Bản đồ Đồng Nai bao gồm những thông tin về vị trí tiếp giáp, diện tích, giao thông, khí hậu, địa hình thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Bản đồ quy hoạch Đồng Nai có những thông tin về các khu vực sẽ thay đổi, quy hoạch mở cầu, đường …
Nội Dung Bài Viết
Bản đồ 11 thành phố và huyện tại Đồng Nai
Bản đồ Đồng Nai: Thành phố Biên Hòa
Trên bản đồ Đồng Nai, Thành phố Biên Hòa hiện có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm xã Long Hưng và 29 phường là An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng.
Vị trí tiếp giáp của Thành phố Biên Hòa:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Vĩnh Cửu.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Long Thành và Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Trảng Bom.
- Phía Tây: tiếp giáp Thành phố Dĩ An và thị xã Tân Uyên (Bình Dương).
Bản đồ Đồng Nai: Thành phố Long Khánh
Trên bản đồ Đồng Nai, Thành phố Long Khánh hiện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 4 xã là Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn và 11 phường là Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Trung.
Vị trí tiếp giáp của Thành phố Long Khánh:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Cẩm Mỹ.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Xuân Lộc.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp huyện Xuân Lộc.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Thống Nhất.
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp huyện Thống Nhất.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Cẩm Mỹ
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Long Giao và 12 xã là Bảo Bình, Lâm San, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Sông Ray, Thừa Đức, Xuân Bảo, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tây.
Vị trí tiếp giáp huyện Cẩm Mỹ:
- Phía Bắc: tiếp giáp Thành phố Long Khánh, huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Xuân Lộc.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Long Thành và huyện Thống Nhất.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Định Quán
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Định Quán hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Định Quán và 13 xã là Gia Canh, La Ngà, Ngọc Định, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Tân, Phú Túc, Phú Vinh, Suối Nho, Thanh Sơn, Túc Trưng.
Vị trí tiếp giáp của huyện Định Quán:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Tân Phú.
- Phía Nam: tiếp giáp Thành phố Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Thống Nhất và huyện Trảng Bom.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Đức Linh (Bình Thuận) và huyện Tân Phú.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Vĩnh Cửu.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Long Thành
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Long Thành hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Long Thành và 13 xã là An Phước, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long Đức, Long An, Long Phước, Phước Thái, Phước Bình, Tam An, Tân Hiệp.
Vị trí tiếp giáp huyện Long Thành:
- Phía Bắc: tiếp giáp Thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất.
- Phía Nam: tiếp giáp thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu).
- Phía Tây: tiếp giáp Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Nhơn Trạch.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Nhơn Trạch
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã là Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.
Vị trí tiếp giáp huyện Nhơn Trạch:
- Phía Bắc: tiếp giáp Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Long Thành.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Long Thành và thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu).
- Phía Tây: tiếp giáp quận 7 và huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh).
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Tân Phú
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Tân Phú hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Tân Phú và 17 xã là Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lam, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.
Vị trí tiếp giáp huyện Tân Phú:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và huyện Bù Đăng (Bình Phước).
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Định Quán.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Đức Linh (Bình Thuận).
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Định Quán và huyện Vĩnh Cửu.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Thống Nhất
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Thống Nhất hiện có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Dầu Giây và 9 xã là Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thiện, Quang Trung.
Vị trí tiếp giáp huyện Thống Nhất:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Định Quán.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ.
- Phía Đông: tiếp giáp Thành phố Long Khánh.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Trảng Bom.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Trảng Bom
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Trảng Bom hiện có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Trảng Bom và 16 xã là An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.
Vị trí tiếp giáp huyện Trảng Bom:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Định Quán và huyện Vĩnh Cửu.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Long Thành.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Thống Nhất.
- Phía Tây: tiếp giáp Thành phố Biên Hòa.
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Vĩnh Cửu
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Vĩnh An và 11 xã là Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thanh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.
