Xử lý nhiệt

Xử lý nhiệt trên đá quý là gì?

Đá quý được xử lý nhiệt là gì?

Xử lý nhiệt hay còn gọi là nung nhiệt, là một phương pháp phổ biến được sử dụng để cải thiện màu sắc của đá quý, có thể làm tăng độ đậm màu cho một viên đá nhợt nhạt hoặc làm sáng một viên đá tối. Cách này cũng có thể làm một số viên đá quý trở nên tinh khiết hơn.

Trong tất cả các phương pháp xử lý cải thiện chất lượng đá quý thì xử lý nhiệt là cách làm được thị trường chấp nhận rộng rãi, kể cả người mua và người bán đều coi đây là phần mở rộng của quá trình hình thành đá quý. Bởi ngay cả khi không có sự tác động của con người thì viên đá rất có thể được nung nóng bởi nhiệt độ cao dưới lòng đất trước khi được khai thác. Thông thường, phương pháp này đem lại hiệu quả vĩnh viễn.

Các loại đá thường được xử lý nhiệt có thể kể đến Ruby, Sapphire, Citrine, Tanzanite hay Aquamarine

xử lý nhiệt là gì

 

Đá quý được xử lý nhiệt có được coi là đá quý thật không?

Đá quý được nung nhiệt không có nghĩa là chúng trở nên kém chất lượng hay trở thành hàng giả. Bởi như đã nói, gần như thị trường coi việc xử lý này như một phần mở rộng của quá trình hình thành tự nhiên nhưng công dụng của nó phải đạt hiệu quả vĩnh viễn và người bán cần công khai điều này cho khách hàng.

 

Cách nhận biết đá quý được xử lý nhiệt là gì?

Một viên đá quý đã được xử lý nhiệt không khó để nhận dạng. Các dấu hiệu xử lý nhiệt chỉ xuất hiện và dễ phát hiện khi một viên đá được nung ở nhiệt độ cao, như Ruby và Sapphire. Hai loại đá Corundum này có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 1000 °c thậm chí có khi đạt tới 2000 °c. Các tạp chất (khoáng chất ngoại lai) trong viên đá sẽ bị tan chảy hoặc phát nổ dưới nhiệt độ này, chính là dấu hiệu nhận biết viên đá có qua xử lý hay không.

Đối với nhiều loại đá bán quý, hầu như không thể biết liệu viên đá có qua xử lý nhiệt hay không vì nhiệt độ xử lý có thể thấp hoặc quá trình này đã xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy, viên đá được xử lý nhiệt ngay trong tự nhiên hay do con người rất khó phân biệt, kể cả đối với các phòng thí nghiệm chuyên biệt.

 

Xử lý nhiệt có làm giảm giá thành của viên đá không?

Đối với các loại đá có giá trị thấp, giá cả giữa viên đá đã qua xử lý nhiệt và chưa qua xử lý nhìn chung sẽ không chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, đối với những loại đá quý chất lượng cao và có giá cao hơn, như Ruby ​​và Sapphire, được xác thực là chưa từng qua xử lý nhiệt trong giấy chứng nhận chất lượng uy tín (như chứng nhận GIA) thì giá sẽ cao hơn nhiều.

Độ hiếm càng cao, giá trị thương mại của viên đá chưa qua xử lý càng cao. Ví dụ, một viên Ruby ​​lớn chất lượng cao với ít hoặc không có tạp chất là cực kỳ hiếm, nếu chưa được xử lý, giá của viên đá này có thể cao gấp 3-5 lần so với những viên Ruby ​​đã được xử lý nhiệt để có được chất lượng tương tự.

Riêng những trường hợp như Topaz xanh lam và Tanzanite, việc xử lý nhiệt sẽ làm tăng giá trị vì màu sắc ban đầu của chúng không phải là loại mà người mua ưa thích.

Xử lý nhiệt có làm giảm giá thành của viên đá không

Loại đá nào thường được xử lý nhiệt?

Các loại đá quý sau được xử lý nhiệt thường xuyên. Trừ khi có bản báo cáo giám định từ các tổ chức uy tín xác nhận (như GIA), còn thông thường người mua sẽ mặc nhiên cho rằng các loại đá này đã qua nung nhiệt.

Ruby – Hồng ngọc

Đá Ruby qua xử lý nhiệt sẽ mất đi màu tím, thay vào đó là màu đỏ thuần đặc trưng được nổi bật hẳn lên. Những viên Ruby có các tạp chất rutile rất nhỏ (tồn tại dưới dạng sợi) có thể được nung ở nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh chóng để làm tan chảy thành phần ngoại lai này và khiến viên đá trong hơn.

Đá Sapphire – Lam ngọc

Một viên Sapphire ở nhiệt độ cao trong môi trường không có oxy sẽ có màu xanh đậm hơn, nếu có không khí thì sẽ nhạt màu đi. Cũng như Ruby, Sapphire được cải thiện độ tinh khiến nhờ nhiệt độ cao sẽ khiến các tạo chất bằng rutile tan chảy.

xử lý nhiệt đá Sapphire - Lam ngọc

Những viên Sapphire nhạt màu từng bị bỏ qua trong quá trình khai thác nhưng ngày nay đã được xử lý nhiệt để có màu xanh lam thuần đẹp mắt

Đá Aquamarine – Ngọc hải lam

Đá Aquamarine trong quá trình nung nóng sẽ loại đi ánh lục và vàng để có được màu xanh lam thuần khiết mà mọi người yêu thích. Phương pháp xử lý nhiệt không thể làm cho viên đá rực màu hơn mà chỉ loại bỏ các sắc thái không mong muốn.

xử lý nhiệt đá Aquamarine - Ngọc hải lam

Sắc thái màu của Aquamarine biến đổi dưới các nhiệt độ xử lý khác nhau

Đá Amethyst – Thạch anh tím

Xử lý nhiệt có thể đem lại trạng thái màu rực rỡ nhất cho thạch anh tím bằng cách làm sáng hoặc tối màu với mức độ phù hợp. Một số loại thạch anh tím có thể được nung nóng để chuyển sang màu thạch anh vàng. Một số người bán không tiết lộ điều này mà bán chúng như là loại thạch anh Citrine để thu được giá tiền cao hơn.

