Sapphire mang vẻ đẹp đặc trưng của tự nhiên mà bất cứ ai cũng yêu thích được sở hữu. Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm được một viên Sapphire tự nhiên chất lượng trên thị trường.
Trước khi được bán cho người tiêu dùng, đá quý thường phải qua tay ít nhất 5-6 người trung gian khác. Giá trị cao và độ quý hiếm của Sapphire khiến chúng trở thành mặt hàng nóng hay bị “đạo nhái” và lừa đảo. Thậm chí có nhiều đại lý bán hàng cũng là nạn nhân của những thương vụ lừa đảo nhưng đa phần người chịu thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng cuối cùng khi phải bỏ một số tiền lớn cho một viên đá kém hoặc vô giá trị.
Do đó, yêu cái đẹp thôi chưa đủ, người mua cần phải “sành” và nhạy bén để tìm được cho mình viên đá giá trị. Bài viết này sẽ trang bị những hiểu biết cơ bản và quan trọng nhất để bạn có thể biết được cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên.
Nội Dung Bài Viết
Các mức độ của đá Sapphire giả
Bước đầu tiên bạn cần biết là hiểu được cách xác định thật giả. Bởi vì trong thế giới đá quý, người mua có thể bị lừa bởi rất nhiều cách nhưng mức độ bị lừa dối sẽ phụ thuộc vào cách bạn cảm nhận thế nào là một viên Sapphire thật. Bảng dưới cho thấy các mức độ khác nhau giữa Sapphire tự nhiên thật và Sapphire giả.
Sapphire tự nhiên | Đá Sapphire được hình thành hoàn toàn tự nhiên không qua tác động của con người |
Sapphire tự nhiên nhưng đã qua xử lý | Đá Sapphire tự nhiên nhưng đã qua xử lý để cải thiện một số đặc tính như màu sắc, độ bền, độ tinh khiết,… |
Sapphire nhân tạo | Sapphire được tạo ra trong phòng thí nghiệm có quy trình giống với đá thật |
Sapphire làm từ vật liệu tổng hợp | Đá Sapphire với nhiều lỗi / bao thể được các vật liệu tổng hợp để biến hóa ra viên đá trông giống như viên đá chất lượng cao |
Sapphire bị làm giả bằng các loại đá khác | Các loại đá quý khác được bày bán như Sapphire |
Bên trái là viên Sapphire tự nhiên chưa qua xử lý, trong khi bên phải là viên Sapphire đã qua xử lý.
Nếu ai đó bán cho bạn một viên Sapphire nhưng thực chất là Spinel (Đá tia lửa) hoặc Zircon thì đây chính là một hành vi lừa đảo bởi dù bề ngoài nhìn có thể giống nhau, hai loại đá này vẫn có thành phần hóa học và đặc tính khác hoàn toàn khoáng vật Corundum (có trong Sapphire và Ruby).
Viên Spinel màu xanh lam này hoàn toàn trông giống như Sapphire
Một viên Sapphire thuần tự nhiên chỉ cần trải qua môt quá trình chế tác để biến thành một viên đá hoàn thiện tuyệt đẹp từ một tinh thể thô. Đây là loại đá quý hiếm và có giá trị nhất nhưng điều đáng tiếc là ngày nay bạn phải tìm đến gần như là nơi khai thác mới có thể nhận được một viên Sapphire hoàn toàn tự nhiên mà không qua bất kỳ phương pháp xử lý nào.
Rất nhiều viên Sapphire trên thị trường đã qua xử lý nhiệt và điều này được chấp nhận rộng rãi trong ngành đá quý. Vẫn là một viên Sapphire tự nhiên nhưng được nung nóng để tăng cường màu sắc. Quá trình này sẽ hòa tan các tạp chất thành corundum khiến màu sắc viên đá nổi bật và đồng đều hơn.
Sapphire nhân tạo có phải là Sapphire giả không
Đây là những viên Sapphire hình thành thông qua quá trình nuôi cấy tinh thể trong các phòng thí nghiệm. Sự khác biệt chính giữa Sapphire nhân tạo và Sapphire tự nhiên là cách nó được hình thành. Một viên đá tự nhiên phải mất hàng triệu năm để thành hình còn đá nhân tạo chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần.
Thành phần hóa học của một viên Sapphire nhân tạo gần như giống với thành phần hóa học của viên đá tự nhiên, độ bền và khả năng bị mài mòn giống nhau nhưng đá nhân tạo có giá thấp hơn đáng kể.
Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên và Sapphire giả
Hiện nay có rất nhiều Sapphire giả trên thị trường từ các vật liệu tổng hợp không phải khoáng chất. Trình độ “đạo nhái” cực kỳ chuyên nghiệp, đa dạng từ nhiều nguồn đã khiến ngành kinh doanh đá quý gặp nhiều rắc rối trong việc nắm bắt và lật tẩy những mặt hàng gây nhiều tổn hại này.
Chất lượng thấp của một viên Sapphire giả thô
Sapphire từ vật liệu tổng hợp là loại corundum chất lượng cực thấp đến mức không đạt tiêu chuẩn làm đồ trang sức. Loại này thường có sẵn trên thị trường với số lượng lớn và giá thành thấp. Những viên đá này chứa đầy tạp chất, vết đứt gãy và những lỗ hổng này được lấp đầy bằng thủy tinh chì (Pha lê) để trông giống như đá Sapphire thật. Chúng còn được xử lý nhiệt để mang lại vẻ ngoài toàn diện giống Sapphire chất lượng cao. Loại Sapphire giả này bị mài mòn hàng ngày và nhanh chóng biến dạng, dễ bị vỡ khi chịu lực tác động.
