Ngọc trai là gì?
Ngọc trai còn gọi là trân châu (tên khoa học là Pearl) là một loại đá quý hình cầu có một không hai khi là loại ngọc duy nhất được tạo ra từ một sinh vật sống. Trong môi trường nước mặn, ngọc sẽ được sản sinh từ loài hàu biển. Còn môi trường như sông suối ao hồ, loại ngọc đẹp mắt này sẽ được lấy từ loài trai nước ngọt.
Ngày nay, ngọc trai vùng nước ngọt có sẵn trên thị trường chủ yếu đến từ Trung Quốc. Mặt khác, trân châu nước mặn được tìm thấy ở ngoài khơi Nhật Bản, Polynesia thuộc Pháp và Úc. Các loại trân châu khác như Akoya, Handama, Tahitian hay South Sea sẽ có những đặc điểm hình thức, chất lượng và giá cả riêng biệt.
NỘI DUNG BÀI VIẾTToggle Table of ContentToggle
Tính chất vật lý và hóa học của Ngọc Trai
Nhóm khoáng chất |
Canxi cacbonat/hữu cơ |
Hệ tinh thể |
Vô định hình |
Màu sắc |
Trắng, xám, đen, xanh lam, xanh lục, cam, vàng, nâu, tím, hồng và nhiều màu |
Độ bóng |
Ánh ngọc trai |
Độ trong suốt |
Mờ đục |
Chỉ số khúc xạ |
1,52 – 1,69 |
Khúc xạ kép |
0,156 |
Sự phân tách |
Không |
Quá trình tạo ra ngọc trai?
Quá trình này bắt đầu khi một vật nhỏ hoặc hạt cát lọt vào bên trong hàu hoặc con trai. Về bản chất, mảnh này có chức năng như hạt nhân của ngọc trai – là phần xuất hiện đầu tiên. Một khi những vật lạ lọt vào, cơ thể của con trai sẽ tự động phủ lớp xà cừ lên mảnh nhân này như một lớp màng bảo vệ.
Xà cừ là một hỗn hợp được làm chủ yếu từ aragonit, rất chắc chắn và có màu sắc óng ánh. Ánh sáng độc đáo của trân châu đến từ hợp chất này. Nhuyễn thể sẽ phủ lên hạt nhân với hàng nghìn lớp xà cừ và theo thời gian, viên ngọc này dần dần được hình thành. Thời gian của quá trình này phụ thuộc vào tốc độ phát triển của hợp chất xà cừ, hầu hết thường mất từ hai đến bốn năm để phát triển hoàn toàn.
Ngọc trai tự nhiên, ngọc trai nuôi và ngọc trai nhân tạo?
Trước khi ngọc trai nuôi xuất hiện vào năm 1893, tất cả ngọc trai trên thị trường đều là ngọc tự nhiên. Sự khác biệt đáng kể nhất giữa ngọc tự nhiên và được nuôi là cách các vật thể lạ lọt vào trong động vật nhuyễn thể như thế nào.
Ngọc trai tự nhiên
Ngọc trai hình thành trong cơ thể của động vật nhuyễn thể (thường là con trai hoặc hàu biển) mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Vật thể kích ứng bị mắc kẹt trong nhuyễn thể có kích thước cực nhỏ và xảy ra hoàn toàn tình cờ. Do yếu tố tự nhiên diễn ra trong một thời gian dài nên ngọc trai tự nhiên cũng có giá trị cao hơn.
Là một trong những loại đồ trang sức quý hiếm, những viên ngọc tự nhiên này có giá trị ngang bằng với đá quý. Giá trị này phụ thuộc vào hình dạng, màu sắc, kích cỡ cũng như chất lượng của viên ngọc.
Ngày nay, cơ hội để mò ra những ngọc tự nhiên ngày càng trở nên hiếm hoi. Hầu hết, các viên ngọc tự nhiên hiếm khi sử dụng làm đồ trang sức đẹp như dây chuyền mà sẽ được bán cho các nhà sưu tập.
