Đá vàng găm hình đại diện

Đá vàng găm (Pyrite): loại đá lấp lánh như vàng

Đá vàng găm là gì?

Đá vàng găm hay còn gọi là đá Pyrite (một số nơi tại Việt Nam gọi là Pirit), là một khoáng chất màu vàng đồng với ánh kim loại sáng, có công thức hóa học là sắt sunfua (FeS₂). 

Đá vàng găm Pyrite thường bị nhầm với vàng vì 2 kim loại này có màu sắc, ánh kim loại và trọng lượng riêng rất giống nhau. 

Tại một số mỏ khoáng sản, một lượng nhỏ vàng đôi khi cũng cũng được tìm thấy trong các quặng vàng găm. Lượng vàng trong Pyrite có thể lên đến 0.37%.

Các dạng tinh thể đá vàng găm rất dễ phân biệt vì loại đá này được hình thành dưới dạng hình khối và thường nằm gần nhau. Quá trình hình thành loại đá này tạo ra những dạng tinh thể hình quả mâm xôi đẹp mắt có dạng hình lập phương và bán lập phương.

Đá vàng găm là gì?

 

Tính chất vật lý và hóa học của đá vàng găm

Phân loại hóa học Sunfua
Màu sắc Từ màu vàng đồng đến màu đồng thau
Vệt màu Xanh đen đậm đến nâu đen đậm
Độ bóng Ánh kim loại
Tính trong Mờ mịt
Phân cắt tinh thể Breaks with a conchoidal fracture
Độ cứng 6.0 – 6.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs
Trọng lượng riêng 4.9 đến 5.2
Đặc điểm nhận dạng Màu sắc, độ cứng, giòn, vệt màu xanh đen, trọng lượng riêng
Thành phần hóa học Sắt Sunfua (FeS₂)
Hệ thống tinh thể Isometric
Sử dụng Quặng vàng

 

Đá Pyrite được tìm thấy ở đâu?

Là khoáng vật nhiều nhất trong số các khoáng chất sunfua, đá vàng găm xuất hiện trong hầu hết các môi trường địa chất và trongđa số các loại đá chủ yếu được tìm thấy ở các địa phương sau: Canada, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Áo, Đức, Mexico, Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Đá pyrite được tìm thấy ở đâu?

 

Cách bảo quản và làm sạch trang sức đá vàng găm Pyrite

Đá vàng găm có độ cứng khoảng 6 đến 6,5 trên thang độ cứng Mohs. Tùy thuộc vào từng kiểu dáng thiết kế của đồ trang sức mà cần được làm sạch cẩn thận. Đặc biệt, cần phải chú ý bảo quản cẩn thận vì những mảnh nhỏ của Pyrite có thể bong ra và rơi ra ngoài. 

Để làm sạch trang sức bằng đá vàng găm, hãy dùng nước ấm, xà phòng lỏng cùng với vải mềm hoặc bàn chải mềm. 

Trang sức từ Pyrite có thể được làm sạch bằng nước ấm và xà phòng lỏng nhẹ, sử dụng khăn mềm hoặc bàn chải mềm để chùi nhẹ. Tránh các vật liệu mài mòn hoặc hóa chất mạnh vì chúng có thể làm hỏng bề mặt của đá.

Nếu bạn có đồ trang sức bằng đá vàng găm và bạc, thì hãy chăm sóc mảnh đó như cách bạn làm với đồ trang sức bằng bạc. Sử dụng một mảnh vải mềm và ẩm với dung dịch tẩy rửa cực nhẹ và không độc hại. Cẩn thận chà từng phần mà không tạo áp lực quá nhiều.

Ngoài ra, hãy nhớ luôn bảo quản đồ trang sức đá Pyrite của bạn riêng biệt với các đồ trang sức khác hoặc bọc riêng trong một mảnh vải để tránh trường hợp va chạm giữa các món đồ trang sức.

