Peridot Ai Cập, Peridot Biển Đỏ, Peridot Zabargad

Peridot Ai Cập: loại đá hình thành trên vách của các vết nứt

Peridot Ai Cập còn có tên gọi khác là Peridot Biển Đỏ và Peridot Zabargad. So với các loại đá Peridot ở những vùng khác, Peridot Ai Cập có tuổi đời lâu nhất nhưng lại ít được chú ý do nguồn cung không nhiều.

 

Peridot Ai Cập là gì

Peridot Ai Cập phần lớn được tìm thấy ở hòn đảo Zabargad, Ai Cập. Zabargad chỉ dài 3,2km, rộng 2,4km và diện tích 4,5km2, nằm cách bán đảo Ras Banas khoảng 60 dặm về phía đông nam, tại tọa độ 23″ 36′ 16″ bắc và 36″ 11′ 42″ đông, cách chí tuyến bắc 16km về phía bắc.

Zabargad được mô tả như một đảo sa mạc, vì trên đảo hầu như không có sự sống và không có nguồn nước ngọt nào cả.

Trên thực tế, ngoài những cây bụi phát triển thấp hoặc một số loài như rùa khổng lồ, chim chìa vôi, chim ưng và mòng biển, thì không có hệ thực vật hay động vật nào tồn tại trên Zabargad.

Ở đây có một vùng đất cao nhất được gọi là Đồi Peridot (độ cao 235m so với mực nước biển) và một số ngọn đồi nhỏ hơn (độ cao 135m so với mực nước biển) tạo nên một khung cảnh rất ấn tượng cho những ai lần đầu đến đây.

Vẻ đẹp của hòn đảo được tạo nên bởi những vệt màu từ vàng đến nâu sẫm của Peridot Ai Cập và các loại đá quý khác nhau nên khung cảnh nơi đây khiến cho bất kì nhà thám hiểm nào cũng phải sửng sốt.

Viên Peridot Ai Cập từ Zabargad nặng 284.85 carat
Viên Peridot Ai Cập từ Zabargad nặng 284.85 carat

 

Bản đồ địa lý của hòn đảo ở Zabargad
Bản đồ địa lý của hòn đảo ở Zabargad

 

Peridot Ai Cập, Toàn cảnh về Đồi Peridot độ cao 235m so với mực nước biển
Toàn cảnh về Đồi Peridot độ cao 235m so với mực nước biển

 

Lịch sử Peridot Ai Cập

Peridot Ai Cập ở Zabargad được hình thành bởi địa chất khu vực và các quá trình kiến tạo, cũng là nguyên nhân hình thành nên Biển Đỏ. Biển Đỏ là một địa chất trẻ, được hình thành từ 65 – 13 triệu năm trước. Ngoài ra, ở đây còn là một phần mở rộng của Đới tách giãn Đông Phi và hệ thống tách giãn toàn cầu.

Những tảng đá mà chúng ta nhìn thấy trên đảo là kết quả của hoạt động Magma với sự biến chất liên quan đến các đá trầm tích có từ trước, tất cả đều lộ ra qua quá trình nâng cao kiến tạo cùng với xói mòn.

Năm 1965, Badgley cho rằng đá lửa Mafic là loại đá có nguồn gốc lâu đời và đại diện cho hòn đảo. Đá Mafic được chú ý nhiều do hàm lượng silica thấp và thành phần chủ yếu là Lherzolite đặc trưng, cùng với các nguồn Olivin, PyroxeneAmphibole dồi dào. Các loại đá biến chất khác được hình thành tại đây bao gồm: đá Serpentine, Granulit, SchistSlate. Các trầm tích phù sa và thạch cao có trữ lượng lớn được hình thành ở kỷ nguyên gần đây hơn.

Địa hình ở Zabargad cực kỳ độc lạ, đường bờ biển có các bậc thang dốc bị đứt gãy, vô số bờ san hô và rạn san hô xuất hiện ở vùng biển xung quanh. Điều này cũng là những minh chứng giúp phản ánh lịch sử kiến tạo của đảo.

