Peridot Myanmar, Peridot Mogok

Peridot Myanmar: viên đá màu xanh lục đến từ mỏ Mogok

Peridot Myanmar có màu xanh lục và được khai thác tại mỏ Mogok nổi tiếng ở tỉnh Pyaung Gaung. Peridot Myanmar có màu xanh lục bắt mắt đẹp tương đương với Peridot Pakistan. Tuy nhiên Peridot Myanmar bên trong có các chùm sợi mịn và thể vùi olivin nguyên sinh khác biệt. Peridot khai thác tại mỏ Mogok, cùng với Sapphire và Ruby, được phân tách, sàng lọc, đánh bóng sơ bộ trước khi phân phối đi khắp thế giới.

 

Peridot Myanmar tổng quan

Peridot Myanmar, hay còn gọi là Peridot Mogok, đến từ vùng Pyaung Gaung của Mogok chứa các chùm sợi rất mịn và thể vùi olivin nguyên sinh đặc biệt.

Các thể vùi khoáng chất được phân tích cũng như các thể vùi của Chromit, Magnesit, Clorite đã cho thấy sự biến chất ngược và tái kết tinh xảy ra trong các đứt gãy căng thẳng hoặc mạch nhỏ trong một quá trình kiến tạo. Phân tích hóa học của LA – ICP – MS, những thể vùi này có thể được sử dụng như một đặc điểm riêng biệt của một địa phương để giúp xác định nguồn gốc địa lý.

Dựa trên các dữ liệu đã phân tích cùng với các biểu đồ chéo 2D và 3D của hàm lượng nguyên tố vi lượng Al, Sc, Ti, V, Cr, Mn, Co, Ni có thể phân biệt được các loại Peridot từ các nguồn khác nhau như: Peridot Ai Cập, Peridot Trung Quốc, Peridot Ý, Peridot Pakistan, Peridot Việt Nam với Peridot Mogok khá hiệu quả.

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Peridot Myanmar

Địa chất Dữ liệu quan sát
Màu sắc Màu xanh ô liu đậm (đá mài giác và kích thước lớn) và xanh vàng (đá kích thước nhỏ)
RI 1.648 – 1.689
Khối lượng riêng (SG) 3.24 – 3.36
Trong suốt Trong suốt
Huỳnh quang Trơ với bức xạ UV sóng dài và sóng ngắn
Đa sắc Yếu đến trung bình: màu xanh lục và xanh vàng
Lưỡng chiết suất 0.030 – 0.041
Viên Peridot Myanmar hình bầu dục nặng 17.69 ct có nguồn gốc từ khu vực Bernarrd Myo ở Mogok
Viên Peridot Myanmar hình bầu dục nặng 17.69 ct có nguồn gốc từ khu vực Bernarrd Myo ở Mogok

 

Nguồn gốc của Peridot Myanmar

Mogok là nguồn cung cấp các loại đá quý quan trọng như Ruby, Sapphire, Spinel chất lượng cao với trữ lượng lớn cho toàn cầu, được phát hiện bởi Kane cùng với Kammerling năm 1992 và Waltham năm 1999.

Năm 1953, Iyer phát hiện ra Peridot Myanmar tại mỏ Mogok. Peridot Mogok có một màu xanh lục đậm rất đặc biệt và thường được so sánh với màu xanh của Peridot Pakistan, nhưng hai loại đá này có độ trong khác nhau. Theo GIA, Peridot Myanmar và Peridot Pakistan là hai loại đá Peridot có màu sắc đẹp nhất đến từ Myanmar và Pakistan.