Cách bảo quản và làm sạch trang sức đá Pyrite

 

Tác dụng của đá vàng găm

  • Đá vàng găm được sử dụng rộng rãi như một chất thay thế cho vàng để chế tác thành đồ trang sức tuyệt đẹp
  • Nhờ khả năng tạo ra tia lửa điện khi va chạm, đá vàng găm thường được sử dụng để tạo ra lửa vào thế kỷ 16 và 17.
  • Đá vàng găm thường được sử dụng để chế tạo thành lưu huỳnh đioxit trong công nghiệp. Lưu huỳnh đioxit là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất axit sunfuric và trong sản xuất giấy.
  • Đá Pyrite còn có thể hoạt động như một chất bán dẫn và được sử dụng trong nhiều ứng dụng, chẳng hạn như pin lithium, ăng-ten radio, giải pháp năng lượng mặt trời,….

Tác dụng của đá vàng găm

 

Ứng dụng của đá Pyrite trong phong thủy

Đá Pyrite là một trong số các tinh thể chữa bệnh hiệu quả, mang lại năng lượng tích cực cho người đeo. Từ xa xưa, loại đá này đã được sử dụng để giúp lưu thông khí huyết và kích thích, tăng cường não bộ.

Đá vàng găm có sự gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên, chứa đựng nguồn năng lượng mạnh mẽ, được sử dụng nhằm trấn tà, loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực và bảo vệ người đeo khỏi những rủi ro về thể chất. Ngoài ra, loại đá đặc biệt này còn tiếp thêm động lực, sức mạnh tinh thần, đem lại trạng thái mới mẻ, tươi vui. 

Pyrite giúp cho người dùng có những cách suy nghĩ và cách nhìn mới về thế giới. Loại đá này sẽ khiến bạn cảm thấy có cảm hứng thường xuyên hơn. Bạn sẽ vẫn vững vàng, ngay cả khi có nhiều điều đang tiêu hao năng lượng của bạn. Nếu bạn làm việc trong một môi trường mà ý tưởng là quan trọng, thì đá Pyrite có thể làm được nhiều điều để giúp khơi nguồn sáng tạo.

Bên cạnh đó, vàng găm là  một loại đá tuyệt vời để tăng sự thịnh vượng và thu hút sự giàu có và dồi dào vào cuộc sống. Viên đá này sẽ ảnh hưởng tích cực đến bạn trong các quyết định kinh doanh. Loại đá này sẽ mang lại năng lượng hồi sinh cho không gian làm việc của bạn, giúp bạn vượt qua sự lười biếng, trì hoãn hoặc thiếu kỷ luật, truyền cảm hứng cho bạn đạt hiệu quả cao trong công việc.

Nên đặt đá Pyrite trong nhà ở hướng Đông Nam nếu muốn thu hút tiền tài, may mắn; đặt đá ở gần cửa chính nếu muốn phát huy khả năng chữa bệnh và xua đuổi tà khí.

Ứng dụng của đá Pyrite trong phong thủy

 

Đánh giá chất lượng của đá vàng găm

Màu sắc (Color)

Đá vàng găm có nhiều ánh màu, từ vàng nhạt đến xám tái nhạt, chủ yếu phụ thuộc vào các tạp chất được tìm thấy bên trong đá. Loại đá quý màu vàng này cũng có độ bóng và ánh sáng rực rỡ, góp phần tạo nên vẻ sang trọng, huyền bí cho viên đá.

màu sắc của vàng găm

 

Độ tinh khiết (Clarity)

Đá vàng găm Pyrite trông giống như sunfua sắt nên không được đánh giá cao về độ tinh khiết. Loại đá này quan sát bên ngoài sẽ thấy mờ đục, có độ tinh khiết không cao. Một số tạp chất trong tự nhiên có thể ảnh hưởng đến màu sắc và ánh kim loại của loại đá này.

độ tinh khiết đá vàng găm

 

Kiểu cắt (Cut)

Đá Pyrite thường được cắt thành hình hạt, hình cabochon và các hình dạng khía cạnh. Mặc dù có độ cứng từ 6.0 – 6.5 trên thang điểm đo độ cứng Mohs nhưng vàng găm vẫn là một loại đá khá giòn, dễ vỡ và cần được cắt, xử lý thận trọng. Do không có độ tinh khiết cao và không có hình dạng đồng nhất, Khoáng chất này thường được linh hoạt cắt theo các hình dạng khác nhau để đảm tính toàn vẹn vật lý ban đầu.

Đặc biệt, đá vàng găm có thể được tìm thấy và khai thác dưới dạng hình khối hoàn hảo trông giống như một viên đá được cắt và đánh bóng bởi một thợ kim hoàn trước đó. Điều này đã khiến loại đá trở nên khác biệt, mặc dù đây là loại khoáng chất phổ biến và có giá trị thấp.

