Nội Dung Bài Viết
CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG HRD
Để xác định kim cương chất lượng hay không cần dựa vào kết quả giám định từ các tổ chức uy tín. Không như các chứng nhận kim cương quốc tế khác như AGS, EGL hay IGI, giấy chứng nhận kim cương HRD khá phổ biến ở Việt Nam, chỉ xếp sau chứng nhận kim cương GIA. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chứng nhận kim cương từ đó đưa ra quyết định chính xác khi mua.
Thông tin sơ lược về nhà giám định HRD
Được thành lập vào năm 1973 với tên gọi Hoge Raad voor Diamant, HRD là một tổ chức chuyên giám định kim cương và đá quý chủ yếu ở Châu Âu. HRD có trụ sở chính tại Antwerp, Bỉ và cổ đông lớn nhất của công ty là Antwerp World Diamond Centre (Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp).
HRD cung cấp chứng nhận kim cương, được xem như một bản báo cáo đầy đủ, đánh giá từng viên kim cương về chất lượng và thành phần khác nhau.
Chứng nhận kim cương HRD, theo các nhà chuyên môn trong ngành kim cương nhận xét là không ổn định trong cách chấm điểm, đánh giá kim cương. Các viên kim cương có chứng nhận HRD thường có xu hướng có giá cao hơn các viên cùng loại có chứng chỉ GIA, đây có thể là do sự can thiệp của các công ty kim cương.
Các tiêu chuẩn đánh giá trong chứng nhận kim cương HRD
Khi nói đến phân loại kim cương, các khía cạnh quan trọng nhất cần xem xét là tiêu chuẩn 4C bao gồm Vết cắt (cut) / Cấp độ màu (color) / Độ tinh khiết (clarity) / Trọng lượng carat (carat). Mỗi tiêu chuẩn C được phân loại trên một thang điểm để giúp xác định chất lượng và vẻ đẹp của một viên kim cương.
Một mẫu chứng nhận kim cương HRD
Vết cắt và tỷ lệ cắt (Cut and proportions)
HRD phân loại Vết cắt theo thang điểm từ Xuất sắc đến Kém chất lượng. Họ cũng cung cấp ba cấp độ đánh giá về: Tỷ lệ (Proportions), Độ bóng (Polish) và Tính đối xứng (Symmetry).
Tỷ lệ cân xứng (Proportions) giúp mô tả mức độ sáng chói và cách một viên kim cương sẽ được trưng bày.
Độ bóng (Polish) cho biết mức độ hoàn thiện trên các mặt của viên kim cương.
Tính đối xứng (Symmetry) mô tả mức độ cân đối của hình dáng và cấu trúc viên kim cương theo các thông số nhất định
Màu sắc (Color)
Màu sắc của kim cương được phân loại dựa trên độ không màu của nó. HRD phân loại kim cương từ D đến Z, với D mang chất lượng tốt nhất (không màu) trong nhóm kim cương không màu và Z mang ánh nâu hoặc vàng dễ nhận biết.
Mắt thường không thể phân biệt được sự khác biệt màu sắc giữa hai viên kim cương, tuy nhiên các viên kim cương thuộc 2 nhóm màu liền kề nhau có sự cách biệt đáng kể về giá.
Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết mô tả mức độ làm sạch của một viên kim cương khỏi các vết bẩn và tạp chất. Chứng nhận kim cương HRD xếp hạng Độ tinh khiết theo thang điểm giảm dần như sau:
LC viết tắt của Loupe-clean
VVS1 viết tắt của Very, Very Slightly Included 1
VVS2 viết tắt của Very, Very Slightly Included 2
VS1 viết tắt của Very Slightly Included 1
VS2 viết tắt của Very Slightly Included 2
SI1 viết tắt của Slightly Included 1
SI2 viết tắt của Slightly Included 2
P1 viết tắt của Piqué (or Included) 1
P2 viết tắt của Piqué (or Included) 2
P3 viết tắt của Piqué (or Included) 3
Cân nặng Carat
Carat cho biết trọng lượng chứ không phải kích thước của một viên kim cương. Carat của kim cương được đo và báo cáo trên chứng nhận kim cương HRD.
