Tổng quan về hổ phách xanh
Nội Dung Bài Viết
Hổ phách xanh là gì
Hổ phách xanh, tên tiếng anh là Blue Amber, thực chất là hổ phách tự nhiên có huỳnh quang tạo ra màu xanh lam khi bị phản chiếu bởi tia cực tím (tia UV). Được xếp vào loại đá quý hiếm do chỉ được tìm thấy ở một số nơi như Indonesia (Sumatra), và phía đông Dominica.
Đa số đá hổ phách xanh trên thị trường là đá thật do không dễ để làm giả hổ phách xanh có khả năng cho ra màu xanh đồng đều.
Một số viên đá hổ phách xanh có sự kết hợp giữa động vật và thực vật hiện này được định giá rất cao bởi các nhà sưu tầm do những động vật hoặc thực vật này có tuổi đời hàng triệu năm từ lúc hổ phách được hình thành.
Hổ phách là nhựa cây hoá thạch, đây là một loại đá cực kỳ được ưa chuộng để làm đồ trang sức, thuốc, nước hoa và đồ trang trí cho gia đình.
Màu sắc của đá hổ phách chạy từ dải vàng đến nâu, tuy nhiên vẫn có một vài viên đá có màu từ đỏ đến nâu đỏ. Hổ phách xanh là loại đá vô cùng quý hiếm chỉ được tìm thấy tại cộng hòa Dominica, Indonesia ở nhựa cây đã tuyệt chủng.
Mặc dù các viên đá hổ phách có độ tuổi nhựa khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng hổ phách xanh được hình thành trong giai đoạn từ 15 đến 20 triệu năm trước.
Tại sao hổ phách xanh có màu xanh – hiệu ứng Usambara
Đá hổ phách được cho rằng giống như một bộ máy bộ lọc bước sóng dài trong hệ thống quang phổ của đá, đặc biệt là loại đá này thụ toàn bộ ánh sáng từ tia UV và dải sóng ngắn. Do vậy màu xanh của đá hổ phách xanh thực chất chỉ là sự kích thích phản chiếu ánh sáng trên bề mặt. Nghiên cứu này cũng cho thấy đây là hiệu ứng Usambara trên đá hổ phách – hiện tượng màu sắc thay đổi theo độ dài của ánh sáng.
Các nghiên cứu từ năm 2005 đã cho thấy rằng nguồn phát ra huỳnh quang trong đá hổ phách xanh chính là chất hydrocacbon. Phản ứng của tia UV kích thích lên bề mặt huỳnh quang trong dải sóng nhất định dẫn đến màu xanh quan sát được.
Màu xanh được mô tả là ánh kim dưới sáng ban ngày. Ánh kim được cho là hiện tượng quang học bề mặt, xuất hiện như kết quả của sự nhiễu xạ và ánh sáng bị khuếch tán không thể tạo ra giao thoa. Để điều này xảy ra, mỗi lớp đá sẽ phải có sự đồng nhất về mặt quang học và có độ dày theo thứ tự của bước sóng ánh sáng.
Huỳnh quang UV cũng được biết đến là yếu tố gây ra sự thay đổi màu sắc đáng kể ở nhiều loại đá hoặc thậm chí kể cả kim cương.
Cách lựa hổ phách xanh chất lượng
Màu sắc
Màu huỳnh quang xanh lam đã được một lần nữa chứng minh chỉ là màu sắc bề mặt của đá hổ phách. Khi tia cực tím chiếu vào hổ phách xanh lam sẽ kích thích huỳnh quang phát ra màu xanh. Tuy nhiên do tính chất hấp thụ UV nên phản ứng chỉ gây huỳnh quang xanh bề mặt.
Ánh sáng của tia cực tím được chỉ ra rằng không thể xuyên qua bề mặt hổ phách, tuy nhiên huỳnh quang lại có khả năng chạm đến độ sâu nông của đá.
Sự khuếch tán và phản chiếu màu xanh lam của đá huỳnh quang chỉ được quan sát thấy khi viên đá này được đặt trên nền đen để hạn chế phản xạ ánh sáng cũng như tăng cường khả năng phát ra ánh huỳnh quang.
Để kiểm tra viên đá hổ phách xanh, bạn có thể đặt viên đá trên 1 mặt phẳng màu đen hoặc màu tối, dùng đèn UV rọi vào. Nếu viên đá chuyển sang màu xanh lam hoàn toàn thì đây chính là hổ phách xanh.
Dưới ánh nắng tự nhiên, màu xanh làm cho viên đá trở thành viên đá độc đáo và bắt mắt.
Chất lượng chế tác
Đa số hổ phách xanh đều được trưng bày dưới dạng đá thô hoặc được trạm trổ điêu khắc thành tác phẩm nghệ thuật.
Với trường hợp trưng bày dưới dạng đá thô, đá hổ phách xanh thường có lẫn một lớp đá màu đen nhám bọc bên ngoài. Lớp đá này hình thành chung với hổ phách từ trong tự nhiên, bao gồm dung nham, vỏ cây, đất đá …
Với trường hợp hổ phách xanh được chế tác, chạm trổ thành tác phẩm nghệ thuật, người chế tác có thể gọt hết lớp đá màu đen nhám bọc bên ngoài hoặc chỉ gọt một phần.