Đá Pyrite có thể được chạm khắc thành nhiều hình dạng và các thiết kế khác nhau, tạo ra các mẫu trang sức độc đáo với phong cách đa dạng.

 

Trọng lượng (Carat)

Như đa số các loại đá quý và đá bán quý khác, đá vàng găm có trọng lượng càng lớn thì giá trị càng cao.

da vang găm trong tự nhien

 

Các kiểu trang sức từ đá vàng găm

Đá vàng găm thường được sử dụng trong các trang sức dạng hạt. Loại đá này được sử dụng linh hoạt để tạo điểm nhấn nổi bật cho nhiều phong cách trang sức khác nhau, từ boho và hippie đến các thiết kế trang sức cao cấp và sang trọng khác.

Đá Pyrite kết hợp cùng các kim loại màu vàng tạo nên phong cách hoàn hảo cho một sự kiện trang trọng. Để có vẻ ngoài thu hút, bạn không nên bỏ qua các thiết kế trang sức như: hoa tai lủng lẳng, nhẫn cocktail và vòng cổ đính đá. Tuy nhiên, bạn sử dụng trang sức đá quý từ loại đá này theo phong cách tối giản, bao gồm hoa tai đính đá đơn giản và trang sức hạt.

Đá Pyrite cũng có thể được sử dụng làm món đồ trang sức đặc biệt như dây chuyền trong đám cưới ở dạng khảm. Nhẫn đính hôn từ loại đá này không được khuyến khích vì đây không phải là loại đá có độ bền cao. Tuy nhiên, nếu được bản quản đúng cách và hợp lý, một chiếc nhẫn đính hôn từ loại đá này cũng có thể tồn tại trong một thời gian dài.

Từ thời cổ xưa, vàng găm thường được sử dụng trong đồ trang sức “marcasite”. Đây là loại trang sức được làm từ các mảnh sắt sunfua có nhiều mặt nhỏ được kết hợp với bạc. Phong cách này rất phổ biến trong thời cổ đại cũng như thời đại Victoria. Mặc dù có giá thành thấp nhưng trang sức marcasite vẫn tuyệt đẹp khi được cắt và thiết kế tốt.

Các kiểu trang sức từ đá Pyrite

 

Đá vàng găm so với vàng thật

Đá vàng găm thường bị nhiều người nhầm lẫn với vàng. Mặc dù về mặt trực quan 2 kim loại này có thể trông giống nhau, nhưng trên thực tế, có rất nhiều điểm khác biệt.

Dưới đây là một số điểm khác biệt:

  • Đá vàng găm có tính chất giòn, dễ bị vỡ vụn nếu bị tác động bằng một lực mạnh. Mặt khác, vàng có xu hướng uốn cong hơn là gãy. 
  • Đá vàng găm cứng hơn vàng rất nhiều, xếp hạng 6 đến 6,5 trên thang Mohs. Vàng chỉ xếp ở mức 2,5 đến 3. Điều này có nghĩa là vàng có thể bị xước và thay đổi hình dạng dễ dàng, trong khi Pyrite bền hơn nhiều.
  • Nếu chà xát một tảng đá Pyrite, có thể sẽ dính một ít cặn màu xanh lục hoặc màu đen trên ngón tay, tương tự như chì. Đối với vàng thật thì lại không có cặn tương tự.
  • Vàng thật có xu hướng tỏa sáng từ mọi góc độ trong khi Pyrite thể hiện ánh kim ít hơn và thường chỉ ở một số góc độ nhất định.
  • Đá vàng găm có nhiều góc cạnh và sắc nét, trong khi vàng có xu hướng có các cạnh tròn.

Đá vàng găm so với vàng thật

 

Đá vàng găm đã qua xử lý và đá vàng găm giả

Đá Pyrite thường không được làm nhân tạo hoặc xử lý. Và hầu như không có sự xuất hiện của đá vàng găm giả, vì loại đá này không có nhiều giá trị thương mại. Tuy nhiên, Pyrite thường được các thợ kim hoàn sử dụng làm vàng giả trong nhiều thế kỷ.  

đá vàng găm có giả không

 

Comments are closed.