Khi lần đầu tiên được phát hiện dưới dạng thô, kim cương trông không khác gì một viên sỏi trong suốt hoặc chỉ là một khối tinh thể đầy sứt mẻ trong quá trình hình thành từ sâu trong lòng đất.
Chỉ đến khi qua tay một người thợ cắt lành nghề, vẻ ngoài lấp lánh, rực lửa và tráng lệ của chúng mới được giải phóng. Để một viên kim cương từ dạng thô ráp thành viên đá lấp lánh đầy giá trị trên tay bạn là cả một quá trình biến đổi phức tạp. Qua thời gian cùng việc sử dụng các loại công nghệ hiện đại, quy trình cắt kim cương ngày nay được xem như một loại nghệ thuật khi các nghệ nhân viên tục cho ra các giác cắt cầu kì, tinh xảo và phức tạp hơn.
Nội Dung Bài Viết
Lịch sử của quy trình cắt kim cương
Là hợp chất cứng nhất được ghi nhận trên trái đất, kim cương chính là loại đá quý khó cắt nhất. Dù kim cương được phát hiện từ năm 800 TCN nhưng đến tận thế kỷ XV, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra kim cương có thể được đánh bóng bằng chính lớp bụi của chúng. Trước đó, mọi người chỉ đeo kim cương ở dạng thô hoặc chỉ được đánh bóng theo bề mặt khối đá thô. Sau này, quy trình cắt kim cương theo hình đa cạnh (facet) đã đem lại vẻ ngoài lấp lánh đặc biệt cho loại đá quý sang trọng này.
Năm 1475, một thợ cắt người Flemish tên Lodewyk van Berquem đã phát minh ra thiết bị đĩa mài tròn để đánh bóng kim cương (gọi là Scaif) được phủ dầu và bụi kim cương với phần đỉnh được thiết kế để giữ viên đá cố định. Bằng công cụ này, quy trình cắt kim cương đã được nâng cấp, kim cương không chỉ được đánh bóng mà còn được cắt thành nhiều mặt để tạo độ sáng và lấp lánh.
Khi phát hiện ra vẻ đẹp của một viên kim cương được cắt đa cạnh, các nhà nghiên cứu tiếp tục đổi mới và cải thiện quy trình cắt kim cương dựa trên kỹ thuật này. Họ bắt đầu bằng cách đánh bóng các viên đá thô, cắt bỏ phần trên của chúng để tạo ra mặt phẳng mặt trên và sau đó cắt thành từng bước, từng bậc. Vào thế kỷ XVI, kiểu cắt kim cương hoa hồng (Rose Cut) đã ra đời: những viên kim cương sẽ được cắt để có được mặt phẳng đát lớn nhất với nhiều góc cắt nhỏ tập trung dần về phía đỉnh.
Kiểu cắt Mazarins là kiểu cắt nhắm vào việc đem lại tối đa độ lấp lánh và rực rỡ đầu tiên, tối đa hóa độ sáng của kim cương, được sáng tạo ra vào giữa thế kỷ XVII tại Pháp. Vào thế kỷ XVIII,
Kiểu cắt Mine cut đã được phát minh để tối đa hóa trọng lượng và vẻ đẹp của kim cương ở Brazil. Khi Nam Phi phát hiện ra kim cương, kiểu cắt này ngày nay được đổi tên thành “Old mine cut”.
Sau này, cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX đã tạo bước ngoặt lớn cho nghề cắt kim cương. Về cơ bản quy trình cắt kim cương không thay đổi nhưng thời đại của máy móc chạy bằng hơi nước và cơ giới đã cho phép các thợ chế tác phong phú hóa các kiểu cắt kim cương hơn bao giờ hết: kiểu cắt kim cương theo hình tròn Round Shape ra đời, là loại hình tròn với 58 mặt ngày nay
Qua nhiều thập kỷ, tỷ lệ và góc độ của máy cắt đã được điều chỉnh để cải thiện ánh sáng cho viên đá. Năm 1919, luận án “Thiết kế kim cương” của một sinh viên người Bỉ đã đưa ra tỷ lệ lý tưởng cho kiểu cắt theo hình tròn cải tiến Round-Brilliant và công trình này đã tạo nền tảng để tạo nên những viên kim cương tròn rực rỡ hoàn hảo ngày nay, nâng quy trình cắt kim cương lên một tầm cao mới.
