Peridot Việt Nam cover

Peridot Việt Nam: nguồn đá đang dần cạn kiệt ở Tây Nguyên

Peridot Việt Nam còn được thế giới biết đến với tên gọi Peridot Tây Nguyên, Peridot Gia Lai, Peridot Dak Nông hay Peridot Lâm Đồng. Các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp lớn loại đá Peridot xanh lục cho thế giới. Ngày nay, các viên Peridot Việt Nam đủ chất lượng cắt đa cạnh làm trang sức với kích thước lớn đã không còn nhiều.

 

Tổng quan về Peridot Việt Nam

Đá Peridot Việt Nam là một trong những loại đá nổi bật nhất mà Việt Nam sản xuất và cung cấp cho thị trường đá quý quốc tế. Những viên đá Peridot Việt Nam có đặc điểm và tính chất tương tự với các loại Peridot khác trên thế giới, chứa tạp chất xenolith trong bazan kiềm.

Những viên đá quý màu xanh lục này có nguồn gốc từ lherzolite Spinel, được hình thành với áp suất khoảng 2,0 ± 0,5 GPa, tương đương độ sâu 60km với nhiệt độ 910-980°C.

Peridot Việt Nam được phát hiện vào năm 1995 bởi hai nhà nghiên cứu nổi tiếng, Kammerling và Koivula tại Tây Nguyên. Những mẫu vật có chất lượng đá quý được tìm thấy tại các mỏ Gia Lai, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Trang sức đá quý được chế tác từ Peridot Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường đá quý hơn một thập kỷ qua, thu hút những người yêu thích đá quý trong và ngoài nước.

tổng quan về Peridot Việt Nam

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Peridot từ các nguồn khác nhau

Các nguồnTây NguyênSan Carlos, ArizonaZabargad, Red SeaTanzaniaChinaKibourne Hole, MexicoSardinia, ÝKohistan, Pakistan
Tác giảQuan sát từ những nghiên cứu nàyKammemrling và Koivula (1995)Hương và cộng sự (2012)Koivula (1981)Gubelin (1981)Stockton và Manson (1986)Koivula và Fryer (1986)Fuhrbach (1992)Admo và cộng sự (2009)Jan và Khan (1996)
Tạp chấtChứa Lily pad, Chromite, các thứ cấp và hercyniteSpinel Chromian, mica biotit, lily padSpinel sphalerit, lily padCromit, chromian Spinel và lily padChromite và lily padnrChromite, Biotite và lily padHercynite, Forsterite, Diopside, biotit và lily padCác thể lỏng và thể vùi lily padnr
Màu sắcTrải dài từ xanh lục ánh vàng nhạt đến đậm và xanh lục ánh nâuTrải dài từ xanh lục nhạt đến vừa, có ánh vàng hoặc nâuTrải dài từ xanh lục ánh vàng đến xanh ô liu hoặc xanh ánh nâu Trải dài từ nâu đậm đến xanh nâu và xanh chanhMàu xanh lục đậm và xanh vàng nhạtMàu xanh lục ánh vàng nhạtTrải dài từ xanh lục ánh vàng nhạt đến đậmTrải dài từ màu vàng đến cam, nâu hoặc xanh lục nhạtXanh lục ánh vàngTrải dài từ màu vàng xanh lục nhạt đến đậm hoặc vàng ánh xanh
Độ trong suốtMờ đục đến trong suốtTrong suốtNửa trong suốt đến mờ đụcnranrTrong suốtnrnrnrTrong suốt đến mờ đục
Tính đa sắcYếu đến trung bìnhYếu, xuất hiện ánh nâu đến xanh lục ánh vàngYếu, xuất hiện ánh nâu đến xanh lục ánh vàngnrYếu nhưng có thể xuất hiện màu xanh nhạt dọc theo α, xanh lục dọc theo β và xanh nhạt dọc theo γnrnrnrYếu đến trung bình α, β = xanh lục, γ = vàng xanhCác mảng khoáng dày có màu lục và đa sắc có sơ đồ:
β = xanh vàng, α = γ = xanh nhạt
Ký tự quang họcSong trục dươngnrSong trục âmSong trục dươngSong trục dươngSong trục dươngnrnrSong trục dươngnr
Chỉ số khúc xạnα= 1.650-1.667nα=1.650nα=1.650-1.652nα=1.649-1.653nα=1.650-1.654nα=1.650nα=1.653nα=1.654-1.673nα=1.650-1.652nα=1.644-1.653
nβ= 1.665-1.669nβ=1.665-1.667nβ=1.665-1.669nβ=1.665-1.671nβ=1.658nβ=1.670nβ=1.673-1.691nβ=1.669-1.670
nγ=1.686-1.703nγ=1.687-1.688nγ=1.686-1.690nγ=1.686-1.691nγ=1.686-1.690nγ=1.684nγ=1.689nγ=1.691-1.709nγ=1.688-1.690nγ=1.682-1.689
Lưỡng chiết0.0360.037-0.0380.036-0.0380.037-0.0380.036nr0.0363.42-3.503.32-3.363.26-3.44
Trọng lượng riêng3.28-3.493.34±0.013.32-3.373.28-3.383.34nr3.363.42-3.503.32-3.363.26-3.44
Huỳnh quangnrnrnrnrnrnr
Sóng dàiTrơTrơTrơTrơ
Sóng ngắnTrơTrơTrơTrơ
anr: không có báo cáo

