So sánh đá Zircon và đá CZ Cover aabbcc

So sánh đá Zircon và đá CZ (Cubic Zirconia)

So sánh đá Zirconđá CZ (còn gọi là đá Cubic Zirconia) là kiến thức cần thiết vì rất nhiều nhiều nhầm lẫn hai loại đá này do chúng đều có vẻ ngoài giống kim cương và có tên gọi rất giống nhau.

Tuy nhiên, sự tương đồng chỉ dừng ở đó, Zircon và đá CZ hoàn toàn khác biệt về mặt hóa học, quang học và kết cấu đá quý. Sự nhầm lẫn này đã khiến danh tiếng của Zircon bị giảm mạnh và thường bị nhầm là loại đá quý mô phỏng có giá trị thấp hoặc thậm chí bị cho là kim cương giả.

Trên thực tế, cả Zircon và CZ đều là 2 loại đá phổ thông được dùng để thay thế kim cương trong các trang sức đá quý với chi phí kinh tế hơn bởi độ lấp lánh của nó.

Bài viết sẽ giúp bạn so sánh đá Zircon và đá CZ để phân biệt và nhận biết được ưu nhược điểm của từng loại.

So sánh đá Zircon và đá Cz

 

So sánh đá Zircon và đá CZ: lịch sử và nguồn gốc đá quý

Lịch sử và nguồn gốc của đá quý luôn là tiêu chuẩn trong việc so sánh các loại đá quý, cũng như so sánh đá Zircon và đá CZ.

Zircon là khoáng chất lâu đời nhất được tìm thấy trên trái đất với viên đá có tuổi thọ cao nhất lên đến 4,4 tỷ năm đến từ Úc. Zircon tự nhiên được nhận biết và yêu thích trên toàn thế giới trong khi loại Zircon nhân tạo ít phổ biến hơn nhiều.

Mặt khác, đá CZ là một loại đá trẻ trong ngành khoáng sản, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930. Vì đá Cubic Zirconia tự nhiên cực kỳ quý hiếm nên các nhà khoa học đá quý đã nghiên cứu các phương pháp tạo ra CZ nhân tạo.

Mãi đến những năm 1970, quy trình sản xuất đá CZ nhân tạo mới được hoàn thiện và đưa vào thương mại vào 6 năm sau đó. Mặc dù mục đích ban đầu tạo ra loại đá này để ứng dụng vào công nghiệp nhưng đá CZ có giá trị trang sức đá quý rất lớn.

Zircon có thành phần chính là zirconium silicate (ZrSiO4) khác với đá CZ được tạo nên từ zirconium oxide (ZrO2). Những thành phần này cũng giúp các nhà kim hoàn dễ dàng phân biệt, so sánh đá Zircon và đá CZ hơn.

Cubic zircon.

Chiếc nhẫn thanh lịch và trang nhã với đá quý trung tâm là viên Cz hình bầu dục

 

So sánh đá Zircon và đá CZ: độ bền đá quý

Đá CZ đạt 8 – 8.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, có độ bền cao thích hợp để làm trang sức đeo hàng ngày. Ở độ cứng trên, loại đá này không dễ bị bào mòn, hư hỏng hoặc trầy xước.

Tuy nhiên, để duy trì vẻ đẹp và độ sáng, đá CZ cần được làm sạch thường xuyên vì đá sẽ có xu hướng bị vẩn đục theo thời gian. Sau một thời gian dài sử dụng, bạn có thể cần mua một viên đá CZ mới nhưng việc này cũng không hề khó khăn vì CZ là viên đá dễ tìm và có giá thành thấp.

cz raw

 

Mặt khác, đá Zircon là loại đá giống kim cương nhưng có độ cứng thấp hơn kim cương nhiều, chỉ vào khoảng 6 – 7,5 trên thang điểm Mohs.

7 là chỉ số quan trọng bậc nhất trên thang điểm này vì nó đại diện cho độ cứng của silicat – thành phần chính của bụi. Nếu Zircon có độ cứng dưới 7, viên đá rất dễ bị trầy xước, dù chỉ là do bụi bặm trong không khí.

Zircon là một loại đá giòn, dễ bị nứt và có thể bị phai màu hoặc thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các nguồn cực tím.

Kết luận: So sánh đá Zircon và đá CZ về độ bền đã cho thấy đá CZ có độ bền tốt hơn Zircon.

zircon raw

 

So sánh đá Zircon và đá CZ: màu sắc đá quý

Zircon là loại đá quý có màu sắc phong phú, phổ biến nhất với màu xanh lam, hồng và vàng. Không màu là trạng thái tinh khiết nhất của Zircon nhưng lại được coi là loại Zircon có giá trị thấp nhất. Trong khi Zircon xanh lam được nhiều người tìm kiếm nhất, cũng là loại màu quý hiếm và có giá trị cao nhất của Zircon.

Ngoài ra, có một số viên Zircon lấp lánh đa sắc (hiển thị màu sắc khác nhau tùy theo từng góc nhìn), phổ biến là màu xanh lam và xanh lục.

