Bản đồ Thanh Hóa và 27 đơn vị cấp huyện chi tiết

Bản đồ Thanh Hóa và 27 đơn vị cấp huyện chi tiết

Bản đồ Thanh Hóa và bản đồ hành chính cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa giúp cung cấp thông tin chi tiết về ranh giới, các vị trí tiếp giáp, khu vực địa hình, các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên… tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bản đồ quy hoạch Thanh Hóa thể hiện đầy đủ thông tin về các dự án quy hoạch đường xá, đô thị trong tương lai.

 

Nội Dung Bài Viết

Giới thiệu tỉnh Thanh Hóa

Vị trí tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa còn được gọi là xứ Thanh, có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 11,120,6 km² (diện tích lớn thứ 5 trên cả nước). Đây là một trong những tỉnh thành lớn của khu vực Bắc Trung Bộ, là cầu nối giữa miền Trungmiền Bắc, có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Sở hữu 102 km đường bờ biển, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi trong việc khai thác cảng biển và phát triển ngành du lịch.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tuyến đường quan trọng (hay tuyến đường huyết mạch) đi ngang qua như: sân bay Thọ Xuân, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường quốc lộ 1A (xuyên Bắc Nam), tuyến đường sắt xuyên Việt,…

Ngoài ra, địa hình tự nhiên của Thanh Hóa rất đa dạng, gồm có miền núi, đồng bằng trung du và đồng bằng ven biển. Trong đó, khu vực đồng bằng trung du chiếm phần lớn diện tích và khu vực miền núi chiếm ⅔ diện tích.

Các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa gồm có:

  • Phía Bắc: có đường ranh giới dài 175 km, tiếp giáp với tỉnh Sơn La, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hòa Bình.
  • Phía Tây: có đường biên giới dài 192 km, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn thuộc địa phận nước Lào.
  • Phía Đông: có 102 km đường bờ biển tiếp giáp biển Đông.
  • Phía Nam: có đường ranh giới dài 160 km, tiếp giáp với Nghệ An.

Bản đồ Thanh Hóa, vị trĩ địa lý

 

Dân số tỉnh Thanh Hóa

Tính đến năm 2019, Thanh Hóa có khoảng 3.640.128 người (đứng thứ 3 trên toàn quốc, sau Thành Phố Hồ Chí MinhHà Nội) và được chia là 3 vùng như sau: vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển. Trong đó, khu vực thành thị có khoảng 1.012.777 người (chiếm 27.8%) và khu vực nông thôn có khoảng 2.627.350 người (chiếm 72.2%).

Theo sự phân bố dân cư ở trên, mật độ dân số của Thanh Hóa là 328 người/km². Thế nhưng, tỉnh thành này có tỉ lệ đô thị hóa khá thấp.

Thanh Hóa tập trung nhiều dân tộc sinh sống và định cư, chủ yếu là: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Thổ, dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú. Trong đó, dân tộc Kinh có địa bàn phân bố rộng khắp và chiếm 81.7% dân số toàn tỉnh.

 

Mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa theo thành phố/ thị xã/ huyện

Thành phố Thanh Hóa

  • Diện tích: 147,2 km²
  • Dân số: 359.910 người
  • Mật độ dân số: 2.445 người/km²

 

Thành phố Sầm Sơn

  • Diện tích: 44,94 km²
  • Dân số: 109.208 người
  • Mật độ dân số: 2.430 người/km²

 

Thị xã Bỉm Sơn

  • Diện tích: 67,3 km²
  • Dân số: 58.378 người
  • Mật độ dân số: 867 người/km²

 

Thị xã Nghi Sơn

  • Diện tích: 455,61 km²
  • Dân số: 307.304 người
  • Mật độ dân số: 674 người/km²

 

Huyện Bá Thước

  • Diện tích: 774,2 km²
  • Dân số: 105.834 người
  • Mật độ dân số: 136 người/km²

 

Huyện Cẩm Thủy

  • Diện tích: 425,03 km²
  • Dân số: 113.090 người
  • Mật độ dân số: 266 người/km²

 

Huyện Đông Sơn

  • Diện tích: 82,4 km²
  • Dân số: 76.923 người
  • Mật độ dân số: 933 người/km²

 

Huyện Hà Trung

  • Diện tích: 245,57 km²
  • Dân số: 118.826 người
  • Mật độ dân số: 483 người/km²

 

Huyện Hậu Lộc

  • Diện tích: 162,04 km²
  • Dân số: 176.418 người
  • Mật độ dân số: 1.088 người/km²

 

Huyện Hoằng Hóa

  • Diện tích: 224,56 km²
  • Dân số: 233.043 người
  • Mật độ dân số: 1.037 người/km²

 

Huyện Lang Chánh

  • Diện tích: 585,92 km²
  • Dân số: 49.654 người
  • Mật độ dân số: 85 người/km²

 

