Nội Dung Bài Viết
Nhẫn cầu hôn là gì?
Nhẫn cầu hôn thường được trao vào dịp cầu hôn hoặc ngay sau khi một cặp đôi quyết định đính hôn. Thông thường, nhẫn cầu hôn thường được thiết kế với một viên đá quý đặt trong ổ nhẫn kim loại vàng bạc.
Tuy nhiên, nhẫn cầu hôn trong thời đại ngày nay đã mở rộng sang các thiết kế độc đáo hơn với nhẫn cầu hôn 3 viên đá quý, nhẫn chùm.
Lịch sử của nhẫn cầu hôn?
Một chàng trai sẽ tặng cô dâu tương lai của mình một chiếc nhẫn đính hôn khi nàng chấp nhận lời cầu hôn. Truyền thống này đã được các nhà nhân chủng học tìm thấy dấu hiệu từ nền văn hóa La Mã cổ đại. Những người vợ thường đeo nhẫn gắn với chiếc chìa khóa nhỏ, để thể hiện họ đã có chủ rồi.
Năm 1477, quốc vương nước Áo – Archduke Maximilian đã trao tặng nhẫn đính hôn kim cương cho Mary of Burgundy – Vương Hậu tương lai. Đây cũng chính là chiếc nhẫn đính hôn kim cương đầu tiên của thế giới. Sự việc này đã khơi mào cho xu hướng nhẫn cầu hôn kim cương trong giới quý tộc toàn Châu Âu.
Dưới thời kì Victoria, loài người đã tạo nên những thiết kế công phu bằng cách kết hợp kim cương với các loại đá quý và kim loại khác. Cuối thời kì Edward, nhẫn đính hôn kim cương được phát triển thêm với những nét chạm khắc tinh tế.
Vào năm 1947, công ty kim cương De Beers đã thực hiện chiến dịch đánh dấu sự bùng nổ của viên đá quý sang trọng này trên toàn thế giới với slogan “Kim cương là mãi mãi”. Sự trường tồn của loại đá quý cứng nhất thế giới đã trở thành biểu tượng cho lời cam kết sâu sắc giữa các cặp đôi.
Bằng cách sử dụng hình ảnh của các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng để thể hiện sức hấp dẫn của kim cương, doanh số De Beers đã tăng đều đặn 50% trong 3 năm.
Ý nghĩa của nhẫn cầu hôn
Nhẫn cầu hôn vẫn luôn là biểu tượng cho sự hợp nhất bền bỉ và vững chắc cùng những kỷ niệm trân quý. Từ thời xa xưa, nhẫn cầu hôn đã mang những ý nghĩa sâu sắc và trang trọng.
Những người con gái La Mã cổ đại đeo nhẫn bằng ngà voi, đá lửa, xương động vật, đồng hoặc sắt để cam kết một cuộc sống gia đình dài lâu hoặc để khẳng định tình yêu và sự hài hòa với nửa còn lại.
Nhưng cho đến năm 850, nhẫn cầu hôn mới có ý nghĩa chính thức được lan truyền rộng rãi. Giáo hoàng Nicholas I đã tuyên bố rằng chiếc nhẫn đính hôn đại diện cho ý định kết hôn của một chàng trai. Vào thời điểm này, vàng là chất liệu phổ biến nhất cho nhẫn đính hôn.
Đeo nhẫn cầu hôn ngón nào?
Theo truyền thống, và trong hầu hết các nền văn hóa, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới được đeo trên cùng ngón tay áp út của bàn tay trái. Theo niềm tin trong Công giáo, ngón áp út bàn tay trái là vị trí có các tĩnh mạch liên kết chặt chẽ với trái tim nhất bởi tình yêu là nguồn sống của con người.
Tuy nhiên, thực sự không có một quy tắc cố định nào cần làm theo. Nhẫn đính hôn hay những món trang sức quan trọng khác là một kỷ niệm và biểu tượng đẹp cần nâng niu suốt đời. Điều quan trọng nhất là người đeo thực sự trân trọng những chiếc nhẫn của mình.
Một số người thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên trái và đeo nhẫn cầu hôn ở tay phải. Một số người lựa chọn đeo hai nhẫn chung cùng một ngón hoặc trải ra khắp các ngón trên cùng một bàn tay.
Các loại nhẫn cầu hôn
Nhẫn cầu hôn kim cương
Nhẫn cầu hôn kim cương Solitaire
Solitaire là kiểu nhẫn cầu hôn cổ điển và truyền thống nhất với thiết kế chỉ có một viên đá quý hoặc kim cương. Nếu nàng có phong cách đơn giản và thanh lịch thì nhẫn cầu hôn Solitaire là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Nhẫn cầu hôn Solitaire là kiểu nhẫn trường tồn với thời gian và không bao giờ lỗi mốt trên thị trường trang sức.
Nhẫn cầu hôn kim cương Cluster
Thiết kế của nhẫn cầu hôn kim cương Cluster được tạo nên từ nhiều viên đá nhỏ để tạo hiệu ứng ánh sáng như một viên kim cương lớn lấp lánh. Nhân cầu hôn Cluster là một thiết kế linh hoạt khi bạn có thể chọn loại thết kế hình tròn truyền thống hoặc các thiết kế bất cân xứng hiện đại và độc đáo hơn. Kiểu thiết kế này cực kì bắt mắt khi đeo lên tay.
Nhẫn cầu hôn Pavé Diamond
Pavé là kiểu thiết kế nhẫn cầu hôn với tập hợp nhiều viên kim cương tấm hoặc các loại đá quý khác dạng nhỏ để khảm vào vỏ nhẫn. Vì vậy, chiếc nhẫn cầu hôn này sẽ tập trung tối đa lượng sáng và tạo thành ngôi sao phát sáng trên ngón tay người phụ nữ. Nhẫn cầu hôn Pavé có vẻ ngoài trang nhã và nữ tính, đồng thời kiểu nhẫn này có thể dễ dàng làm nổi bật các thiết đơn giản.
