Tantalum

Tantalum: kim loại có độ ổn định cao và khó phân hủy

Tantalum ngày càng được sử dụng nhiều làm trang sức và ứng dụng vào các ngành công nghiệp. Do tính hiếm, độ bóng và độ bền cao, kim loại này là một lựa chọn tuyệt vời cho trang sức đám cưới. Tantalum không phổ biến ở Việt Nam như vàng hay bạc nhưng lại được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây.

 

Tantalum là gì?

Tantalum là kim loại trơ, được khai thác từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, được tìm thấy nhiều tại Nam Mỹ và Úc. Kim loại này thường được phát hiện cùng với Nobium, Thori, Uranium và các nguyên tố khác, được sử dụng rộng rãi để tạo ra các bộ phận điện tử như tụ điện, điện trở công suất cao, trang sức và cùng nhiều thứ khác.

Tuy nhiên, các nguồn khai thác Tantalum đang nhanh chóng cạn kiệt, các chuyên gia dự đoán rằng sản lượng của kim loại này chỉ đủ dùng trong vòng 50 năm nữa, nếu không phát hiện được nguồn khai thác mới.

Tantalum là gì

 

Cách chăm sóc và bảo quản Tantalum

Không chỉ sở hữu màu xám đá phiến độc đáo, kim loại này còn có khả năng chống trầy xước và ăn mòn cao, khi bạn không sử dụng chỉ cần cất trang sức vào trong tủ để bảo quản dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên đặt riêng tất cả đồ trang sức trong hộp có lót hoặc túi mềm để tránh bị kim loại này làm trầy xước.

Loại trang sức này rất dễ chăm sóc, chỉ cần dùng nước và xà phòng chà nhẹ là có thể làm sạch được trang sức này.

Cách chăm sóc và bảo quản Tantalum

 

5 Ưu điểm của Tantalum

Độ bóng bền

Tantalum có màu xám tự nhiên pha lẫn một chút xanh lam, và tối hơn so với bạch kim. Kim loại này cũng có độ bóng cao với đặc tính sáng bóng tự nhiên.

Khi được chế tác thành trang sức nhẫn cưới, hầu hết các nhà kim hoàn đều sẽ làm mờ hoặc lựa chọn thiết kế trơn, để làm nổi bật màu sắc và độ bóng của trang sức này.

Tantalum độ bóng bền

 

Độ bền cao

Tantalum đạt 6.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, kim loại này có đặc tính cực kỳ bền, khả năng chống trầy xước, vỡ và chống ăn mòn cao.

Do Tantalum là kim loại trơ nên không có tính dẫn nhiệt hoặc bất kỳ phản ứng nào với các kim loại khác, cũng như không hòa tan trong các dung môi, trừ axit flohudric.

Ngay cả khi bị trầy xước, những vết xước trên bề mặt kim loại này vẫn có thể được đánh bóng dễ dàng, đem lại vẻ đẹp sáng bóng như mới. Điều này làm cho trang sức Tantalum phù hợp với những người năng động hoặc thường xuyên phải hoạt động.

Tantalum độ bền cao

 

Giá cả hợp lý

Tantalum là một kim loại khan hiếm và được các nhà kim hoàn đánh giá cao. Do vậy, trang sức nhẫn cưới bằng kim loại này có giá cao hơn TungstenTitanium, và gần tương đượng Bạch Kim.

Loại trang sức này thường định giá ở mức trung bình giữa kim loại công nghiệp và kim loại quý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy vào chất lượng trang sức, giá của Tantalum đắt hơn vàng và bạch kim.

Tantalum giá cả hợp lý

 

Độ an toàn

Một lợi ích của Tantalum là tính chất không gây dị ứng. Kim loại này tương thích sinh học và không gây ra bất kỳ các phản ứng dị ứng nào cho da, nên hoàn toàn an toàn.

Khi tiếp xúc với kim loại này trực tiếp, da của bạn sẽ không gây ra bất kỳ phản ứng kích ứng nào. Cho nên Tantalum được sử dụng nhiều cho các thiết bị y tế và nha khoa.

Tantalum độ an toàn

 

Dễ thay đổi kích thước

Một trong những điều mọi người quan tâm khi lựa chọn mua nhẫn là việc thay đổi kích thước. Không giống như Titan và Tungsten, Tantalum rất dễ uốn cong và thay đổi kích thước.

Bạn có thể tăng hoặc giảm kích cỡ trang sức rất dễ mà không cần phải thay thế chiếc nhẫn khác. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể cắt và lấy trang sức này ra một cách dễ dàng.

Tantalum dễ thay đổi kích thước

 

3 Nhược điểm của Tantalum

Gần như hoàn hảo như một kim loại cho trang sức lễ cưới. Tuy nhiên, kim loại này cũng có vài nhược điểm:

Kiểu dáng giới hạn

Kim loại này thường được kết hợp với các kim loại khác để tăng độ bền hoặc thiết kế đẹp hơn. Hiện tại, trang sức Tantalum không có nhiều kiểu dáng trên thị trường. Trang sức bằng kim loại này đều được thiết kế dành riêng cho nam giới, nên việc tìm kiếm đồ trang sức Tantalum chất lượng cho nữ khá khó.