Huyện Mường Lát

  • Diện tích: 808,65 km²
  • Dân số: 39.948 người
  • Mật độ dân số: 49 người/km²

 

Huyện Nga Sơn

  • Diện tích: 145,2 km²
  • Dân số: 141.114 người
  • Mật độ dân số: 971 người/km²

 

Huyện Ngọc Lặc

  • Diện tích: 497,2 km²
  • Dân số: 136.611 người
  • Mật độ dân số: 274 người/km²

 

Huyện Như Thanh

  • Diện tích: 587,3 km²
  • Dân số: 94.906 người
  • Mật độ dân số: 161 người/km²

 

Huyện Như Xuân

  • Diện tích: 543,7 km²
  • Dân số: 66.240 người
  • Mật độ dân số: 121 người/km²

 

Huyện Nông Cống

  • Diện tích: 292,5 km²
  • Dân số: 182.801 người
  • Mật độ dân số: 624 người/km²

 

Huyện Quan Hóa

  • Diện tích: 995,08 km²
  • Dân số: 48.856 người
  • Mật độ dân số: 49 người/km²

 

Huyện Quan Sơn

  • Diện tích: 943,45 km²
  • Dân số: 40.526 người
  • Mật độ dân số: 42 người/km²

 

Huyện Quảng Xương

  • Diện tích: 171,26 km²
  • Dân số: 199.943 người
  • Mật độ dân số: 1.167 người/km²

 

Huyện Thạch Thành

  • Diện tích: 559,72 km²
  • Dân số: 144.343 người
  • Mật độ dân số: 257 người/km²

 

Huyện Thiệu Hóa

  • Diện tích: 164,95 km²
  • Dân số: 160.732 người
  • Mật độ dân số: 974 người/km²

 

Huyện Thọ Xuân

  • Diện tích: 295,12 km²
  • Dân số: 195.998 người
  • Mật độ dân số: 664 người/km²

 

Huyện Thường Xuân

  • Diện tích: 1.105,05 km²
  • Dân số: 89.131 người
  • Mật độ dân số: 80 người/km²

 

Huyện Triệu Sơn

  • Diện tích: 289,47 km²
  • Dân số: 202.386 người
  • Mật độ dân số: 699 người/km²

 

Huyện Vĩnh Lộc

  • Diện tích: 150,81 km²
  • Dân số: 86.362 người
  • Mật độ dân số: 572 người/km²

 

Huyện Yên Định

  • Diện tích: 228,73 km²
  • Dân số: 165.830 người
  • Mật độ dân số: 725 người/km²

 

Đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa được chia thành 27 đơn vị cấp huyện và 559 đơn vị hành chính cấp xã. Đơn vị hành chính cấp huyện gồm có: 2 thành phố (thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn), 2 thị xã (thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn), 23 huyện ( Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định).

Đơn vị hành chính Thanh Hóa cấp xã gồm có 30 thị trấn, 30 phường và 469 xã.

Bản đồ Thanh Hóa, đơn vị hành chính

 

Giao thông tỉnh Thanh Hóa

Giống như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa có đầy đủ những hệ thống giao thông cơ bản nhất, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

  • Về đường sắt, Thanh Hóa có 8 hệ thông ga tàu hỏa, bao gồm: Đò Lèn, Bỉm Sơn, Hàm Rồng, Nghĩa Trang, Thanh Hóa, Minh Khôi, Yên Bái và Thị Long. Ga tàu hỏa Thanh Hóa cũng là một trong những ga chính thuộc tuyến đường sắt Bắc Nam.
  • Về đường bộ, địa phận Thanh Hóa có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua, được thể hiện chi tiết trên bản đồ giao thông tỉnh Thanh Hóa, gồm: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47 và quốc lộ 217.
  • Về đường thủy, Thanh Hóa có đường thủy nội bộ dài 697,5 km và đường hàng hải có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế – cảng nước sâu Nghi Sơn.
  • Về đường hàng không, Thanh Hóa có sân bay Thọ Xuân.
  • Về dịch vụ vận tải phục vụ công cộng, Thanh Hóa có nhiều mạng lưới xe buýt ở khu vực đồng bằng và một vài huyện miền núi trong địa phận tỉnh.

Bản đồ Thanh Hóa, giao thông

 

Du lịch tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa được đánh giá là một trong những tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch khá tốt. Đến thời điểm hiện tại, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành quy hoạch lại cơ sở hạ tầng, cũng như cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch để đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng.