Viên Peridot Myanmar thô dạng bảng hình thoi có các mặt tròn, với một ít cacbonat và bột đá vôi màu trắng kích thước 15 x 16.9 x 6.5 mm
Viên Peridot Myanmar thô dạng bảng hình thoi có các mặt tròn, với một ít cacbonat và bột đá vôi màu trắng kích thước 15 x 16.9 x 6.5 mm

 

Năm viên Peridot Myanmar từ mỏ được mài giác với kích thước từ 5.18 - 7.52 ct
Năm viên Peridot Myanmar từ mỏ được mài giác với kích thước từ 5.18 – 7.52 ct

 

Các mỏ khai thác đá Peridot tại Mogok nằm ở các khu vực như: Pyaung Gaung, Htin Shu Taung và Bernard-Myo ( bởi Thu và Zaw, năm 2017). Tuy nhiên, Pyaung Gaung là mỏ tạo ra những viên đá có màu sắc đẹp và kích thước lớn nhất. Peridot được hình thành ở Pyaung Gaung thường có màu xanh vàng, trong khi những viên đá chất lượng cao nhất lại có màu xanh ô liu đậm.

Vào năm 2014, Harlow và Thu đã nghiên cứu Peridotite từ Pyaung Gaung bằng cách so sánh đá với các mẫu đá từ mỏ Sapat (Pakistan) và mỏ Đảo Zabargad cổ đại (Ai Cập). Họ cho rằng Mogok Peridot đã được kết tinh lại trong một khoáng chứa chất lỏng Olivin dạng nước, với sự trợ giúp của hoạt động kiến tạo của trái đất.

Tuy nhiên, chưa có sự phân tích sâu nào được biết đến phổ biến và rộng rãi về các đặc tính đá quý của Peridot từ Mogok.

Vào tháng 5 năm 2019, hai tác giả MS và TS đã có dịp đến thăm mỏ Pyaung Gaung, tại đây họ đã được chứng kiến quá trình khai thác, thu thập thông tin trực tiếp và kiểm tra sơ bộ các mẫu Olivin tại chỗ.

Nhóm đá mẫu đầu tiên dùng để nghiên cứu được mua từ các thợ mỏ trong khu vực bao gồm 5 viên đá mài giác cùng 10 viên đá thô có kích thước lớn và các mẫu đá bổ sung thì được thu thập ở các địa điểm khác nhau ở Mogok.

Mỏ Peridot Myanmarr ở Pyaung Gaung nằm ở Bernarrd Myo, phía bắc - tây bắc thị trấn Mogok. Được sửa đổi bởi Thu (2007), Themelis (2008) và Kan Nyunt cùng cộng sự (2013)
Bản đò mỏ Peridot Myanmarr ở Pyaung Gaung nằm ở Bernarrd Myo, phía bắc – tây bắc thị trấn Mogok. Được cập nhật bởi Thu (2007), Themelis (2008) và Kan Nyunt cùng cộng sự (2013)

 

Peridot Mogok được khai thác ở địa điểm nào?

Mogok được biết đến là một trong những nguồn đá quý lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới. Khu vực này còn được gọi là Vùng đá Mogok, nằm ở quận Kathe của Thượng Miến Điện, cách Mandalay 200 km về phía đông bắc (bởi Kyaw Thu, năm 2007).

Ngoài ra, Mogok còn nằm ở phần trung tâm của vành đai biến chất Mogok (MMB), nơi chứa các loại đá quý như đá Marble, Gneiss, thạch anh, Canxi silicat và nhiều loại đá lửa từ felsic đến siêu mafic (Iyer năm1953, Phyo và cộng sự năm 2019).

Ở Mogok có cấu trúc phức tạp bao gồm các nếp gấp và đứt gãy, cho thấy khu vực này đã phải trải qua một số quá trình kiến tạo lớn trong thời gian dài (kết quả của Magma và các khoáng chất biến chất) để có thể tạo ra một loạt các tập hợp khoáng sản, vật liệu đá quý, chẳng hạn như Ruby, Sapphire, Peridot và Spinel (Kane và Kammerling, 1992).

Đá quý ở Mogok được khai thác từ trầm tích sơ cấp (mỏ ngầm, lộ thiên) và trầm tích thứ cấp (các sa khoáng phù sa và phù sa).