 

Peridot Việt Nam: quá trình khai thác

Hiện nay, đá Peridot Việt Nam chỉ được khai thác duy nhất tại Gia Lai với hai mỏ Hàm Rồng và Biển Hồ, có trọng lượng lên đến 100kg mỗi tháng nhưng mẫu vật có chất lượng đá quý chỉ chiếm khoảng 15-20%.

Đá Peridot Tây Nguyên được khai thác ở quy mô nhỏ từ các sỏi phù sa hoặc các bao thể Peridot, bởi những người khai thác đá quý độc lập. Trong khi ở một số nơi, thợ mỏ phải đào hố sâu 3-5m mới có thể tìm thấy các lớp phù sa chứa Peridot.

Quá trình khai thác Peridot Việt Nam

 

Nguồn gốc Peridot Việt Nam

Tây Nguyên là một phần phía Tây của Việt Nam, nằm trong quy mô lớn của vành đai Trường Sơn, thuộc một phần của khối Đông Dương. Khu vực này chứa các loại đá nền của thời Liên đại Nguyên sinh, được che phủ từ thời sơ khai đến giữa kỷ Đại Cổ Sinh.

Các loại đá nền bao gồm đá biến chất dạng hạt, amphibolit và đá phiến, nằm ở dưới lớp đá phủ bao gồm đá trầm tích, sa thạch, bột kiến và đá phiến sét. Các loại đá nền và đá phủ bị xâm nhập bởi Granit, Granodiorit và Granosyenit, thuộc tổ hợp tạo núi Indosinian, tương tự Diorit và Granodiorit thuộc tổ hợp tạo núi Cretaceous.

Các tạp chất này được hình thành từ Kỷ Đại cổ sinh đến Kỷ Than Đá và Kỷ Tam Điệp, bị bao phủ bởi các đá trầm tích lục nguyên biến chất cấp độ thấp và các hợp chất tạo thành magma Kainozoi. Hợp chất tạo thành magma của Kỷ Đại Tân Sinh chứa thành phần bazan, được phân bố rộng rãi ở phía Đông và Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực Biển Đông.

Các hợp chất bazan tập trung ở Tây Nguyên, xung quanh khu vực núi lửa phun trào khác nhau như Đà Lạt, Pleiku và Buôn Ma Thuột. Hầu hết, các khu vực núi lửa này đã phát triển trong hai giai đoạn phun trào. Giai đoạn đầu bao gồm khối lượng lớn các dòng thạch anh và Tholeiit Olivin, được phun ra từ các khe nứt. Sự phun trào của Tholeiit Olivin, bazan kiềm và basanit xuất hiện dọc theo các vết nứt gãy trượt bằng liên hợp pha sau.