Theo số liệu thống kê vào năm 2007, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tiếp đón hơn 1,7 triệu lượt khách tham quan, chủ yếu là khách trong nước đến nghỉ dưỡng tại khu du lịch biển Sầm Sơn.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thanh Hóa mà bạn có thể ghé thăm là:

  • Các khu du lịch nghỉ dưỡng bải biển: bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Hải Tiến, bãi biển Hải Hòa,…
  • Các khu bảo tồn thiên nhiên: vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Xuân Liên, khu bảo tồn Pù Luông, khu bảo tổn thiên nhiên Tam Quy,…
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, đền chùa,…tại Thanh Hóa thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.

 

Bản đồ Thanh Hóa qua các thời kỳ

Từ 6000 năm trước đây, đã có nhiều người Việt sinh sống tại địa phận Thanh Hóa ngày nay. Vào thời kỳ dựng nước, Thanh Hóa là Bộ Quân Ninh và là bộ Cửu Chân của nhà nước Văn Lang.

Thanh Hóa trong thời Bắc thuộc

Vào thời nhà Hán, chính quyền Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân. Đến thời Tam Quốc, Thanh Hóa được nhà Đông Ngô cai trị. Khi chính quyền tác quận Cửu Chân thành Cửu Chân và Cửu Đức thì khi đó quận Cửu Chân mới bao gồm vùng đất Thanh Hóa và Ninh Bình ngày nay.

Thanh Hóa trong thời kỳ tự chủ

  • Trong thời kỳ tự chủ, mặc dù Thanh Hóa đã trải qua nhiều lần đổi tên nhưng đây vẫn là tỉnh ít bị chia tách và sáp nhập nhất cả nước.
  • Thanh Hóa được gọi là đạo Ái Châu vào thời nhà Đinh và nhà Tiền lê; là trại Ái Châu ở thời kỳ đầu nhà Lý; là Phủ Thanh Hóa vào năm Thuận Thiên 1.
  • Năm 1242, 24 lộ ở thời nhà Lý được đổi thành 12 lộ bởi vua Trần Thái Tông, trong đó có phù lộ Thanh Hóa.
  • Năm 1397 dưới sự trị vì của vua Trần Thuận Tông, 12 lộ được đổi thành trấn Thanh Đô (với 7 huyện và 3 châu).
  • Năm 1403, phủ Thanh Hóa được đổi tên thành phủ Thiên Xương bởi Hồ Hán Thương.
  • Khi nhà Minh cai trị Đại việt, phủ Thiên Xương được đổi lại thành phủ Thanh Hóa như cũ, địa giới Thanh Hóa vẫn được giữ nguyên.
  • Năm 1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất), đất nước được chia thành 5 đạo và Thanh Hóa thuộc Tây đạo.
  • Năm 1466 (năm Quang Thuận thứ 7) phủ Thanh Hóa được đổi tên thành thừa tuyên Thanh Hóa.
  • Năm 1469 (năm Quang Thuận thứ 10) thừa tuyên Thanh Hóa được đổi tên thành thừa tuyên Thanh Hoa.
  • Thời nhà Lê, địa phận Thanh Hoa gồm Thanh Hóa ngày nay, Ninh Bình và tỉnh Hủa Phẳn của nước Lào.
  • Năm 1843 (năm Thiệu Trị thứ 3), Thanh Hoa được đổi tên thành tỉnh Thanh Hóa và tên gọi này được duy trì đến tận ngày nay.

Thanh Hóa trong thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay)

  • Sau năm 1945, tỉnh Thanh Hóa gồm 21 đơn vị hành chính cấp huyện.
  • Năm 1964, chính quyền tách 13 xã của huyện Thọ Xuân, 20 xã của huyện Nông Cống và gộp thành huyện Triệu Sơn.
  • Năm 1977, chính quyền tiến hành hợp nhất một số huyện.
  • Năm 1981, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa được thành lập.
  • Năm 1982, huyện Đông Thiệu được thay đổi tên thành Đông Sơn.
  • Năm 1994, thị xã Thanh Hóa được quy hoạch và đổi tên thành thành phố Thanh Hóa.
  • Năm 1996, tách các xã trong huyện Quan Hóa thành 3 huyện nhỏ là: Quan Hóa, Quang Sơn, Mường Lát; tách huyện Như Xuân thành huyện Như Thanh và Như Xuân; thành lập huyện Thiệu Hóa từ một số xã ở huyện Đông Sơn, huyện Thiệu Yên; huyện Thiêu Yên được đổi tên thành huyện Yên Định.
  • Năm 2017, quy hoạch và đổi tên thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.
  • Năm 2020, quy hoạch huyện Tĩnh Gia thành thị xã Nghi Sơn.

Bản đồ Thanh Hóa qua các thời kỳ

 

Vị trí địa lý Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam

Trên bản đồ Việt Nam, Thanh Hóa là một tỉnh lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Bản đồ Thanh Hóa, Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam

 

Thanh Hóa trên bản đồ thế giới

Nằm trên trái tim của miền Trung Việt Nam, Thanh Hóa không chỉ là nơi lưu giữ những truyền thống lịch sử và văn hóa đáng tự hào mà còn là một địa điểm khá nổi tiếng trên bản đồ thế giới về du lịch.

