Nội Dung Bài Viết
Tổng quan về đá Labradorite
Đá Labradorite là gì?
Đá labradorite, tại Việt Nam còn có tên gọi khác là đá xà cừ hoặc đá hắc nguyệt quang, thuộc khoáng chất fenspat. Loại đá này có hiệu ứng màu sắc lấp lánh (Play-of-color / schiller effect), là sự kết hợp giữa các màu xanh, lục, cam, đỏ và vàng óng ánh. Hiệu ứng này xảy ra khi ánh sáng chiếu vào viên đá và bị phản xạ lại đến mắt người nhìn với màu sắc khác nhau, tạo vẻ ngoài đa sắc cho đá xà cừ.
Đá xà cừ được hình thành như thế nào?
Đá xà cừ được hình thành trong điều kiện nhiệt và áp suất tạo nên hỗn hợp giữa nhiều loại đá và khoáng chất khác nhau. Khi hỗn hợp từ từ nguội đi, các khoáng chất sẽ tách thành từng lớp và cứng lại với nhiều tạp chất.
Các lớp khoáng chất này chính là nhân tố tạo màu và vẻ ngoài lung linh cho đá labradorite . Các tỷ lệ kết hợp khoáng chất sai lệch hoặc nếu hỗn hợp bị làm nguội quá nhanh sẽ không tạo ra được những viên đá lấp lánh đa sắc như đá xà cừ.
Đá xà cừ được tìm thấy ở đâu?
Đá labradorite có mặt trên khắp thế giới và tồn tại trong tất cả các loại đá. So với fenspat, đá hắc nguyệt quang hiếm hơn nhiều. Loại đá quý này được hình thành từ bên trong đá hỏa sinh hoặc trầm tích và được đặt tên theo khu vực đầu tiên phát hiện ra loại đá này là ở Labrador, Canada.
Mặc dù Canada là nơi phát hiện ra đá xà cừ, nhưng hiện nay Madagascar hiện đang là nguồn cung cấp lớn nhất thế giới, ngoài ra còn có Na Uy, Phần Lan, Nga, Sri Lanka và Úc (xem thêm về các quốc gia này tại bản đồ thế giới).
Truyền thuyết về đá xà cừ
Tính năng hỗ trợ chữa bệnh của đá xà cừ mới được xác nhận cách đây không lâu nhưng chúng đã xuất hiện trong nhiều câu chuyện truyền thuyết khác nhau từ thời cổ đại.
Trên thực tế, đá hắc nguyệt quang chỉ được phát hiện vào năm 1770 bởi các nhà truyền giáo Moravian tại Labrador, Canada. Từ đó, độ nổi tiếng của chúng dần lan sang châu Âu trong những năm 80 và 90, đặc biệt là ở Pháp và Anh.
Tuy nhiên, Labradorite đã được nhắc đến trong nhiều truyền thuyết trước đây. Theo các bộ lạc Inuit, một viên đá được bao bọc bởi ngọn lửa của Aurora Borealis rơi xuống từ bầu trời. Đó chính là lý do tại sao viên đá có hiệu ứng màu sắc lấp lánh. Với họ, Labradorite là viên ngọc của sự huyền bí và phi thường.
Ý nghĩa và công dụng của đá Labradorite
Đá hắc nguyệt quang mang ánh sáng huyền ảo đầy bí ẩn. Chúng có sức hút đến mức các dân tộc Inuit tin rằng Cực quang của vũ trụ tồn tại bên trong viên đá.
Đá xà cừ mang nguồn năng lượng mạnh mẽ, giúp người đeo phát huy trực giác nhạy bén và thúc đẩy khả năng tâm linh. Viên đá còn có tác dụng tăng cường trí tưởng tượng, sáng tạo và cân bằng cảm xúc bằng cách xoa dịu nỗi sợ hãi, bất an cũng như giảm bớt căng thẳng, nâng cao sự tự tin vào giá trị của bản thân.
Đây là loại đá được lưu truyền với năng lực bảo hộ, ngăn chặn và hóa giải phần “con”, lưu giữ lại phần năng lượng tích cực trong tính cách của một người.
Đá hắc nguyệt quang còn được sử dụng để cải thiện môi trường làm việc bằng cách giảm căng thẳng giữa các đồng nghiệp và tăng cường tính tập thể.
Một số người tin rằng đá xà cừ có thể hỗ trợ một số bệnh về thể chất như cảm lạnh, các vấn đề về hô hấp, đau bụng kinh, giúp tiêu hóa và trao đổi chất.
Trong tín ngưỡng Hindu cổ đại, loại đá quý này sẽ kích hoạt Luân xa Cổ họng, giúp con người cải thiện biểu đạt và giao tiếp.