Màu sắc của Zircon đến từ các nguyên tố vi lượng có trong đá quý. Điều thú vị là một số nguyên tố có tính phóng xạ. Tuy nhiên, chúng sẽ được xử lý và trở nên vô hại trước khi làm đồ trang sức để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Zircon có thể được xử lý để cải thiện màu sắc và độ tinh khiết. Đặc biệt những viên Zircon nâu kém hấp dẫn sẽ được xử lý để chuyển thành Zircon xanh lam đẹp mắt.

zircon earing blue

 

Trong khi đó, đá CZ chủ yếu là loại nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nên nhà sản xuất có thể kiểm soát được chất lượng đá quý. Hầu hết đá CZ được tạo ra ở trạng thái không màu đạt cấp màu D hoàn hảo của kim cương.

Đôi khi, đá CZ nhân tạo cũng sẽ có màu khác như xanh lục, xanh lam, đen, cam và đỏ, nổi tiếng nhất với CZ hồng (Pink CZ), còn được gọi là “băng hồng”, được sử dụng phổ biến trong trang sức.

Kết luận: Thông qua quá trình so sánh đá Zircon và đá CZ, cả hai loại đá này đều có phạm vi màu phong phú đẹp mắt và có vẻ ngoài rất giống kim cương ở dạng không màu.color cz ring

So sánh đá Zircon và đá CZ: độ tinh khiết

Như đã đề cập, vì chủ yếu được tạo ra trong phòng thí nghiệm nên chất lượng đá CZ được kiểm soát. CZ có độ tinh khiết gần như hoàn hảo, gần như không có bất kỳ tạp chất hay khuyết điểm nào – đây chính là đặc điểm cho thấy một viên đá được sản xuất nhân tạo. Đây cũng là một yếu tố nổi bật trong quá trình so sánh đá Zircon và đá CZ.

cz clarity

 

Mặt khác, đá Zircon thường trong suốt hoặc trong mờ, không có tạp chất và độ tinh khiết tốt. Tuy nhiên, một số viên đá có thể chứa một lượng ít tạp chất như vết mây mờ. Nếu mật độ tạp chất cao, viên đá có thể bị giảm giá trị.

Kết luận: Sau khi trải qua quá trình so sánh đá Zircon và đá CZ, chúng ta nhận thấy đá CZ sẽ có độ tinh khiết cao hơn đá Zircon.

zircon clarity

 

So sánh đá Zircon và đá CZ: giá thành đá quý

Các loại đá quý tự nhiên bao giờ cũng có giá trị hơn với loại đá nhân tạo. Do vậy, việc so sánh đá Zircon và đá CZ bằng giá trị cũng trở nên đơn giản hơn vì đá Zircon có giá cao hơn nhiều so với CZ, tất nhiên vẫn rẻ hơn một viên kim cương tự nhiên.

Viên Zircon 1 carat có thể được bán từ 75 – 200 USD, tùy vào chất lượng trong khi 1 carat CZ có giá khoảng 20 USD. Thực tế, CZ là loại đá nhân tạo và thường bị gắn mác là kim cương giả. Do vậy, danh tiếng của Zircon cũng bị ảnh hưởng theo.

Kết luận: Đá CZ sẽ tiết kiệm cho túi tiền của bạn hơn nhưng Zircon là loại đá giữ được giá trị lâu dài.

zircon earing 1000

Cặp khuyên tai này được làm từ Zircon xanh lam kết hợp với vàng hồng có giá gần 1000 USD.

 

cz rings 100

Cặp nhẫn cưới này được thiết kế từ CZ kết hợp vàng trắng có giá hơn 100 USD.

 

So sánh đá Zircon và đá CZ: khả năng phản quang và khúc xạ ánh sáng

Zircon có độ lấp lánh, độ bóng, độ phân tán ánh sáng rất cao và chỉ số khúc xạ (RI) tương đối cao từ 1,93 – 1,98. Nói cách khác, Zircon là một viên đá rực rỡ và có độ rực lửa có thể so sánh với kim cương. Đó là lý do, Zircon thường được chế tác theo các kiểu cắt kim cương nhiều mặt để làm nổi bật vẻ ngoài lấp lánh này.

Vì có khúc xạ kép nên Zircon có độ rực lửa tuyệt vời, đánh lừa thị giác với hình dáng đa cạnh vượt trội hơn so với thực tế. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng khiến viêm đá có thể trông khá mờ và đục màu.

Còn đá CZ có chỉ số khúc xạ từ 2,15 – 2,18, cao hơn zircon và cũng là loại đá quý lấp lánh đẹp mắt, được cắt thành nhiều hình dạng giống kim cương. Tuy nhiên, một viên  đá CZ không có độ sáng bằng một viên Zircon.

Kết luận: Việc so sánh đá Zircon và đá CZ về khả năng phản quang, khúc xạ ánh sáng cho thấy đá Zircon có độ rực rỡ cao hơn đá CZ.

cz zircon ring

Viên Zircon của chiếc nhẫn này được bao quanh từ hàng chục viên Cz lấp lánh.

 

Qua so sánh đá Zircon và đá Cz, rất khó để kết luận loại đá nào tốt hơn, vì cả hai đều có ưu và nhược điểm riêng. Giá trị đích thực của chúng còn phụ thuộc vào mục đích mua đá quý của bạn. Trong khi Zircon là loại đá quý tự nhiên, có màu sắc tuyệt đẹp với vẻ lấp lánh và rực rỡ rất hấp dẫn, đá CZ là một viên đá quý bền hơn, giá cả phải chăng và cũng rất thu hút.

Comments are closed.