công ty kim cương Dorotheum

Công ty kim cương Dorotheum: nhà đấu giá tồn tại hơn 300 năm

Công ty kim cương Dorotheum là gì?

Công ty kim cương Dorotheum là một trong những nhà đấu giá các tác phẩm nghệ thuật lớn nhất ở Lục địa Châu Âu và lâu đời nhất thế giới. Công ty được thành lập bởi Hoàng đế Joseph I vào năm 1707, trụ sở chính của Dorotheum hiện tại ở trên con đường Dorotheergasse tại Vienna, thủ đô của Áo và các chi nhánh ở những nước Châu Âu khác.

Ngoài lĩnh vực đấu giá ra, thì lĩnh vực bán lẻ cũng đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của công ty kim cương Dorotheum.

Đồ vật được Dorotheum đem ra đấu giá thường là các tác phẩm nghệ thuật thế kỷ 19, đồ cổ, đồng hồ, đồ trang sức kim cương, đá quý, đồ nội thất từ nhiều thế kỷ trước, nghệ thuật đương đại và hiện đại.

Công ty kim cương Dorotheum được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, nơi đây được xem là một địa điểm thu hút những người bản địa tại Vienna và khách du lịch nhiều nước trên thế giới.

Công ty kim cương Dorotheum là gì?

 

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kim cương Dorotheum

  • Vào năm 1707, Hoàng đế Joseph I thành lập công ty với tên gọi ban đầu là Verstatz – und Fragamt zu Wie.
  • Sau 70 năm, công ty kim cương Dorotheum chuyển đến Dorotheerkloster và cái tên cũ của công ty được xóa bỏ thay bằng tên mới là Dorotheum như hiện tại.
  • Trong những năm Đức Quốc xã, công ty kim cương Dorotheum đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bán tài sản do văn phòng Gestapo thu giữ từ những người Do Thái di cư.
  • Tiến sĩ Hans Herbst là chuyên gia chính của Dorotheum được ông Hermann Voss, giám đốc Führermuseum (theo kế hoạch của Hitler) bổ nhiệm làm người mua các tài sản chính thức cho Đức Quốc xã.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Dorotheum được xây dựng lại.
  • Vào năm 1978, công ty kim cương Dorotheum đã tổ chức 2.722 buổi đấu giá thu về 25,2 triệu đô la.
  • Vào cuối những năm 1980, khu vực sảnh công ty và nội thất của tòa nhà đã được thiết kế lại bởi kiến trúc sư đồng thời là nhà thiết kế người Vienna ông Luigi Blau.
  • Năm 2001, Dorotheum được bán cho một tập đoàn của Áo và kể từ đó các văn phòng của công ty được mở rộng ở nước ngoài tại Đức, Bỉ, Ý, Vương quốc Anh.
  • Đến tháng 11 năm 2018, bức tranh phong cảnh ít được mọi người biết đến trị giá 160.000 Euro của họa sĩ người Pháp ông Pierre – Auguste Renoir theo trường phái ấn tượng đã bị đánh cắp khỏi nhà đấu giá trước vài ngày khi tác phẩm được đưa lên đấu giá.

Các nhà lãnh đạo của công ty kim cương Dorotheum hiện tại:

  • Ông Martin Böhm: Chủ tịch Dorotheum.
  • Ông Lucas Tinzl: Chủ tịch Dorotheum.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kim cương Dorotheum

 

Mạng lưới hoạt động của công ty kim cương Dorotheum

Được hình thành hơn 300 năm nên công ty kim cương Dorotheum đã có mặt tại nhiều nơi trên thế giới bao gồm: thủ đô Vienna, các bang của Áo, thủ đô Prague (Séc), thành phố Milan (Ý), thủ đô Rome (Ý), London và 4 thành phố lớn của Đức như: Düsseldorf, Munich, Brussels, Hamburg.

Mạng lưới hoạt động của công ty kim cương Dorotheum

 

Các vật phẩm đấu giá nổi bật của công ty kim cương Dorotheum

Tháng 6 năm 2015, Dorotheum đã đấu giá tác phẩm “Superficie” của ông Enrico Castelleni, một nghệ sĩ người Ý với mức giá 1.089.000$.

