Kim cương vàng là gì?
Kim cương vàng thuộc nhóm kim cương màu, là những viên kim cương nằm ngoài thang điểm đo chất lượng màu (D-Z) do GIA xác lập cho kim cương không màu thường thấy.
Kim cương vàng được hình thành từ cacbon giống kim cương không màu nhưng có thêm lượng nitơ bên trong tạo nên màu vàng. Kim cương vàng còn có các tên gọi quốc tế khác như kim cương Canary hay kim cương Zimmy dùng để chỉ những viên có cường độ màu cao, đậm nét.
Nội Dung Bài Viết
Kim cương vàng trên thế giới
Hệ thống tên gọi của kim cương màu được công nhận trên toàn cầu có nguồn gốc từ GIA. Đầu tiên, yếu tố đơn vị carat được xác lập, sau đó là cường độ màu của đá, tiếp theo là màu phụ và màu chủ đạo được đề cập sau cùng.
Ví dụ, một viên kim cương với kích thước 1.13 carat Fancy Vivid Orange Yellow là một viên kim cương có màu chủ đạo (màu chính) là màu vàng với màu phụ là màu cam. Viên đá nặng 1,13 carat và có cấp màu sống động / rực rỡ (Fancy Vivid). Đó là cách phân tích tên gọi được sử dụng trong các báo cáo hoặc giấy tờ trên thị trường quốc tế.
Trên thế giới, Kim cương vàng có một số tên gọi riêng như Canary, hoặc Zimmy. Thuật ngữ Canary chỉ những viên kim cương màu vàng có cường độ màu rất cao, rất đậm nét nằm ở hai cấp độ Fancy intense và Fancy Vivid. Mặt khác, thuật ngữ Zimmy ám chỉ những viên kim cương vàng cực kỳ sống động có nguồn gốc từ mỏ Zimmy, nằm ở Sierra Leone.
Viên đá Zimmy này được khai thác tại Sierra Leone
Kim cương vàng hình thành như thế nào?
Giống như bất kỳ viên kim cương tự nhiên nào khác, những viên đá này phải trải qua quá trình dài hàng triệu triệu năm. Một lượng Nitơ thay thế cho một phần cacbon trong viên đá là lý do kim cương có màu vàng. Những viên đá quý màu vàng này được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn ở độ sâu lớn hơn nhiều so với bề mặt trái đất.
Sau khi được khai thác, thợ chế tác kim cương chuyên nghiệp sử dụng kỹ thuật cắt và đánh bóng để biến viên đá thô ráp ban đầu biến đổi thành viên đá quý mang vẻ đẹp khó tin trong các cửa hàng trang sức.
Kim cương vàng đến từ đâu?
Tỉ lệ tìm thấy kim cương màu trên thế giới được cho là 1/10000 kim cương không màu. Có nghĩa là, chỉ có 0,0001% kim cương được khai thác mới thuộc nhóm kim cương màu.
Tất cả kim cương tự nhiên được hình thành dưới bề mặt trái đất, và cuối cùng được đẩy lên phía vỏ trái đất với độ sâu có thể tiếp cận được thông qua các đợt phun trào của núi lửa. Hiện nay, các nguyên tố hợp chất tạo ra màu sắc có thể tồn tại ở bất cứ đâu, nhưng chúng thường có nhiều tại các địa phương chứa nhiều loại đá tự nhiên này.
Ví dụ, mỏ Ellendale ở Tây Úc được biết đến với việc sản xuất hàng loạt kim cương màu vàng vì nhiều viên kim cương vàng tự nhiên được tìm thấy ở vị trí đó. Dù có một chút khó khăn và khan hiếm, nhưng vẫn có những mỏ khác trên thế giới sản xuất loại đá này, chẳng hạn như ở Nam Phi, Nga, Ấn Độ và Canada.
Kim cương vàng có phải là kim cương không màu có chất lượng màu sắc kém không?
Hầu hết các viên kim cương trắng được phân loại dựa trên độ không màu của chúng với hệ thống phân loại màu kim cương từ tổ chức GIA theo thứ tự hạng phân loại từ D đến Z. Những viên kim cương vàng được coi là những viên kim cương màu (Fancy) khi màu sắc của chúng nằm ngoài thang màu Z.
Đây là một điểm khác biệt quan trọng giữa kim cương vàng và kim cương không màu. Những viên kim cương trong thang màu từ D-đến-Z thường có giá trị giảm dần khi ánh màu trở nên rõ ràng hơn (gần đến Z hơn). Điều ngược lại xảy ra với những viên kim cương màu. Giá trị của chúng thường tăng lên theo cường độ và độ thuần khiết của màu.