Nhẫn cầu hôn Cathedral
Kiểu nhẫn cầu hôn Cathedral đã trở thành xu hướng trong nhiều thập kỷ với vẻ đẹp trang nhã và đầy lãng mạn. Ngoài vòng đeo hình tròn thông thường, loại nhẫn này được thiết kế thêm phần vai cong lên đỡ lấy viên kim cương. Phần vai cong này giúp tôn vẻ đẹp của viên đá lên. Thiết kế nhẫn cầu hôn Cathedral sẽ là một sự lựa chọn tinh tế cho nhẫn cầu hôn của bạn.
Nhẫn cầu hôn Halo Diamond
Halo Diamond là một trong những mẫu nhẫn cầu hôn phổ biến nhất. Viên kim cương lớn của chiếc nhẫn được tô điểm nhờ những viên kim cương tấm được gắn xung quanh và được khảm trên vỏ nhẫn. Thiết kế này không chỉ tăng độ sáng và lấp lánh cho nhẫn mà còn khiến viên kim cương chính trông to hơn kích thước thật của chúng.
Bạn có thể chọn viên kim cương hình tròn, hình Oval hoặc hình giọt nước nữ tính hay đôi khi là các kiểu cắt kim cương phổ biến khác. Ngoài viên kim cương tự nhiên không màu, bạn có thể chọn các loại đá quý khác như Sapphire, Ruby, Morganite hoặc Kim cương hồng, … những viên đá này đều là những viên đá trung tâm bắt mắt.
Nhẫn cầu hôn Shank
Shank là kiểu thiết kế xẻ tà phần dải nhẫn ở vị trí hai bên của viên đá trung tâm. Phần tách đôi của nhẫn có nhiều thiết kế đa dạng nhưng phổ biến nhất là khảm các viên kim cương tấm hình tròn để tăng độ sáng và khiến viên kim cương trung tâm trong lớn và lấp lánh hơn.
Nhẫn cầu hôn 3 viên đá
Phong cách kết hợp 3 viên đá quý còn được gọi là “trilogy”. Đây không phải là một con số ngẫu hứng. 3 là con số đại diện cho dòng chảy thời gian là quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc đại diện cho bản thể của mối quan hệ là bạn, tôi và chúng ta. Thiết kế 3 đá rất đẹp và linh hoạt, có thể thay đổi đa dạng hình dáng và kích thước đá quý.
Lựa chọn phổ biến nhất là viên đá ở giữa sẽ có kích thước vượt trội với màu sắc nổi bật hơn cả, thường là những viên kim cương sang trọng.
Nhẫn cầu hôn kim cương đôi
Phong cách kim cương đôi gần đây đã trở nên phổ biến trở lại khi được lựa chọn bởi nhiều ca sĩ diễn viên thế giới. Thiết kế này bình thường gồm 2 viên kim cương đồng đều về hình dạng, kích thước và màu sắc. Trong khi xu hướng hiện đại sẽ sử dụng hai viên kim cương lệch nhau làm nổi bật vẻ đẹp tương phản.
Nhẫn cầu hôn kim cương vĩnh cửu
Thiết kế này lấy nguồn cảm hứng từ hình ảnh sợi tơ duyên không bị ngắt đứt. Dải nhẫn trong kiểu trang sức này sẽ được toàn bộ kim cương ở mặt ngoài vỏ nhẫn, không đứt đoạn. Theo truyền thống, chiếc nhẫn vĩnh cửu thường được trao vào những dịp đặc biệt quan trọng như ngày cưới hoặc ngày sinh con đầu lòng của một cặp vợ chồng. Hiện nay, nhẫn kim cương vĩnh cửu được nhiều cặp đôi lựa chọn với lời hẹn ước trọn đời.
Nhẫn cầu hôn Flush
Trong thiết kế này, viên kim cương sẽ được khảm vào thành vỏ nhẫn chứ không lộ ra ngoài như các kiểu nhẫn trên. Không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng và tinh tế mà bản thân kiểu nhẫn này đã trở thành một thiết lập bảo vệ an toàn hoàn hảo cho viên kim cương chất lượng. được đặt bên trong dây đeo, vì vậy bề mặt của nó không nhô ra ngoài.
Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai có lối sống năng động nhưng vẫn rất tinh tế.
Nhẫn cầu hôn Tension
Đây là một thiết kế vô cùng sáng tạo và độc đáo khi viên đá được cố định nhờ áp lực giữa hai đầu vỏ nhẫn chứ không bằng các thiết lập hay ngạnh bảo vệ thông thường. Lò xo ẩn sẽ được đặt bên trong kim loại để giữ cho viên đá được an toàn.
Vì vậy, viên đá như thể được đặt lơ lửng bên dải nhẫn tạo nên hình ảnh hấp dẫn và phiêu lưu. Với kiểu nhẫn này bạn lưu ý nên lựa chọn các loại đá cứng như kim cương, Sapphire, Ruby và Moissanite.
Nhẫn cầu hôn Baroque
Phong cách Baroque nổi tiếng với sự cầu kỳ và giàu tính nghệ thuật, thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên với cảm giác cổ kính và nhiều chi tiết phức tạp. Kiểu nhẫn này có thể kết hợp tất cả các thiết kế khác như Pavé, Halo hay Cluster để tạo thành một chiếc nhẫn cầu hôn thực sự ấn tượng.