Tiềm năng du lịch của tỉnh Thánh Hóa khá hấp dẫn, với khí hậu mát mẻ, với vẻ đẹp tự nhiên của biển, rừng, hang động… cùng các di tích lịch sử, văn hóa giàu bản sắc. Điểm đến nổi tiếng nhất là bãi biển Sầm Sơn.

Vùng đất Thanh Hóa cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống và các vở diễn dân gian như múa rối cạn, hò Nam Ngạn, hát chèo, trò Tứ Linh, hát quan họ, hát Sông Mã, hát Vĩnh Yên, hát Yên Biên,…

Tỉnh Thanh Hóa đón nhiều du khách trên toàn thế giới, chủ yếu đến từ Trung Quốc, châu Âu. Những du khách này thường lựa chọn các khu nghỉ dưỡng cao cấp để lưu trú như: Khách sạn Mường Thanh Grand Thanh Hóa, khách sạn Phú Hưng, khách sạn trung tâm,…

Bản đồ Thanh Hoa, Thanh Hóa trên bản đồ thê giới

 

Bản đồ quy hoạch tổng thể tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ giao thông Thanh Hóa trực tuyến

Bản đồ Thanh Hóa, bản đồ giao thông trực tuyến

 

Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Thanh Hóa trực tuyến

Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Thanh Hóa bằng ứng dụng

Để thực hiện kiểm tra bản đồ quy hoạch Thanh Hóa trực tuyến chính xác, đầy đủ và nhanh chóng, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào website: http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn
  • Bước 2: Mở ứng dụng và chọn vào phần “xem bản đồ” hoặc phần “xem đơn vị”, tùy theo mục đích.
  • Bước 3: Chọn khu đất mà bạn muốn kiểm tra.

 

Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Thanh Hóa bằng định vị GPS

Để tra cứu bản đồ quy hoạch Thanh Hóa thông qua định vị GPS, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tiến hành định vị khu vực, vùng đất cần kiểm tra.
  • Bước 2: Nhấn vào vị trí trên giao diện để có được thông tin quy hoạch của khu đất cần kiểm tra.

Bản đồ Thanh Hóa, cách kiểm tra bản đồ quy hoạch trực tuyến

 

Bản đồ hành chính Thanh Hóa năm 2023

Bản đồ Thanh Hóa, bản đồ hành chính Thanh Hóa năm 2023

 

Bản đồ hành chính chi tiết 27 thành phố/thị xã/huyện của tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ Thanh Hóa: thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa gồm có 34 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

  • 30 phường: Trường Thi, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Tân Sơn, Tào Xuyên, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Tâm, Quảng Phú, Quảng Hưng, Quảng Đông, Quảng Cát, Phú Sơn, Ngọc Trạo, Nam Ngạn, Long Anh, Lam Sơn, Hàm Rồng, Đông Vệ, Đông Thọ, Đông Tân, Đông Sơn, Đông Lĩnh, Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương, Điện Biên, Ba Đình, An Hưng.
  • 4 xã: Thiệu Vân, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Vinh.

 

Bản đồ Thanh Hóa: thành phố Sầm Sơn

Thành Phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa hiện tại gốm có 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 8 phường: Trường Sơn, Trung Sơn, Quảng Vinh, Quảng Tiến, Quảng Thọ, Quảng Cư, Quảng Châu, Bắc Sơn.
  • 3 xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại.

 

Bản đồ Thanh Hóa: thị xã Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn có tổng cộng 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

  • 6 phường: Phú Sơn, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Đông Sơn, Bắc Sơn, Ba Đình.
  • 1 xã: Quang Trung.

 

Bản đồ Thanh Hóa: thị xã Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn hiện nay có tất cả 31 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có:

  • 16 phường: Xuân Lâm, Tĩnh Hải ,Trúc Lâm, Tân Dân, Nguyên Bình, Ninh Hải, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Thanh, Hải Châu, Hải Ninh, Hải Bình, Hải Lĩnh, Hải Hòa, Hải An, Bình Minh.
  • 15 xã: Tùng Lâm, Trường Lâm, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Trường, Phú Sơn, Phú Lâm, Ngọc Lĩnh, Nghi Sơn, Hải Yến, Hải Nhân, Hải Hà, Định Hải, Các Sơn, Anh Sơn.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Bá Thước

Huyện Bá Thước có tổng cộng 21 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Cành Nành.
  • 20 xã: Văn Nho, Thiết Ông, Thiết Kế, Thành Sơn, Thành Lâm, Lương Trung, Lương Nội, Lương Ngoại, Lũng Niêm, Lũng Cao, Kỳ Tân, Hạ Trung, Điền Trung, Điền Thượng, Điền Quang, Điền Lư, Điền Hạ, Cổ Lũng, Ban Công, Ái Thượng.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có:

  • 1 thị trấn: Phong Sơn.
  • 16 xã: Cẩm Yên, Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Tân, Cẩm Tâm, Cẩm Quý, Cẩm Phú, Cẩm Ngọc, Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Châu, Cẩm Long, Cẩm Giang, Cẩm Liên.