Ngọc trai nuôi
Sự hình thành và phát triển của loại ngọc trai này vẫn xảy ra bên trong động vật nhuyễn thể nhưng cần có sự can thiệp và chăm sóc của con người. Các vật kích ứng được đưa vào trong cơ thể loài hàu thông qua một đường rạch có độ khéo léo cao. Quy trình nuôi trân châu bắt đầu khi kỹ thuật viên tay nghề cao lấy biểu mô của một loài nhuyễn thể và đưa vào trong đó một vật kích ứng. Con trai sẽ phủ các lớp xà cừ lên vật kích ứng hoặc xung quanh các mảnh biểu mô được đưa vào.
Có bốn loại ngọc trai nuôi cấy chính yếu sau đây:
Ngọc trai nuôi Akoya
Ngọc trai Akoya là loại ngọc được nuôi nước mặn quen thuộc nhất đối với hầu hết mọi người ở nước Mỹ và các thị trường phương Tây khác. Nhiều khách hàng cho rằng, Akoya màu trắng hoặc màu kem là loại ngọc cổ điển, phù hợp nhất để sử dụng làm đồ trang sức, đặc biệt là dây chuyền một sợi.
Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan đều có thể sản xuất được ngọc trai nuôi cấy Akoya. Tại Việt Nam, trân châu Akoya được nuôi cấy tự nhiên trại vùng biển của Khánh Hòa.
Ngọc trai nuôi South Sea
Úc, Indonesia và Philippines là những nguồn cung cấp ngọc trai South Sea hàng đầu.
Ngọc trai nuôi South Sea có thể có màu từ trắng đến bạc hoặc vàng, tùy thuộc vào loại hàu nuôi cấy. Kích thước lớn, lớp xà cừ dày và thời gian sinh trưởng dài, cộng với các điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt hạn chế là tất cả những yếu tố góp phần tạo nên giá trị của viên ngọc này.
Ngọc trai nuôi Tahiti
Ngọc trai Tahiti được nuôi cấy chủ yếu quanh quần đảo Polynesia thuộc Pháp. Những viên ngọc nuôi nước mặn này đôi khi được gọi là ngọc trai đen và có dải màu rộng. Trân châu Tahiti có thể có màu xám, đen hoặc nâu và cũng có thể có các lớp màu bề mặt màu xanh dương, xanh lục, tím hoặc hồng.
Ngọc trai nuôi nước ngọt (Freshwater Pearls)
Ngọc trai nuôi nước ngọt là loại ngọc được sản xuất rộng rãi và là một trong những loại trân châu phổ biến nhất đối với người mua sắm và nhà thiết kế trang sức. Điều này là do phạm vi kích thước, hình dạng và màu sắc đáng chú ý, cộng với mức giá trị thương mại hợp lý của loại ngọc này.
Ngọc trai nước ngọt thường được nuôi ở ao hồ nước ngọt và thường có nhiều viên ngọc mọc trong một con hàu.
Ngọc trai nhân tạo là gì?
Ngọc trai tự nhiên và nuôi cấy là hai loại duy nhất được các chuyên gia coi là trân châu đích thực. Loại đá quý này được tạo ra bởi động vật nhuyễn thể và sự hình thành lên viên ngọc hoàn toàn là quá trình hữu cơ xảy ra bên trong sinh vật. Viên ngọc nhân tạo (hay do phòng thí nghiệm tạo ra) là do con người chế tạo và được coi là trân châu giả trong ngành công nghiệp đá quý. Ngọc trai nhân tạo thường được làm từ vỏ hàu (đôi khi là nhựa hoặc thủy tinh). Ngọc giả được sản xuất hàng loạt có giá thành rất rẻ, đặc biệt là khi so sánh với ngọc trai thật.
Ý nghĩa và công dụng của ngọc trai
Bức tranh "Sự ra đời của thần Vệ nữ của Botticelli" - Bước ra từ vỏ con trai như là một món quà của biển cả.
Trong lịch sử thần thoại, trân châu là biểu tượng của trí tuệ có được qua kinh nghiệm dày dặn phong phú. Những viên đá này được cho là có nguồn sức mạnh bảo họ, thu hút sự may mắn và giàu có. Ngọc trai có thể giúp bạn luôn giữ được điểm cân bằng an toàn trong các mối quan hệ. Viên đá biểu tượng cho lòng trung thành, sự hào hiệp, chính trực và trong sáng. Trong Đông y, viên ngọc này được kết hợp chữa nhiều loại bệnh như ù tai, kim phong, an thần, giải độc và các vấn đề liên quan đến thận.
