Nếu đang lựa chọn mua một viên kim cương, tiêu chuẩn 4C là điều không thể thiếu trong việc chọn ra viên kim cương phù hợp nhất với giá tiền của bạn. Nhưng nếu bạn đang muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về kim cương thì chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn về các loại kim cương dưới góc nhìn của người tiêu dùng và của các chuyên gia.
Nội Dung Bài Viết
Các loại kim cương dưới góc nhìn của người tiêu dùng
Trong mắt đại đa số người tiêu dùng, kim cương được phân làm 4 loại:
Kim cương tự nhiên
Kim cương không màu là hình dạng phổ biến nhất và cũng là hình ảnh đại diện trong mắt mọi người khi nhắc đến kim cương.
Một trong những viên đá dưới đây là kim cương tự nhiên. Viên còn lại là kim cương nhân tạo. Liệu bạn có phân biệt được đâu là viên kim cương lấp lánh tự nhiên?
Bên trái là hình ảnh của một viên kim cương tự nhiên, so sánh với bên phải là hình ảnh của viên kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo / Kim cương được tạo trong phòng thí nghiệm
Kim cương nhân tạo đã phát triển thành xu hướng trong vài năm trở lại đây. Với xã hội ngày càng hiện đại và công nghệ càng phát triển thì những viên kim cương này sẽ càng dễ được sản xuất và giá thành thấp hơn. Trước đây giá kim cương nhân tạo có giá trị thấp hơn 30% so với kim cương tự nhiên với chất lượng tương đương thì ngày nay chúng rẻ hơn 50% -60% và dự tính sẽ là 70% trong vài năm tới.
Ví dụ, cả hai viên kim cương trên đều cùng cân nặng carat, cấp màu G với độ tinh khiết SI1 và đều có đường cắt hoàn hảo. Giả sử kim cương tự nhiên có 6.000 USD thì viên kim cương nhân tạo sẽ có giá là 2.000 USD. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy truy cập bài viết về giá kim cương của chúng tôi.
Kim cương đã qua xử lý
Đây là loại kim cương tự nhiên đã được cải thiện chất lượng bằng sự can thiệp nhân tạo của con người. Những phương pháp xử lý (như xử lý nhiệt, bôi dầu,…) sẽ sử dụng các chất liệu đặc biệt để giúp chúng che đi các tạp chất và cải thiện màu sắc.
Lưu ý: Chỉ những loại kim cương tự nhiên không thể bán được do chất lượng thấp mới sử dụng các phương pháp xử lý này. Do vậy, chúng có giá thấp hơn rất nhiều so với viên kim cương tự nhiên không qua xử lý với chất lượng tương đương.
Kim cương màu tự nhiên
Đây là loại kim cương đẹp nhất. Kim cương màu cực kỳ hiếm với tỷ lệ 1/10.000 so với kim cương không màu. Từ thập kỷ trước, sự phổ biến của loại kim cương này càng lan rộng khi ngày càng có nhiều người nổi tiếng đeo chúng như một phụ kiện nổi bật trên thảm đỏ hay làm thành một chiếc nhẫn đính hôn.
Nổi tiếng nhất là các loại kim cương màu hồng và kim cương vàng màu hoàng yến. Nhưng các loại kim cương lấp lánh và rực rỡ nhất sẽ mang màu sắc trong phổ cầu vồng: kim cương xanh, kim cương tím, kim cương đỏ, kim cương xanh lục, kim cương vàng, kim cương xám, và kim cương đen …
Rất quý hiếm và có giá trị cao, những viên kim cương này cũng được chia thành các loại kim cương khác nhau: Kim cương màu tự nhiên, Kim cương màu đã qua xử lý và Kim cương màu nhân tạo.
Tiêu chuẩn 4C dưới góc nhìn của người tiêu dùng
Dù được phân làm các loại kim cương khác nhau như trên, để đánh giá chất lượng chúng ta đều dùng chung tiêu chuẩn 4C cho tất cả các loại kim cương.
Được phát hiện từ năm 800 TCN và dần trở thành món trang sức xa xỉ của giới quý tộc nhưng sau một thời gian dài ngành công nghiệp kim cương vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho loại đá quý sang trọng này.
Cho tới giữa thế kỷ XX, tổ chức GIA đã đưa ra quy tắc chung đầu tiên để mô tả chất lượng kim cương, được gọi là “tiêu chuẩn 4C” hiện được chấp nhận phổ biến trên toàn cầu, từ các tổ chức giám định kim cương uy tín đến thị trường dành cho người tiêu dùng.
Các cửa hàng mua kim cương uy tín đều dựa trên tiêu chuẩn này để định giá trị của viên kim cương.
