mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới

ARGYLE – Điều thú vị về mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới

Argyle: mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới

Argyle là mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới nằm ở miền cực Tây Bắc của Úc, Kimberley. Mỏ kim cương Argyle cung cấp 90% trữ lượng kim cương hồng chất lượng cao, là loại đá cực kỳ quý hiếm trong toàn bộ ngành công nghiệp kim cương.

Từ năm 2002, Doanh nghiệp liên doanh Argyle Diamond Mines sở hữu 100% và trực tiếp điều hành mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới này.

Vào tháng 9 năm 2010, Rio Tinto đã công bố khoản đầu tư 803 triệu đô la để hoàn thành dự án xây dựng hệ thống khai thác phá sập theo khối dưới lòng đất nhằm kéo dài tuổi thọ của mỏ đến năm 2020.

mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới angyle

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle được chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang hoạt động dưới lòng đất vào năm 2013 và mỏ hầm lò hoạt động lần đầu vào năm 2013.

Mỏ kim cương Argyle đã cung ra hơn 865 triệu carat kim cương thô khi bắt đầu sản xuất vào năm 1983 và có trữ lượng dồi dào để khai thác thương mại cho đến thời điểm kết thúc.

Tháng 11 năm 2020 mỏ kim cương Argyle đã ngừng hoạt động khai thác. Việc phá dỡ mỏ quặng này sẽ mất khoảng từ ba đến năm năm.

Trữ lượng kim cương đã khai thác tại mỏ kim cương Argyle

Vào cuối năm 2016, tổng trữ lượng kim cương được thăm dò và thực tế trong ống AK1 là 15 triệu tấn ở mức 3,2ct / tấn. Các nguồn tài nguyên đã giảm xuống 0 trong năm 2017.

mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới trữ lượng

Vào cuối năm 2019, trữ lượng quặng có thể đạt được là 5,1 triệu tấn ở mức 1,9ct / tấn. Con số này vào năm 2018 là 11 triệu tấn ở mức 2,2ct/tấn.

Quy trình phát triển quặng tại mỏ kim cương Argyle

Quá trình phát triển quặng Argyle gồm hai giai đoạn. Khai thác kim cương phù sa diễn ra từ năm 1983 đến năm 1985, khi ống AK1 đi vào sản xuất. Kể từ đó, đây là mỏ quặng chính và lượng phù sa bồi đắp cũng giảm dần.

Mỏ kim cương lớn nhất thế giới Argyle hoạt động như một mỏ lộ thiên thông thường, với cả đá mạt (một loại đá xây dựng được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng) và đá thải đều được khoan và cho nổ trước khi được đưa ra ngoài với hoạt động vận chuyển bằng xẻng và xe tải.

Hoạt động sản xuất kim cương tại mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle

Kể từ khi đi vào hoạt động, mỏ kim cương Argyle đã sản xuất hơn 865 triệu carat kim cương, với tỷ lệ bóc tách trung bình là khoảng 7 tấn đá thải được chuyển đi cho mỗi tấn quặng được khai thác. Sản xuất lên đến cao điểm diễn ra vào năm 1994, ở mức 42,8 triệu carat.

mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới hoạt động sản xuất

Tuy nhiên, hoạt động khai thác gặp trở ngại do mỏ quặng quá sâu đến mức mà hệ thống cơ động ở đáy quặng không đáp ứng được cho việc khai khoáng. Sau các chính sách cải thiện, mỏ kim cương Argyle tiếp tục sản xuất được 12,9 triệu tấn vào năm 2019, sụt giảm so với 14 triệu năm 2018.

Hoạt động khai thác hầm mỏ Argyle

Công ty đã khai thác mỏ kim cương Argyle đến điểm mà đường ống khai khoáng đã tiến tới phần nhỏ và hẹp hơn rất nhiều nhưng vẫn còn quặng ở sâu hơn chưa được tiếp cận. Điều này khiến việc tiếp tục khai thác quặng bằng các phương pháp mở là rất tốn kém.

Do đó, vào tháng 12 năm 2005, công ty quyết định đưa ra phương án nhằm tối ưu hoạt động khai thác mỏ: xây dựng mỏ hầm lò, giàn khoan thăm dò và hệ thống khai thác phá sập theo khối dưới lòng đất.

Dự án tiêu tốn 1,6 tỷ đô la Úc bắt đầu theo đúng kế hoạch, nhưng bị trì hoãn vào tháng 1 năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau đó, việc khai thác được tiếp tục vào tháng 9 năm 2009. Dự án phát triển 30km khai thác với hệ thống phá sập theo khối, hai gian nghiền dưới lòng đất và khai thác theo chiều dọc.

Tính đến tháng 6 năm 2012, việc xây dựng đường và nhà xưởng dưới lòng đất đã hoàn thành, theo đó các máy nghiền ngầm và máy bơm khử nước đã được lắp đặt. Mỏ hầm lò bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất đầu tiên vào tháng 4 năm 2013.

Hiện tại, mỏ kim cương Argyle đã ngừng hoạt động. Việc dừng khai thác tại đây khiến tổng sản lượng kim cương của công ty Rio giảm 75%.

mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới hoạt động khai thác

 

Comments are closed.