Sử dụng đá hắc nguyệt quang trong phong thủy
Đá hắc nguyệt quang có khả năng tuyệt vời trong việc mang lại vận may và sự giàu có. Liên kết với hành Thủy trong ngũ hành, viên đá mang nguồn sống của sự tĩnh lặng, năng lực thanh lọc và tái sinh của vũ trụ.
Tốt nhất nên đặt loại đá này được đặt trong phòng làm việc bởi chúng mang dòng chảy năng lượng thuận lợi và may mắn. Vị trí lý tưởng là ở khu vực phía bắc của căn phòng, hoặc bất cứ chỗ nào trong ngôi nhà của bạn.
Bạn cũng có thể đặt một viên đá Hắc nguyệt quang ngay cạnh mình khi thiền định. Chúng sẽ bạn tăng khả năng tập trung và điều hòa cơ thể dễ dàng hơn.
Đá xà cừ hợp mệnh nào?
Trong phong thủy ngũ hành, mỗi mệnh liên kết với một nguyên tố khác nhau trong trời đất. Do vậy, mỗi người một mệnh sẽ mang một đặc tính và sắc màu riêng. Đá quý cũng cần được lựa chọn cẩn thận không chỉ bằng chất lượng và vẻ đẹp bên ngoài mà còn xét xem chúng sẽ tương hợp (hài hòa, kế nối, hỗ trợ) hay tương khắc (áp chế, kìm hãm, cản trợ) với cuộc sống của bạn.
Khác với các loại đá quý đơn màu như Ngọc hải lam Aquamarine, Hồng ngọc Ruby, Thạch anh Tím, Thạch anh vàng hay thạch anh hồng, đá xà cừ với cấu tạo đặc biệt lấp lánh đủ sắc màu phong phú có thể làm món quà trang sức cho bất cứ ai. Dù thuộc mệnh nào, bạn vẫn có thể tự tin sở hữu một viên Hắc Nguyệt Quang lấp lánh nổi bật.
Các yếu tố đánh giá chất lượng đá xà cừ
Màu sắc (Color)
Loại đá quý này có màu nền từ xám, đen hoặc nâu sẫm đến các màu xanh lá mạ, xanh lam và tím. Còn đá Spectrolite lại hiển thị hiệu ứng màu sắc lấp lánh với xanh lam, xanh lục, đỏ, cam và vàng.
Điều thú vị là hiệu ứng đặc trưng này không thực sự thuộc về đá xà cừ như các loại đá quý khác mà là kết quả của phản ứng giữa ánh sáng với các tạp chất bên trong khoáng chất.
Độ tinh khiết (Clarity)
Theo tiêu chuẩn chung, các tạp chất sẽ làm giảm vẻ đẹp và giá thành của viên đá. Tuy nhiên, với đá xà cừ, chính những tạp chất nhỏ này đã tạo nên sắc màu cho chúng.
Hầu hết đá xà cừ thường mờ đục đến trong mờ, nhưng cũng có những viên trong suốt. Những viên xà cừ đục không có hiện tượng Labradorescence rõ nét. Vì lý do này, loại xà cừ trong mờ rất được săn đón. Còn những viên trong suốt thì không hiển thị hiệu ứng độc đáo này…
Giác cắt (Cut)
Nếu đá xà cừ được chế tác với các đường cắt chuyên nghiệp và cẩn thận, thì độ lấp lánh của chúng có thể được phát huy một cách tối đa. Với cấu trúc tạo bởi các lớp đá, nên đá xà cừ cần được cắt cẩn thận để toàn bộ màu sắc viên đá được bộc lộ trực diện và trở thành tâm điểm.
Loại đá quý này thường được cắt theo hình cabochon. Nếu trong suốt, chúng sẽ được cắt thành hình đa cạnh để tăng độ lấp lánh, tiêu biểu là các kiểu cắt hình tròn, hình bầu dục, hình quả lê và hình Marquise.
Trọng lượng (Carat)
Kích cỡ của đá xà cừ rất đa dạng. Với giá cả phải chăng nên trọng lượng không ảnh hưởng nhiều đến đến giá trị của chúng như nhiều loại đá quý khác.
Hiện tượng Labradorescence là gì?
Labradorescence là thuật ngữ chỉ đặc tính lấp lánh riêng biệt của đá labradorite chất lượng cao.
Đá xà cừ có tông màu sậm nhưng chính hiện tượng đổi màu sắc ở các góc nhìn khác nhau đã tạo cho viên đá vẻ đẹp tự nhiên đầy năng động và sức sống. Những tia màu độc đáo này được tạo ra bởi cấu trúc hình thành đặc biệt của labradorite khi được phát triển trong các lớp đá. Màu sắc phổ biến của loại đá quý này là đá màu xanh lam, nâu, cam lửa và bảy sắc cầu vồng.
