Karen là một danh từ hay một biệt danh ám chỉ những người có thái độ xấc xược, tự cho mình có quyền làm mọi việc và có quyền sai bảo người khác. Từ vựng này rất phổ biến trên mạng xã hội, đặc biết tại nước Mỹ hay phương Tây. Rất khó để tìm hiểu rõ nguồn gốc của từ vựng này bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rõ ý nghĩa của biệt danh này thông qua một số ví dụ nổi bật.
Nội Dung Bài Viết
Karen là gì?
Trong thời đại ngày nay, chắc hẳn nhiều bạn đã thường xuyên nghe đến từ “Karen” thông qua các cuộc thảo luận trên mạng xã hội hoặc thông qua một vài bản tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết “Karen là gì?”. Thực ra, bạn nên hỏi “Karen là ai?” thì chính xác hơn.
Tương tự như cách gọi “chị Nguyệt Việt Nam” hay “chị Dậu”, từ Karen chính là một khuôn mẫu biểu tượng chứ không phải là từ để nói về một cá nhân cụ thể nào cả.
Karen /ˈkɛrən/ được sử dụng như một từ lóng hay một biệt danh mỉa mai, cà khịa để ám chỉ kiểu người phụ nữ trung niên có tính cách bảo thủ, có thái độ trịch thường, bề trên, thường xuyên tỏ thái độ uy hiếp người phục vụ, thu ngân hay lễ tân. Có thể hiểu một cách đơn giản theo cách gọi của giới trẻ ngày nay, Karen là những người tự cho mình là mẹ thiên hạ.
Theo Wikipedia đinh nghĩa, Karen là một danh từ, hình mẫu điển hình là một người phụ nữ trung niên da trắng có những hành động hung hăng, xấc xược khi không đạt được những điều mình mong muốn.
Theo một meme khá phổ biến phổ biến khắc hoạ hình ảnh Karen là kiểu người phụ nữ da trắng với mái tóc bob không đối xứng, yêu cầu được nói chuyện với người quản lý. Câu nói cửa miệng của kiểu người này là: “Cho tôi gặp quản lý của anh/chị ngay bây giờ!” hoặc họ có thể gọi cảnh sát nếu muốn chỉ vì những lý do vớ vẩn, không đáng.
Nguồn gốc của biệt danh Karen
Khó có thể tìm hiểu chính xác nguồn gốc của biệt danh Karen bắt nguồn từ đâu. Karen trở thành một trào lưu trên Internet vào những năm 2010 được sử dụng để làm trò cười cho một số loại người nhất định.
Đối với người Mỹ, biệt danh này là một trong số những từ ám chỉ tâng lớp trịch thượng da trắng và từ này phổ biến đến mức nhàm chán. Tên gọi Karen cực kỳ phổ biến vào những năm 1950-1970 và sau đó đã dần dần ít phổ biến hơn. Do vậy, hầu hết những người sử dụng từ vựng này đang ở độ tuổi trung niên trong thời điểm hiện tại của chúng ta.
Tuy nhiên, không phải những ai bị nói là Karen đều đáng ghét. Tạp chí Vox cho rằng, những người da trắng trịch thường đã khiến từ vựng này mang ý nghĩa xấu và có thể khơi gợi sự căng thẳng về xung đột chủng tộc.
Cũng có nhiều người cho rằng, từ vựng này được sử dụng phổ biến có nguồn gốc từ các nhân vật trong bộ phim “Oh My God, Mean Girls, Goodfellas” cũ. Gần đây nhất, meme Karen cũng xuất hiện trong chương trình hài kịch nổi tiếng của Dane Cook với ý nghĩa cà khịa, châm chọc những người bạn mà không ai thích.
Một số người khác lại cho rằng, Karen được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn hết nhờ vào một bài đăng vào ngày 20/10/2016 trên trang Tumblr. Một người dùng có tên là Joematar đã lan truyền đoạn trailer Nintendo Switch với nội dung: “Oh sh**, Karen lại mang con máy Nintendo ngu ngốc của mình tới bữa tiệc kìa! Chúng ta đang nhậu mà Karen. Chúng ta cần phải nói chuyện”. Ngay sau đó, bài đăng này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Tại sao karen trở thành meme phổ biến?
Cách từ Karen trở nên phổ biến rộng rãi ở Mỹ khá giống với từ “gấu” trở thành từ lòng chỉ người yêu được yêu thích sử dụng tại Việt Nam. Các từ vựng này đều trở nên phổ biến nhờ sự lan tỏa trên các forum, diễn đàn trên mạng xã hội.
Nếu từ “gấu” được nhiều người biết đến từ Voz thì Karen phổ biến từ Reddit, khi một người đàn ông than trách về người vợ cũ khó ưa của mình tên là Karen.
Theo câu chuyện được kể lại, người phụ nữ này có tính tình khó chịu, ghê gớm, thường xuyên đòi hỏi quá đáng và đặc biệt là vô cùng khinh người, nhất là những tầng lớp lao động thấp. Người phụ nữ này không tin tưởng vào khoa học và nhất quyết phản đổi việc tiêm vắc xin cho con của mình.