Vị trí tiếp giáp của huyện Vĩnh Cửu:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Bù Đăng (Bình Phước).
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Trảng Bom và Thành phố Biên Hòa.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Định Quán và huyện Tân Phú.
- Phía Tây: tiếp giáp thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo (Bình Dương) và huyện Đồng Phú (Bình Phước).
Bản đồ Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc
Trên bản đồ Đồng Nai, huyện Xuân Lộc hiện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Gia Ray và 14 xã là Bảo Hòa, Lang Minh, Suối Cao, Suối Cát, Xuân Bắc, Xuân Định, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.
Vị trí tiếp giáp của huyện Xuân Lộc:
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh (Bình Thuận).
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh (Bình Thuận).
- Phía Tây: tiếp giáp Thành phố Long Khánh.
Hình Ảnh Độ Phân Giải Cao HD – Bản Đồ Đồng Nai: Xem Tại Đây
Giới thiệu Đồng Nai
Vị trí Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh được hình thành khi 2 tỉnh cũ Biên Hòa và Long Khánh hợp nhất lại. Tỉnh này có diện tích 5.907,2 km2 (đứng thứ 3 ở miền Nam sau Bình Phước, Kiên Giang) và được xem là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm của vùng Nam Bộ. Đồng thời, đây cũng là một trong 4 góc nhọn của tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai.
Các tỉnh tiếp giáp với Đồng Nai bao gồm:
- Phía Nam: tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp tỉnh Bình Phước.
Dân số Đồng Nai
Theo thống kê tính đến năm 2019, dân số tỉnh Đồng Nai đạt 3.97.107 người, mật độ dân số 516.3 người / km2, trong đó dân số thành thị chiếm 48.4% và dân số nông thôn chiếm 51.6%. Dân cư ở Đồng Nai đa số đều tập trung ở Biên Hòa (hơn 1 triệu dân), huyện Trảng Bom và Long Thành.
Đây là tỉnh có dân số đông thứ 2 ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đứng thứ 5 ở Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 trên toàn quốc (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương).
Mật độ dân số Đồng Nai theo Thành phố / Thị xã / Huyện
Thành phố Biên Hòa
- Diện tích: 263,62 km2.
- Dân số: 1.272.235 người.
- Mật độ dân số: 4.817 người / km2.
Thành phố Long Khánh
- Diện tích:192,98 km2.
- Dân số: 245.280 người.
- Mật độ dân số: 1.278 người / km2.
Huyện Cẩm Mỹ
- Diện tích:468,58 km2.
- Dân số: 182.910 người.
- Mật độ dân số: 391 người / km2.
Huyện Định Quán
- Diện tích: 972,88 km2.
- Dân số: 225.310 người.
- Mật độ dân số: 232 người / km2.
Huyện Long Thành
- Diện tích: 430,62 km2
- Dân số: 534.370
- Mật độ dân số: 1239 người / km2.
Huyện Nhơn Trạch
- Diện tích: 376,78 km2.
- Dân số: 401.990 người.
- Mật độ dân số: 997 người / km2.
Huyện Tân Phú
- Diện tích: 774,92 km2.
- Dân số: 190.670 người.
- Mật độ dân số: 238 người / km2.
Huyện Thống Nhất
- Diện tích: 248,53 km2.
- Dân số: 195.540 người.
- Mật độ dân số: 778 người / km2.
Huyện Trảng Bom
- Diện tích: 327,24 km2.
- Dân số: 558.150 người.
- Mật độ dân số: 1.725 người / km2.
Huyện Vĩnh Cửu
- Diện tích: 1.089,14 km2.
- Dân số: 187.880 người.
- Mật độ dân số: 171 người / km2.
Huyện Xuân Lộc
- Diện tích: 724,32 km2.
- Dân số: 227.860 người.
- Mật độ dân số: 315 người / km2.