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Cẩm Thủy

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Đông Sơn

Huyện Đông Sơn hiện tai có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Rừng Thông.
  • 13 xã: Đông Yên, Đông Văn, Đông Tiến, Đông Thịnh, Đông Thanh, Đông Quang, Đông Phủ, Đông Ninh, Đông Nam, Đông Minh, Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Hòa.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hà Trung

Huyện Hà Trung hiện nay có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Hà Trung.
  • 19 xã: Yến Sơn, Yên Dương, Lĩnh Toại, Hoạt Giang, Hà Vinh, Hà Tiến, Hà Thái, Hà Tân, Hà Sơn, Hà Ngọc, Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Bắc, Hà Lai, Hà Giang, Hà Hải, Hà Đông, Hà Châu, Hà Bình.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hậu Lộc

Huyện Hậu Lộc hiện có 23 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Hậu Lộc.
  • 22 xã: Xuân Lộc, , Lộc Sơn, Tuy Lộc, Thuần Lộc, Triệu Lộc, Tiến Lộc, Phú Lộc, Thành Lộc, Ngư Lộc, Quang Lộc, Phong Lộc, Mỹ Lộc, Minh Lộc, Liên Lộc, Hưng Lộc, Hòa Lộc, Hoa Lộc, Hải Lộc, Đồng Lộc, Đại Lộc, Đa Lộc, Cầu Lộc.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa tính đến hiện tại có tất cả 37 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có:

  • 1 thị trấn: Bút Sơn.
  • 36 xã: Hoằng Yến, Hoằng Xuyên, Hoằng Xuân, Hoằng Trường, Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Trạch, Hoằng Tiến, Hoằng Thịnh, Hoằng Thắng, Hoằng Thành, Hoằng Thanh, Hoằng Thái, Hoằng Tân, Hoằng Sơn, Hoằng Quý, Hoằng Quỳ, Hoằng Phượng, Hoằng Phụ, Hoằng Phú, Hoằng Phong, Hoằng Ngọc, Hoằng Lưu, Hoằng Lộc, Hoằng Kim, Hoằng Hợp, Hoằng Hải, Hoằng Hà, Hoằng Giang, Hoằng Đức, Hoằng Đồng, Hoằng Đông, Hoằng Đạt, Hoằng Đạo, Hoằng Châu, Hoằng Cát.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Lang Chánh

Huyện Lang Chánh gồm có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

  • 1 thị trấn: Lang Chánh.
  • 9 xã: Yên Thắng, Yên Khương, Trí Nang, Tân Phúc, Tam Văn, Lâm Phú, Giao Thiện, Giao An, Đồng Lương.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Mường Lát

Huyện Mường Lát hiện tại có tất cả 8 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Mường Lát.
  • 7 xã: Quang Chiểu, Mường Chanh, Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Nhi Sơn.

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Mường Lát

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Nga Sơn

Huyện Nga Sơn ở thời điểm hiện nay có tất cả 24 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:

  • 1 thị trấn: Nga Sơn.
  • 23 xã: Nga Yên, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga An, Nga Văn, Nga Bạch, Nga Trường, Nga Điền, Nga Trung, Nga Giáp, Nga Tiến, Nga Hải, Nga Thủy, Nga Liên, Nga Thiện, Nga Phú, Nga Thành, Nga Phượng, Nga Thanh, Nga Tân, Nga Thắng, Nga Thái, Nga Thạch.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Ngọc Lặc

Huyện Ngọc Lặc tính đến thời điểm hiện nay có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

  • 1 thị trấn: Ngọc Lặc.
  • 20 xã: Cao Ngọc, Vân Am, Thúy Sơn, Cao Thịnh, Thạch Lập, Đồng Thịnh, Quang Trung, Kiên Thọ, Phùng Minh, Lam Sơn, Phùng Giáo, Lộc Thịnh, Phúc Thịnh, Minh Sơn, Nguyệt Ấn, Minh Tiến, Ngọc Trung, Mỹ Tân, Ngọc Sơn, Ngọc Liên.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Như Thanh

Huyện Như Thanh tính đến thời điểm hiện nay có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

  • 1 thị trấn: Bến Sung.
  • 13 xã: Cán Khê, Yên Thọ, Hải Long, Yên Lạc, Mậu Lâm, Xuân Thái, Phú Nhuận, Xuân Phúc, Phượng Nghi, Xuân Khang, Thanh Kỳ, Xuân Du, Thanh Tân.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Như Xuân