Đây là sự lựa chọn không thể hợp hơn với những cô nàng có phong cách với niềm đam mê bất tận dành cho nghệ thuật cổ điển.
Nhẫn cầu hôn Channel
Kiểu nhẫn này khá giống với Pavé nhưng khác ở chỗ những viên kim cương tấm được gắn và đặt trong một đường rãnh trên dải nhẫn. Hàng kim cương trong đường rãnh này nằm dọc thẳng hàng tạo một hiệu ứng hút mắt dần về phía viên kim cương trung tâm.
Đây là một thiết kế an toàn cho đá quý nhưng khó làm sạch và sửa chữa hơn một chút so với các kiểu còn lại do cần phải đưa ra các tiệm trang sức có thiết bị và kinh nghiệm làm sạch.
Nhẫn cầu hôn Swirl
Swirl là một thiết kế nhẫn cầu hôn đẹp và độc đáo, kết hợp giữa dải nhẫn uốn lượn và viên kim cương tròn để tạo thành hình xoáy mềm mại và uyển chuyển. Nhẫn đính hôn Swirl tượng trưng cho hai nửa kết hợp toàn vẹn. Kiểu nhẫn cầu hôn này thực sự nổi bật giữa vô vàn thiết kế, một sự chuyển động đầy hấp dẫn và không thể đụng hàng.
Nhẫn cầu hôn Bombe
Đây thực sự là một thiết kế ấn tượng với các chi tiết khác lạ. Kiểu nhẫn này sử dụng nhiều kim loại với dạng phẳng mang phong cách Art Deco thanh lịch và đầy quyến rũ. Sự kết hợp giữa kim cương và đá quý màu như Sapphire Ruby là lựa chọn phổ biến và nổi bật nhất cho nhẫn cầu hôn Bombe.
Nhẫn cầu hôn Color – Accent
Kiểu nhẫn này mang phong cách cá tính, độc đáo nhung vẫn giữ được vẻ sang trọng và thanh lịch. Thay vì để một viên kim cương hồng lớn trở thành tâm điểm thì nhiều cặp đôi có lựa chọn tiết kiệm hơn bằng cách dùng những viên kim cương hồng tấm để nổi bật viên kim cương trắng trung tâm. Bạn cũng có thể kết hợp kim cương với các loại đá quý màu khác để chiếc nhẫn cầu hôn càng trở nên đặc biệt hơn.
Nhẫn cầu hôn theo phong cách Vintage Art Deco
Đây là thiết kế nhẫn cổ điển có tuổi đời trên 30 năm. Các thiết kế phá cách được tạo nên từ việc nắm bắt sự hài hòa trong kết cấu hình học sẽ tạo thành một chiếc nhẫn cổ điển thực sự quyến rũ.
Nhẫn cầu hôn Etched
Nghệ thuật chạm khắc cho nhẫn cầu hôn chưa bao giờ hết nhiệt trên thị trường trang sức. Nhà thiết kế sẽ mài mòn có tính toán mặt ngoài vỏ nhẫn để tạo thành các hoa văn độc đáo. Lá, vòng xoáy và dây thừng là những nét hoạt tiết phổ biến nhất, tạo nên vẻ ngoài mềm mại và nữ tính cho chiếc nhẫn cầu hôn.
Việc kết hợp thêm đường viền đá nhỏ trải theo cạnh của kim loại sẽ tạo nên một hiệu ứng cổ điển tuyệt đẹp.
Nhẫn cầu hôn Modern Contemporary
Với những cô nàng cá tính theo đuổi thời trang, một chiếc nhẫn với thiết kế truyền thống nhiều khi sẽ không phù hợp phong cách. Kiểu nhẫn cầu hôn Modern Contemporary với vòng xoáy bao quanh sẽ là lựa chọn vừa hiện đại lại vừa thanh lịch cho cô nàng. Kiểu nhẫn này được trang trí bằng những viên kim cương không màu và thường là mẫu nhẫn cầu hôn nổi bật trong các thiết kế thời trang cao cấp.
Nhẫn cầu hôn Ballerina
Lấy nguồn cảm hứng từ hình dáng khiêu vũ, kiểu nhẫn này kết hợp rất nhiều viên đá quý hình baguette tụ dần về viên đá trung tâm. Để mô phỏng theo trang phục của một vũ công, các viên kim cương đính xung quanh được làm thon gọn để tạo hiệu ứng vòng xoáy. Thiết kế này thực sự bắt mắt và nổi bật với vẻ lấp lánh khó trang sức nào sáng bằng.
Nhẫn cầu hôn Geometric
Kiểu nhẫn này sử dụng tính đa dạng và kết hợp kỳ diệu của hình khối góc cạnh (hình vuông, hình tam giác, v.v) tạo nên một phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân. Thiết kế Geometric cũng có thể làm nổi bật giác cắt hoặc hình dạng độc đáo của viên kim cương. Chiếc nhẫn cầu hôn sẽ trở nên mềm mại cổ điển trong dáng tròn truyền thống trong khi dáng góc cạnh sẽ khiến thiết kế mang phong cách táo bạo và không ngại nổi bật.
Nhẫn cầu hôn Shaped Band
Đây là thiết kế tập trung nhiều vào phần hình dạng của dải nhẫn. Kiểu thiết kế này đang trở nên khá thịnh hành trong giới trẻ. Phần chuôi nhẫn được uốn cong thành hình tam giác với phần chụm được đặt một viên kim cương hình giọt nước để cùng với vỏ nhẫn tạo ra hiệu ứng giọt nước. Kiểu nhẫn cầu hôn này mang ý nghĩa cho sự hòa hợp hoàn toàn giữa các cặp đôi
Nhẫn cầu hôn đá quý
Nhẫn cầu hôn đá quý màu đơn
Kim cương luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhẫn cầu hôn tuy nhiên xu hướng này mới chỉ phổ biến vào những năm 1940. Trong khi đá quý đã được lựa chọn trong hàng thế kỷ để tạo nên những thiết kế bắt mắt. Một trong những lý do lớn nhất cho lựa chọn này bởi đá quý có giá thành tiết kiệm hơn nhiều so với kim cương tự nhiên sang trọng.
