đá Taaffeite

Đá Taaffeite: viên đá tuyệt đẹp, quý hiếm hơn cả kim cương

Đá Taaffeite là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên thế giới, thậm chí còn hiếm hơn cả kim cương. Taaffeite có độ trong suốt hoàn hảo và màu sắc đa dạng, từ trong suốt đến màu tím oải hương, màu tím hoa cà đến màu tím xanh. Đá Taaffeite còn được biết đến với tên gọi khác là đá Bemagalite và thường bị nhần lẫn với đá Spinel.

 

Đá Taaffeite là gì?

Đá Taaffeite là một trong số các loại đá quý hiếm trên thế giới, có màu hồng nhẹ nhàng, màu tím oải hương, màu tím hoa cà …thậm chí còn có đá quý màu nâu đỏ, màu xám, màu xanh lục và không màu. Với các loại đá quý khác, chúng ta có thể dễ dàng xác định được loại đá thông qua phân tích mẫu vật đá thô. Tuy nhiên, đá Taaffeite chỉ có thể được xác định thông qua phân tích mẫu vật sau khi chế tác thành viên đá nhiều mặt cắt (facets).

Tên gọi “Taaffeite” được đặt tên theo người phát hiện ra viên đá, Richard Taaffe (1898–1967). Đá Taaffeite thường bị nhẫm lẫn với đá Spinel do màu sắc tương đồng. Tuy nhiên đá Spinel thường được xử lý để giả thành những loại đá quý có giá trị cao đá Ruby nhưng lại không được làm giả thành đá Taaffeite. Nguyên nhân là do những người có khả năng mua Taaffeite thường rất sành trong việc phân biệt đá thật giả.

Năm 1982, Gems & Gemology cho rằng chỉ có 10 viên đá Taaffeite được công bố với thế giới. Trên thực tế đã có nhiều viên đá Taaffeite được tìm thấy hơn số công bố, nhưng số lượng đá chất lượng cao hiện đang được lưu hành là rất ít.

đá Taaffeite là gì

 

Tính chất vật lý của đá Taaffeite

Công thức Mg3Al8BeO16
Cấu trúc tinh thể Hình lục giác
Dạng tinh thể Hạt phù sa
Khoáng sản liên kết Có thể được tìm thấy chung với đá Spinel hay đá Fluorie
Màu Hồng, tím hoa cà, tím, đỏ hoặc không màu
Độ cứng thang Mohs 8 – 8.5 điểm trên thang Mohs
Độ bóng Thủy tinh thể
Trọng lượng riêng 3.6+ (trên mức trung bình đối với các khoáng chất trong mờ)
Phân tách tinh thể Không hoàn hảo
Trong suốt Từ mờ đến trong suốt
Màu vết gạch Trắng
Các đặc điểm khác Có độ đa sắc yếu (có thể nhìn thấy các sắc thái màu khác nhau từ các góc nhìn khác nhau), chỉ số khúc xạ vào khoảng 1.72
Nguồn gốc Bao gồm trầm tích ở Sri Lanka và trầm tích ở Trung Quốc
Các chỉ báo trường tốt nhất Bao gồm khúc xạ kép, độ cứng, vị trí và màu sắc

 

Công dụng và ý nghĩa của đá Taaffeite

Taaffeite là một đá quý hiếm tượng trưng cho sự may mắn, tình yêu và sức sống, đặc biệt phù hợp với những ai gặp những điều không may trong cuộc sống.

Tác dụng chữa bệnh vật lý

Giống như tất cả các loại đá quý, đá Taaffeite có thể được sử dụng như một loại đá chữa bệnh. Màu sắc và năng lượng của loại đá này mang lại khả năng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, chính sự khan hiếm đã khiến đá Taaffeite không được sử dụng rộng rãi.

Đá Taaffeite còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, cải thiện giấc ngủ, làm giảm chứng mất ngủ và làm dịu nhẹ hệ thần kinh trung ương.

 

Đá Taaffeite Tác dụng chữa bệnh vật lý

 

Tác dụng chữa bệnh tinh thần và cảm xúc

Đá Taaffeite được yêu thích nhờ chứa đựng các thuộc tính chữa bệnh của cả đá quý màu hồngđá quý màu tím. Đá quý màu hồng có thể mang lại sự cân bằng cảm xúc và lòng trắc ẩn. Trong khi đó, đá quý màu tím được cho là tạo điều kiện cho sự phát triển, thúc đẩy trí tuệ và khuyến khích, nâng cao trực giác, nhận thức.

Đặc biệt, loại đá này có khả năng đem đến may mắn cho những người đang phải trải qua một thời kỳ xui xẻo nhờ khả năng chuyển đổi những năng lượng tiêu cực thành các năng lượng tích cực.

Màu tím hoa cà của loại đá quý này cũng thể hiện sự sang trọng, nữ tính và tận tâm. Màu sắc này liên quan đến sự tái sinh đầy biến đổi của mùa xuân, được yêu mến bởi nhiều người.