Fancy Intense thường dùng để chỉ cấp màu đậm của kim cương màu và cũng được đánh giá cao nhất trong các cấp độ của kim cương màu, và kim cương vàng cũng vậy. Cũng như các kim cương màu khác như kim cương đỏ, kim cương hồng, kim cương xanh …, kim cương vàng thường được chế tác theo những hình dạng lạ mắt để tối ưu giá trị của viên đá.
Một số viên kim cương vàng tự nhiên nổi tiếng thế giới có thể kể đến như:
- The Kimberley Octahedral
- The Sun of Africa Yellow Diamond
- The Florentine Diamond
- The Allnatt Diamond
- The Incomparable Diamond
- The Cora Sun Drop
Yếu tố đánh giá chất lượng kim cương vàng
Giống như kim cương thông thường. Tiêu chuẩn 4C được dùng để đánh giá 1 viên kim cương vàng. Đối với kim cương vàng thì độ tinh khiết và trọng lượng carat sẽ ít được quan tâm hơn.
Chất lượng vết cắt ở kim cương vàng thường sẽ không có vấn đề vì đa số kim cương màu sẽ được giao cho những nghệ nhân cắt kim cương chuyên nghiệp nhất xử lý. Vì vậy yếu tố quan trọng nhất đối với một viên kim cương vàng là màu sắc và độ rực màu.
Những cái tên được sử dụng để mô tả màu sắc thường khá đa dạng và chung chung, có thể kể đến các màu vàng biến thể như bơ, chanh, vàng óng,… Để có được sự đáng giá khách quan và tiêu chuẩn chung cho vẻ đẹp của kim cương màu, tổ chức GIA đã nghiên cứu và đưa ra “Hệ thống phân loại màu sắc cho kim cương màu” vào những năm 1950 và hoàn thiện hơn qua nhiều thập kỷ.
Hệ thống phân loại của GIA bao gồm 9 cấp màu dựa trên màu sắc, tông màu và độ rực màu của viên kim cương. Đầu tiên chính là những viên kim cương có ánh màu chứ không hẳn chuyển sang màu rõ rệt, tuy nhiên 3 cấp độ ánh màu đầu tiên không dùng áp dụng cho kim cương vàng gồm có:
- Ánh Mờ (Faint)
- Ánh Rất nhạt (Very Light)
- Ánh Nhạt (Light)
Các cấp độ bên dưới được áp dụng cho kim cương vàng bao gồm:
- Màu vàng Nhẹ (Fancy Light)
- Màu vàng (Fancy)
- Màu vàng Đậm (Fancy Intense)
- Màu vàng Sống động / Rực rỡ (Fancy Vivid)
- Màu vàng Mạnh / Sâu (Fancy Deep)
- Màu vàng Sậm (Fancy Dark)
Phần lớn kim cương vàng trên thị trường thuộc các cấp màu Fancy Light, Fancy, Fancy Intense và Fancy Vivid.
Nói chung, một viên kim cương có cấp độ màu càng đậm lại càng tốt. Ví dụ, kim cương Fancy Deep và Fancy Vivid xếp hạng cao hơn Fancy Light nên sẽ có giá trị hơn. Tuy nhiên, tông màu (mức độ đậm hay nhạt của một màu) cũng rất quan trọng. Ví dụ, một viên kim cương Fancy Dark có thể ít được ưa chuộng hơn một viên đá có màu nhẹ tươi hơn như Fancy Intense.
Không có gì lạ khi một viên kim cương màu vàng cũng có dải màu biến thể như vàng cam hoặc vàng xanh lục. Một biến thể màu như vậy sẽ không được đánh giá về cường độ mạnh hay thuần khiết.
Hầu như không thể tìm thấy nhẫn gắn kim cương vàng cắt theo dạng tròn
Những viên kim cương cắt theo dạng tròn (Round Brilliant) là những viên đá phổ biến nhất cho nhẫn kim cương, nhưng bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một viên kim cương tròn màu vàng đẹp mắt trên món trang sức này.
Đó là bởi vì những kiểu cắt kim cương theo các hình dạng khác thường sẽ mang lại màu sắc đậm nét hơn bao gồm hình bầu dục, quả lê, hình quả trám và trái tim,… với các giác cắt hình vuông hoặc hình chữ nhật như Princess, Radiant và Emerald (cắt theo các góc được mài).
Trang sức có thể làm cho một viên kim cương màu vàng trông đậm hơn
Lưu ý rằng viên kim cương màu vàng có thể trông sẫm màu hơn khi kết hợp với ổ nhẫn hoặc thiết kế trang sức phù hợp.
Trong hình bên trên, viên kim cương ở bên trái trên cùng được xếp vào cấp Y – Z (hạng màu thấp nhất của kim cương không màu). Viên đá này nằm giữa ranh giới màu vàng nhạt của không màu và vàng hơi đậm (fancy light) của kim cương màu.