Một số đá quý phổ biến nhất cho thiết kế này là Sapphire xanh lam, Ruby, Ngọc lục bảo Emerald và Morganite. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đá quý sẽ không cứng bằng kim cương nên cần cẩn trọng trong việc sử dụng hàng ngày và cách bảo quản cũng tỉ mỉ hơn.
Nhẫn cầu hôn Acrostic
Nhẫn cầu hôn Acrostic lần đầu tiên phổ biến là vào thế kỷ XIX. Mỗi viên đá quý sẽ được gán cho một chữ cái như Thạch anh tím Amethyst là chữ A, Topaz xanh lam là B, v.v. Vì vậy, người tặng nhẫn và người nhận có thể trao đổi những thông điệp bí mật của họ chỉ bằng cách đeo nhẫn quý.
Đó có thể là tên viết tắt của người nhận hoặc một thông điệp gửi gắm qua chữ “LOVE” của người trao tặng. Ít ai có thể thờ ơ trước một chiếc nhẫn cầu hôn lãng mạn như vậy.
Nhẫn cầu hôn đá quý theo phong cách Vintage Edwardian
Các trang sức phong cách Edwardian hội tụ những chi tiết tinh tế nhất với thiết kế ren lộng lẫy hoặc các họa tiết hoa. Tất cả tạo nên một chiếc nhẫn cầu hôn rất nữ tính nhưng không kém phần sang trọng.
Nếu có ý định lựa chọn thiết kế này, bạn nên sử dụng các đường cắt khác biệt như Rose hoặc Asscher thay vì các phong cách phổ biến hiện đại như Princess và Brilliant Round. Lựa chọn đá quý phổ biến là Ruby và Sapphire, hoặc thậm chí là Opal, Topaz và Zircon.
Nhẫn cầu hôn theo trường phái Tân nghệ thuật
Art Nouveau là một phong trào bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và lấy cảm hứng từ thiên nhiên với các nét thẳng tự do và các hoa văn đan xen mô phỏng sinh vật. Các loại đá quý như đá mặt trăng (Moonstone), đá Lapis lazuli, Ngọc trai và đá Opal thường được sử dụng trong trang sức theo trường phái Tân nghệ thuật.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý độ cứng của đá quý dựa trên thang độ cứng Mohs để xem chúng có phù hợp để đeo hàng ngày không. Một số loại đá quý, như ngọc trai, có thể dễ dàng bị hư hại bởi nước hoa và các bề mặt thô ráp, trong khi đá Opal không thể tiếp xúc với nước.
Chọn chất liệu nhẫn cầu hôn sao cho phù hợp?
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định phong cách của nàng sau đó tìm kiếm chất liệu phù hợp. Đồng thời, bạn cần nghĩ đến bối cảnh mà cô ấy thường đeo để tìm kiếm kim loại bổ sung khung cảnh ấy.
Nếu nàng bị thu hút bởi màu gam lạnh thì bạc, bạch kim hoặc vàng trắng là lựa chọn thích hợp nhất. Ngược lại, nếu là một người yêu sự ấm áp, nàng sẽ thích gam màu của vàng vàng hoặc vàng hồng. Ngoài ra, sự kết hợp giữa vàng trắng và vàng vàng sẽ giúp nàng có một phụ kiện phù hợp với nhiều bộ cánh.
Nhẫn cầu hôn Bạch kim
Bạch kim là một kim loại màu trắng tự nhiên với ánh sáng lạnh rất ăn ý với độ sáng chói và lấp lánh của kim cương. Bạch kim được cho là hiếm và tinh khiết hơn vàng gấp nhiều lần, là kim loại quý nhất trong tất cả các kim loại sử dụng trong trang sức.
Bạch kim có độ bền cao tăng tính an toàn cho đá quý, phù hợp với những cô nàng năng động và những cô nàng có làn da nhạy cảm. Vì kim loại này không có các chất có thể gây kích ứng với da.
Nhẫn cầu hôn vàng
Vàng là một kim loại cực kỳ linh hoạt và là sự lựa chọn phổ biến nhất để làm đồ trang sức. Phép đo tiêu chuẩn của vàng là một karat, được chia thành 24 phần. Vàng nguyên chất là 24k.
Tuy nhiên, vàng nguyên chất quá mềm để làm đồ trang sức nên chúng cần kết hợp với các kim loại khác như bạc, đồng, niken hoặc kẽm. Loại vàng thường được dùng trong trang sức nhất là 18k (~75% vàng), 14k (~58% vàng) và 10k (~42% vàng). Tỷ lệ kim loại khác được sử dụng sẽ quyết định độ bóng và màu sắc của trang sức. Ví dụ, vàng 24k có màu vàng mạnh và đậm trong khi vàng 14k có sắc vàng nhạt hơn.
Vàng vàng
Vàng vàng có vẻ ngoài hơi xỉn do kết hợp thêm từ màu đỏ của đồng, xanh lục của bạc. Kim loại này mang vẻ đẹp cổ điển nhưng vẫn tạo nên nhiều xu hướng thời trang nổi bật.
Vàng trắng
Mang sắc màu hiện đại hơn vàng vàng, vàng trắng có màu trắng bạc do kết hợp vàng vàng với đồng, kẽm và niken (hoặc palladium). Kim loại này được mạ một nguyên tố cứng gọi là rhodium, có giá gấp khoảng bốn lần bạch kim, có khả năng chống trầy xước và xỉn màu, đồng thời tăng độ phản chiếu ánh sáng.
