Nội Dung Bài Viết
GIẤY CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG AGS LÀ GÌ?
AGS đã tự khẳng định và được công nhận là một trong các tổ chức giám định đánh giá kim cương hàng đầu thế giới. AGS và GIA là 2 lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp giấy chứng nhận kim cương do độ tin cậy và uy tín đem đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Một mẫu giấy chứng nhận kim cương AGS
Tóm tắt lịch sử của AGS
Năm 1934, để bảo vệ người mua khỏi quảng cáo sai sự thật và gian lận trong ngành kim cương, một nhóm nhỏ các thợ kim hoàn đã thành lập Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (American Gem Society ). AGS là tổ chức đầu tiên phát hành hệ thống phân loại đường cắt kim cương vào năm 1966.
Ngày nay, AGS cung cấp cho các nhà bán lẻ, thợ kim hoàn và cá nhân kho kiến thức khổng lồ về đá quý, các chiến lược bảo vệ người tiêu dùng và nghiên cứu cách giám định kim cương tiêu chuẩn. Với nghiệp vụ đánh giá rõ ràng và nhất quán, AGS là một trong những công ty tổ chức đánh giá kim cương nhân tạo đáng tin cậy nhất trên thế giới. Giấy chứng nhận kim cương AGS cũng được đánh giá cao do các yếu tố trên.
Thông tin cơ bản về giấy chứng nhận kim cương AGS
Giấy chứng nhận kim cương AGS có đánh giá mỗi viên kim cương dựa trên chất lượng và thành phần cấu tạo. AGS sẽ phân tích đầy đủ và phân loại kim cương theo các hình dạng và kiểu cắt kim cương: Round brilliant (Cắt tròn rực rỡ ), Oval (Hình bầu dục ), Emerald (Ngọc lục bảo ), Princess (Công chúa ) và Cushion (Hình đệm ),…
Bản báo cáo kim cương AGS phân tích kim cương chất lượng dựa trên tiêu chuẩn 4C kim cương bao gồm: vết cắt (cut) / cấp độ màu (color) / độ tinh khiết (clarity) / cân nặng carat (carat) . Ngoài ra còn có các yếu tố khác như Light Performance (Hiệu suất ánh sáng ), Symmetry (Tính đối xứng) và Polish (Độ đánh bóng ) cũng được giám định.
AGS luôn minh bạch quy trình giám định của mình đem lại cho khách hàng sự tín nhiệm cao nhất. Thậm chí, khách hàng còn có thể thực hiện tra cứu giấy chứng nhận kim cương AGS để xác minh rằng giấy chứng nhận kim cương AGS nhận được có khớp với cơ sở dữ liệu AGS hay không, giúp đảm bảo tính xác thực của báo cáo mà người bán đã cung cấp cho bạn.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai nhà giám định AGS và GIA
Trong số tất cả các chứng nhận kim cương AGS và GIA là 2 nhà giám định uy tín và đáng tin cậy nhất trong ngành. Sự khác biệt duy nhất giữa chứng nhận kim cương AGS và GIA là các thông số đo lường chất lượng Vết Cắt (Cut). Với AGS, thang điểm Cut giảm dần từ 0-10 (đi kèm mô tả), 0 là vết cắt lý tưởng và 8-10 có nghĩa là kém chất lượng. Còn thang điểm GIA bao gồm Xuất sắc, Rất tốt, Tốt, Khá và Kém.
Bên cạnh Vết Cắt, các yếu tố còn lại được đánh giá bởi AGS hoặc GIA đều giống nhau. Dù các thang điểm trùng khớp với nhau, nhưng số phân loại và tên có thể hơi khác một chút. Cách phác thảo các thang điểm dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra điều này:
Vết Cắt (Cut)
Vết cắt kim cương cho biết chất lượng các thông số như Angles (Các góc), Proportions (Tỷ lệ ), Symmetrical faces (Các mặt đối xứng ), Brilliance (Độ phát sáng), Fire (Độ rực lửa ), Scintillation (Độ lấp lánh ) và các chi tiết hoàn thiện khác của viên kim cương.
