Đá Danburite

Đá Danburite: độ tinh khiết cao với kích thước lớn

Đá Danburite còn có tên gọi khoa học là Canxi Boric Silicat (CaB2(SiO4)2). Danburite là loại đá không màu, đôi khi có ánh vàng xanh hoặc vàng nâu. Đa số các loại đá không màu chỉ có kích thước nhỏ, tuy nhiên Danburite lại có kích thước lớn. Điều này làm nên sự độc đáo của đá Danburite.

 

Đá Danburite là gì?

Đá Daburite có dạng tinh thể thực thoi và lăng trụ, không màu và đôi khi xuất hiện chung với thạch anh Druzy. Điều này khiến Danburite nhiều lúc bị nhầm là thạch anh.

Trong hầu hết các trường hợp, đá Danburite có thể dễ dàng phân biệt với các loại đá quý tương tự thông qua các đặc tính cụ thể bao gồm độ cứng, huỳnh quang, phân tách tinh thể và khối lượng riêng. Loại đá này có rất ít các vết nứt và có trọng lượng riêng tương đương với ngọc bích.

Danburite thường bị nhầm lẫn với đá thạch anhđá Topaz không màu. Tuy nhiên, đá Topaz có độ cứng cao hơn đá Danburite, trong khi đá thạch anh lại không cứng bằng đá Danburite. 

Đá Danburite là gì?

 

Tính chất hóa học và tính chất vật lý của đá Danburite

Công thức hóa học CaB2(SiO4)2 (Canxi Boric Silicat)
Cấu trúc tinh thể Hệ trực thoi và lăng trụ
Màu sắc Không màu, có ánh trắng vàng (giống rượu), vàng nâu hoặc hồng
Độ cứng trên thang Mohs 7 – 7.5 điểm trên thang Mohs
Độ bóng Thủy tinh thể, nhờn
Chỉ số khúc xạ 1.630 – 1.636
Khối lượng riêng 2.97 – 3.03
Phân tách tinh thể Không hoàn hảo
Trong suốt Trong suốt
Huỳnh quang Xanh lam
Khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết (-0.006) – (-0.008)

 

Công dụng của đá Danburite

Đá Danburite là một loại đá có khả năng hỗ trợ chữa bệnh và năng lượng trong viên đá rất tuyệt vời, vừa nhẹ nhàng lại vừa mạnh mẽ.

Loại đá này được cho là có thể kết nối trái tim với khối óc. Người ta cũng cho rằng đá Danburite có thể xoa dịu nỗi đau tinh thần và giúp xóa sạch những tổn thương trong quá khứ.

Về mặt thể chất, loại đá này được cho là hữu ích cho việc giải độc và làm giảm các triệu chứng dị ứng, các bệnh mãn tính, chẳng hạn như nhiễm trùng gan hoặc túi mật.

Công dụng của đá Danburite

 

Đá Danburite hợp với mệnh gì?

Theo luật ngũ hành, loại đá quý màu trắng phù hợp với những người mệnh Kim.

Chính vì vậy, đá Danburite sẽ mang lại cho chủ nhân sự may mắn, phát đạt, thịnh vượng và giúp cho họ xua đuổi vận xấu, cầu bình an, tăng cường sức mạnh tinh thần. 

Ngoài ra, loại đá này còn khắc phục được nhược điểm của người mệnh Kim như tính cách độc đoán, không được linh động hay e ngại với sự giúp đỡ của những người xung quanh. 

Đá Danburite hợp với mệnh gì?

 

Đá Danburite hợp với cung nào?

Đá Danburite được cho là phù hợp với cung hoàng đạo Sư Tử. Loại đá này được cho là giúp giác ngộ và khuyến khích giải phóng nỗi sợ hãi, đau buồn, lo lắng.

Ngoài ra, viên đá quý này giúp cho những người cung Sư Tử có thêm niềm tin, lý tưởng, trong công việc họ luôn trong tư thế chủ động và tự tin giành chiến thắng.

