuyền. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy các mảnh đá Sard có nhiều mặt, nhưng kiểu cắt này sẽ hiếm hơn nhiều.

Yếu tố đánh giá chất lượng đá Sard

 

Đá Sard đã qua xử lý

Đá Chalcedony là một trong những loại đá quý được xử lý nhân tạo đầu tiên trong lịch sử và quy trình nung nóng đá Carnelian, đá Sard đã có từ năm 1300 trước Công nguyên. Những viên đá Chalcedony đã qua xử lý từng được tìm thấy trong lăng mộ của Vua Tut. 

Một phương pháp xử lý màu (ngày nay ít phổ biến hơn) là ngâm và đun nóng đá Chalcedony trong dung dịch mật ong hoặc đường. Ngày nay, những viên đá Sard màu sẫm được xử lý nhiệt để oxy hóa các tạp chất sắt  và tạo ra viên đá có màu sắc sáng hơn.

Đá Sard đã qua xử lý

 

Phân biệt Sard với Sardonyx và Carnelian

Trong số các biến thể của đá Chalcedony, mọi người thường hay có sự nhầm lẫn giữa đá Sard, đá Sardonyx và đá Carnelian.

Ngoài việc cùng là biến thể của đá Chalcedony, thì các loại đá này còn có chung màu sắc ấm áp với các sắc thái đỏ, cam, vàng và nâu gần giống nhau nên dễ gây cho người nhìn hiểu lầm.

Đá Sardonyx

Đá Sardonyx là một loại đá mã não (biến thể của đá Chalcedony) được xếp lớp với đá Sard, tạo ra dải màu thường thấy với các sắc thái đỏ, cam và trắng.

Đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa 2 loại đá này là Sard không có dải màu, còn Sardonyx thì có. Thêm vào đó, Sardonyx có sự pha trộn với các màu sắc tươi sáng, trong khi đá Sard có màu sắc tối hơn.

Phân biệt đá Sard với đá Sardonyx

 

Đá Carnelian

Đá Carnelian là một loại biến thể của đá Chalcedony có màu đỏ, cam hoặc nâu, thường có màu đồng nhất nhưng đôi khi cũng có sự phân vùng màu sắc.

Đá Carnelian và đá Sard chỉ được phân biệt bằng màu sắc của đá. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì một số viên đá Carnelian có màu sắc rất giống đá Sard.

Nếu không có sự phân biệt chính thức, về mặt kỹ thuật, hai loại đá này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đá Sard có màu sẫm, nâu và tối hơn so với đá Carnelian.

Phân biệt đá Sard với đá Carnelian

 

Trang sức được làm từ đá Sard

Một trong những cách sử dụng sớm nhất và phổ biến nhất của đá Sard là làm nhẫn chạm khắc. Những chiếc nhẫn Sard thường là những chiếc nhẫn có chữ ký, được chạm khắc bên trong như một con dấu bằng sáp nổi bật. 

Một mặt hàng đá sard phổ biến khác là các trang sức đá quý như đông tai hay các vật trang trí được chạm khắc hình con bọ hung. Các trang sức và vật phẩm trang trí từ loại đá này được chạm khắc hình bọ hung không đơn giản chỉ dùng để làm phụ kiện đẹp mắt, mà còn được sử dụng như một phương tiện nhằm đảm bảo và củng cố sự giàu có cho chủ sở hữu.

Trang sức được làm từ đá Sard

 

Đá Sard có giá bao nhiêu

Những viên đá Sard được cắt theo dạng cabochon có trọng lượng từ 1 đến gần 18 carat có giá khoảng 14 USD. Loại đá này có mức giá thấp nhất là 5 USD và thường không vượt quá 15 USD, ngoại trừ một số viên đá có màu tốt hơn có giá trị khoảng 40 USD.

Về mặt trang sức, mặt dây chuyền loại đá này thường có giá khoảng 30 – 40 USD.

Những chiếc nhẫn có chữ ký được chạm khắc bằng tay và kết hợp với vàng vàng được xem như là một món đồ cổ chất lượng cao. Những chiếc nhẫn từ đá Sard được kết hợp với vàng vàng có giá từ 270 đến 8.000 USD trở lên, trong khi đó nếu kết hợp với bạc 925 chiếc nhẫn này chỉ có giá khoảng từ 50 – 100 USD.

Đá Sard có giá bao nhiêu

 

Lịch sử của đá Sard

Lịch sử cổ đại

Học giả La Mã cổ đại Pliny the Elder đã viết ghi chép chính thức đầu tiên về đá Sard trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên năm 77 sau Công nguyên của ông. Đá được phát hiện lần đầu tiên ở Sardis và tên của viên đá được đặt theo địa danh được tìm thấy (ngày nay là Sart, Thổ Nhĩ Kỳ).

Tuy nhiên, nhiều học giả tin rằng, tên đá Sard bắt nguồn từ thuật ngữ Sered trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “màu đỏ hơi vàng”, vì loại đá này được sử dụng trước thời La Mã. Đế chế La Mã được thành lập vào năm 625 trước Công nguyên, nhưng việc khai thác loại đá quý này bắt đầu từ thời đại đồ đồng (3300 trước Công nguyên-1200 trước Công nguyên). Đồng thời, công dụng của đá Sard đã có từ 4.000 năm trước ở Ai Cập cổ đại.

Đá Sard lịch sử cổ đại

 

Lịch sử hiện đại

Cả đá Sard và đá Carnelian đều được gọi là “Sardion” cho đến thời Trung cổ (500-1500 sau Công nguyên). Trong những năm 1600, đá Sard xuất hiện trong lớp khảm giống như khảm gọi là Parchin Kari (hoặc Pietra Dura) của Taj Mahal ở Ấn Độ.

Đá Sard được cắt dưới dạng cabochon cũng xuất hiện trong số hàng trăm món đồ trang sức ở thế kỷ 16 của “Cheapside Hoard” và được tìm thấy ở Anh vào năm 1912. Ở Anh thời Victoria, loại đá này là vật liệu chạm khắc yêu thích cho đồ trang sức và con dấu.

Trong khi đó, ở Nga vào những năm 1800, nhà thiết kế trang sức nổi tiếng Gustav Fabergé đã chạm khắc những bức tượng nhỏ bằng đá này của người Cô-dắc cho hoàng gia Nga.

Đá Sard lịch sử hiện đại

 

Đá Sard được tìm thấy ở đâu?

Ấn Độ là nước nổi tiếng về khai thác đá Sard với chất lượng cao nhất. Ngoài ra, loại đá này còn được tìm thấy ở một số nước như: Brazil, Đức, Ý, Mông Cổ, Peru, Ba Lan, Nga, Sri Lanka, U-ru-goay và Hoa Kỳ (California, Connecticut, New Jersey, New Mexico).

Đá Sard được tìm thấy ở đâu?

Comments are closed.