Thang điểm cắt trong chứng nhân kim cương AGS với chất lượng giảm dần trong thang điểm từ 0 đến 9
Điều quan trọng bạn cần biết là một viên kim cương đạt tiêu chuẩn hàng đầu, không phải lúc nào cũng chỉ ra một viên kim cương hoàn hảo. Gần 55% kim cương bán trực tuyến có Vết Cắt được xếp vào loại xuất sắc. Thực chất trong đó có một số viên kim cương thì không nổi bật, trong khi những viên khác thì tuyệt đẹp như viên Round Brilliance
Round Brilliance
Vết Cắt đóng vai trò rất quan trọng đối với vẻ đẹp của một viên kim cương, nên bạn cần phải xem xét chất lượng Vết Cắt và nếu được thì nên hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định mua hay không.
Cấp độ màu (Color)
Tiêu chí này sẽ xác định độ màu hoặc không màu của kim cương. AGS phân loại kim cương theo thang màu từ 0 đến 10 trong đó 0 là không màu nhất và 10 biểu thị màu vàng hoặc nâu dễ nhận biết).
Biểu đồ dưới đây cho thấy đánh giá cấp độ màu của hai chứng nhận AGS và GIA chồng lên nhau như thế nào. Nếu bạn đang so sánh hai viên kim cương, một viên được GIA chứng nhận và một viên do AGS chứng nhận, bạn sẽ có thể so sánh màu sắc của chúng bằng biểu đồ này.
Bảng so sánh các cấp độ màu của AGS và GIA
Trong hầu hết các trường hợp, mắt thường không thể phân biệt được hai viên kim cương xếp loại màu sắc liền nhau, mặc dù sự khác biệt về giá có thể là đáng kể. Cấp độ màu do AGS cung cấp giúp xác định chất lượng của viên kim cương, từ đó ảnh hưởng đến giá mua.
Lưu ý: không giống như loại kim cương không màu nhưng có ánh nâu hoặc vàng, loại kim cương màu (Fancy Diamond), giống như một viên kim cương màu tím hoặc xanh lam, là những loại đá quý có giá trị cao.
Độ tinh khiết (Clarity)
Tương tự như Vết Cắt và Cấp độ màu, AGS đánh giá độ tinh khiết trên thang điểm 10. Độ trong suốt đề cập đến mức độ sạch của một viên kim cương khỏi các tạp chất và vết bẩn. Cấp độ tinh khiết của GIA hoặc AGS cho biết một viên kim cương có bao nhiêu điểm không hoàn hảo.
Bảng so sánh độ tinh khiết của AGS và GIA
Cân nặng Carat (Carat)
Carat là đơn vị tính trọng lượng của một viên kim cương, không phải là kích thước như nhiều người lầm tưởng. 1 Carat tương đương 200 miligam (0,2 gam ) – nặng bằng một phần tư quả nho khô. Hai viên kim cương cùng nặng 1 Carat có thể có kích thước khá khác nhau, tùy thuộc vào Hình dạng kim cương và cách cắt. Do đó, vẻ đẹp tổng thể của một viên kim cương nên được đặt lên hàng đầu, thay vì quá đặt nặng yếu tố trọng lượng hoặc 1 yếu tố riêng lẻ nào.
Hướng dẫn đọc hiểu các tiêu chuẩn khác trong chứng nhận AGS
Ngoài tiêu chuẩn 4C, giấy chứng nhận AGS cung cấp thông tin về chiều rộng, chiều sâu và kích thước mặt phẳng mặt trên của một viên kim cương.
Diamond Table Percentage (Tỷ lệ phần mặt phẳng mặt trên của kim cương )
Tỷ lệ này được tính theo công thức: đường kính của phần mặt phẳng mặt trên (bề mặt trên cùng) chia cho đường kính của chiều rộng kim cương – phần rộng nhất (như hình). Ví dụ nếu đường kính mặt bàn là 3,5 mm và chiều rộng 5 mm, thì tỷ lệ mặt bàn của viên này là 70%.
Tỷ lệ mặt phẳng mặt trên lý tưởng phụ thuộc vào hình dạng của viên kim cương.
Diamond’s Width (Chiều rộng kim cương )
Chiều rộng của một viên kim cương được đo từ một đầu của vỏ đai (đường kính tại điểm rộng nhất) đến đầu đối diện. Chiều rộng rất quan trọng trong việc tính toán tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng và xác định độ cân xứng của viên kim cương.
Depth Percentage (Tỷ lệ chiều sâu / chiều cao)
Chiều cao của viên kim cương được tính từ Điểm dưới cùng (Cutlet) đến đầu phần mặt trên. Xác định tỷ lệ này bằng cách chia chiều cao cho chiều rộng. Phép đo này được tính bằng milimet và phần trăm. Ví dụ, một viên kim cương có chiều cao 4mm và chiều rộng (đường kính) 4,5 mm sẽ có tỷ lệ phần trăm chiều sâu là 88,8%.