 

Nguồn gốc của Peridot Biển Đỏ

Không có một thông tin chính thức nào nói đến sự xuất hiện của Peridot Ai Cập ở trên Zabargad cho đến năm 1976 khi Wilson đưa ra một số đánh giá thú vị về thông tin sẵn Peridot ở Zabargad.

Trên thực tế, Peridot Ai Cập có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên hòn đảo. Những tinh thể có chất lượng tốt nhất và kích thước lớn ở sườn phía đông của Đồi Peridot nên việc khai thác thường tập trung tại đây.

Peridot Ai Cập đã được hình thành ở những vùng tĩnh mạch của những viên Peridot bị Serpentin hóa. Những tĩnh mạch nhỏ chạy theo nhiều hướng tạo thành một khối chiếm một vùng hình bầu dục đáng kể.

Các tinh thể Peridot Ai Cập ban đầu hình thành trên vách của vết nứt. Do các chuyển động kiến tạo, Peridot sẽ bị phá vỡ khỏi vị trí ban đầu và nằm trong đống đổ nát của các vết nứt.

Vì các tinh thể hoàn toàn mới và được bảo quản tốt hoặc bị ăn mòn rất ít nên đá phải phát triển cùng lúc hoặc ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, những phân tích trên cũng chỉ là suy đoán, vì hòn đảo này chưa được nghiên cứu toàn bộ về mặt khoáng vật học và thạch học.

Bên trong các tinh thể Peridot Zabargad thường chứa các loại đá như Garnierite xanh lục và Cancrinite màu trắng nhạt đến xám phong hóa. Peridot dạng giả lục giác thường dài từ 5 – 15mm, nhưng trước đây người ta có thể tìm thấy các tinh thể có chiều dài lên tới 10cm và chiều dài trung bình thường từ 2 – 4cm.

Hai viên đá Peridot được cắt và mài giác có kích thước lớn hiện nay đều có nguồn gốc từ đảo Zabargad. Viên Peridot thứ nhất được cắt có kích thước 310 carat hiện đang trưng bày tại Viện Smithsonian ở Washington, DC và viên Peridot thứ hai cắt theo cấu trúc xếp tầng tuyệt đẹp nặng 146 carat tại Bảo tàng Địa chất ở Luân Đôn.

Tinh thể Peridot Ai Cập phát triển trên đá mẹ với kích thước khoảng 1.2cm x 1.1cm
Tinh thể Peridot Ai Cập phát triển trên đá mẹ với kích thước khoảng 1.2cm x 1.1cm

 

Quy trình khai thác Peridot Ai Cập

Các phương pháp ban đầu được sử dụng để khai thác Peridot Ai Cập bao gồm đào thủ công nguyên thủy để khai quật nhiều mạch riêng lẻ. Những người thợ mỏ đào sâu xuống dưới tĩnh mạch, thường ở độ sâu nông. Tuy nhiên, người ta lại không tìm thấy Peridot Zabargad ở nơi đá kết tinh, mà tinh thể luôn được gắn lỏng lẻo vào thành của các đường gân và có thể dễ dàng tháo ra khỏi vị trí.

Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất (từ khoảng năm 1906 trở đi), đảo Zabargad là nguồn gốc của Peridot và Khedive, phó vương Thổ Nhĩ Kỳ ở Ai Cập được độc quyền khai thác tại mỏ.

Trong vòng 4 năm, hơn 2 triệu USD đá Peridot (giá trị ngày nay) đã được tìm thấy và gửi đến Pháp để cắt. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác Peridot trên đảo Zabargad là thiếu nguồn nước sạch cho công nhân khai thác sinh hoạt.

Năm 1922, chính phủ Ai Cập đã trao quyền khai thác cho Công ty Khai thác Biển Đỏ. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 11 bùng nổ, công ty này đã sản xuất được một lượng Peridot Ai Cập đáng kể.

Đến năm 1958, các địa điểm khai thác Peridot Biển Đỏ được Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa.

Comments are closed.