Tuy nhiên, chất mạ này có thể bị mòn theo thời gian, nên bạn cần mang nhẫn cầu hôn đến tiệm kim hoàn định kỳ để mạ lại..
Vàng hồng
Mang vẻ đẹp độc đáo và lãng mạn, vàng hồng sở hữu tông màu hồng ấm áp khi kết hợp vàng vàng với hợp kim đồng. Tỷ lệ pha trộn của các kim loại trong vàng hồng giống với vàng vàng hoặc vàng trắng.
Vàng xanh
Đây là một phiên bản khá lạ trong trang sức nhưng vàng xanh mang nét đẹp khác biệt và có nguồn cảm hứng từ thiên nhiên. Sắc lục nhạt mềm mại của kim loại này có được khi trộn vàng vàng với bạc, đồng và kẽm. Sử dụng vàng xanh cùng với vàng hồng và vàng trắng sẽ tạo nên một thiết kế 3 chiều thú vị và khác biệt.
Các bộ sưu tập nhẫn cầu hôn đẹp – Xu hướng nhẫn cầu hôn năm 2022
Giống như một hôn nhân cần đối mặt với rất nhiều khó khăn, chiếc nhẫn cầu hôn cũng phải đối mặt với các thử thách của thời gian. Theo năm tháng trôi qua, xu hướng nhẫn cầu hôn sẽ thay đổi.
Tất nhiên bạn không nhất thiết phải theo xu hướng nhưng việc nhận biết được các bộ sưu tập được yêu thích vào hiện tại sẽ giúp bạn định hướng được một món đồ hoàn hảo. Sau đây là một số xu hướng nhẫn đính hôn cho năm 2022 – 2023.
Nhẫn cầu hôn Eyecatching
Đây là một trong các mẫu thiết kế độc đáo đang tạo nên xu hướng mới. Các thiết kế có thể kết hợp nhiều kiểu kim loại với một viên đá quý thô để tăng vẻ tự nhiên và phong cách phóng khoáng hấp dẫn.
Nhẫn cầu hôn thừa kế
Nhiều gia đình có những chiếc nhẫn là minh chứng cả cuộc đời của những người đi trước. Khi ấy, các cặp đôi trẻ có thể đeo những chiếc nhẫn này một cách nguyên bản hoặc chế tác lại đá quý và kim loại. Nhiều người hiện đang có xu hướng kết hợp dây chuyền và hoa tai để tạo thành chiếc nhẫn đính hôn hoàn toàn độc đáo và khác biệt.
Nhẫn cầu hôn nhiều dải
Xu hướng đeo nhiều vòng với các kiểu dáng khác nhau trên cùng một ngón tay đang tạo nên một làn gió mới. Kiểu nhẫn này thường kết hợp những viên kim cương tấm trên khắp dải nhẫn để tạo vẻ ngoài lấp lánh đặc biệt.
Nhẫn cầu hôn kim cương hình Pear
Những viên kim cương hình pear khiến chiếc nhẫn thêm phần nữ tính và tinh xảo. Đây sẽ là một trong các xu hướng dẫn đầu của năm 2022. Những đường cong duyên dáng của viên đá sẽ khiến chiếc nhẫn càng thêm lấp lánh và khiến đôi tay nàng càng thêm thon nhỏ và mảnh mai hơn. Với kiểu nhẫn này, nàng có thể đeo theo chiều kim cương hướng lên trên hoặc phía dưới, tùy thuộc vào tâm trạng của nàng.
Nhẫn cầu hôn với thiết kế độc đáo
Thay vì lựa chọn một viên kim cương truyền thống, các cặp đôi hiện nay đang tìm kiếm những xu hướng mới, phá cách và độc nhất. Bạn có thể lựa chọn các thiết kế có dải rộng được khảm đá quý hoặc chạm khắc độc đáo. Hoặc bạn có thể kết hợp nhiều viên đá và lồng ghép giữa các thiết kế. Có vô vàn cách để chiếc nhẫn của bạn có vẻ ngoài cá tính và sang trọng.
Nhẫn cầu hôn theo thiết kế đơn giản
Solitaire là một thiết kế đơn giản nhưng luôn mang vẻ đẹp cổ điển thách thức cả thời gian. Dù chỉ cần một dải nhẫn với một viên đá quý trung tâm, đây vẫn luôn là thiết kế kinh điển không bao giờ cũ. Viên kim cương tỏa sáng lấp lánh là biểu tượng hoàn hảo cho một tình yêu mộc mạc gắn kết.
Bộ nhẫn cầu hôn Striking Modern Bridal
Xu hướng nhẫn đính hôn 2022 sẽ không thể thiếu những set đồ hiện đại nổi bật như thiết kế Striking Modern Bridal. Loại nhẫn này có nhiều hình dạng khác nhau với tông màu vàng và những viên đá quý lớn nằm ở trung tâm. Sang trọng, độc đáo, đặc biệt là các yếu tố khiến những thiết kế này trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Nhẫn cầu hôn dải đôi
Khi ngành thời trang phát triển, kiểu nhẫn đính hôn Solitaire hoặc Halo mang màu sắc cổ điện đã được phát triển và phá cách. Năm 2022 sẽ là thời đại của sự sáng tạo, độc đáo và nhẫn cầu hôn dải đôi sẽ tạo nên xu hướng bùng nổ. Vòng nhẫn dải đôi sẽ tạo ra khoảng không gian giúp cố định viên kim cương trung tâm, tạo hình ảnh tự do và phóng khoáng.