Các bước của quy trình cắt kim cương
Ngày nay quy trình cắt kim cương được thực hiện trong các nhà máy với thiết bị công nghệ thay vì cắt thủ công bằng tay. Hầu hết kim cương được cắt tại Ấn Độ, những nhà máy quan trọng khác có tại Israel, Bỉ và Trung Quốc.
Đáng ngạc nhiên là đa số nghề cắt hiện nay có lợi nhuận rất nhỏ, chỉ từ 1 đến 2%. Các chuyên gia sẽ biết sử dụng đường cắt nào mang lại giá trị cao nhất cho các loại đá quý. Tỷ lệ trọng lượng giữa kim cương thô và viên đá hoàn thiện là 30%. Nghĩa là 1 viên kim cương thô nếu ban đầu nặng 1 carat sau khi cắt và mài bóng sẽ chỉ còn 0.3 carat sau khi trải qua quá trình cắt kim cương.
Phân loại kim cương thô
Sau khi được khai thác, kim cương sẽ được phân loại bằng tay và máy móc dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc và độ tinh khiết để định giá. Tại Công ty De Beers ở Botswana, cơ sở phân loại kim cương thô lớn nhất thế giới, kim cương thô sẽ được phân thành 12.000 loại có chất lượng khác nhau.
Phân loại kim cương thô trong quy trình cắt kim cương chủ yếu phân ra theo các nhóm chính sau:
- Loại có thể điều chỉnh được (sẽ được đánh bóng)
- Loại có thể cưa xẻ được (sẽ được xẻ đôi trước khi đánh bóng)
- Loại gần quý hoặc đá thô phân đoạn (được cắt thành hai hoặc nhiều mảnh trước khi đánh bóng)
- Loại kim cương công nghiệp (chiếm tỷ lệ thấp nhất) sẽ được cắt thành dụng cụ hoặc nghiền thành bột
Lập kế hoạch cắt kim cương
Phân tích độ thô của kim cương là bước phức tạp nhất trong quy trình cắt kim cương và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật cao nhất. Đây là một trong những bước quan trọng nhất và sẽ tốn khá nhiều thời gian trước khi tiến hành quy trình cắt kim cương, nhưng bước này cũng sẽ quyết định việc cho ra được những viên kim cương với giá trị cao.
Có nên cắt một viên kim cương theo hình tròn lớn để bán với giá cao hơn trên mỗi carat nhưng lại lãng phí nhiều phần thô hơn? Hay sẽ cắt thành hai viên hình quả lê có kích thước nhỏ hơn và giá thành thấp hơn nhưng sẽ bỏ phí ít phần thô hơn? Cách nào sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu? Giá cả thị trường của tất cả loại hình cắt được từ viên kim cương thô này là như thế nào?
Những phép tính phức tạp này đòi hỏi người thợ cắt phải rất lành nghề, có thể tính toán tất cả các thông số và quyết định xem viên đá được được cắt như thế nào rồi đánh dấu vị trí cần cắt Với những viên kim cương có giá trị lớn, quy trình cắt kim cương này có thể kéo dài hàng tháng.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy chuyên dụng Sarine có các bản quét 3D để tạo ra các phép đo chính xác với hình ảnh ba chiều, bản đồ các tạp chất, ước tính màu sắc và độ tinh khiết của viên đá quý sau khi hoàn thiện. Công nghệ này cho phép thợ cắt so sánh kích thước và chất lượng của từng mẫu thiết kế với độ chính xác đáng kinh ngạc.
Quy trình cắt kim cương có yêu cầu rất khắt khe, thường không cho phép bất kỳ sự nhầm lẫn nào dù viên kim cương được cắt thành hình dáng gì đi chăng nữa.
Cưa xẻ và phân tách kim cương
Trong kế hoạch cắt, kim cương mới chỉ được cắt khỏi phần thô. Tại bước này, người thợ kim hoàn sẽ cắt viên đá thành nhiều mảnh.