Trong lịch sử thần thoại, ngọc trai là biểu tượng của trí tuệ có được qua kinh nghiệm dày dặn phong phú. Những viên đá này được cho là có nguồn sức mạnh bảo họ, thu hút sự may mắn và giàu có. Viên ngọc quý này có thể giúp bạn luôn giữ được điểm cân bằng an toàn trong các mối quan hệ. Viên đá biểu tượng cho lòng trung thành, sự hào hiệp, chính trực và trong sáng.
Trong Đông y, ngọc trai được kết hợp chữa nhiều loại bệnh như ù tai, kim phong, an thần, giải độc và các vấn đề liên quan đến thận. Đây còn là viên đá của tình yêu, sự chung thủy và trinh khiết. Theo truyền thuyết Hy lạp cổ đại, ngọc trai được cho là hình thành từ nước mắt của các vị thần và có thể ngăn cản những bất chắc có thể xảy ra trong ngày cưới khiến một người con gái rơi lệ. Ngày nay, trân châu vẫn là viên đá của sự thuần khiết, tình yêu vô điều kiện và sự đoàn viên đầy ấm áp. Ngoài ra, viên đá này còn được mô tả như những hạt sương rơi từ bầu trời đêm, bên cạnh các vì sao, là biểu tượng của niềm tin và hy vọng hạnh phúc.
Ngọc trai hợp mệnh nào?
Bên cạnh biểu tượng làm đá sinh thần cho tháng 6 trong chiêm tinh học, Ngọc trai còn mang lại nhiều may mắn trong công danh tài lộc và sức khỏe cho người đeo ngọc trong phong thủy phương Đông. Ngọc trai tự nhiên hay nuôi cấy đều sẽ có tác dụng như nhau. Điều quan trọng rằng bạn cần chọn viên ngọc có màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình:
- Mệnh Kim: những viên ngọc trai South Sea có màu vàng, trắng hoặc nâu đất sẽ phù hợp với người mệnh Kim
- Mệnh Mộc: nên chọn xanh lục hoặc màu đen (phù hợp với những viên đá đến từ Tahiti)
- Mệnh Thủy: cực kỳ hợp với ngọc trai màu trắng tinh khiết và trong sáng từ Akoya hoặc Tahiti
- Mệnh Hỏa: nên lựa những viên đá màu đỏ / hồng / xanh lục để tăng thêm phúc khí
- Mệnh Thổ: tương hợp với ngọc trai màu vàng sậm / hồng / đỏ
Cách bảo quản trang sức Ngọc trai
Ngọc trai có mức điểm 2.5 trên thang điểm độ cứng Mohs nên rất mềm, dễ bị xầy xước và mài mòn. Nhưng với sự chăm sóc hợp lý, viên ngọc này sẽ là tài sản đầy giá trị của bạn. Để bảo quản và giữ được giá trị cho ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Sau khi sử dụng, hãy lau viên đá bằng một miếng vải mềm để loại bỏ vết dầu hay các chất khác có thể tiếp xúc với ngọc trai
- Chỉ lau bằng nước ấm khi thực sự cần thiết như viên đá bị ố vàng: có thể sử dụng nước ấm hoặc xà phòng rửa bát nhẹ và lau rửa bằng vải mềm
- Tuyệt đối không ngâm ngọc trai trong nước vì có thể sẽ làm các sợi ngọc yếu đi
- Không bao giờ làm sạch trân châu bằng chất tẩy rửa trang sức hoặc hơi nước hay sóng siêu âm, sẽ làm hỏng bề mặt của viên đá
- Bảo toàn độ đàn hồi cho viên đá bằng cách đảm bảo cất giữ viên đá khi đã khô
Lịch sử phát triển của ngọc trai
Từ trước thế kỷ 20, những viên ngọc tự nhiên được khai thác bằng cách mò lặn. Những người thợ lặn sẽ mò bắt trai, sò ở dưới đáy biển hoặc đáy sông sâu và kiểm tra cẩn thận từng con. Không phải mọi con trai/sò đều có ngọc, trong số 3 tấn trai bắt được thì chỉ có 3 đến 4 con có những viên ngọc hoàn hảo.