Nhẫn kim cương vàng hồng lãng mạn
Dù từng bị lép vế trước vàng trắng nhưng một lần nữa, vàng hồng (Rose gold) đã trở lại, đánh dấu một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thế giới trang sức. Những chiếc nhẫn đính hôn màu vàng hồng mang cảm giác vừa hiện đại, vừa cổ điển.
Các thương hiệu nhẫn cầu hôn bạn cần biết
Thương hiệu quốc tế
BlueNile
Blue Nile là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất về kim cương và đồ trang sức cao cấp đã được chứng nhận và là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nhẫn đính hôn kim cương trực tuyến, ra mắt cách đây hơn 20 năm vào năm 1999.
Với những viên kim cương được chứng nhận GIA chất lượng cao, Blue Nile luôn được tin tưởng trong việc đảm bảo giá trị của sản phẩm đến tay khách hàng mà không qua các trung gian. Do đó, thương hiệu này đảm bảo được lợi ích về giá cả cho người mua. Blue Nile luôn nằm trong top những trang thương mại điện tử lớn nhất về kim cương đá quý và trang sức tại Mỹ.
Chiếc nhẫn cầu hôn Solitaire này trị giá $1390
Chiếc nhẫn dải đôi Halo Diamonds này có giá $1890
James Allen
James Allen được coi là nhà cách mạng hóa cách người tiêu dùng mua sắm đồ trang sức đẹp. Thương hiệu này được coi là người mở đầu cho xu hướng mua bán trang sức trực tuyến tại Anh. So với các nhà bán lẻ đồ trang sức khác, James Allen còn nổi bật nhờ cung cấp trải nghiệm mua sắm chưa từng có. Đây cũng là một trong những trang mua sắm trực tuyến trang sức kim cương đá quý lớn nhất tại Anh.
Chiếc nhẫn cầu hôn 3 viên kim cương này trị giá $1950
Chiếc nhẫn Solitaire này có giá $1545
Tiffany & Co
Tiffany & Co. được thành lập vào năm 1837 bởi Charles Lewis Tiffany và John B. Young với định hướng đầu tiên là ‘cửa hàng văn phòng phẩm và hàng hiệu’ nằm ở Brooklyn, Thành phố New York. Năm 1853 Charles nắm toàn quyền kiểm soát công ty và chuyển trọng tâm sang đồ trang sức cao cấp.
Những chiếc hộp màu xanh nổi tiếng đã trở thành dấu ấn của thương hiệu này. Tiffany & Co chính là nhà sáng lập thiết kế cổ điển và lâu đời nhất là nhẫn solitaire được giữ cố định với sáu ngạnh kim loại cách đều nhau. Nhận được nhẫn đính hôn từ Tiffany & Co. luôn là mơ ước của nhiều cô gái.
Cartier
Một chiếc nhẫn cầu hôn Cartier là hiện thân cho vẻ đẹp trang trọng của thành phố Paris. Được sở hữu bởi Louis Francois Cartier đến năm 1960, Cartier là thương hiệu có mối quan hệ lâu dài với các thành viên hoàng gia và những người nổi tiếng, bao gồm Nữ công tước xứ Cambridge, Wallis Simpson và Vua Edward VII, v.v.
Bộ sưu tập nhẫn cầu hôn của Cartier tôn vinh những tác phẩm vượt thời gian, nhưng họ cũng cung cấp các thiết kế hiện đại và tiên phong cho các xu hướng tương lai.
Chiếc nhẫn cầu hôn Solitaire này trị giá $3500
Chiếc nhẫn với thiết kế dải Pavé từ những viên kim cương tấm và viên Sapphire xanh lam có giá $16000
Harry Winston
Cửa hàng trang sức Harry Winston đầu tiên mở cửa vào năm 1932 tại thành phố New York, và đã trở thành lựa chọn yêu thích của giới thượng lưu Hoa Kỳ kể từ đó. Bản thân Harry Winston, người thành lập cửa hàng, đã trở nên nổi tiếng sau khi mua bộ sưu tập đồ trang sức huyền thoại của Arabella Huntington vào năm 1926 và thiết kế lại những món trang sức cổ điển thành những món đồ hiện đại.
Thương hiệu Harry Winston từ lâu đã vượt ra khỏi định nghĩa thương hiệu trang sức cao cấp thông thường. Harry Winston giờ đây được xem như biểu tượng của sự xa xỉ và sang trọng bậc nhất khi nhắc đến những món đồ trang sứ từ thương hiệu này.
Mẫu nhẫn cầu hôn hai dải Halo Diamonds cùng thiết kế Pavé trên khắp dải nhẫn
Nhẫn đính hôn hình Pear cổ điển với các viên đá nhỏ hình Baguette
BVLGARI
Được thành lập tại Rome vào năm 1884 bởi một thợ bạc tài năng người Hy Lạp Sotirio Bulgari, BVLGARI nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng về tay nghề thủ công tinh xảo và những sáng tạo đồ trang sức lộng lẫy. Qua nhiều thập kỷ, BVLGARI đã xác định một phong cách đặc biệt được tạo nên từ sự kết hợp màu sắc rực rỡ, kích thước cân đối và các hoạt tiết đậm màu La Mã.
Bvlgari liên tục đổi mới và cho ra đời những món đồ trang sức đa năng, đặc biệt được thiết kế để đeo từ sáng đến tối và kết hợp với nhiều loại đá quý, từ đá kim cương, đá san hô đến ngọc lục bảo.