Các khoáng chất ultramafic chứa đá Peridot có kích thước từ 5-40cm, được tìm thấy chủ yếu trong bazan kiềm ở các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong khi các loại đá bazan chứa Peridot được thu thập từ các mỏ Biên Hồ và Hàm Rồng ở Gia Lai.

Đá bazan thường có màu xám đen với các tinh thể hình kim đồng nhất. Trong khi các tạp chất như Olivin, Plagioclase và hydroxit sắt được tìm thấy dưới dạng các tinh thể có kết cấu trachytic.

Nguồn gốc Peridot Việt Nam

 

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đá Peridot Việt Nam

Cấu trúc tinh thể

Các trầm tích chứa tinh thể Peridot Tây Nguyên không xuất hiện đơn lẻ và có đường kính dưới 1,5 cm. Trong khi, những mẫu vật Peridot Việt Nam có đường kính 4-6cm hiếm khi được tìm thấy.

Trải qua quy trình cắt Peridot và phân tích hóa học, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàm lượng FeO trong Peridot Việt Nam tương đương với Peridot Sardinia, Peridot Myanmar, Peridot Arizona và cao hơn Peridot Tanzania, Peridot Zabargad. Trong khi hàm lượng FeO của Peridot Pakistan thấp và đa dạng hơn. Tuy nhiên, những viên đá Peridot Việt Nam có chất lượng thấp thường có hàm lượng Ca thấp hơn các loại Peridot khác.

Cấu trúc tinh thể Peridot Việt Nam

 

Màu sắc

Đá Peridot Gia Lai có màu sắc trải dài từ xanh lục vàng nhạt đến xanh lục đậm, xanh ô liu và xanh lục nâu. Những viên đá được trải qua quá trình mài giác sẽ có màu xanh vàng hấp dẫn.

Đặc tính quang học: Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 24 mẫu đá Peridot Dak Nông, sau đó nhận thấy chỉ số khúc xạ (RI) và SG thay đổi đôi chút theo màu sắc của đá quý. RI của mẫu có màu sáng nhất là α = 1,650, β = 1,665 và γ = 1,686, với độ lưỡng chiết tương ứng là 0,036. Trong khi mẫu vật tối nhất có RI là α = 1,667, β = 1,669 và γ = 1,703, với độ lưỡng chiết là 0,036.

Màu sắc Peridot Việt Nam

 

Trọng lượng

Đá Peridot Việt Nam có trọng lượng dao động từ 3,28 đến 3,49 carat. Mẫu vật có trọng lượng càng cao càng chứa nhiều thể vùi bát diện cromit với màu xanh lục độc đáo.

Trọng lượng Peridot Việt Nam

 

Tạp chất

Đá Peridot Việt Nam chứa các tạp chất tương tự Xenolith hoặc bazan kiềm, có các thể vùi nổi bật với tinh thể màu đen mờ nằm ở vị trí trung tâm viên đá. Các vết nứt thứ cấp được chữa lành một phần với ánh kim cũng được tìm thấy phổ biến ở Peridot Việt Nam.

Các tinh thể cromit bát diện mờ đục được bao quanh bởi một quầng sáng trắng. Đôi khi, các thợ kim hoàn cũng tìm thấy tạp chất Hercynite, một thành viên của nhóm đá Spinel, bên trong Peridot Lâm Đồng

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy đo địa nhiệt hạt đơn để tìm ra các tạp chất Al, Cr trong Olivin, giúp hình thành nên P-T trong đá Peridot Tây Nguyên. Họ phát hiện ra nồng độ Al, Cr, V, Sc, Ca và Na trong đá quý phụ thuộc vào nhiệt độ. Tương tự, các loại đá Peridot Garnet và Peridotite Spinel cũng chứa các tạp này.

Tạp chất Peridot Việt Nam

Comments are closed.