Loại Sapphire giả này được chế tạo với độ chính xác cao mà chỉ có nhà kim hoàn lành nghề mới có thể nhận diện được chúng. Với cặp mắt của những người chưa được đào tạo sẽ không nhận ra nhiều dấu hiệu nhưng dưới đây là một số cách cơ bản giúp bạn phân biệt được chúng.
Sapphire tự nhiên sẽ có các tạp chất dễ nhìn thấy bằng mắt thường
Đây sẽ là một cách quan sát khá phức tạp và tinh vi khi mà một viên Sapphire tự nhiên cũng không hoàn hảo nhưng những tạp chất của đá tự nhiên vẫn khác với loại đá giả.
Một viên đá giả thường có nhiều lỗ hổng, đường nối, vết nứt gãy, các mặt phẳng khác nhau và chứa những vết hư hỏng nhẹ dọc theo các mặt đá quý. Trong khi Sapphire tự nhiên vẫn có thể chứa những tạp chất nhìn như sợi tơ khi nhìn bằng mắt thường, còn dưới độ phóng đại sẽ trông giống như những chiếc kim nhỏ.
Hình bên trái là Sapphire đã được xử lý bằng cách cho thủy tinh chì vào để lấp đầy các lỗ hổng.
Hình bên phải là Sapphire tự nhiên có các tạp chất nhìn như sợi tơ.
Sapphire giả có nồng độ màu bất thường
Như đã nói, Sapphire giả được lấp đầy các lỗ hổng bằng thủy tinh chì nên có màu không đồng đều. Tại các vết nứt nhỏ, đường nối và mặt phẳng tách rời, màu sắc sẽ đậm hơn. Đặc điểm này sẽ dễ phát hiện hơn dưới độ phóng đại ở những viên Sapphire giả màu xanh lam và Ruby giả.
Hình bên trái có màu sắc không đồng đều trong khi hình Sapphire tự nhiên bên phải có màu sắc đều và ổn định
Tìm kiếm những dấu hiệu hư hỏng hoặc trầy xước
Sapphire là khoáng chất corundum, đạt điểm 9 trên thang độ cứng Mohs, chỉ sau kim cương nên có khả năng chống xước cực kỳ tốt. Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên đơn giản chính là cọ xát mạnh vào đồng xu hoặc chìa khóa, viên đá sẽ không thấy hư hại gì.
Trong khi đó, một viên Sapphire giả sẽ dễ bị kim loại làm xước và hư hại dọc theo các cạnh đá quý (vì chúng được lấp đầy bằng thủy tinh). Do đó, các đường tiếp giáp của các mặt thường lởm chởm và bị hư hỏng chính là dấu hiệu của một viên Sapphire giả.
Khúc xạ ánh sáng
Sự bất thường về mặt hóa học khiến Sapphire tồn tại màu sắc đa dạng. Một corundum nguyên chất 100% sẽ không có màu, các yếu tố ngoại lai được đưa vào viên đá trong quá trình hình thành sẽ hấp thụ từng loại sóng khác nhau của các màu khác nhau, ngoại trừ sóng dài.
Tuy nhiên, sự hiện diện của thủy tinh trong Sapphire giả sẽ khúc xạ ánh sáng thành các màu khác nhau trong quang phổ và các kỹ thuật hiện đại có thể tái tạo các đặc tính hấp thụ quang phổ tương tự đá tự nhiên bằng cách tạo ra các tạp chất khác nhau.
Màu sắc nhấp nháy chứa đầy vết nứt.
Sử dụng một số chất tẩy rửa gia dụng
Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên khác là cho tiếp xúc với chất tẩy rửa gia dụng như axit hoặc cồn, nếu là Sapphire giả thì các phần được lấp đầy bởi thủy tinh sẽ bị hư hỏng và ăn mòn. Và dưới kính phóng đại, những vết tích này sẽ trở nên nổi bật và rõ ràng. Những viên đá giả sẽ bị xỉn màu khi tiếp xúc với các hóa chất này trong khi Sapphire thật thì không bị ảnh hưởng.
Bong bóng khí và các đốm đen phản xạ
Một trong những đặc điểm được nhận diện rõ ràng nhất của Sapphire giả là lượng bong bóng khí dồi dào bên trong viên đá. Đôi khi những quả bong bóng này có thể nhìn như những đốm đen nhỏ li ti. Có thể phát hiện ra điều này bằng cách phóng đại hoặc quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng khác nhau.
Thở nhẹ lên Sapphire
Hãy thở lên Sapphire đến khi bề mặt của nó xuất hiện lớp sương mù. Nếu sương mù tan ra ngay lập tức, đó có thể là Sapphire thật, trong khi đá giả có thể mất vài giây để loại bỏ lớp hơi nước này. Bởi vì Sapphire có khả năng dẫn nhiệt cao. Tuy nhiên, cách nhận biết đá sapphire tự nhiên này sẽ không chính xác viên Sapphire giả chứa loại chì mới hoặc thủy tinh coban.
Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên dựa vào giấy chứng nhận
Những phương pháp phân biệt trên cũng có thể khó thực hiện với những viên đá giả được làm cực tinh vi. Nếu viên Sapphire có giá thành lớn, bạn nên đem viên đá đi giám định cẩn thận tại các tổ chức quốc tế uy tín như tổ chức chứng nhận kim cương đá quý GIA, IGI,.. Hoặc những tổ chức chứng nhận lớn ngay tại Việt Nam như PNJ, SJC và GIV,…
Trên đây là những kiến thức tổng hợp từ các chuyên gia đá quý quốc tế và từ kinh nghiệm lâu năm chúng tôi, hi vọng rằng với các cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên trên sẽ giúp các bạn tìm được viên đá đẹp mắt ưng ý.