Huyện Như Xuân hiện nay có tất cả 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Yên Cát.
  • 15 xã: Bãi Trành, Xuân Hòa, Bình Lương, Xuân Bình, Cát Tân, Thượng Ninh, Cát Vân, Thanh Xuân, Hóa Quỳ, Thanh Sơn, Tân Bình, Thanh Quân, Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Nông Cống

Huyện Nông Cống hiện nay có tất cả 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Nông Cống.
  • 28 xã: Công Chính, Yên Mỹ, Công Liêm, Vạn Thiện, Hoàng Giang, Vạn Thắng, Hoàng Sơn, Vạn Hòa, Minh Khôi, Tượng Văn, Minh Nghĩa, Tượng Sơn, Tân Khang, Tượng Lĩnh, Tân Phúc, Trường Trung, Tân Thọ, Trường Minh, Tế Lợi, Trường Sơn, Tế Nông, Trường Giang, Tế Thắng, Trung Thành, Thăng Bình, Trung Chính, Thăng Thọ, Thăng Long.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quan Hóa

Huyện Quan Hóa tính đến thời điểm hiện nay có tất cả 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Hồi Xuân.
  • 14 xã: Hiền Chung, Trung Thành, Hiền Kiệt, Trung Sơn, Nam Động, Thiên Phủ, Nam Tiến, Thành Sơn, Nam Xuân, Phú Thanh, Phú Lệ, Phú Sơn, Phú Nghiêm.

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quan Hóa

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn hiện nay có tất cả 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Sơn Lư.
  • 11 xã: Mường Mìn, Trung Xuân, Na Mèo, Trung Tiến, Sơn Điện, Trung Thượng, Sơn Hà, Trung Hạ, Sơn Thủy, Tam Thanh, Tam Lư.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quảng Xương

Huyện Quảng Xương hiện nay có tất cả 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Tân Phong.
  • 25 xã: Quảng Bình, Tiên Trang, Quảng Chính, Quảng Yên, Quảng Định, Quảng Văn, Quảng Đức, Quảng Trường, Quảng Giao, Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Trạch, Quảng Hòa, Quảng Thái, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Thạch, Quảng Lộc, Quảng Nhân, Quảng Long, Quảng Ninh, Quảng Lưu, Quảng Nham, Quảng Ngọc, Quảng Phúc.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thạch Thành

Huyện Thạch Thành hiện nay có tất cả 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 2 thị trấn: Kim Tân, Vân Du.
  • 23 xã: Ngọc Trạo, Thành Yên, Thạch Bình, Thành Vinh, Thạch Cẩm, Thành Trực, Thạch Định, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Tân, Thạch Đồng, Thành Tâm, Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thạch Long, Thành Minh, Thạch Quảng, Thành Long, Thạch Sơn, Thành Hưng, Thạch Tượng, Thành Công, Thành An.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thiệu Hóa

Huyện Thiệu Hóa hiện nay có tất cả 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Thiệu Hóa.
  • 24 xã: Minh Tâm, Thiệu Vũ, Tân Châu, Thiệu Viên, Thiệu Chính, Thiệu Vận, Thiệu Công, Thiệu Trung, Thiệu Duy, Thiệu Toán, Thiệu Giang, Thiệu Tiến, Thiệu Giao, Thiệu Thịnh, Thiệu Hòa, Thiệu Thành, Thiệu Hợp, Thiệu Quang, Thiệu Long, Thiệu Phúc, Thiệu Lý, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Ngọc.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân hiện nay có tất cả 30 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 3 thị trấn: Sao Vàng, Lam Sơn, Thọ Xuân.
  • 27 xã: Bắc Lương, Xuân Trường, Nam Giang, Xuân Tín, Phú Xuân, Xuân Thiên, Quảng Phú, Xuân Sinh, Tây Hồ, Xuân Phú, Thọ Diên, Xuân Phong, Thọ Hải, Xuân Minh, Thọ Lâm, Xuân Lập, Thọ Lập, Xuân Lai, Thọ Lộc, Xuân Hưng, Thọ Xương, Xuân Hồng, Thuận Minh, Xuân Hòa, Trường Xuân, Xuân Giang, Xuân Bái.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân hiện nay có tất cả 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Thường Xuân.
  • 15 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Luận Khê, Xuân Thắng, Luận Thành, Xuân Lộc, Lương Sơn, Xuân Lẹ, Ngọc Phụng, Xuân Dương, Tân Thành, Xuân Chinh, Thọ Thanh, Xuân Cao, Vạn Xuân.