Trở thành biểu đồ tham chiếu được sử dụng chung duy nhất trên toàn cầu, tiêu chuẩn 4C của GIA dựa trên 4 tiêu chí: màu sắc (color), độ tinh khiết (Clarity), giác cắt (Cut) và trọng lượng (carat). Tiêu chuẩn này đã chuyển đổi chất lượng kim cương thành một ngôn ngữ chung mà bất cứ ai cũng có thể dựa vào đó để hiểu rõ chính xác mặt hàng mà họ sắp mua.
Ngoài, không chỉ dành riêng cho kim cương lấp lánh sang trọng mà tiêu chuẩn này còn giúp bạn xác định được chất lượng của bất kỳ loại đá quý nào.
Các loại kim cương dưới góc nhìn của chuyên gia
Các tổ chức nghiên cứu phân loại kim cương như thế nào?
Để phân loại kim cương cần dựa trên màu sắc và tính chất vật lý của chúng. Phân loại kim cương rất quan trọng trong việc tạo cơ sở để xác định kim cương tự nhiên, nhân tạo hay đã qua xử lý.
Kim cương được cấu tạo nguyên chất từ cacbon. Tuy nhiên, nhiều viên kim cương cũng chứa các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như nitơ hoặc boron.
Sơ đồ đơn giản này cho thấy cách các nguyên tử nitơ và boron thay thế các nguyên tử cacbon với các loại kim cương
Đối với các loại kim cương khác, các nguyên tố vi lượng là kết quả của quá trình xử lý hoặc nuôi cấy nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Các loại đá quý này vẫn có thể chứa các tỳ vết trong mạng tinh thể của cacbon.
Nguyên tố vi lượng và tỳ vết rất quan trọng vì chúng tạo ra màu sắc và độ phản quang của kim cương. Sự hiện diện hay vắng mặt cũng như số lượng và cách sắp xếp của chúng sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của kim cương, không chỉ tiêu cực mà đôi khi có thể khiến viên đá có vẻ ngoài càng thêm ấn tượng.
Đặc điểm của các loại kim cương
Những năm 1930 là thời điểm đầu tiên các nhà khoa học sử dụng bảng phân loại kim cương 2 cấp để mô tả thành phần hóa học và cấu trúc nguyên tử của đá quý: loại I và loại II. Hiện nay, các loại kim cương này được chia nhỏ hơn nữa: loại I gồm Ia và Ib; loại II gồm IIa và IIb.
Loại Ia
Những viên kim cương này chứa các cụm nguyên tử nitơ. Khoảng 95% kim cương tự nhiên thuộc loại Ia, thường là những viên đá gần như không màu đến vàng nhạt. Những viên kim cương này còn được gọi là “Cape Diamonds” do ban đầu được khai thác tại vị trí gần hoặc tại khu vực Cape, Nam Phi dưới thời còn là thuộc địa của Anh.
Loại Ib
Những viên kim cương chứa nguyên tử nitơ ở dạng cô lập, có màu vàng tươi cực kỳ hiếm và thường được gọi là Canary Diamond
Loại IIa
Không có tạp chất nitơ hoặc boron có thể đo lường được; những viên kim cương này thường không màu nhưng cũng có thể có màu xám, nâu nhạt, vàng nhạt hoặc hồng nhạt. Trong số tất cả các loại kim cương, loại IIa có độ tinh khiết cao nhất về mặt hóa học.
Loại IIb
Những viên kim cương này có thể dẫn điện. Do chứa boron nên chúng có màu xanh lam hoặc xanh xám
Trái sang phải: kim cương hồng Ia; kim cương vàng loại Ia; kim cương không màu loại IIa; kim cương xanh loại IIb; và kim cương vàng “canary” loại IIb
Tầm quan trọng của việc phân loại kim cương đến hoạt động giám định
Kiến thức về các loại kim cương rất quan trọng đối với các nhà đá quý bởi phân loại kim cương là cơ sở để xác định kim cương là tự nhiên, nhân tạo hay đã qua xử lý và liệu có cần gửi viên đá đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm hay không.
GIA sử dụng máy quang phổ FTIR để phân loại kim cương
Phân loại kim cương là một dịch vụ bổ sung bên cạnh các báo cáo kim cương của GIA. Khi bạn gửi viên kim cương của mình đến phòng giám định GIA, viên đá sẽ được kiểm tra và phân tích bằng máy quang phổ Fourier (FTIR), một công cụ đo khả năng hấp thụ bức xạ điện từ của kim cương. Kết quả này có thể xác định được các loại kim cương. Đây là một bước quan trọng của quá trình giám định đá quý. Ví dụ kim cương loại IIa có thể là tự nhiên, nhân tạo hoặc đã qua xử lý.