Mẫu nhẫn cầu hôn Channel cách điệu của BVLGARI
Mẫu nhẫn cầu hôn dải đôi với thiết kế Channel độc đáo
Helzberg Diamonds
Helzberg là một trong những chuỗi trang sức lâu đời nhất ở Mỹ với cửa hàng đầu tiên được mở ở Kansas vào năm 1915. Helzberg đã dần dần phát triển và mở rộng khắp phương Tây với 15 địa điểm vào năm 1958. Từ đó, đều đặn đến cuối những năm 90, Helzberg đã có hơn 200 địa điểm trên khắp Hoa Kỳ.
Sự kết hợp giữa 3 viên kim cương và thiết kế Halo cùng Pavé khiến chiếc nhẫn này có giá $3000
Với thiết kế vô cùng độc đáo và chi tiết tinh xảo, chiếc nhẫn này trị giá $9000
De Beers
Mặc dù truyền thống đeo nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn đã có từ lâu trước khi DeBeers thực hiện, nhưng chiến dịch tiếp thị thành công của họ vào năm 1947 đã khiến nhẫn đính hôn kim cương trở thành một phong tục trước đám cưới được lan tỏa khắp thế giới. Đó là chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu “A Diamond Is Forever” (Kim cương vĩnh cửu) để biểu tượng cho tình yêu bền lâu và chung thủy mãi mãi.
Phong cách độc nhất này giúp chiếc nhẫn có giá lên đến $7300
Chiếc nhẫn cầu hôn Swirl này có giá $5950
Thương hiệu trong nước: SJC, DOJI, THEGIOIKIMCUONG, PNJ
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC
Có thể nói SJC là một trong những đầu tàu của Việt Nam trong mảng kinh doanh trang sức và vàng bạc. Hiện tại, tập đoàn này có hệ thống vững mạnh với hơn 200 nhà phân phối độc quyền cùng hơn 3000 tổ chức liên kết bán lẻ.
DOJI
Tên tuổi của DOJI lan rộng khắp đất nước Việt Nam và đã phát triển nhiều thương hiệu vững chắc như Diamond House, Wedding Land, Kim Bảo Phúc, v.v. Đặc biệt chính ông lớn DOJI cũng là chủ sở hữu chuỗi đại lý nổi tiếng THEGIOIKIMCUONG có chi nhánh phân phối toàn quốc. Thực tế, trang sức sản xuất bởi DOJI được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới nên những món trang sức mua từ DOJI tại Việt Nam cũng có tiêu chuẩn chất lượng rất cao.
Chiếc nhẫn cầu hôn kim cương kết hợp vàng 14k này có giá 28.350.000 VNĐ tại DOJI
Còn thiết kế dạng Halo độc đáo này trị giá 30.120.000 VNĐ
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ
PNJ là một trong các thương hiệu trang sức tham gia vào công đoạn chế tác, phân phối lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, PNJ đã mở rộng nhiều thương hiệu để tăng cường mức độ tiếp cận người tiêu dùng như PNJ, PNJ Silver và Style by PNJ.
Một số mẫu nhẫn cầu hôn phổ biến của PNJ:
Kim cương vàng trắng 14k giá 73.794.000 VNĐ
Nhẫn cầu hôn kim cương vàng trắng 14k giá 18.988.000 VNĐ
Cách chọn nhẫn cầu hôn tối ưu ngân sách
Kim cương là phần đắt nhất của nhẫn cầu hôn, vì vậy bạn có thể tiết kiệm chi phí lớn bằng cách sử dụng một viên đá quý thay thế kim cương mà vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo và sang trọng.
Các loại đá quý phổ biến khác có độ bền và vẻ ngoài hấp dẫn hay được lựa chọn là là Sapphire, Ruby và Emerald. Tùy thuộc vào chất lượng, giá những loại đá này có thể thấp hơn một chút so với kim cương, có những viên đá chất lượng quý hiếm thì sẽ có mức giá cao ấn tượng. Những lựa chọn tiết kiệm hơn nữa là Tourmaline, Morganite và Aquamarine.
Nếu như bạn sẵn sàng chi ngân sách cho một viên kim cương lấp lánh sang trọng, hãy xem xét kiểu nhẫn Solitaire cổ điển đầy lấp lánh đầu tiên. Với kiểu thiết kế này, viên kim cương chính là phần nổi bật nhất nên bạn hãy chọn viên kim cương sao cho ưng ý với mình nhất.
Bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn 4C về kim cương của chúng tôi để lựa chọn các cấp độ về độ tinh khiết và màu sắc sao cho tối ưu nhất túi tiền của mình mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Nhiều chàng trai có xu hướng chọn kiểu cắt Brilliant Round nếu nàng không có yêu cầu hay sở thích hình dáng cụ thể. Round là kiểu cắt kim cương phổ biến nhưng cũng đắt nhất vì chúng khó cắt nhất nhưng cũng tạo vẻ ngoài lấp lánh nhất.
Chọn nhẫn cầu hôn như thế nào? 5 bước giúp bạn chọn được chiếc nhẫn cầu hôn hoàn hảo
5 mẹo sau sẽ giúp bạn chọn được nhẫn cầu hôn hoàn hảo:
Lựa chọn kiểu cắt phù hợp
Mỗi kiểu cắt sẽ có giá thành khác nhau như Round là hình dáng có giá cao nhất trong khi Pear hoặc Marquise sẽ có mức giá dễ chịu hơn. Việc lựa chọn hình dáng cũng ảnh hưởng đến trọng lượng viên đá khi những kiểu cắt khác nhau sẽ khiến viên kim cương giữ được trọng lượng carat khác nhau.
Tối ưu trọng lượng
Thay vì chọn viên kim cương có kích thước lớn ấn tượng, bạn có thể lựa chọn những viên có trọng lượng không kém quá nhiều như 0.9 carat thay vì 1 carat. Không chỉ vì giá cả chênh lệch mà hai viên trọng lượng gần nhau có kích thước bề ngoài không thể nhận biết bằng mắt thường.