Đá Taaffeite Tác dụng chữa bệnh tinh thần và cảm xúc

 

Đá Taaffeite hợp với mệnh gì?

Sở hữu sắc tím hồng tuyệt đẹp, đá Taaffeite phù hợp với người mệnh Thổ (tương sinh) và người mệnh Hỏa (tương hợp).

Ngoài ra, loại đá này cũng rất phù hợp với cung Song Ngư, Kim Ngưu, Sư tử và Thiên Bình.

Những người cung Song Ngư thường rất cảm xúc, viên đá này sẽ giúp họ tìm thấy sự hài hòa và bình yên bên trong tâm hồn. Đồng thời, họ cũng sẽ thoát khỏi phiền muộn, tìm được những may mắn trong công việc và cuộc sống khi mang theo loại đá này bên người. 

Đá Taaffeite còn có thể làm dịu đi bản tính nóng nảy và tiếp thêm năng lượng mạnh mẽ đến cho những người cung Sư Tử. Loại đá quý tuyệt đẹp này cũng đem đến nguồn cảm hứng và tăng khả năng tập trung cho những người thuộc cung Thiên Bình.

Đá Taaffeite hợp với mệnh gì

 

Cách làm sạch và bảo quản đá Taaffeite

Đá Taaffeite có độ cứng cao đạt 8 – 8.5 điểm trên thang Mohs, do đó việc làm sạch và bảo quản viên đá này khá dễ dàng. Bất kỳ loại trang sức nào từ loại đá quý này cũng đủ bền để đeo hàng ngày, ngay cả những chiếc nhẫn hoặc vòng tay bằng đá Taaffeite.

Nên bảo quản viên đá cách xa các loại đá khác để tránh trầy xước khi va chạm. Viên đá hay trang sức gắn đá nên được đặt trong 1 hộp bọc vải nhung phía bên trong để bảo vệ viên đá tốt nhất.

Cách làm sạch đá Taaffeite cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng bàn chải đánh răng mềm nhúng vào hỗn hợp nước ấm và xà phòng, sau đó chà nhẹ lên viên đá. Rửa sạch cặn xà phòng và lau khô đá bằng khăn mềm.

Cách làm sạch và bảo quản đá Taaffeite

 

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

Màu sắc

Đá Taaffeite có dải màu sắc đa dạng, từ trong suốt cho đến màu tím oải hương, màu hoa cà hoặc màu tím hơi ngả xanh. Dù có nhiều màu sắc, màu hồng, màu đỏ và màu tím vẫn là màu sắc được yêu thích nhất. Đá Taaffeite đỏ đặc biệt quý hiếm, hiện chỉ có khoảng 12 viên đá được biết đến trên thế giới.

Màu tím, màu đỏ hoặc màu hồng của loại đá này có được do tạp chất crom (Cr3 +) lẫn bên trong viên đá. Tuy nhiên, một viên đá Taaffeit có màu tím đỏ sẽ chứa 4,66% oxit kẽm cùng với mangan và crom. Đá màu tím này có tỷ trọng và có đặc tính khúc xạ cao hơn hầu hết những viên đá Taaffeite màu khác.

Hầu hết các viên đá quý Taaffeite đều có màu nhạt, vì vậy một viên đá có màu sắc bão hòa cao sẽ có giá trị càng cao. Đá Taaffeite có màu đậm với độ tinh khiết tuyệt vời có giá trị lớn, được bán với giá từ 15.000 USD cho mỗi carat.

Đá Taaffeite Màu sắc

 

Độ tinh khiết

Đá Taaffeite có độ tinh khiết loại II, chứa một số tạp chất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Những tạp chất này có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đá quý.

Các thể vùi hai pha, bao thể lỏng ( liquid fingerprint) và tinh thể âm (negative crystal) là các dạng tạp chất phổ biến xuất hiện trong Taaffeites, đặc biệt là từ Sri Lanka, như: đá Apatit (lăng kính hình thành tốt, màu vàng hoặc không màu), đá Spinel, đá Zircon, đá Garnet và đá Muscovite.

Bạn cũng có thể nhìn thấy các vết nứt hoặc vết gãy đã lành một phần chứa đầy chất lỏng có trong đá Taaffeite.

Đá Taaffeite Độ tinh khiết

 

Kiểu cắt

Hầu hết, các mẫu đá Taaffeite đều được cắt và mài theo kiểu cắt mặt (facet). Các đường cắt mặt phổ biến cho đá Taaffeite là hình tròn, hình bầu dục, hình trillion và hình đệm (cushion). Những viên đá chất lượng thấp hơn có thể được cắt thành dạng cabochon.

Đá Taaffeite Kiểu cắt

 

Trọng lượng

Hầu như tất cả các loại đá Taaffeite chất lượng cao đều có trọng lượng dưới 1 carat. Tuy nhiên, có một vài viên đá Taaffeite đặc biệt nặng 10-14 carat nằm trong các bộ sưu tập của những nhà sưu tập đá danh tiếng. Còn lại thì hầu hết các viên Taaffeite loại tốt có trọng lượng từ 4-5 carat.