Đá Danburite hợp với cung nào?

 

6 cách bảo quản và làm sạch đá Danburite

Đá Danburite có độ cứng khác cao với 7 – 7.5 điểm trên thang Mohs, nên việc chăm sóc loại đá này cũng dễ dàng hơn. Để đá quý duy trì được độ bền, vẻ đẹp thì cần phải bảo quản và làm sạch đá đúng cách.

  • Mặc dù đá Danburite là một loại đá quý đặc biệt cứng và bền, nhưng vẫn bị trầy xước khi va chạm với các loại đá quý trang sức cứng hơn khác, chẳng hạn như đá Topaz, SpinelSapphire
  • Loại đá này nhạy cảm với nhiệt nên tránh cho đá tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa vì những chất này có thể làm hỏng viên đá. Chất tẩy rửa siêu âm thường được coi là an toàn khi vệ sinh loại đá này, nhưng vẫn phải thận trọng khi làm sạch.
  • Tốt nhất là chỉ cần lau sạch đá bằng một miếng vải mềm trơn và nước ấm ở nhiệt độ phòng. Có thể sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy rửa, nhưng nhớ phải rửa kỹ để loại bỏ cặn xà phòng. 
  • Tránh đeo loại đá này cùng với các loại đá quý khác và luôn tháo đồ trang sức trước khi chơi thể thao, tập thể dục hoặc làm bất kỳ công việc nặng nào. 
  • Khi cất giữ đá Danburite, hãy cất đá quý này riêng biệt và tránh xa các loại đá quý, đồ trang sức khác. Nếu có thể hãy bọc loại đá quý này trong một miếng vải mềm hoặc đặt đá vào hộp có lót vải để bảo vệ thêm. 

Cách bảo quản và làm sạch đá Danburite

 

Đánh giá chất lượng của đá Danburite

Màu sắc (Color)

Loại đá này có thể xuất hiện với nhiều ánh màu khác nhau, từ không màu đến ánh màu rất nhạt như màu vàng hoặc vàng nâu, nhưng thông thường chỉ có đá Danburite không màu mới được mài cắt như một loại đá quý. Do đa số đá Danburite có ánh màu vàng nên Danburite được xếp vào nhóm những loại đá màu vàng.

Đá Danburite màu sắc

 

Độ tinh khiết (Clarity)

Đá Danburite cao cấp sẽ trong suốt và chứa rất ít tạp chất. Một viên đá Danburite kích thước lớn không có tạp chất luôn được các nhà sưu tập săn đón để cắt làm trang sức.

Độ tinh khiết có ảnh hưởng lớn đến giá thành của viên đá.

Đá Danburite độ tinh khiết

 

Giác cắt (Cut)

Hầu như loại đá quý này đều được mài nhẵn, nhưng các sản phẩm từ loại Danburite thích hợp dành cho các nhà sưu tầm hơn là các nhà thiết kế đồ trang sức. 

Loại đá này đôi khi được cắt giống như kim cương để sử dụng làm vật liệu thay thế kim cương. 

Các hình dạng phổ biến nhất của đá Danburite là hình bầu dục, vì khi cắt hình dạng này đá quý được trọng lượng carat thô nguyên bản nhất. Các hình dạng khác như đệm, tròn, hình thoi, trillions và quả lê khá phổ biến.

Đá Danburite giác cắt

 

Các loại đá giống đá Danburite

Mặc dù đá Danburite không có bất kỳ thành viên họ đá nào có liên quan chặt chẽ đến thành phần hóa học, nhưng lại có nhiều loại đá có chung đặc điểm vật lý tương đồng với đá quý này, chẳng hạn như màu sắc, độ bóng.