Mò ngọc trai là một công việc nguy hiểm, yêu cầu thợ lặn có nhiều kinh nghiệp và số lượng ngọc mò được không nhiều. Đây cũng chính là lý do tại sao trân châu tự nhiên thường rất hiếm và có giá trị cao.
Ngày nay, ngọc trai trên thị trường chủ yếu là loại ngọc được nuôi cấy và đây cũng là loại ngọc phổ biến để làm nên những món đồ trang sức ngọc trai sang trọng. Quá trình nuôi cấy được thực hiện bằng cách cấy một vật lạ (thông thường là mô của con trai khác và một mảnh vỏ con trai đã dược đánh bóng) vào cơ quan sinh dục của con trai để tạo ngọc.
Những con trai/sò ở Biển Man và Tahiti có thể sống sót qua lần khai thác đầu tiên và sau đó những loài này sẽ được cấy nhân to hơn, được thả xuống nuôi trong khoảng 2 – 3 năm nữa trước khi thu hoạch.
Phương pháp nuôi cấy ngọc trai Mikimoto được phát triển thành công vào năm 1907 đến 1916 do một nhóm nhà khoa học do Nishikawa và Tatsuhei Mise quản lý, thuộc trường đại học Tokyo. Vào năm 1916, người em trai của Tatsuhei đã sản xuất thành công lứa ngọc nuôi đầu tiên trên loài trai Akoya.
Năm 1917, công nghệ nuôi cấy ngọc trai đã được Mitsubishi áp dụng đối với loại trai Hải Nam ở Philippines, Buton và Palau. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1931 lứa ngọc này mới được nuôi cấy thành công.
Đến năm 1970, công nghệ nuôi cấy ngọc trai Mikimoto tiếp tục được áp dụng cho loại trai cho ngọc trai đen Tahiti.
Thu hoạch và xử lý ngọc trai như thế nào?
Thu Hoạch Ngọc Trai
Thu hoạch ngọc trai là một quá trình cực kỳ tinh vi đòi hỏi các chuyên gia phải hành động thật cẩn thận và chính xác tuyệt đối. Để bắt đầu, nhuyễn thể được mở rất nhẹ nhàng, vừa đủ để có thể tiếp cận viên ngọc. Viên trân châu sau đó được lấy ra một cách cẩn thận bằng các dụng cụ phẫu thuật được chế tạo đặc biệt. Việc thu hoạch phải đảm bảo không gây tổn hại đến động vật nhuyễn thể vì nếu viên ngọc có chất lượng tốt, nhà sản xuất sẽ sử dụng con trai này để tiếp tục tạo ra những viên ngọc mới. Những viên ngọc trai sau khi gom lại sẽ được xử lý để làm đồ trang sức rồi mới tung ra thị trường.
Các công đoạn xử lý ngọc trai để làm đồ trang sức?
Quá trình chuẩn bị được chia thành 5 bước tuần tự: hoàn thiện, phân loại, khoan, ghép và xâu chuỗi với các bước sau:
- Ngọc trai được ngâm vài ngày trong dung dịch tẩy rửa nhẹ dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Bước này sẽ loại bỏ bất kỳ dư lượng không cần thiết và tăng cường độ sáng bóng của ngọc
- Ngọc trai được phân loại theo kích thước, hình dạng, màu sắc, độ bóng và cấp độ để xác định giá trị
- Khoan ngọc trai: bước này, các chuyên gia sẽ sử dụng máy móc hiện đại để tạo ra những lỗ khoan thẳng hàng hoàn hảo. Các viên ngọc sử dụng cho vòng tay và vòng cổ sẽ được khoan toàn bộ, trong khi viên ngọc sử dụng cho hoa tai chỉ được khoan một nửa.