Một số viên thạch anh tím còn có thể chuyển sang màu xanh lục trong nhiệt độ cao, được gọi là đá Prasiolite. Hầu như tất cả Prasiolite trên thị trường đến từ thạch anh tím đã qua xử lý nhiệt.

xử lý nhiệt đá Amethyst - Thạch anh tím

Nhiều viên thạch anh tím đã được xử lý nhiệt để chuyển thành thạch anh vàng đắt đỏ hơn nhiều

Đá Citrine – Thạch anh vàng

Hầu hết tất cả Thạch anh vàng Citrine đã qua xử lý nhiệt đều có màu đỏ. Thạch anh vàng tự nhiên có thể được nung nóng để tăng độ rực màu từ vàng thuần sang vàng cam rất được ưa chuộng. Rất nhiều ‘Citrine’ trên thị trường đến từ việc xử lý nhiệt thạch anh tím, thường có màu cam cháy đến nâu.

Đá Topaz – Hoàng ngọc

Xử lý nhiệt một số đá Topaz vàng có thể tạo ra Topaz màu hồng. Khi kết hợp xử lý nhiệt và chiếu xạ (radiation), Topaz không màu có thể biến thành màu xanh lam.

Sau xử lý, Topaz không màu có thể chuyển sang màu xanh lam. Màu xanh lam đậm được gọi là “xanh dương London” (London Blue Topaz), màu trung bình được gọi là “xanh dương Thụy Sỹ” (Swiss blue topaz) và loại lam sáng được gọi là Topaz xanh da trời (Sky Blue).

Đá Tanzanite

Hầu hết tất cả đá Tanzanite trên thị trường đều được xử lý nhiệt để có màu xanh lam rực rỡ ánh tím. Tanzanite tự nhiên sẽ có màu xanh lam đậm nhưng loại này rất hiếm.

xử lý nhiệt đá Tanzanite

 

Đá Tourmaline – đá Bích tỷ

Một viên Tourmaline xanh lục đậm có thể được làm sáng màu thành màu xanh của Ngọc lục bảo (Emerald), có giá trị cao hơn nhiều trên thị trường. Tourmaline màu nâu sẫm (Dravite) cũng có thể sáng màu hơn. Hầu hết các phương pháp xử lý nhiệt không thể phát hiện trên loại đá này.

Đá Zircon

Một số đá Zircon màu nâu có thể chuyển sang màu xanh lam được ưa thích bằng cách nung nóng trong môi trường không có oxy. Nếu được xử lý nhiệt trong không khí, loại đá này sẽ có màu vàng, đỏ hoặc không màu.

xử lý nhiệt đá Zircon

Những viên Zircon xanh có được từ việc xử lý nhiệt các viên màu đỏ hơi nâu hoặc xám

Đá Kunzite

Đôi khi đá Kunzite được chiếu xạ và xử lý nhiệt để biến đổi màu nhạt thành màu tím hồng.

xử lý nhiệt đá Kunzite

Đá Morganite

Giống như Aquamarine cùng họ khoáng chất, Morganite được nung nóng từ những viên màu cam thành Morganite màu hồng. Quá trình xử lý nhiệt này không thể phát hiện được, nhưng Morganite màu cam trên thị trường có nhiều khả năng không cần qua xử lý nhiệt.

Đá Hổ phách

Xử lý nhiệt có thể làm đá Hổ phách đậm màu hơn và tạo thành các hoa văn mặt trời bên trong viên đá.

xử lý nhiệt đá hổ phách

Xử lý nhiệt còn có thể tạo ra các hiệu ứng tạp chất lấp lánh bên trong Hổ phách

Đá Mắt hổ

Hầu hết tất cả đá mắt hổ có màu đỏ trên thị trường đều được xử lý nhiệt từ những viên màu vàng để viên đá có giá trị cao hơn.

Đá Carnelian – Hồng ngọc tủy

Carnelian có thể thay đổi từ màu vàng nâu sang màu đỏ cam nhưng carnelian tự nhiên không quá hiếm có.

Thạch anh khói

Thạch anh khói rất đậm có thể được nung nóng để làm nhạt màu hoặc chuyển sang màu vàng và được bán dưới dạng Thạch anh vàng bắt mắt hơn.

 

Lợi ích của phương pháp nung nhiệt

Xử lý nhiệt có thể cải thiện màu sắc của đá thành màu được thị trường ưa chuộng hơn. Và đôi khi nung nhiệt có thể biến viên đá mang sắc màu của một loại đá mới.

 

Hạn chế của phương pháp nung nhiệt

Xử lý nhiệt với nhiệt độ thấp gần không có bất kỳ nhược điểm nào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong trường hợp nhiệt độ cao như Ruby ​​và Sapphire, đá quý có thể trở nên dễ giòn hơn bình thường, và phải được chế tác lần sử dụng cẩn thận để không làm hỏng các góc và cạnh nhọn.

Ngoài ra, một số tạp chất bên trong viên ngọc có thể lan rộng ra hơn so với viên ngọc ban đầu, làm giảm giá trị và độ bền của viên đá.

Comments are closed.