Đơn vị hành chính Đồng Nai
Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố là Biên Hòa, Long Khánh và 9 huyện là Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc. Ngoài ra, Đồng Nai còn có 170 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.
Giao thông Đồng Nai
Đồng Nai là một trong 4 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Nam, nên ở đây có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc – Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất,… tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế ở trong vùng cũng như ở các tỉnh trên toàn quốc.
Đồng thời, Đồng Nai cũng là nơi gắn kết các vùng Nam bộ với Tây Nguyên và các dự án quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua tỉnh.
Du lịch Đồng Nai
Ở Đồng Nai có nhiều tích lịch sử, văn hoá và các khu du lịch nổi 3 tiếng như: văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch thác Giang Điền, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), khu du lịch Suối Mơ,…
Bản đồ Đồng Nai qua các thời kỳ
- Năm 1882, sau khi giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp thì sau đó Pháp chia Biên Hòa thành 3 tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đến thời Việt Nam Cộng hòa, đất Đồng Nai được chia thành 3 tỉnh biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy.
- Đầu Năm 1975, 3 tỉnh này được hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai và trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Biên Hòa.
- Đến năm 1976, thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành Thành phố Biên Hòa. Ban đầu, Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và 9 huyện là Châu Thành, Duyên Hải, Long Thành, Long Đất, Thống Nhất, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Xuyên Mộc.
- Vào ngày 23 / 12 / 1978, xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất được sáp nhập vào Thành phố Biên Hòa.
- Đến ngày 29 / 12/ 1978, chuyển Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) về Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 30 /5 / 1979, thị xã Vũng Tàu và xã long Sơn thuộc huyện Châu Thành được tách ra để thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
- Ngày 23 /12 / 1985, huyện Vĩnh Cửu được chuyển thành thị xã Vĩnh An.
- Ngày 10 / 4 /1991, huyện Xuân Lộc được chia làm 2 huyện là Xuân Lộc và Long Khánh, huyện Tân Phú chia thành 2 huyện là Tân Phú và Định Quán.
- Năm 1991, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Biên Hòa, thị xã Vĩnh An và 9 huyện là Châu Thành, Định Quán, Long Đất, Long Khánh, Long Thành, Thống Nhất, Tân Phú, Xuyên Mộc, Xuân Lộc.
- Ngày 12 / 8 / 1991, Đồng Nai được chia thành 2 tỉnh là Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, tỉnh Đồng Nai bao gồm Thành phố Biên Hòa, thị xã Vĩnh An và 6 huyện là Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, còn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bao gồm Thành phố Vũng Tàu và 4 huyện là Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc.
- Ngày 23 / 6 /1994, huyện Long Thành được chia làm 2 huyện là Long Thành và Nhơn Trạch.
- Ngày 29 / 8 /1994, thị xã Vĩnh An được giải thể để tái lập huyện Vĩnh Cửu.
- Ngày 21 / 8 /2003, huyện Long Khánh giải thể để thành lập thị xã Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ, còn huyện Thống Nhất được chia thành 2 huyện là huyện Thống Nhất và Trảng Bom. Đến thời điểm này, Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện.
- Ngày 1 / 6 /2019, thị xã Long Khánh được nâng cấp thành Thành phố Long Khánh.
Vị trí địa lý Đồng Nai trên bản đồ Việt Nam
Đồng Nai là một trong những tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam.
Đồng Nai được biết đến nhiều với các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất chế biến gỗ, thực phẩm, may mặc… Tuy tiếp giáp TP. HCM nhưng với quy mô diện tích và kinh tế thuộc loại lớn, Đồng Nai trở thành 1 tỉnh độc lập với đầy đủ mọi tiện nghi.
Đồng Nai trên bản đồ thế giới
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được ví như là “lá phổi xanh” trên bản đồ thế giới và vào ngày 29 / 6 / 2011 nơi đây đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới.