Đá Taaffeite Trọng lượng

 

Đá Taaffeite có giá bao nhiêu?

Do sự khan hiếm, đá Taaffeite sở hữu mức giá khá cao. Trung bình, giá Taaffeite trên mỗi carat là 1.500 – 2.500 USD/carat và những viên đá Taaffeite loại cao cấp nhất có thể lên tới 35.000 USD. Các loại đá quý Taaffeite không màu hoặc nhạt, chất lượng từ trung bình đến cao thường có giá từ 2.000 – 4.000 USD/carat. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại đá Taaffeite chất lượng kém với giá khoảng 500 USD/carat.

Đá Taaffeite màu tím đậm hoặc hồng nhạt thường được bán với giá 800 – 2.500 USD/carat. Đá Taaffeite tím có độ bão hòa cao hơn có thể có giá từ 5,500 đến 7,500 USD/carat. Những viên đá có độ bão hòa đậm và tinh khiết nhất có thể lên tới 15.000 USD/carat.

Đá Taaffeite có giá bao nhiêu

 

Các loại đá Taaffeite

Musgravite là một loại đá hiếm duy nhất được công nhận trong nhóm khoáng chất Taaffeite. Công thức của Musgravite là Mg2BeAl6O12, hay Be(Mg,Fe,Zn)2Al6O12. Không giống như đá Taaffeite, đá Musgravite có hệ thống tinh thể tam giác.

Tên chính thức của đá Musgravite (theo Hiệp hội khoáng vật học quốc tế hoặc IMA) là Magnesiotaaffeite-6N’3S. Tên gọi này xuất phát từ vị trí viên đá được phát hiện vào năm 1967: dãy Musgrave của Nam Úc. IMA đã đổi tên loại đá này thành Magnesiotaaffeite-6N’3S vì sự hiện diện của nguyên tố magie có trong viên đá và mối liên kết với đá Taaffeite.

Thời gian sau này xuất hiện cái tên “Taprobanite”, có liên quan đến đá Taaffeite. “Taprobanite”, được cho là một loại đá quý mới, có nguồn gốc từ Sri Lanka. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phân tích rõ hơn về thành phần hóa học của loại đá này và kết luận thực chất loại đá thuộc khoáng chất Taaffeite chỉ có đá Musgravite.

 

Các loại đá Taaffeite

 

Trang sức đá Taaffeite

Do có độ cứng cao và khá bền, đá Taaffeite thường được sử dụng để chế tạo thành đồ trang sức cho nữ giới, làm nổi bật lên nét đẹp lại thường riêng của viên đá. Tuy nhiên, vì sự khan hiếm nên ít người có thể sở hữu được trang sức đá quý này.

Trang sức đá Taaffeite

 

Lịch sử đá Taaffeite

Năm 1945, nhà đá quý Bá tước Edward Charles Richard Taaffe ở Dublin, Ireland, đang sàng lọc một gói đá đã được cắt và đánh bóng. Trong quá trình kiểm tra, ông phát hiện ra một viên đá nhỏ, màu tím hoa cà nặng 1,419 carat trông giống như đá Spinel. Viên đá quý này hiển thị đặc tính khúc xạ kép, không giống kim cương, đá Spinel và ngọc hồng lựu,…chỉ có tính khúc xạ đơn. 

Vì tò mò và muốn điều tra thêm, Taaffe đã gửi viên đá quý đến BW Anderson của Phòng Thương mại Luân Đôn để nhận dạng. Sau khi kiểm tra, phân tích những thành phần hóa học và chụp x-quang, các nhà nghiên cứu đã xác nhận đây là một loại quý mới và đặt tên cho viên đá theo tên của người đã phát hiện ra.

Theo Hiệp hội Đá quý Quốc tế (IGS), một phần của viên đá quý mới này được sử dụng để phân tích, nghiên cứu và phần còn lại được trả lại cho ông Taaffe dưới dạng viên đá 0,55 carat.

Lịch sử đá Taaffeite

 

Nguồn gốc đá Taaffeite

Đá Taaffeit chủ yếu hình thành trong đá cacbonat trầm tích, mặc dù loại đá này cũng được tìm thấy trong trầm tích phù sa và trầm tích đá vôi.

Đôi khi, có thể tìm thấy các tinh thể đá Taaffeite lẫn với Dolostone và đá vôi (có chứa Berili). Các loại đá quý khác được tìm thấy bên cạnh đá Taaffeite là Mica, đá Tourmaline, đá Fluorite và đá Spinel.

Đá Taaffeite rất hiếm, đa số được tìm thấy ở 3 khu vực lớn trên thế giới: Sri Lanka, Myanmar (thuộc châu Á trên bản đồ thế giới) và Nam Tanzania (châu Phi). Một vài viên đá có giá trị thấp hơn được tìm thấy ở Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà đá quý dự đoán rằng, đá Taaffeite sẽ được tìm thấy ở các địa phương châu Phi như Madagascar trong tương lai.

 

Nguồn gốc đá Taaffeite

Comments are closed.