Carat là đơn vị trọng lượng tiêu chuẩn áp dụng trên tất cả các đối tượng kim cương được phân loại. Trong khi trọng lượng Carat là yếu tố quan trọng để định mức giá thì 3 C còn lại (Cut, Color và Clarity) có vai trò lớn hơn trong việc giám định vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương.
Các thang đo bổ sung bên cạnh 4C
Ngoài thông tin đánh giá về tiêu chuẩn 4C, bản báo cáo HRD sẽ bao gồm các chi tiết về Huỳnh quang (Fluorescence), Kích thước vành (Girdle size), Mặt sau của viên kim cương (Cutlet), Kích thước mặt phẳng mặt trên Table width) và Độ hoàn thiện (Finish).
So sánh giữa 2 nhà giám định kim cương HRD và GIA
Mặc dù chuyên môn phân tích và giám định không thực sự chuyên nghiệp và uy tín nhưng chứng nhận kim cương HRD vẫn rất nổi bật trong lĩnh vực đánh giá kim cương nhờ sức ảnh hưởng rộng khắp và tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp.
Hai bảng phân loại kim cương của chứng nhận kim cương HRD và GIA tồn tại mâu thuẫn đáng kinh ngạc. Cách phân loại của HRD thường có độ Color (màu sắc) và Clarity ( độ tinh khiết) trung bình cao hơn 2 cấp độ so với của GIA. Do vậy, một viên kim cương được đánh giá bởi HRD sẽ có mức giá tương đương với một viên kim cương thấp hơn 2 bậc mà được giám định bởi GIA. Đây cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất và phân phối kim cương kiếm được lợi nhuận cao khi hợp tác với HRD.
Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc việc mua một viên kim cương được cấp chứng nhận kim cương HRD mà không có chứng nhận GIA, trước tiên hãy thực hiện một số phép so sánh để định giá một cách thông minh bằng cách luôn giả định rằng viên kim cương đó tương đương với viên kim cương GIA thấp hơn từ một đến hai cấp (về màu sắc và / hoặc độ trong).
Ưu điểm của Chứng nhận HRD
- Chứng nhận kim cương HRD chủ yếu dành cho khách hàng Châu Âu.
- Cho biết rằng bạn có nên tìm kiếm một viên kim cương khác hay không (viên được GIA hoặc AGS chứng nhận).
Nhược điểm của Chứng nhận HRD
- Chứng nhận kim cương HRD có thể chấm điểm lạm phát (chất lượng chứng nhận cao hơn thực tế)
- Thiếu tính nhất quán trong phân loại
- Có thể khiến bạn chi nhiều hơn cho một viên kim cương có giá trị chất lượng thấp hơn
- Chứng nhận kim cương HRD không cung cấp thông tin đủ tin cậy hoặc toàn vẹn về các hệ thống và tiêu chuẩn giám định của mình.
Các giấy chứng nhận độc đáo và dịch vụ khác
Ngoài các chứng chỉ kim cương tiêu chuẩn, HRD cung cấp các giấy tờ sau:
- Báo cáo phân loại kim cương đã qua xử lý
- Báo cáo phân loại kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm
- Kiểm tra kim cương sơ bộ
- Chữ khắc laze
- Vỉ niêm phong HRD
- Kim cương đã được đánh bóng lại
Nếu bạn đang phân vân có nên mua một viên kim cương chỉ có chứng nhận kim cương HRD, bạn nên xem xét lại và lựa chọn những viên kim cương có chứng nhận uy tín hơn như GIA (hoặc AGS nếu mua ở nước ngoài).
Tại Việt Nam, giấy chứng nhận kim cương HRD khá phổ biến. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ cách đánh giá chất lượng kim cương thì bạn nên tìm mua những viên kim cương có giấy chứng nhận GIA tại những nơi mua kim cương uy tín.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên chứng nhận kim cương HRD, bạn sẽ dễ dàng ra được quyết định lựa chọn kim cương phù hợp. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải thích và tư vấn miễn phí về chất lượng kim cương, để giúp bạn có một món đồ trang sức đẹp và phù hợp nhất.