Núi ở khu vực Pyaung Gaung. Địa điểm khai thác chính ở Pyaung Gaung. Một hố đào vào khu vực giàu Peridot của đá chủ Peridotitic. Dunite hạt mịn được Serpentin hóa, đá chủ tiền thân của Peridot chất lượng đá quý và có rất nhiều quanh mỏ.
Địa điểm khai thác chính ở Pyaung Gaung. Một hố đào vào khu vực dày đặc đá Peridot.

 

Quy trình khai thác Peridot Mogok

Khu vực khai thác Peridot Myanmar ở Pyaung Gaung cách thị trấn Mogok khoảng 10km về phía bắc – tây bắc và nằm trên một sườn núi dọc theo Núi Taung Me, đây là ngọn núi cao nhất trong quần thể biến chất Mogok, được bao phủ bởi đá Granit có trộn lẫn Microgranite Biotit tại Kabaing.

Kyaw Thu phát hiện ra đá Granit tại Kabaing đã xâm nhập vào đá Peridotite ở Pyaung Gaung, điều này cho thấy có thể có sự xuất hiện của đá siêu Mafic trong kỷ Jura sớm (sớm hơn Vành đai biến chất Mogok) vào năm 2007. Tuy nhiên, Peridot từ Pyaung Gaung có nguồn gốc từ đá siêu Mafic xuất hiện dưới dạng xâm nhập phân lớp trong đá Gneiss Garnet – Biotite.

Khu vực này chủ yếu khai thác đá Peridot có chất lượng tốt với thành phần chủ yếu là olivin ở các mỏ tiền chất Dunite, vì loại đá này thường xuất hiện xung quanh khu vực mỏ.

Tuy nhiên, các tinh thể có chất lượng tốt thì thường hình thành trong các mạch nhỏ và các túi bên trong các sợi mịn Serpentinized Peridotite, một phần là do sự kết tinh của Olivin trong các vết nứt do sức căng hoặc các vết nứt cứng trong quá trình dịch chuyển ngang cùng nâng lên dọc theo đứt gãy Momeik.

Thợ mỏ đi vào đường hầm dưới lòng đất tại mỏ Peridot ở Pyaung Gaung. Sau đó thợ mỏ khoan đá dọc theo tường hầm bằng búa khí nén để lấy đá Peridot
Thợ mỏ đi vào đường hầm dưới lòng đất tại mỏ Peridot ở Pyaung Gaung. Sau đó khoan đá dọc theo tường hầm bằng búa khí nén để lấy đá Peridot

 

Các thợ mỏ thường sử dụng những phương pháp truyền thống để khai thác đá Peridot tại Pyaung Gaung. Họ sẽ khoan tảng đá dọc theo sườn đồi bằng búa khoan và cho nổ bằng thuốc nổ để tạo ra một một mạng lưới đường hầm rộng từ 3 – 5m kéo dài vào trong hoặc xuống sâu tới hơn 50m.

Trong các đường hầm, những người thợ mỏ sử dụng búa khí nén hoặc các công cụ thô sơ như búa và đục để chiết xuất Peridot nằm trong đá chủ Dunite đã bị rắn hóa một phần dọc theo các bức tường của đường hầm.

Ngoài ra, khi khai thác đá tại mỏ cần phải sử dụng thêm một số thiết bị như: máy phát điện để chiếu sáng, cung cấp điện, xe đẩy cùng hệ thống dây thừng vận chuyển vật liệu và dụng cụ khai thác ra khỏi đường hầm. Peridot thô được khai thác và thu thập từ các mỏ thường được làm sạch, cắt, đánh bóng tại thị trấn Mogok trước khi đưa vào thị trường đá quý.

28 viên đá Peridot Myanmar thô từ pyaung Gaung có kích thước từ 1.78 - 29.02 ct
28 viên đá Peridot Myanmar thô từ pyaung Gaung có kích thước từ 1.78 – 29.02 ct

Comments are closed.