Quy trình cắt Peridot cover

Quy trình cắt Peridot: từ viên đá thô màu lục trà trở thành đá quý lấp lánh đầy mê hoặc

Quy trình cắt Peridot bắt đầu từ quá trình phân loại tinh thể, tiến hành phân tách, cưa xẻ, đánh giá và xác định hình dạng cắt, mài cạnh và đánh bóng, giúp viên đá trở nên rực rỡ hơn. Những viên Peridot có giá trị cao thường được giao cho những người thợ nhiều kinh nghiệm chế tác để giữ được tối đa trọng lượng và vẻ đẹp viên đá.

 

Quy trình cắt Peridot là gì?

Quy trình cắt Peridot khi thực hiện đúng cách sẽ thể hiện được vẻ đẹp, màu sắc bắt mắt và độ bóng cao, làm tăng giá trị tối đa cho viên đá.

Một thợ cắt lành nghề có thể biến một mảnh đá thô ráp thành một viên đá quý có độ rực rỡ tuyệt đẹp. Trong khi những người thợ không có tay nghề cao có thể làm viên đá bị xỉn màu hoặc hư hỏng. Người thợ cắt đá quý chuyên nghiệp sẽ biết cách thực hiện quy trình cắt đá quý đúng cách, tạo nên sự cân đối về màu sắc và trọng lượng, làm tăng thêm giá trị cho viên đá.

Thông thường, thợ cắt sẽ tạo hình trước khi thực hiện quy trình cắt Peridot, bằng cách mài một mảnh đá thô thành hình dạng gần đúng như viên đá thành phẩm, giúp tối đa hóa giá trị của viên đá.

Quy trình cắt Peridot là gì

 

Sự khác nhau giữa quy trình cắt Peridot và cắt kim cương

Các bước đầu tiên trong quy trình cắt Peridot và cắt kim cương được thực hiện hoàn toàn khác nhau.

Quy trình cắt kim cương thường được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề lâu năm. Họ sẽ đánh dấu các vị trí cần cắt của viên đá bằng một loại mực khó có thể xoá bằng kiểu tẩy rửa thông thường. Sau đó, tiến hành các bước xử lý với từng chuyên gia khác nhau như thợ cưa xẻ, thợ phân tách, thợ tạo hình dáng, thợ mài giác và thợ đánh bóng kim cương.

Ngược lại, quy trình cắt Peridot thường được đảm nhận bởi một thợ cắt duy nhất, bao gồm quá trình cưa xẻ, phân tách, tạo hình và mài giác. Khi phôi được sản xuất, viên đá sẽ được chuyển giao cho máy cắt chính để hoàn thành các giác cắt. Sau đó, người thợ sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh các mặt cắt, đảm bảo viên đá có được độ bóng hoàn hảo nhất.

Hầu hết, đá Peridot thô tự nhiên sẽ được tạo hình trước khi thực hiện quy trình cắt bởi thợ cắt đá quý bậc thầy. Những viên Peridot có trọng lượng lớn sẽ được mài giác bởi thợ cắt bậc thầy, có kinh nghiệm hơn 30 năm và được đào tạo tại Châu Âu. Trong khi các viên đá quý thông thường chỉ được cắt tại Trung Quốc.

Các tiêu chí 4C như hình dáng, kính thước, màu sắc và trọng lượng của đá quý đều được tính toán kĩ lượng trước khi thực hiện quy trình cắt Peridot. Kiểu cắt Asscher hay còn được gọi là kiểu Emerald, được sử dụng phổ biến cho đá Peridot, giúp thể hiện vẻ đẹp cổ điển hoặc làm nổi bật màu sắc, độ sáng và các tạp chất bên trong viên đá.

Quy trình cắt Peridot khác với kim cương

 

Các bước của quy trình cắt Peridot

Phân loại đá Peridot thô

Sau khi khai thác, đá Peridot thô sẽ được phân loại dựa trên kích cỡ khác nhau. Những viên Peridot có kích cỡ đạt chuẩn sẽ được kiểm tra trên hộp đèn huỳnh quang và sắp xếp ngay ngắn để dễ quan sát bằng mắt thường.

Các thợ cắt sẽ dùng bóng đèn sợi đốt có cường độ ánh sáng cao để quan sát màu sắc viên đá từ các hướng khác nhau một cách tỉ mỉ, giúp xác định vị trí các vết nứt và tạp chất bên trong viên đá chính xác nhất. Sau đó, các thợ cắt sẽ trực quan hóa hình dạng, kích thước và vị trí mặt cắt để hoàn thiện viên đá.

Vị trí mặt cắt rất quan trọng trong việc xác định màu sắc bề mặt của đá quý khi thực hiện quy trình cắt Peridot, do các tạp chất bên trong viên đá sẽ thể hiện màu sắc theo nhiều hướng khác nhau.