- Ghép: Bởi vì mỗi viên ngọc trai là duy nhất và không có hai viên nào giống nhau hoàn toàn nên việc kết hợp là một quá trình cực kỳ mất thời gian. Các chuyên gia sẽ phải lựa ra các viên có kích thước đều nhau từ hàng ngàn viên để tạo ra độ cân xứng cho món trang sức.
- Bước cuối cùng trong việc chuẩn bị ngọc là xâu các viên đá quý thành các chuỗi trang sức.
Người thợ kim hoàn thường dùng sợi tơ tằm để xâu chuỗi ngọc trai. Trong quá trình này, các viên ngọc sẽ được ngăn cách bằng một nút thắt để tránh bị cọ xát với nhau và phòng trường hợp chuỗi bị đứt.
Lúc này, những viên ngọc trai đã sẵn sàng để bán trên thị trường dưới dạng trang sức đá quý.
Các yếu tố tạo nên chất lượng của một viên ngọc trai
1. Kích thước (Size)
Khi các yếu tố khác tương đương, những viên ngọc trai lớn hơn sẽ hiếm hơn và có giá trị hơn những viên ngọc nhỏ hơn. Hay ngọc trai càng lớn càng có giá trị cao.
Ngọc được nuôi tại vùng biển Nam Thái Bình Dương (South sea) rất nổi tiếng và được yêu thích vì thường có kích thước lớn
Từ trên xuống dưới trong các chuỗi ngọc trai được sắp xếp lần lượt là tròn, gần tròn, nửa bất thường và bất thường.
2. Hình dạng (Shape)
Nhiều loại đá quý khác (kim cương, sapphire, spinel hay zircon) có khả năng khúc xạ ánh sáng để tạo ra sự phản chiếu lấp lánh thông qua các kiểu cắt, trân châu chỉ có thể phản chiếu ánh sáng trên bề mặt nên thường không có quá nhiều hình dạng sau khi chế tác.
Hình tròn là dạng ngọc trai khó nuôi nhất. Vì vậy, một viên ngọc có hình tròn (với các yếu tố khác giống nhau) sẽ có giá trị cao hơn các hình dạng khác. Tuy nhiên, viên ngọc hình quả lê, hình bầu dục hoặc những hình dạng bất thường là những loại hình được đánh giá cao mà giới sưu tập rất ưa thích.
Những viên ngọc trai được hình thành dưới điều kiện khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau trong việc phân loại hình dạng. Như trân châu nuôi cấy tại Nhật bản được phân loại rất khắt khe về hình dạng
3. Màu sắc (Colour)
Ngọc trai tự nhiên và nuôi cấy có nhiều màu sắc khác nhau. Có các gam màu ấm như vàng, cam và hồng, cũng có gam màu lạnh như xanh lam, xanh lá cây và tím. Tông màu của ngọc trai trải từ nhạt đến đậm. Ngọc có xu hướng xuất hiện nhiều ở gam màu lặng, với chất lượng nhẹ nhàng mà tinh tế.
Màu trân châu có thể có ba thành phần:
- Màu nền hay màu chủ đạo (body color)
- Lớp màu bề mặt (overtone) – là một hoặc nhiều lớp màu trong mờ nằm trên lớp màu nền của viên ngọc.
- Lớp màu bên trong (orient) – có màu bảy sắc cầu vồng lung linh có trên hoặc ngay dưới bề mặt ngọc trai.
Tất cả các viên trân châu đều có màu nền, nhưng chỉ một số có lớp màu bề mặt hoặc lớp màu bên trong hoặc có cả hai.
4. Độ bóng (Luster)
Trong số bảy yếu tố giá trị của trân châu đã nêu ở trên, độ bóng có thể là khía cạnh quan trọng nhất, là đặc điểm hình thành một viên ngọc trai độc đáo và nổi bật:
- Xuất sắc (excellent) – ánh sáng được phản chiếu sẽ cực kì lấp lánh và sắc nét
- Rất tốt (very good) – ánh sáng phản chiếu lấp lánh và sắc nét hơn
- Tốt (Good) – ánh sáng lấp lánh nhưng không sắc nét và mờ nhẹ ở vị trí quanh các cạnh đá
- Khá – ánh sáng phản xạ yếu và không rõ ràng
- Kém – ánh sáng mập mờ và bị khuếch tán
Với các yếu tố khác bằng nhau, độ bóng càng cao thì viên ngọc càng có giá trị.