Kim cương thô sẽ được tách đôi bằng một cái máy sử dụng một cái đục và một cái búa. Đây là công đoạn phân tách kim cương: mỗi tinh thể kim cương đều có các thớ và khi đục chính xác sẽ tách kim cương ra làm các mảnh giữa các mặt phẳng của tinh thể. Nhưng để cắt ngược các thớ này lại rất khó, người thợ cắt cần sử dụng một máy cưa tròn với sự hỗ trợ từ bụi kim cương trong hàng giờ liên tục. Ngày nay, quy trình cắt kim cương thường được áp dụng kỹ thuật laser để có thể xuyên qua viên kim cương một cách nhanh chóng.
Tạo hình dạng kim cương
Đây là công đoạn rất quan trọng trong quy trình cắt kim cương để tạo các đường viền cuối cùng cho viên đá. Để tạo ra một viên kim cương tròn, một máy xoay được điều khiển bằng máy tính với độ chính xác cao sẽ tiện / mài viên kim cương bằng cách ma sát hai viên kim cương với nhau.
Do kim cương cực kì cứng, đạt điểm 10 trên thang độ cứng Mohs, nên chỉ có thể cắt mài kim cương bằng chính kim cương.
Các hình dạng lạ mắt thì cần quá trình tạo viền lâu hơn so với kim cương tròn. Khó nhất là tạo ra viên kim cương hình trái tim, với các đường cong linh hoạt và khe hở sâu. Do vậy, việc tạo hình dạng trong quy trình cắt kim cương luôn yêu cầu thợ kim hoàn có tay nghề và kỹ năng quan sát tỉ mỉ.
Mài cạnh và đánh bóng kim cương
Các bước cuối cùng trong quy trình cắt kim cương là mài cạnh (các mặt phẳng cạnh nhỏ) và đánh bóng. Kim cương được giữ cố định trên một cái chuôi mà sẽ được ma sát với đĩa mài tròn được bao phủ bởi bột kim cương để mài nhẵn các mặt cho viên đá. Quá trình này được lặp lại cho từng mặt, yêu cầu sự di chuyển và tạo góc cần chính xác cao để giữ cho viên kim cương luôn đối xứng hoàn hảo.
Ngày nay, công đoạn này trong quy trình cắt kim cương thường được thực hiện dựa trên máy tính để tạo ra kích thước, góc và độ đối xứng chính xác nhất. Bất kỳ một sai lệch nào tồn tại cũng sẽ làm lệch đường phản chiếu ánh sáng của viên đá, khiến độ lấp lánh và rực lửa của chúng bị giảm sút. Vì vậy độ chính xác là rất quan trọng đối với vẻ đẹp của viên kim cương hoàn thiện.
Yêu cầu của quá trình đánh bóng kim cương: làm nhẵn được các mặt, loại bỏ mọi dấu vết đánh bóng và đảm bảo rằng các mặt đá đều có độ phản chiếu mượt mà.
Kiểm tra chất lượng
Giai đoạn cuối cùng trong quy trình cắt kim cương là quá trình kiểm tra để đảm bảo rằng viên kim cương đã đáp ứng các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất đề ra. Nếu cần, viên đá sẽ được gửi trở lại thợ cắt để chỉnh sửa nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.
Làm sao cắt kim cương lại khiến viên kim cương trở nên lấp lánh
Một viên kim cương với giác cắt tốt sẽ phản chiếu và khúc xạ ánh sáng với vẻ rực rỡ, lấp lánh và rực lửa. Những đặc tính quang học này được tạo ra từ viên đá được cắt với các tỷ lệ cân xứng để tối đa lượng ánh sáng phản chiếu vào mắt người nhìn, và vẻ đẹp của những viên kim cương hiện đại ngày nay đến từ nghệ thuật cắt hoàn hảo.
Giác cắt là yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn 4C để đánh giá chất lượng kim cương sau khi trải qua quy trình cắt kim cương hoàn hảo. Do kim cương là vật dụng giá trị nên các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là chất lượng giác cắt đều sẽ được đánh giá cẩn thận trong chứng nhận kim cương. Các nơi mua kim cương uy tín cũng sẽ minh bạch chứng nhận kim cương cho khách hàng để thể hiện giá trị của viên kim cương.