Viên đá ở bên phải trên cùng là viên kim cương vàng thuộc màu vàng đậm. Cũng vẫn là 2 viên đá này, tuy nhiên sau khi lắp vào trang sức, chúng ta có thể thấy màu sắc của hai viên kim cương lúc này không còn cách xa nhau nữa.
Màu sắc của kim loại kết hợp sẽ ảnh hưởng tới vẻ đẹp của viên đá
Kim cương có tính phản xạ ánh sáng cao. Mỗi mặt của chúng giống như những tấm gương nhỏ, phản chiếu môi trường xung quanh, bao gồm màu sắc của chiếc nhẫn và ngạnh giữ viên đá quý. Do đó, màu sắc của kim loại sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của kim cương.
Thông thường, có ba kết hợp hoàn hảo giữa kim loại và kim cương màu vàng như sau:
Kim loại màu trắng và vàng hồng sẽ tạo ra sự tương phản giữa khung trang sức và đá quý. Vàng trắng giản dị nhưng mang lại những đường nét tinh xảo và sang trọng còn vàng hồng sẽ đem đến cảm giác ấm áp hơn.
Kim cương vàng qua xử lý và kim cương vàng nhân tạo
Kim cương vàng qua xử lý
Những viên kim cương vàng có lẫn màu phụ khác như hơi nâu hoặc hơi vàng có thể được xử lý để cải thiện màu sắc. Các nhà sản xuất thường sử dụng một hoặc cả hai quy trình sau:
- Môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao (HPHT) có thể khiến một số viên kim cương chuyển sang màu vàng.
- Chiếu xạ nhân tạo rồi nung nóng trên khoảng 500 ° C có thể khiến kim cương vàng trở nên đậm màu hơn.
Cả hai phương pháp trên có hiệu quả lâu dài với cách sử dụng và bảo quản trang sức thông thường. Các phương pháp xử lý tạm thời, như quét lớp phủ màu lên bề mặt, cũng có thể được áp dụng.
Với các yếu tố chất lượng khác giống nhau, những viên kim cương không qua xử lý sẽ đắt hơn những viên kim cương đã được xử lý. Về mặt pháp lý, người bán thông báo cho khách bất kỳ phương pháp xử lý nào đã áp dụng lên viên đá.
Tuy nhiên, để chắc chắn, hầu hết người mua sẽ tham khảo chứng nhận kim cương GIA của viên đá do GIA có thể phát hiện các phương pháp xử lý đã áp dụng lên viên kim cương.
Một lưu ý khác là sau khi đã qua xử lý, kim cương màu có thể được khắc “HPHT PROCESSED” hoặc “IRRADIATED” bằng tia laser trên viền cạnh viên đá.
Viên kim cương 22.27ct này đã được chiếu xạ và ủ nhiệt khiến màu sắc trở nên sống động (Fancy Vivid).
Những viên kim cương đã qua xử lý có kích thước và độ rực màu hấp dẫn thế này rất hiếm.
Kim cương vàng nhân tạo
Kim cương vàng nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm với các đặc tính giống kim cương tự nhiên đầy hấp dẫn. Những viên kim cương nhân tạo đầu tiên được tạo ra bằng quy trình HPHT (điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao) giống với quá trình hình thành kim cương tự nhiên trong lòng đất.
Ngày nay, phương pháp lắng đọng hơi hóa học (CVD) được ứng dụng phổ biến: kim cương sẽ được nuôi cấy trong một thiết bị sử dụng nhiệt độ cao và áp suất thấp trong buồng chân không. Quá trình CVD bao gồm việc đốt nóng hỗn hợp khí hydrocacbon (chẳng hạn như metan) và hydro, giải phóng các nguyên tử cacbon xuống bộ làm mát, hình thành các tấm hạt hình vuông giống với kim cương tự nhiên.
Sau quá trình này, viên kim cương nhân tạo (ở cả hai phương pháp) có thể dùng các cách xử lý để thay đổi màu sắc của tinh thể ban đầu.
Đây là một viên kim cương màu vàng nhân tạo bằng phương pháp CVD
GIA có thể phát hiện kim cương nhân tạo và đồng thời cũng có có chứng nhận kim cương riêng cho loại kim cương này. Báo cáo phân loại kim cương màu nhân tạo GIA (The GIA Laboratory-Grown Diamond Report) cung cấp thông tin tương tự như Báo cáo phân loại kim cương màu tự nhiên (The GIA Colored Diamond Report) nhưng nó cung cấp mô tả chung hơn về màu sắc (Color) và độ tinh khiết (Clarity).
Để có sự đồng bộ và chính xác, minh bạch, mã số báo cáo được khắc bằng laser lên viên đá giúp ích cho việc tra cứu trên trang web của nhà giám định này..