5. Chất lượng bề mặt
Giống như các loại đá quý khác, hầu hết ngọc trai không bao giờ đạt được độ hoàn hảo. Một số viên đá bị mài mòn có thể xuất hiện vết trầy xước hoặc có một phần mặt bị phẳng – điều này không ảnh hưởng đến hình dạng cơ bản của viên đá. Nhưng nếu bề mặt ngọc có nhiều các khuyết điểm này hoặc mức độ nghiêm trọng thì độ bền viên đá sẽ bị ảnh hưởng và giá trị sẽ bị giảm đáng kể. Những khuyết điểm nhỏ và nhẹ có thể được che khuất bằng một lỗ khoan hoặc các thiết kế trang sức.
6. Chất lượng lớp xà cừ
Chất lượng hợp chất này có quan hệ mật thiết với độ bóng. Nếu bạn có thể nhìn thấy phần nhân ngọc bên dưới lớp xà cừ, hoặc nếu viên ngọc trai có vẻ ngoài xỉn màu như phấn là do lớp xà cừ bị mỏng, làm cho độ bóng và độ bền của viên đá kém đi.
7. Tính đồng bộ
Các nhà thiết kế trang sức đôi khi cố tình kết hợp các viên ngọc có màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau để tạo ra những hiệu ứng độc đáo. Nhưng để làm được như vậy, tất cả ngọc trai trong các chuỗi vòng, bông tai hoặc đồ trang sức khác cần phải có các yếu tố chất lượng tương đương nhau.
Phân biệt Ngọc trai thật và giả
Dựa vào cảm nhận bằng tay và quan sát
Cách đầu tiên và dễ nhất để biết ngọc trai có phải là thật hay không là cảm nhận viên đá quý này. Khi bạn chạm vào một viên ngọc trai thật sẽ có cảm giác mát và dần ấm lên khi đeo. Ngọc giả có cảm giác ấm ngay lập tức và hơi dính khi dùng ngón tay sờ vào. Một viên ngọc tự nhiên có trọng lượng tương đối trong khi hàng giả có thể có trọng lượng quá nhỏ hoặc quá nặng.
Ngọc trai thật có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, không giống như ngọc giả về cơ bản chỉ có một hình dạng phù hợp với tất cả. Trân châu thật có khả năng phản xạ ánh sáng còn hàng nhái thì không.
Độ bóng
Để biết ngọc trai có phải là thật hay không, bạn hãy kiểm tra độ bóng của viên ngọc. Trân châu thật có độ bóng độc đáo với cảm giác thô và tự nhiên do những đường nhô nhỏ trên bề mặt. Loại khuyết điểm này có thể không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, các chuyên gia có thể kiểm tra “các khuyết điểm tự nhiên” này của viên ngọc bằng cách sử dụng một dụng cụ phóng đại.
Cọ xát hai viên đá với nhau
Khi một viên ngọc trai thật cọ xát với một viên ngọc thật khác sẽ tạo ra bột ngọc trai. Kết quả tương tự cũng có thể thấy nếu dùng dao chà nhẹ lên ngọc trai thật. Nếu hai viên ngọc giả cọ xát vào nhau, cảm giác sẽ rất trơn tru và không tạo ra bột.
Gõ hai viên trân châu thật vào nhau sẽ tạo ra âm thanh nhẹ nhàng và độc đáo. Khi các viên ngọc giả được gõ vào nhau, âm thanh phát ra rất nhẹ.
Dùng lửa để kiểm tra tính xác thực của ngọc trai
Một phương pháp khác mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng để biết cách phân biệt ngọc có phải là thật hay không là cho tiếp xúc lửa trực tiếp. Khi bạn đốt nhẹ viên đá thật, ngọc trai vẫn sáng bóng, nguyên vẹn và không có mùi hôi. Nếu ngọn lửa đều trong khoảng 2 phút, viên ngọc sẽ tạo ra tiếng lốp bốp. Ngọc trai giả gặp ngọn lửa trần sẽ tạo ra mùi hôi và mất độ bóng.