Từ đánh giá ban đầu, thợ cắt có thể dự đoán được trọng lượng và giá trị của viên đá khi gần đến bước hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với những người thợ cắt có kinh nghiệm lâu năm, họ có thể dự đoán được ngay khi bắt đầu cắt viên đá trong quy trình cắt Peridot.

Với đá Peridot, việc xác định tạp chất ít khi cần sự trợ giúp của kính phóng đại. Thay vào đó, họ sử dụng một loại mực không thể xóa được để đánh dấu các khu vực có chứa tạp chất, vết lõm sâu và tiến hành cắt theo đường dọc của các vết nứt hoặc tạp chất.

Quy trình cắt Peridot, phân loại đá
Hình ảnh minh họa quá trình chuyển đổi từ đá thô sang hình dạng đá quý trong quá trình cắt Peridot

 

Tách đá Peridot thô

Tách đá là một phương pháp giúp loại bỏ các tạp chất có màu sắc kém, mờ đục, bị lẫn hoặc nứt từ các loại đá thô bám vào bề mặt đá quý trong quy trình cắt Peridot. Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách sử dụng chiếc búa kim loại nhỏ hoặc chiếc kìm chuyên dụng để loại bỏ các tạp chất bám trên bề mặt đá.

Tuy nhiên, có những mẫu vật không thể sử dụng kìm chuyên dụng để loại bỏ tạp chất, sẽ làm hư hỏng hoặc bể vỡ viên đá. Trong trường hợp này, các thợ cắt thường sử dụng máy cưa để tách viên đá.

Quy trình cắt Peridot, phân tách đá

 

Cưa xẻ đá Peridot

Theo dấu mực, các người thợ mài sẽ sử dụng cưa ở tốc độ cao, được làm mát bằng dung dịch chất lỏng với lưỡi kim cương ép để tiến hành cắt những vết cắt đầu tiên. Những lưỡi cưa được sử dụng trong quy trình cắt Peridot chỉ có độ dày khoảng 0.2mm, giúp tiết kiệm được vật liệu và cải thiện hiệu suất tốt hơn.

Sau đó, thợ cắt sẽ quan sát đá dưới ánh sáng để kiểm tra các tạp chất bên trong viên đá và đưa ra quyết định cắt thêm hay không. Một số viên đá thô thường đòi hỏi việc mài giác nhiều lần để tạo ra hình dạng độc đáo và nổi bật.

Hầu hết, những người thợ cắt đều cho rằng cưa xẻ là bước quan trọng nhất trong quy trình cắt Peridot do trực tiếp ảnh hưởng đến kiểu cắt của viên đá.

Quy trình cắt Peridot, cưa xẻ
Những đường đánh dấu vết cắt của đá quý

 

Mài cạnh Peridot

Mài cạnh là công đoạn người thợ kiểm tra lại từng giác cắt của viên đá trong quy trình cắt Peridot, giúp xác định hình dạng, độ mài nhẵn, sự cân đối và tỷ lệ hoàn hảo, làm tăng thêm giá trị cho viên đá.

Quá trình này thường yêu cầu độ tập trung quan sát và chú ý cao ở những người thợ cắt, đảm bảo viên đá được đặt vào đúng vị trí trên bàn mài để phần đá thô đã cưa được nghiền thành hình dạng mong muốn.

Khác với các viên đá có giá trị cao như ngọc hồng lựu, thường được mài và đánh bóng để thể hiện rõ màu sắc, giác cắt và độ trong suốt trước khi hoàn thiện. Trong quy trình cắt Peridot, thợ cắt sẽ đảm bảo các mặt đối diện của phôi đá được song song, đạt tỷ lệ cân đối như góc vương miện, góc mái, chiều cao vương miện, chiều sâu mái vòm, kích thước bàn và độ dày của đai,… được nhất quán từ viên đá này đến viên đá khác.

Quy trình cắt Peridot thường yêu cầu viên đá phải sạch sẽ nên bất kỳ vết nứt hoặc tạp chất nào không được loại bỏ trong quá trình cưa sẽ được xử lý hoàn toàn ở giai đoạn này. Điều này rất khác với những loại đá quý có giá trị cao như ngọc lục bảo hoặc hồng ngọc Mogok sẽ được phép chứa tạp chất tự nhiên, giúp tăng giá trị đá quý.

Thông thường, đá quý có hình dạng phổ biến sẽ được ưa chuộng hơn nên các thợ cắt sẽ mài giác các cạnh viền của viên đá bằng tay trước khi tạo hình. Sau khi quá trình tạo hình đã hoàn thành, các viên đá quý này sẽ được trưng bày để đảm bảo màu sắc, tông màu và độ bão hòa phù hợp làm trang sức như vòng cổ, nhẫn cưới.