Giá trị viên đá hổ phách xanh lúc này phụ thuộc nhiều vào chất lượng điêu khắc chạm trổ của người thợ. Do hổ phách khá mềm vào có khả năng chảy ra khi tiếp xúc nhiệt nên cần người thợ lành nghề, am hiểu về tính chất của hổ phách đảm nhận phần chế tác.
Một số ít hổ phách xanh được chế tác thành các món trang sức như nhẫn hoặc mặt dây chuyền. Tuy nhiên, do hổ phách xanh khá mềm (đạt 2-2.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs) nên người dùng sẽ phải rất cẩn thận trong quá trình sử dụng.
Trọng lượng
Tương tự như các loại đá quý khác, viên đá hổ phách xanh có kích thước càng lớn và trọng lượng càng nặng thì giá trị càng cao.
Viên đá hổ phách xanh giá trị cao nhất thế giới được ghi nhận giao dịch ở mức 197,000-euro vào năm 2015. Viên đá nặng 47.5 kg với kích thước 57.5 x 62 x 37 cm. Viên hổ phách xanh này được tìm thấy ở khu vực tây Sumatra, Indonesia với tuổi đời dự kiến từ 15-25 trệu năm.
Tất cả những viên hổ phách xanh được tìm thấy tại Indonesia đều có tuổi đời 15-25 triệu năm như viên đá trên.
Hổ phách xanh có hiếm không?
Hổ phách xanh được xem là quý hiếm trên thế giới do số lượng khai khác được không nhiều. Bên cạnh đó, các nguồn hình thành hổ phách mới sẽ mất nhiều triệu năm để cho ra hổ phách.
Các nhà sưu tập thế giới hiện nay ngày càng quan tâm và thu thập các viên hổ phách xanh này do họ tin rằng trong tương lai, giá trị hổ phách xanh sẽ còn tăng cao.
Hiện nay ở Việt Nam chưa được tiếp cận nhiều với hổ phách xanh. Đa số người sưu tập hay chơi đá chưa hề nhìn thấy hổ phách xanh.
Ngay cả một số phòng kiểm định đá có tiếng tăm cũng không xác định được loại hổ phách này là hổ phách hay là hổ phách non nếu phòng kiểm định không có thiết bị giám định niên đại.
Chúng tôi đã ghi nhận trường hợp một số nhà sưu tập đã gặp vấn đề khi đem hổ phách xanh đi kiểm định tại một phòng kiểm định đá quý được đánh giá là uy tín ở khu vực Quận 5, TP.HCM và bị kết luận là hổ phách non. Nên nhớ hổ phách xanh luôn có tuổi đời từ 15 triệu năm trở lên, nếu không có thiết bị giám định niên đại sẽ không thể kết luận được.
Nguồn gốc hổ phách xanh
Có hai mẫu hổ phách được đưa ra nghiên cứu đó là hổ phách xanh lục thân vàng từ cộng hòa Dominica và hổ phách thô xanh thân đỏ từ Indonesia. Cả hai loại đá này đều cho thấy khả năng huỳnh quang xanh lục mạnh dưới bước sóng 365m và yếu ở dưới tia UV bước sóng 254m đồng thời đều xuất hiện hiệu ứng đá màu xanh lục hoặc đá màu xanh lam kéo dài đến vài giây.
Vào năm 2013 có một vài nhà nghiên cứu đã đến thăm các mỏ hổ phách ở miền bắc và miền đông Dominica. Tại đây họ đã thấy được hai hoạt động khai thác chính của đá đó là khai thác thuần túy và mua lại từ các thợ mỏ địa phương.
Ở các khu vực phía bắc khoảng 300m bề mặt của hệ tầng La Toca có xuất hiện một loạt vụn đá dày 1200 mét chứa các mảnh đá màu hổ phách. Những mảnh vụn này được tạo nên từ sa thạch với khối kết tụ từ châu thổ và nước sâu. Các mảnh hổ phách tại đây có chiều dài lên tới 40cm cho thấy gần như chưa từng được phát hiện ra và khai thác trước đây.
Ở khu vực phía đông, khu vực chứa hổ phách trong hệ tầng Yaniqua dày khoảng 100m được tạo nên từ cát hữu cơ, sét pha cát và than non xen kẽ dày đến 1,5m và các mảnh hổ phách xuất hiện xen kẽ tại đây. Ngoài các trầm tích về đá, ở đây người ta còn phát hiện ra các hóa thạch động vật khác, điều này đồng nghĩa với các khu vực tích tụ đá thường là gần bờ hoặc ven biển.
Việc phát hiện ra các mỏ hổ phách xanh khiến các nhà sưu tập quan tâm và ngay lập tức bỏ tiền ra để sở hữu loại đá quý độc lạ này. Hiện nay các mỏ đá hổ phách xanh ở Indonesia và Dominica đang được khai thác hết công suất. Các nhà khoa học dự đoán hổ phách xanh tại hai nơi này sẽ cạn kiệt trong thời gian ngắn hạn.