Tantalum kiểu dáng giới hạn

 

Không có giá trị truyền thống

Tantalum không phải là một kim loại cổ điển hay quý giá, cũng không có giá trị lịch sử và truyền thống trong việc dùng làm trang sức đám cưới như bạch kim hoặc vàng.

Nhiều người còn e ngại việc chọn Tantalum làm trang sức đám cưới, do họ vẫn chưa biết liệu kim loại này có bị lỗi thời không.

Tuy nhiên, kim loại này có thể sẽ cạn kiệt trong nửa thế kỷ tới hoặc lâu hơn. Các nhà khoa học đều dự đoán giá của kim loại này sẽ tăng mạnh trong nhiều năm tới.

Tantalum Không có giá trị truyền thống

 

Gây tranh cãi trong việc khai thác

Tantalum là một trong các kim loại gây tranh cãi trong việc khai thác. Kim loại này là nguyên nhân xảy ra chiến tranh khi bắt đầu được khai thác ở Congo. Ngoài ra, còn có những vấn đề về đạo đức lao động và sự bền vững liên quan đến việc khai thác kim loại này.

Tại Úc hoặc các quốc gia đã phát triển khác, việc khai thác được tiến hành bài bản hơn, gây ra ít tranh cãi hơn so với các quốc gia đang phát triển.

Tantalum gây tranh cãi trong việc khai thác

 

So sánh Tantalum và vàng

Tantalum có giá thành ngang hoặc cao hơn vàng. Kim loại này cũng có độ cứng cao hơn vàng.

Kim loại này cũng không cần phải bảo dưỡng thường xuyên như vàng trắng do vàng trắng phải cần được mạ bằng Rhodium, chất tạo độ bóng và màu bạc cho vàng trắng. Nếu không có Rhodium, chiếc nhẫn vàng trắng của bạn sẽ nhanh xỉn màu hơn, tuy nhiên vàng hồngvàng vàng thì không cần mạ. 

Tantalum không gây dị ứng hoặc bất kỳ phản ứng nào cho da. Nhưng nhẫn cưới bằng vàng (đặc biệt là vàng hồng và vàng trắng) có chứa một lượng lớn các kim loại như niken và đồng, là những chất gây dị ứng cực kỳ phổ biến. 

Thông thường, khi người mua đang tìm kiếm một chiếc nhẫn đính hôn hoặc nhẫn cưới, họ thường quan tâm đến giá trị của chiếc nhẫn nếu phải bán lại.

Vì Tantalum mới xuất hiện trên thị trường, nên không hề có đáp án chính xác về việc kim loại này có giá trị bán lại hay không. So với vàng, bạn sẽ nhận được khoảng 70% đến 80% giá bán lại của trang sức này.

So sánh Tantalum và vàng

 

So sánh Tantalum với bạch kim

Cả bạch kim và Tantalum đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người có lối sống năng động do bền và không gây dị ứng. Tuy nhiên, kim loại này có độ cứng cao hơn cả bạch kim, chỉ có 4,5 Mohs.

Điều này có nghĩa là Tantalum có thể chống hao mòn tốt hơn bạch kim.

Trang sức bạch kim cũng dễ dàng bán lại hơn so với trang sức Tantalum.

So sánh Tantalum với bạch kim

 

Trang sức nhẫn cưới bằng Tantalum nổi bật

Trang sức Tantalum rất được ưa chuộng và phù hợp với những người có phong cách mạnh mẽ, thích sự khác biệt, độc đáo. Các nhà kim hoàn đã thiết kế loại trang sức này từ các loại màu xám nhạt cổ điển đến màu đen dập nổi tuyệt đẹp như sau:

Nhẫn trơn tối giản

Chiếc nhẫn đơn giản chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn sở hữu nhẫn cưới Tantalum tinh tế và thanh lịch.

Tantalum Nhẫn trơn tối giản

 

Nhẫn đính kim cương

Chiếc nhẫn mang vẻ ngoài cổ điển, được đính kim cương đen lấp lánh xung quanh nhẫn, tạo điểm nhấn đặc biệt cho ngày trọng đại của bạn.

Tantalum Nhẫn đính kim cương

 

Nhẫn kết hợp với vàng 14K

Chiếc nhẫn này có sự pha trộn giữa màu xám đậm của Tantalum, và màu vàng vàng 14K ấm áp, tạo nên sự nổi bật.

Tantalum Nhẫn kết hợp với vàng 14K

 

Nhẫn cổ điển

Đối với một tông màu nhẹ hơn của Tantalum, chiếc nhẫn thanh lịch này là một sự lựa chọn vừa hiện đại vừa cổ điển.

Tantalum Nhẫn cổ điển

 

Nhẫn họa tiết

Chiếc nhẫn được tạo họa tiết làm tăng thêm nét độc đáo, tạo nên phong cách cho đám cưới của bạn.

Tantalum Nhẫn họa tiết

 

Nhẫn kết hợp với vàng hồng

Tạo nên sự trang trọng và quý phái, nhẫn Tantalum kết hợp cùng vàng hồng vừa lãng mạn vừa hiện đại.

Tantalum Nhẫn kết hợp với vàng hồng

 

Nhẫn kết hợp màu xanh và đen

Nếu bạn muốn tìm loại trang sức có màu sắc thu hút và phong cách, đây chính là thiết kế phù hợp cho bạn.

Tantalum Nhẫn kết hợp màu xanh và đen

Comments are closed.