Năm 2016 được xem là một năm thành công tuyệt vời đối với công ty kim cương Dorotheum vì các vật phẩm đấu giá được bán với mức cao hơn nhiều lần so với giá ước tính. Dưới đây là các vật phẩm đấu giá nổi bật của Dorotheum:

  • Vào tháng 4 năm 2016, bức tranh có tên “The Nativity” của ông Hans Memling, một họa sĩ người Bỉ làm việc trong truyền thống hội họa Hà Lan sơ khai được đấu giá với mức 1.365.000 $.
  • Cũng vào tháng 4 năm 2016, bức vẽ “The Judgement of Paris” của nghệ sĩ người Flemish ông Peter Paul Rubens đã được bán với giá 988,546$.
  • Một cặp bình Meissen có nắp đậy từ thế kỷ 19 dựa trên mô hình của nhà điêu khắc người Đức ông Johann Joachim Kändle với những họa tiết nổi là hoa hồng Guelder đã được một người hâm mộ đồ sứ mua mức giá 247.000 Euro.
  • Ngày 16 tháng 6 năm 2016, sáu chiếc ghế “Kodu” được thiết kế năm 1999 của nghệ sĩ người Áo ông Franz West được bán với giá 106.250 Euro. Cùng thời điểm đó chiếc ghế dài do kiến trúc sư và nhà thiết kế người Áo ông Josef Hoffmann thiết kế cho viện điều dưỡng Purkersdorf được đấu giá với mức 94.255 Euro.
  • Tháng 12 năm 2016, một ấm trà bằng bạc được làm bởi Josef Hoffmann vào năm 1905 được đấu giá với mức 149.900 Euro, mức giá này cao gấp nhiều lần so với giá ước tính.
  • Vào tháng 9 tại sự kiện đấu giá được tổ chức tại Vienna, bức tranh “Der Abschied” của ông Ferdinand Georg Waldmüller, một họa sĩ và nhà văn người Áo được bán với mức giá 203.411 Euro.
  • Năm 2016 là năm kỷ niệm 100 năm ngày mất của Hoàng đế Franz Joseph, vì vậy một người hâm mộ các kỷ vật của hoàng gia đã mua dịch vụ du lịch của quốc vương với giá 68.750 Euro.
  • Nhiều trang sức đá quý, đặc biệt là kim cương trang sức của các nhà sản xuất nổi tiếng như Bulgari cũng đã nhận được sự đánh giá cao đáng kể trong buổi đấu giá năm 2016.

Các vật phẩm đấu giá nổi bật của công ty kim cương Dorotheum

Câu chuyện gây tranh cãi về công ty kim cương Dorotheum

Năm 2001, bức tranh “ Two Landscapes” của họa sĩ người Bohemian ông Norbert Grund bị Đức Quốc xã cướp phá vào năm 1941 ở Hà Lan đã được gửi đến công ty kim cương Dorotheum để bán. Điều này đã gây ra nhiều sự phản đối kịch liệt cùng với tạo ra các cuộc thảo luận cho công chúng, cuối cùng Dorotheum đã quyết định không bán bức tranh này và trả lại tác phẩm cho chủ sở hữu hợp pháp.

Nhận thấy rằng các tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã cướp vào thời gian trước có thể thông qua Dorotheum tới được nhiều viện bảo tàng, nên Bảo tàng nhà nước Vienna đã công bố danh sách những đồ vật mua ở Dorotheum từ năm 1938 đến năm 1945 để tạo điều kiện xác minh.

Câu chuyện gây tranh cãi về công ty kim cương Dorotheum

 

Ngoài công ty kim cương Dorotheum bạn cũng có thể biết thêm một số thông tin thú vị về các nhà đấu giá lớn khác như: nhà đấu giá Christie’s, Sotheby’s, Artcurial, Bonhams, Heritage Auctions, SkinnerTiancheng.

Comments are closed.