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thường Xuân

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Triệu Sơn

Huyện Triệu Sơn tính đến thời điểm hiện nay có tất cả 34 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 2 thị trấn: Nưa, Triệu Sơn.
  • 32 xã: An Nông, Xuân Thọ, Bình Sơn, Xuân Thịnh, Dân Lực, Xuân Lộc, Dân Lý, Vân Sơn, Dân Quyền, Triệu Thành, Đồng Lợi, Tiến Nông, Đồng Thắng, Thọ Vực, Đồng Tiến, Thọ Tiến, Hợp Lý, Thọ Thế, Hợp Thắng, Thọ Tân, Hợp Thành, Thọ Sơn, Hợp Tiến, Thọ Phú, Khuyến Nông, Thọ Ngọc, Minh Sơn, Thọ Dân, Nông Trường, Thọ Bình, Thọ Cường, Thái Hòa.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Vĩnh Lộc

Huyện Vĩnh Lộc tính đến hiện nay có tất cả 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 1 thị trấn: Vĩnh Lộc.
  • 12 xã: Minh Tân, Vĩnh Yên, Ninh Khang, Vĩnh Tiến, Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Hùng, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng.

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Yên Định

Huyện Yên Định ở thời điểm hiện tại có tất cả 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có:

  • 4 thị trấn: Yên Lâm, Quý Lộc, Quán Lào, Thống Nhất.
  • 22 xã: Định Bình, Yên Trường, Định Công, Yên Trung, Định Hải, Yên Thọ, Định Hòa, Yên Thịnh, Định Hưng, Yên Thái, Định Liên, Yên Tâm, Định Long, Yên Phú, Định Tân, Yên Phong, Định Tăng, Yên Ninh, Định Thành, Yên Hùng, Yên Lạc, Định Tiến.

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Yên Định

 

Bản đồ du lịch Thanh Hóa

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Yên Định

 

Bản đồ các thành phố/ huyện tại Thanh Hóa

Bản đồ Thanh Hóa: thành phố Thanh Hóa

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Hoằng Hóa, huyện Thiệu Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với thành phố Sầm Sơn, huyện Quảng Xương
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Hoằng Hóa
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Đông Sơn

 

Bản đồ Thanh Hóa: thành phố Sầm Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với Sông Mã, huyện Hoằng Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Quảng Xương
  • Phía Đông: giáp liền với vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây: giáp liền với thành phố Thanh Hóa

 

Bản đồ Thanh Hóa: thị xã Bỉm Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Ninh Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hà Trung
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Nga Sơn, huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Hà Trung

 

Bản đồ Thanh Hóa: thị xã Nghi Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Quảng Xương
  • Phía Nam: giáp liền với tỉnh Nghệ An
  • Phía Đông: giáp liền với biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Như Thanh, huyện Nông Cống

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Bá Thước

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Hòa Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Cẩm Thủy và Thạch Thành
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Quan Hóa và Quan Sơn

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Bá Thước

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Cẩm Thủy

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Thạch Thành
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Yên Định và huyện Ngọc Lặc
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Vĩnh Lộc
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Bá Thước

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Đông Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Thiệu Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Nông Cống, Quảng Xương
  • Phía Đông: giáp liền với thành phố Thanh Hóa
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Triệu Sơn

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hà Trung

  • Phía Bắc: giáp liền với thị xã Bỉm Sơn và tỉnh Ninh Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hậu Lộc
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Nga Sơn và tỉnh Ninh Bình
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Vĩnh Lộc, huyện Thạch Thành

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hậu Lộc

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Hà Trung, Nga Sơn
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hoằng Hóa
  • Phía Đông: giáp liền với huyện biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Hoằng Hóa

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hoằng Hóa

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Hậu Lọc, Yên Định và Hà Trung
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Quảng Xương, thành phố Sầm Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Hoằng Hóa

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Lang Chánh

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Bá Thước
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Thường Xuân
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Ngọc Lặc
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Quan Sơn và Lào

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Mường Lát

  • Phía Bắc: giáp liền với tinh Sơn La
  • Phía Nam: giáp liền với nước Lào
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Quang Hóa
  • Phía Tây: giáp liền với nước Lào

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Nga Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Ninh Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hậu Lộc cùng vịnh Bắc Bộ
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Kim Sơn
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Hà Trung cùng thị xã Bỉm Sơn

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Ngọc Lặc

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Thọ Xuân, huyện Thường Xuân
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Yên Định
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Lang Chánh

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Như Thanh

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Triệu Sơn
  • Phía Nam: giáp liền với tỉnh Nghệ An
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Nông Cống cùng thị xã Nghi Sơn
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thường Xuân và Như Xuân

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Như Thanh

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Như Xuân

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Thường Xuân
  • Phía Nam: giáp liền với tỉnh Nghệ An
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Như Thanh
  • Phía Tây: giáp liền với tỉnh Nghệ An

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Nông Cống

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Đông Sơn và Triệu Sơn
  • Phía Nam: giáp liền với thị xã Nghi Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Quảng Xương
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Như Thanh