Quy trình cắt Peridot, mài cạnh

 

Đánh bóng đá Peridot

Trong quy trình cắt Peridot, phương pháp đánh bóng bề mặt đá quý phổ biến nhất là Jamb-peg. Dù thô sơ nhưng hệ thống này giúp cho thợ mài dễ dàng tạo ra những viên đá quý có đường cắt cực kỳ đẹp với các góc cạnh có số đo cụ thể. Đây cũng là phương pháp đánh bóng được nhiều thợ cắt nổi tiếng trên thế giới sử dụng.

Hệ thống Jamb-peg bao gồm 1 thanh công cụ giữ đá, được sử dụng bằng tay của người thợ cắt. Mặt phẳng của thanh công cụ này sẽ giữ viên đá tạo hình bằng xi măng hoặc sáp với nhiệt độ nóng, lạnh khác nhau.

Thợ cắt sẽ ấn giữ đầu viên đá quý vào vòng cắt xoay theo chiều ngang với tích điện kim cương. Trong khi đầu nhọn còn lại của que công cụ này sẽ cố định viên đá vào một lỗ nông tương ứng với góc mặt cắt và bánh xe cắt.

Những lỗ này được đặt chính xác trên một bề mặt rắn được gọi là hình cung, tương tự như góc A, là kim loại cong trong quy trình cắt Peridot. Vòng cung này được gắn vào bàn bằng một giá đỡ thẳng đứng, giúp định vị đầu nhọn của que vào các lỗ khác nhau của vòng cung chốt kẹt, còn dao cắt sẽ xác định góc vào các vị trí của các mặt đá.

Vị trí C trong hình là đầu định vị, giúp xác định các góc chu vi hoặc các góc độ cao bổ sung. Một đầu chia hình bát giác đơn giản, để cắt các viên đá thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong khi đầu còn lại được chia phức tạp hơn, dùng để cắt các hình dạng khác của viên đá.

Các bước đánh bóng trong quy trình cắt Peridot bao gồm:

  • Bước 1: Tiến hành mài đỉnh đầu đá quý. Các mặt cắt ban đầu đều được hình thành bằng lớp phủ có kết cấu thô để loại bỏ tạp chất nhanh chóng. Điều này tạo ra nhiệt độ cao nên cần làm mát máy cắt bằng hơi nước.
  • Bước 2: Tiếp theo, sử dụng máy cắt để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn thừa, tạo ra bề mặt mịn, các mặt góc cạnh với kích thước mong muốn cho viên đá.
  • Bước 3: Sau khi mài xong đỉnh đầu đá quý, viên đá sẽ được làm bóng bằng cách sử dụng một vòng đồng tẩm bột kim cương mịn hoặc dầu trộn bột kim cương. Tuy nhiên, quá trình này không yêu cầu làm mát bằng nước.
  • Bước 4: Viên đá được lấy ra khỏi que cố định và làm sạch các chất kết dính bám trên bề mặt.
  • Bước 5: Tiếp tục gắn viên đá lại bằng que thăm vuông góc với bàn, sao cho các cạnh góc của viên đá không bị cắt lộ ra và cố định tâm viên đá trên trục dọc. Sau khi viên đá được gắn vào căn giữa của que cố định, máy cắt sẽ lặp lại quy trình đặt và đánh bóng các mặt cạnh của đá quý để hoàn tất.
Quy trình cắt Peridot, đánh bóng
Hệ thống Jamb-peg trong quy trình cắt Peridot

 

Kiểm tra chất lượng đá quý

Những viên đá đối lập trong trang sức đều được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo màu sắc và tỷ lệ được cân đối với nhau. Những viên đá có sự sai lệch nhỏ về kích thước sẽ được khắc phục hoặc thay thế bằng các viên đá quý khác.

Khi hoàn thiện quy trình cắt Peridot, những viên đá sẽ được định vị để mô phỏng bộ trang sức đá quý thực tế. Sau đó được đánh giá tổng quan, đảm bảo màu sắc, tông màu, độ bão hòa và hình dạng phù hợp để đính lên trang sức thông qua các bước thiết kế đồ trang sức, cắt kim cương, chế tác và sản xuất thành phẩm.

Quy trình cắt Peridot, kiểm tra chất lượng

 

Peridot ngày nay trở nên khá phổ biến khi bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại đá này ở bất cứ cửa hàng trang sức đá quý nào. Tuy nhiên, những viên Peridot chất lượng cao dùng trong các món trang sức ở những thương hiệu cao cấp lại rất khác những viên Peridot chất lượng trung bình bày bán ngoài chợ.
Công đoạn cắt và hoàn thiện là như nhau nhưng quy trình cắt Peridot từ các thương hiệu cao cấp lại chặt chẽ và tỉ mỉ hơn để đảm bảo cho ra 1 viên đá chất lượng cao, không bị lệch so với những viên đá khác gắn trong món trang sức.

Comments are closed.