Tính chất nổi bật này có thể phân biệt đá labradorite với các loại đá quý khác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đá xà cừ không có được hiệu ứng Labradorescence này nên dễ bị nhầm với các đá khoáng chất plagioclase khác. Dù vậy, những viên đá này vẫn có thể được đánh giá cao với màu sắc thu hút và có hiệu ánh phát sáng đẹp mắt (thường phát ánh xanh lam hoặc sáng trắng tùy góc nhìn.
Đá xà cừ có được xử lý để cải thiện chất lượng không?
Hiện tại không có bất kỳ loại đá Labradorite trên thị trường được xử lý. Bất kỳ viên đá nào được chọn cũng có chất lượng hoàn toàn tự nhiên.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá xà cừ
Công thức hóa học | (Ca,Na)(Al,Si)4O8 |
Nhóm khoáng chất | Fenspat |
Cấu trúc tinh thể | Hệ tinh thể 3 nghiêng |
Màu sắc | Đầy đủ phổ màu trong 7 sắc cầu vồng |
Độ cứng | 6 – 6.5 trên thang đo độ cứng Mohs |
Độ phân tách tinh thể | Hoàn hảo |
Trọng lượng riêng | 2.68 – 2.72 |
Trang sức phổ biến bằng đá xà cừ
Đá Labradorite có thể kết hợp với hầu hết phụ kiện hoặc trang phục nào. Chúng trông đẹp mắt với tất cả các kim loại, nhưng màu lam ánh lục nhẹ của loại đá này đặc biệt hấp dẫn và nổi bật với màu vàng hoặc vàng hồng, tạo cho bạn vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch.
Bạn cũng có thể trở nên nổi bật và đầy thu hút với một đôi bông tai labradorite sang trọng, dù là loại khuyên dài hay các thiết kế đơn giản. Chúng sẽ tạo cho bạn một vẻ ngoài tinh tế và trang nhã, đặc biệt dành cho những buổi dạ hội sang trạng vì chúng có khả năng bắt sáng một cách đẹp mắt.
Những chiếc nhẫn bằng đá xà cừ có thể rất bắt mắt và nổi bật bởi loại đá này có kích thước lớn. Còn dây chuyền lại rất lý tưởng để sử dụng hàng ngày.
Với giá cả phải chăng, đá labradorite là lựa chọn hợp lý cho trang sức hằng ngày.
Cách bảo quản đá xà cừ
Đá Labradorite được xếp hạng 6 – 6,5 trên thang điểm độ cứng Mohs. Do đó, viên đá đủ cứng để làm thành hầu hết các loại trang sức đá quý. Tất nhiên, để giữ gìn được vẻ đẹp của những viên đá xà cừ lấp lánh, bạn cần chăm sóc chúng cẩn thận.
- Vì đá Hắc nguyệt quang có cấu tạo là các lớp xếp chồng lên nhau nên chúng dễ bị vỡ khi va chạm mạnh. Các nhà kim hoàn có xu hướng sử dụng labradorite làm bông tai và mặt dây chuyền thay vì nhẫn và vòng tay.
- Làm sạch viên đá bằng miếng vải mềm, nhúng xà phòng và nước rồi lau nhẹ lên bề mặt đá quý
- Tránh sử dụng cách làm sạch bằng sóng siêu âm hoặc hơi nước nóng
- Cất giữ viên đá trong hộp trang sức hoặc bọc vải mềm để loại đá này không bị trầy xước bởi các vật có độ cứng cao hơn.
Các phiên bản đá Labradorite và một số loại đá tương tự
Các phiên bản đá Labradorite
- Đá Spectrolite: là một biến thể chất lượng cao, có nhiều màu sắc và chỉ được tìm thấy ở Phần Lan.
- Đá Andesine: Mặc dù có cùng thành phần hóa học với đá labradorite, nhưng loại đá này trông rất khác biệt với hình dạng trong suốt mang màu đỏ cam, thường được chế tác theo kiểu cắt thành hình đa cạnh.
Đá tương tự đá xà cừ
- Đá Sunstone (đá mặt trời): Phiên bản này có dạng trong suốt hoặc mờ với các tạp chất hematit lấp lánh màu vàng, cam và đỏ.
- Đá Rainbow Moonstone (đá mặt trăng cầu vồng): Loại đá quý độc đáo này mang màu xanh lam và có khả năng đổi màu sắc ở các góc nhìn khác nhau.