Những loại đá quý nổi tiếng giống đá Danburite

Đá Zircon trắng, thạch anh trắng, Topaz trắng, Sapphire trắng và Goshenite (Beryl trắng) là những loại đá quý màu trắng nổi tiếng giống với đá Danburite.

Những loại đá quý nổi tiếng giống đá Danburite, đá Zircon trắng

 

Những loại đá quý ít được biết đến giống đá Danburite

Những loại đá được biết đến nhưng giống với đá Danburite là đá Pyrite, Cassiterite, Orthoclase, Andradite, FluoriteKunzite

Những loại đá quý nổi tiếng giống đá Danburite, đá Fluorite

 

Đá Danburite được xử lý

Hiện nay chưa có thông tin về đá Danburite được xử lý theo bất kỳ phương pháp nào. Cũng chưa có thông tin về Danburite giả xuất hiện trên thị trường.

Đá Danburite được xử lý

 

Trang sức đá Danburite

Với độ cứng đạt từ 7 – 7.5 điểm trên thang độ Mohs, đá Danburite hoàn toàn phù hợp để làm các loại trang sức. Do độ sáng chói của đá quý này, những viên Danburite có chất lượng giác cắt tốt sẽ được sử dụng để thay thế cho kim cương hoặc Sapphire trắng. 

Do độ tinh khiết tuyệt vời và kích thước sẵn có của đá rất lớn, nên loại đá này rất lý tưởng để tạo ra các thiết kế và phụ kiện trang sức thời trang táo bạo.

Mặt dây chuyền lớn, ghim cài áo, trâm cài tóc, và nhẫn đều là những ý tưởng tuyệt vời để tạo ra các phụ kiện được làm từ loại đá này. Đặc biệt, loại đá này có giá cả phải chăng hơn so với các loại đá không màu khác và hầu hết các loại đá quý màu trắng có kích thước lớn trên 10 carat đều khá hiếm, thường sẽ rất đắt. 

Trang sức đá Danburite

 

Nguồn gốc đá Danburite

Đá Danburite lần đầu được phát hiện ở Danbury, Connecticut (Mỹ), nhưng hầu hết loại đá này ngày nay đều có nguồn gốc từ Charcas, San Luis Potosi, Mexico. Các trầm tích chất lượng khác của đá Danburite cũng đã được tìm thấy ở Bolivia, Miến Điện, Nhật Bản, Madagascar và Nga. 

Nguồn gốc đá Danburite

 

Lịch sử đá Danburite

Theo thành phần, đá Danburite là một loại đá Canxi Boric Silicat. Mặc dù loại đá này được coi là khá phổ biến, nhưng kích thước lớn có thể mài được được coi là đặc biệt hiếm.

Ngày nay, đá Danburite là một trong những loại đá quý ít được mọi người biết và chủ yếu đá quý này được các nhà sưu tầm sử dụng là chính.

Đá Danburite được đặt tên chính thức theo tên địa điểm mà loại đá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1839 ở Danbury, Connecticut (Hoa Kỳ).

Mặc dù Danbury là nơi đầu tiên tìm thấy khoáng sản này, mỏ khai thác ban đầu của loại đá này hiện được chôn sâu bên dưới thành phố và mỏ khoáng sản Danbury này chưa bao giờ mang lại bất viên đá chất lượng cao nào.

Việc phát hiện ra loại đá này đã được trao cho ông Charles Upham Shephard (1804 – 1866), một nhà khoáng vật học người Mỹ.

Độ rực rỡ của đá quý này có thể sánh ngang với đá Topaz có chất lượng tốt nhất, nhưng do khả năng phân tách ánh sáng thành các màu quang phổ (tán sắc) khiêm tốn nên đá quý này thiếu ánh lửa cần thiết cho hầu hết các loại trang sức đá quý.

Điều này cũng chính là lý do tại sao đá Danburite lại được những người có kinh nghiệm săn lùng thay vì thợ kim hoàn.  

Lịch sử đá Danburite

Comments are closed.