Bản đồ quy hoạch tổng thể Đồng Nai (quy hoạch ngắn hạn và dài hạn)
Bản đồ giao thông Đồng Nai trực tuyến
Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Đồng Nai trực tuyến
Để tra cứu bản đồ quy hoạch Đồng Nai trực tuyến chính xác cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tải ứng dụng DNAI.LIS về điện thoại của mình.
- Bước 2: Chọn các khu vực hành chính mà bạn cần kiểm tra.
Bản đồ hành chính Đồng Nai năm 2023
Bản đồ du lịch Đồng Nai
Ứng dụng bản đồ Đồng Nai
Ứng dụng bản đồ Đồng Nai trong học tập
Bản đồ Đồng Nai giúp học sinh, sinh viên, giáo viên trau dồi thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về con người, xã hội, tự nhiên,… ở Đồng Nai. Thông qua bản đồ, mọi người có thể nắm rõ được ở Đồng Nai có khí hậu như thế nào, địa hình, vị trí tỉnh trên bản đồ Việt Nam, diện tích,….
Ứng dụng bản đồ Đồng Nai trong cuộc sống
Bản đồ Đồng Nai chứa rất nhiều thông tin hữu ích, giúp chúng ta có thể biết được nhiều thông tin trong đời sống hằng ngày như:
- Biết ở Đồng Nai có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện.
- Bản đồ giúp chúng ta xác định đường đi dễ dàng và nắm bắt được hướng mà những cơn bão sẽ đi qua Đồng Nai.
- Bản đồ Đồng Nai trực tuyến sẽ giúp cho những ai sử dụng các ứng dụng như xe Bus, xe công nghệ, ứng dụng giao đồ ăn nhanh,….
- Trên bản đồ trực tuyến sẽ hiện ra những cửa hàng, quán ăn và các dịch vụ xung quanh bạn giúp bạn dễ dàng lựa chọn khi cần thiết.
- Trong các lĩnh vực như: quy hoạch xây dựng, làm thủy lợi, xây dựng cầu đường,… bản đồ Đồng Nai là thứ rất quan trọng.
- Bản đồ Đồng Nai còn giúp các doanh nghiệp biết được những điểm mạnh, điểm yếu, địa hình ở tỉnh để có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp phát triển công ty.
Ứng dụng bản đồ Đồng Nai trong quân sự
Trong quân sự, nhờ có bản đồ Đồng Nai mà chúng ta mới biết được chỗ nào an toàn và chỗ nào nguy hiểm, để từ đó mọi người có thể nghiên cứu ra những kế hoạch tác chiến phù hợp. Không phải tỉnh nào cũng có điều kiện khí hậu và địa hình giống nhau, chính vì vậy mà chúng ta cần phải có bản đồ Đồng Nai để có thể nắm được tổng thể khu vực hơn.
Mua bản đồ Đồng Nai ở đâu?
Là một trong 3 góc nhọn quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực miền Nam, bản đồ Đồng Nai được nhiều người tìm mua để có thể nghiên cứu chi tiết hơn về: kinh tế, thông tin quy hoạch, phân bố khu công nghiệp, địa hình, khí hậu, ranh giới, dân số,… của tỉnh Dồng Nai.
Bản đồ Đồng Nai được bày bán trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt là những tỉnh thành lớn. Đó có thể là hiệu sách, trung tâm thương mại, các cửa hàng tạp hóa, các tiệm in ấn, công ty thiết kế,…
Nếu muốn tìm mua bản đồ Đồng Nai trực tiếp tại địa phận Đồng Nai, bạn có thể tìm mua tại những nhà sách được chúng tôi liệt kê, chẳng hạn: nhà sách Đồng Nai, nhà sách Bảo Trâm, nhà sách Long Thành, nhà sách Nguyễn Văn Cừ, nhà sách Fahasa, nhà sách Minh Hiệp, nhà sách Biên Hòa, nhà sách Phương Nam,…