Lựa chọn đúng size nhẫn
Điều này thực sự quan trọng vì chắc hẳn bạn cũng không muốn chiếc nhẫn đeo lơ lửng giữa ngón tay hoặc có thể rớt ra bất kỳ lúc nào. Hãy xem cách đo size nhẫn để có lựa chọn chính xác nhé.
Lựa chọn thông minh về độ tinh khiết và cấp màu
Như trọng lượng carat, các cấp độ khác nhau trong màu sắc và độ tinh khiết sẽ có giá thành chênh lệch rất lớn. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn một viên kim cương thấp hơn 1 hoặc 2 bậc nhưng lại có vẻ ngoài nhìn không khác gì viên đá cấp cao hơn. Ví dụ, chọn cấp màu I / J thay vì D.
Lựa chọn những viên kim cương có chứng nhận
Giấy chứng nhận kim cương là phần không thể thiếu khi mua những viên kim cương chất lượng cao. Trên chứng nhận kim cương sẽ cho bạn biết rõ chất lượng cũng như đặc điểm của viên kim cương đó. Dùng chứng nhận kim cương để so sánh giá trị các viên kim cương với nhau cũng sẽ chính xác hơn nhiều so với việc so sánh bằng mắt thường.
Mặc dù chi phí có thể tăng lên một chút nhưng đây là lựa chọn an toàn và cần thiết khi mua kim cương. Chứng nhận kim cương từ các tổ chức kiểm định kim cương uy tín trên thế giới cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi các trường hợp bán gian lận.
Để tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể truy cập vào bài viết 9 mẹo mua kim cương của chúng tôi.
Những điều cần tránh khi chọn nhẫn cầu hôn
Kiểu cắt truyền thống
Kiểu cắt Princess và Marquise cực kỳ phổ biến vào những năm 1990 nhưng tới hiện tại đã dần bị thay thế bằng những giác cắt hiện đại và độc đáo hơn như hình Oval, Pear, Half – moon, Round …
Nhẫn cầu hôn Split Shank
Kiểu thiết kế xẻ đôi dải nhẫn từng là lựa chọn hoàn hảo nhất nhưng giờ đây người mua có xu hướng chú ý nhiều hơn vào viên đá quý thay vì thiết kế của vỏ nhẫn.
Nhẫn cầu hôn đá đơn
Nhẫn cầu hôn với một viên đá cũng hạ dần nhiệt khi xu hướng sử dụng 2 hoặc 3 viên đá cho nhẫn cầu hôn đang trở nên thịnh hành. Nhẫn đính hôn hai viên đá tượng trưng cho hai trái tim hòa làm một trong khi nhẫn ba viên đá tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai của các cặp đôi.
Lựa chọn kim loại chất lượng thấp làm vỏ nhẫn
Vàng trắng, vàng vàng, bạch kim, v.v. là những kim loại truyền thống chất lượng cho nhẫn cầu hôn. Thời nay, việc sử dụng hoặc kết hợp các kim loại khác nhau đang trở thành xu hướng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các kim loại chất lượng thấp vì chúng có thể rất nhanh bị hỏng và đặc biệt, chiếc nhẫn cầu hôn với ý nghĩa thiêng liêng trọn đời cần sự lựa chọn đáng trân trọng hơn.
Chạy theo trend một cách mù quáng
Điều quan trọng nhất khi chọn nhẫn đính hôn là cô gái phải thích chiếc nhẫn đó. Đôi khi các thiết kế chạy theo trend hay được các cửa hàng bán nhẫn chào mời nhưng lại không thật sự phù hợp với người bạn gái.
Nên chọn mẫu nhẫn cầu hôn có sẵn hay thiết kế mẫu nhẫn riêng?
Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của bạn. Với những mẫu nhẫn cầu hôn có sẵn, bạn sẽ dễ dàng sở hữu những thiết kế đang gây sốt trên thị trường một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể xem xét và đánh giá chất lượng của nhẫn trước khi quyết định mua chúng, và bạn có thể ướm thử lên tay để hình dung xem chiếc nhẫn có hợp với bạn không. Điều này có thể rủi ro hơn khi đặt nhẫn riêng.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn được cơ sở uy tín và tay nghề cao, việc thiết kế mẫu nhẫn riêng sẽ giúp bạn sở hữu món trang sức nổi với thiết kế riêng biệt nổ bật lên được cá tính riêng. Việc thiết kế riêng còn có thể giúp bạn có được chiếc nhẫn hợp nhất với phong cách của nàng. Và có thể cắt giảm được phần chi phí đáng kể.
Nên chọn kim cương rời hay là mẫu nhẫn cầu hôn đã có kim cương?
Nếu lựa chọn mẫu nhẫn kim cương gắn sẵn, bạn nên xem xét đến hình dáng và thiết kế của chúng để phù hợp với phong cách bản thân. Đồng thời, trang phục và phụ kiện trong các dịp đặc biệt cũng cần được cân nhắc.
Nếu lựa chọn kim cương rời thì kích thước của viên đá nên được xác định trước sau đó mới đến thiết kế ổ nhẫn vừa với đá quý và hợp phong cách của bạn. Thông thường, giá kim cương rời cũng thấp hơn kim cương có sẵn vỏ nhẫn.
Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng khi lựa chọn kim cương là bạn cần giấy chứng nhận kim cương đi kèm để xác minh chất lượng thật sự của chúng.
Nhẫn cầu hôn có bề dày lịch sử lâu đời và mang ý nghĩa rất mực sâu sắc. Việc lựa chọn một chiếc nhẫn cầu hôn hoàn hảo là khởi đầu tuyệt vời trong cuộc hành trình cả đời đầy kỳ diệu cho tình yêu của bạn.