Cũng có một câu chuyện khác về Karen được chia rẻ rộng rãi trên Reddit. Ngày trước, có một người đàn ông li dị vợ và người vợ này đã giành lấy tài sản và con cái của anh ta. Vì vậy, người đàn ông này tức giận và viết hàng loạt bài viết để bêu xấu người vợ cũ tên là Karen này.
Những bài viết này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người đến mức có một trang được thành lập tên là Fuckyoukaren để chia sẻ những meme về kiểu người đáng ghét này. Sau đó, biệt danh này đã trở thành hiện tượng nổi tiếng trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người phản đối việc dùng biệt danh này. Họ cho rằng, từ ngừ này mang hàm ý chê bai nười phụ nữ, phân biệt giới thích và có thể tạo nên những tổn thương không đáng có cho những người phụ nữ đáng thương có tên gọi là Karen.
Dùng từ Karen như thế nào?
Sử dụng từ Karen trong tiếng Anh
A: My wife won’t let the kids get vaccinated.
B: I’m sorry but she sounds like a Karen to me.
A: I met a Karen at work today. She kept asking for Pepsi while we only serve Coke.
B: Wow. And did she also ask to speak to your manager?
Sử dụng từ Karen trong tiếng Việt
A: Hôm nay tao mới bị chửi liên hoàn từ một bà khách vì tao từ chối voucher hết hạn của bả.
B: Sao bà này Karen quá vây?
Hoặc
A: Anh, hôm qua trong lúc đùa giỡn, em nhỡ gọi sếp là Karen và bà ấy tức giận tím người.
B: Hừm, em đùa hòai như vậy dễ bị đuổi việc lắm nha em.
Những ví dụ điển hình về Karen ngoài đời thực
Có rất nhiều ví dụ về Karen ngoài đời thực khiến bạn không thể tưởng tượng nổi là có kiểu người như vậy tồn tại trên đời. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến, được nhiều người chú ý:
Cô gái cho chú chuột hamster của mình ngồi hàng ghế ưu tiên
Trên mạng xã hội có một clip quay lại cảnh cô gái bị cho là “Karen” khi có hành động, thái độ ngang ngược trên một chiếc tàu điện ngầm. Sự việc xảy ra cụ thể vào 5h25 chiều ngày 5 tháng 9 trên một chuyến tàu điện của Cục Đường sắt Đài Loan khởi hành từ ga Xike ở thành phố Đài Bắc.
Theo nội dung đoạn clip ghi lại, một người đàn ông trông có vẻ lớn tuổi đang hỏi chuyện về việc cô gái đặt lồng chuột hamster của mình lên hàng ghế dành cho người ưu tiên. Khi nghe người đàn ông hỏi: “Bạn đã mua vé cho thú cưng của mình chưa?”, cô gái đáp trả khó chịu: “Ông bị điên khùng à? Đừng có xen vào chuyện của tôi.”
Cuộc xung đột trở nên căng thẳng hơn khi người đàn ông tiến đến và giật lồng chuột ra khỏi ghế ưu tiên. Đồng thời, cô gái cũng hung hăng, đấm lên người đàn ông lớn tuổi đến mức khiến những hành khác phải can thiệp ngăn cản.
Người phụ nữ này đã làm trái quy định đề ra của Cục Đường sắt Đài Loan. Quy định cho phép mang theo vật nuôi lên tàu nhưng phải nhốt trong lồng và chỉ được đặt dưới ghê của người sở hữu.
Người phụ nữ báo cảnh sát khi bị nhắc xích chó lại tại công viên Central Park
Một video lan truyền thông tin về một người phụ nữ tên là Amy Cooper đang dắt chú chó cưng của mình đi dạo trong công viên Central Park. Khi nghe thấy một người đàn ông yêu cầu cô phải xích con chó lại theo đúng quy định của công viên đề ra, cô đã có thái độ khiến người xem tức giận.
Thay vì làm theo quy định, người phụ nữ này đã trở nên cáu kỉnh, nổi giận và gọi điện cho cảnh sát để trình báo. Khi trình báo với cảnh sát, cô không kể đúng sự thật mà báo rằng, cô đang bị đe dọa mạng sống bởi một người đàn ông.
Ngoài ra, người này còn không quên nhấn mạnh với cảnh sát rằng, người đàn ông đó là người da đen Mỹ gốc Phi.
Người phụ nữ mắng cô bé châu Á vì tập thể dục ở công viên
Ở ví dụ này, một cô bé nhỏ người châu Á đang đi bộ và tập thể dục tại công viên và có một người phụ nữ lớn tuổi quay sang mắng cô bé vô cớ. Bà bảo cô bé nên tập trong phòng gym và chửi: ““hãy quay về đất nước châu Á nào đấy, cái nơi mà mày thuộc về đi” (“Go back to any fucking Asian country you belong”).
Thông qua bài viết trên, Kim Cương Đá Quý đã đưa ra lời giải đáp và những ví dụ chi tiết cho câu hòi “Karen là gì?”. Hy vọng mọi người có thể hiểu được từ vựng này và đừng bao giờ có những hành động, thái độ trịch thượng để bị gọi là “Karen”.