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quan Hóa

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Sơn La và tỉnh Hòa Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Quan Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Bá Thước
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Mường Lát cùng với nước Lào

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quan Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Quan Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Lang Chánh và Nước Lào
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Lang Chánh, Bá Thước
  • Phía Tây: giáp liền với biên giới Lào

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quảng Xương

  • Phía Bắc: giáp liền với thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với thị xã Nghi Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Đông Sơn và Nông Cống

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Quảng Xương

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thạch Thành

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hòa Bình
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Vĩnh Lộc
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Hà Trung cùng tỉnh Ninh Bình
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Bá Thước và huyện Cẩm Thủy

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thiệu Hóa

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Yên Định
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Đông Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thọ Xuân

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Ngọc Lặc
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Triệu Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Thiệu Hóa
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thường Xuân

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Thường Xuân

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Như Xuân và tỉnh Nghệ An
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Như Thanh, Triệu Sơn và Thọ Xuân
  • Phía Tây: giáp liền với tỉnh Nghệ An và nước Lào

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Triệu Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Như Thanh
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thọ Xuân

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Vĩnh Lộc

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Thạch Thành
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Yên Định
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Hà Trung
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Cẩm Thủy

 

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Yên Định

  • Phía Bắc: giáp liền với huyện Cẩm Thủy
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Thiệu Hóa và sông Cầu Chày
  • Phía Đông: giáp liền với huyện Vĩnh Lộc và sông Mã
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc

Bản đồ Thanh Hóa: huyện Yên Định 1

 

Ứng dụng bản đồ Thanh Hóa

Ứng dụng trong học tập

Bản đồ Thanh Hóa là một công cụ học tập hữu ích, giúp các học sinh, sinh viên cùng giáo viên bộ môn tìm hiểu được nhiều kiến thức, thông tin về tỉnh thành này. Thông qua bản đồ Thanh Hóa, những đối tượng trên có thể hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, khí hậu, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa,….của tỉnh Thanh Hóa.

 

Ứng dụng trong đời sống

Bản đồ Thanh Hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Những lợi ích mà bản đồ Thanh Hóa mang đến là:

  • Người sử dụng có thể tìm kiếm, khám phá về những danh lam thắng cảnh, khách sạn, bãi biển, nhà hàng,… để có thể sự lựa chọn đa dạng cho chuyến du lịch của mình.
  • Thông qua bản đồ Thanh Hóa, người sử dụng có thể xác định được phương hướng và tìm được đường để đi đến những địa điểm mong muốn.
  • Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao thông công cộng, bản đồ Thanh Hóa sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm được phương tiện di chuyển thích hợp.
  • Người sử dụng có thể nắm rõ được khí hậu, thời tiết của khu vực tỉnh Thanh Hóa.
  • Đối với những ai có dự định đầu tư vào việc phát triển bền vững tại Thanh Hóa, thì bản đồ Thanh Hóa là công cụ hữu ích.

 

Ứng dụng trong quân sự

Thanh Hóa là một địa phận đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và có vị trí thuận lợi, dễ dàng giao thoa với các nước. Do đó, địa phận này có thể bị xâm chiếm bởi những nước khác. Thông qua bản đồ Thanh Hóa, quân đội nước ta có thể đề ra những chiến lược, kế hoạch phòng thủ và bảo về đất nước.

Bản đồ Thanh Hóa, ứng dụng

 

Mua bản đồ Thanh Hóa ở đâu?

Nếu đang tìm địa chỉ bản bản đồ Thanh Hóa, cần mua bản đồ địa hình Thanh Hóa, bản đồ khí hậu Thanh Hóa, bản đồ hành chính Thanh Hóa, bản đồ đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa,… bạn hãy tham khảo những nơi bán bản đồ được chúng tôi bật mí sau:

  • Nhà sách tại Thanh Hóa: nhà sách Tiền Phong, nhà sách Việt Lý, nhà sách Fahasa, nhà sách Thoa Cúc, nhà sách Ngoại Văn Huy Lan, nhà sách Tri Thức Trẻ, nhà sách Khánh Hòa, nhà sách Nhân Dân thành phố Thanh Hóa, cửa hàng sách – văn phòng phẩm Sầm Sơn, cửa hàng đại Lý Sách Giáo Khoa, hiệu sách Nhân Dân Thanh Hóa,…
  • Các công ty/tiệm in màu lớn: in Nam Mỹ, in Nhật Minh, công ty TNHH Newlife Media – quảng cáo T&C, công ty TNHH Đức Hiền Adv & Print, in ấn Dân An, in Trung Hà, in Long An,…
  • Các tiệm tạp hóa lớn tại Thanh Hóa: tạp hóa Hùng Thắng, tạp hóa Đông Bình, tạp hóa Lê Dung,..
  • Một số địa chỉ mua bản đồ Thanh Hóa trực tuyến khác trên mạng xã hội.

Comments are closed.