So sánh tính chất hóa học
Một viên trân châu chính hãng có khối lượng riêng tương đối là 2,73, tan trong axit clohydric và chỉ bị ảnh hưởng bởi dung dịch axeton. Trong khi ngọc trai giả không phản ứng với axit clohydric và mất hoàn toàn độ bóng khi sử dụng axeton.
Tính chất vật lý của ngọc trai
- Màu sắc: phong phú như trắng, kem hoặc phớt hồng, vàng, xanh lục, nâu, tím, đen,…
- Khá mềm và dễ bị tổn thương
- Hiệu ứng quang học: hiện tượng ngũ sắc
- Tính phát quang: Dưới tia cực tím có màu trơ đến lơ sáng vàng, hồng hoặc xanh lục
- Khả năng tiếp xúc với axit: có thể làm hỏng các lớp xà cừ nếu tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm và mồ hôi
Ngọc trai Phú Quốc: điểm sáng trong ngành kim cương đá quý Việt Nam
Không chỉ là một địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế mà Phú Quốc còn được mệnh danh là “Đảo Ngọc Trai” nổi tiếng trên toàn thế giới. Nền công nghiệp sản xuất đá quý tại đây đã đem lại những viên Ngọc nuôi có vẻ đẹp mang dấu ấn độc đáo riêng.
Trân châu Phú Quốc, chủ yếu được nuôi cấy theo phương pháp Akoya của Nhật Bản sử dụng loại trai Akoya có kích thước nhỏ, là một trong những loại hình Ngọc chất lượng và có giá hàng đầu thế giới. Ngọc trai nuôi tại Phú Quốc thường có màu trắng xám nhẹ, trắng bạc, có thể có ánh hồng hoặc vàng, hoặc màu kem,… và nổi tiếng với trân châu đen hoặc màu xanh biển chỉ có được khi nuôi tại nguồn nước này.
So với các loại ngọc khác như South Sea hay Tahini thì ngọc trai Phú Quốc giống Akoya có kích thước nhỏ hơn, thưởng chỉ từ 6 – 10 mm nhưng có tỷ lệ hình thành dạng tròn hoặc gần tròn cao hơn hai loại còn lại. Trong khi độ dày lớp xà cừ của những viên ngọc đến từ Nhật Bản thường ở mức 0.5mm thì lớp vỏ này từ trân châu Phú Quốc có thể lên tới 2mm.
Môi trường nuôi cấy thuận lợi với nguồn nước tương đối trong sạch nên những viên ngọc tại Việt Nam (ngọc trai Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang nói chung) thường lấp lánh và có độ bóng cao hơn các nước trong khu vực, đặc biệt với những viên ngọc thường có màu đục và tối hơn của Trung Quốc.
Du khách đến Phú Quốc tham quan còn có thể tận mắt quan sát quá trình nuôi cấy ngọc Phú Quốc trong các trang trại. Những con trai được sử dụng để nuôi cấy thường có độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, tùy vào kích thước ngọc mà quá trình nuôi có thể kéo dài từ 1 – 4 năm và luôn đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ. Theo kinh nghiệm lâu năm của những người thợ lành nghề, ngọc trai được thu hoạch vào lúc có nhiệt độ cao sẽ không đạt chất lượng bằng thời điểm nhiệt độ thấp. Do vậy, mùa thu hoạch Ngọc tại Phú Quốc thường diễn ra vào tháng 8 – 12 trong năm.
Trên thị trường ngày nay tràn lan những viên ngọc trai nước ngọt giá rẻ chỉ 500.000 đồng. Bạn cần cẩn thận với những mặt hàng này bởi những viên ngọc nuôi chất lượng tại Phú Quốc có giá 40 – 50 USD ( màu trắng bạc hơi hồng từ 6 -8 mm), thậm chí lên đến hơn 1000 USD / viên (ngọc trai đen từ 10 – 12mm),… Muốn sở hữu một chuỗi ngọc Phú Quốc chất lượng cao, bạn cần phải bỏ số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, từ 3000 – 5000 USD.