Nếu tỷ lệ này quá thấp có thể tạo ra một viên kim cương tối màu vì khả năng phản chiếu ánh sáng không đều hoặc kém.
Các tiêu chí khác có thể có trong bản báo cáo của AGS
Ngoài tiêu chuẩn 4C và các tỷ lệ, báo cáo AGS bao gồm các chi tiết khác, như Hoàn Thiện (Finish), Đánh Bóng (Polish), Đối Xứng (Symmetry) và Huỳnh quang (Fluorescence), là những khía cạnh để có được một viến kim cương hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng không phải là thành phần quá quan trọng cần xem xét khi đưa ra quyết định mua đá quý.
Giấy chứng nhận kim cương AGS tác động thế nào đến chi phí của một viên kim cương
Việc một viên kim cương có hoặc không có giấy chứng nhận kim cương AGS không làm cho viên đá quý này đắt hay rẻ hơn. AGS là một tổ chức giám định độc lập và không có cổ phần trong việc bán kim cương. Những viên kim cương có giấy chứng nhận kim cương AGS có giá bán tương đương với những viên có giấy chứng nhận kim cương GIA. Tuy nhiên giấy chứng nhận kim cương AGS hay GIAsẽ giúp người mua dễ dàng xác định được các yếu tố cấu thành giá trị của viên kim cương.
Nâng cấp đánh giá
“Nâng cấp đánh giá” là một vấn đề cần lưu ý bởi không có cách giám định nào chính xác 100% vì Cấp độ màu và Độ tinh khiết không phải là yếu tố có thể định lượng được (khác với trọng lượng và kích thước).
Nếu có một viên kim cương nằm ở giữa các cấp, nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ có thể gửi viên kim cương đến nhiều phòng thí nghiệm để cho ra lựa chọn cấp cao hơn trên giấy chứng nhận kim cương AGS. Ví dụ: giả sử một viên kim cương có màu I yếu hoặc màu J mạnh, và GIA đánh giá là màu J. Người bán vẫn có thể thử gửi viên đá đến AGS để lấy màu I (vì họ có thể bán với giá cao hơn nhiều).
Giấy chứng nhận kim cương AGS thường hay được sử dụng cho những viên kim cương lý tưởng có thương hiệu (như True Hearts hoặc Hearts on Fire). Nhưng chứng nhận kim cương AGS không được sử dụng phổ biến cho kim cương không phải dạng tròn. Vì vậy, nếu một nhà bán lẻ có 50 viên kim cương cắt đệm, 49 trong số đó được chứng nhận GIA và một viên kim cương có chứng nhận AGS mà không có chứng nhận GIA thì viên kim cương đó có khả năng đã được nâng cấp.
Ưu điểm của chứng nhận AGS
- Chứng nhận được đánh giá cao
- Cung cấp chất lượng giám định nhất quán và đáng tin cậy
- Đảm bảo rằng chất lượng kim cương mà bạn đang có được nêu chi tiết trên chứng nhận
- Cung cấp các biện pháp bảo mật để giúp đảm bảo tính xác thực
Hạn chế của Chứng nhận AGS
- Bạn cần thận trọng với việc “nâng cấp đánh giá” của nhà sản xuất.
Tips: hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất là giấy chứng nhận kim cương GIA và giấy chứng nhận HRD bên cạnh các giấy chứng nhận từ các công ty kim cương lớn trong nước như PNJ hay SJC. Cho dù bạn tìm mua kim cương ở nơi uy tín, bạn vẫn nên chắc chắn viên kim cương của mình có giấy chứng nhận từ một tổ chức uy tín như GIA hay PNJ.
GIẤY CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG AGS: UY TÍN NGANG HÀNG VỚI CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG GIA
Một mẫu giấy chứng nhận kim cương AGS
URL: https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/giay-chung-nhan-kim-cuong-ags/
Tác giả: AGS DIAMOND CERTIFICATE
10
GIẤY CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG AGS: UY TÍN NGANG HÀNG VỚI CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG GIA
Một mẫu giấy chứng nhận kim cương AGS
URL: https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/giay-chung-nhan-kim-cuong-ags/
Tác giả: AGS DIAMOND CERTIFICATE
10