Một số sự thật thú vị về ngọc trai
#1 Ngọc trai là viên đá quý duy nhất được tạo ra từ một vật thể sống
Mặc dù trân châu vẫn được coi là một loại đá quý, nhưng rất khó để so sánh với những loại khác, chẳng hạn như Ruby, Emerald hay Alexandrite. Bởi ngọc trai là loại đá quý duy nhất được tạo ra từ sinh vật sống trong khi tất cả đá quý khác đều có quá trình hình thành dưới lòng đất hàng trăm nghìn đến hàng triệu năm. Những con hàu sau khi tách khỏi ngọc vẫn được tiêu thụ như một loại hải sản, trong khi vỏ hàu có hợp chất xà cừ, được sử dụng để sản xuất phụ kiện.
#2 Ngọc trai tự nhiên là một trong những món đồ trang sức quý hiếm nhất thế giới
Ngọc trai tự nhiên thực sự là một loại đá quý cực kỳ quý hiếm. Trung bình cứ 10.000 con hàu hoang dã thì chưa đến 1 con chứa ngọc. Thêm vào đó, loài hàu biển tự nhiên hiện đang bị đánh bắt quá mức khiến cho loại ngọc độc đáo này đã có ít lại càng trở nên quý hiếm hơn.
#3 Chỉ có một 1% ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức là ngọc tự nhiên
Khoảng 99% ngọc trai hiện có trên thị trường đã được nuôi cấy thay vì đến từ nguồn tự nhiên. Phương pháp nuôi cấy được tạo ra từ năm 1896 bởi Kokichi Mikimoto, tạo nguồn cung ổn định cho nhu cầu ngọc trai từ đó đến bây giờ bằng phương pháp thân thiện với môi trường. Thay vì đánh bắt quá mức để có được những viên trân châu tự nhiên quý hiếm và đắt tiền, những viên ngọc nuôi có tính đối xứng hơn dần trở thành một sự thay thế phổ biến có tính tối ưu chi phí hơn ngọc trai tự nhiên.
#4 Viên ngọc trai đắt nhất thế giới có giá 100 triệu USD
Được giữ dưới gầm giường của chủ nhân trong gần một thập kỷ như một tấm bùa may mắn, viên ngọc trai này đã không được phát hiện cho đến năm 2016. Ngôi nhà cất giữ viên ngọc này đã bị cháy rụi và một ngư dân đã tìm thấy viên trân châu ngoài khơi bờ biển Philippines. Đây là viên ngọc trai lớn nhất từng được biết đến, có chiều dài đáng kinh ngạc 66cm và nặng hơn 5 viên đá cộng lại.
Các câu hỏi thường gặp về Ngọc Trai
Khác với các viên đá khác được hình thành dưới lòng đất, ngọc trai được tạo ra bên trong mô mềm của một sinh vật nhuyễn thể sống (thường là con trai hoặc hàu biển) qua một quá trình kéo dài từ 3 – 5 năm. Ngọc trai nuôi chiếm 99% nguồn cung cấp trên thị trường ngày nay.
Không chỉ là viên đá sinh thần đem lại may mắn cho người sinh vào tháng 6, ngọc trai còn hợp với tất cả các mệnh trong những màu sắc khác nhau: Kim (vàng, trắng, nâu đất); Mộc (lục, đen); Thủy (trắng tinh khiết); Hỏa (đỏ, hồng, lục) và Thổ (vàng, hồng, đỏ). Ngọc trai là gì? Đến từ đâu?
Ngọc trai hợp mệnh nào?
Ngọc trai là gì?
Ngọc trai còn gọi là trân châu (tên khoa học là Pearl) là một loại đá quý hình cầu có một không hai khi là loại ngọc duy nhất được tạo ra từ một sinh vật sống. Trong môi trường nước mặn, ngọc sẽ được sản sinh từ loài hàu biển. Còn môi trường như sông suối ao hồ, loại ngọc đẹp mắt này sẽ được lấy từ loài trai nước ngọt.
URL: https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/ngoc-trai-la-gi/
Tác giả: Kim Cương Đá Quý
10