đá quý hữu cơ cover

Đá quý hữu cơ

Đá quý hữu cơ là thuật ngữ đề cập đến một nhóm “đá quý” đặc biệt, và không hoàn toàn là “đá”. Mặc dù được xếp cạnh các loại đá quý tự nhiên trong thế giới trang sức, nhưng đá quý hữu cơ lại mang nét độc đáo riêng biệt và cũng cần cách bảo quản kĩ lưỡng hơn.

Đá quý hữu cơ là gì?

Đá quý hữu cơ được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng loại, những loại đá quý này có thể được tái tạo hoặc nuôi từ các nguồn sống như thực vật và động vật.

Đặc điểm chung của các loại đá quý hữu cơ là chúng thường khá mềm và không bền như các khoáng chất.

5 loại đá quý hữu cơ

Dưới đây là danh sách các loại đá quý hữu cơ và các đặc điểm độc đáo của chúng.

Có năm loại đá quý hữu cơ chính cực kỳ phổ biến với ngành trang sức trong nhiều thế kỷ:

  • Đá San hô
  • Ốc Ammolite hóa thạch
  • Ngọc trai (PEARL)
  • Hổ Phách (AMBER)
  • Đá Huyền Thạch (JET)

đá quý hữu cơ

 

Ngọc trai (Pearl)

Thông tin cơ bản:

  • Loại đá quý hữu cơ độc đáo nhất
  • Hình thành trong thân động vật nhuyễn thể sống
  • Là loại đá quý duy nhất có thể được tạo ra từ nuôi trồng
  • Độ bóng cao và cực kỳ độc đáo
  • Màu sắc đa dạng
  • Mềm
  • Vẻ đẹp độc nhất
  • Luôn có vị trí cao trong suốt lịch sử

đá quý hữu cơ ngọc trai

 

Là loại đá quý quan trọng nhất trong số tất cả các loại đá quý hữu cơ, Ngọc trai là một trong các loại đá quý lâu đời được dùng để làm đồ trang sức, với viên ngọc trai có tuổi thọ cao nhất có niên đại từ 7500 năm. Ngọc trai là loại đá quý duy nhất đến từ sinh vật sống – loài nhuyễn thể có vỏ, thường tiếp tục sự sống ngay cả khi viên ngọc bên trong đã được khai thác.

Ngọc trai cũng là loại đá quý duy nhất có thể được tạo ra thông qua nuôi cấy và thu hoạch, hầu hết các loại ngọc trai trên thị trường đều là ngọc trai nuôi. Bản chất vẫn giống ngọc trai hoang dã hoặc tự nhiên, ngọc trai nuôi chỉ khác ở cách thức hình thành do có sự can thiệp của con người.

Ngọc trai được tạo ra khi nhuyễn thể tiết ra các lớp xà cừ bao bọc các vật thể lạ lọt vào trong vỏ. Phần lớn loại ngọc này đến từ hàu biển và con trai ngoài ra còn có Ốc xà cừ, bào ngư. Ngọc trai nước ngọt thường có giá trị thấp hơn ngọc trai nước mặn.

Ngọc traingọc trai đen là một loại đá quý mang nét đẹp đầy cổ điển, một loại ngọc vượt thời đại và là món trang sức rất đáng để đầu tư. Trong quá khứ, có rất nhiều gia tộc sử dụng trang sức ngọc trai như một món đồ gia truyền đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, ngọc trai rất mềm, chỉ đạt 2 – 4,5 trên thang điểm độ cứng Mohs, dễ bị hư hỏng và trầy xước nên cần được bảo dưỡng và chăm sóc đúng cách mới có thể giữ được vẻ bóng bẩy lâu dài.

đá quý hữu cơ ngọc trai

 

Đá san hô (Coral)

Thông tin cơ bản:

  • Đến từ biển
  • Hình thành từ ngôi nhà được xây dựng bởi loài polyp san hô
  • Thường có màu đỏ cam
  • Độ cứng Mohs  từ 3-4
  • Độ bóng: dạng sáp và bóng loáng

Đá san hô (Coral)

 

Là một kỳ quan đến từ đại dương, san hô được tạo ra từ bộ xương của các sinh vật biển nhỏ bé được gọi là các polyp san hô. những sinh vật này sẽ tiết ra canxi cacbonat tạo thành cấu trúc bảo vệ bền vững.

Khi già đi và chết, những ngôi nhà vẫn tiếp tục được vun đắp bởi thế hệ polyp tiếp theo, tạo thành các rạn san hô.

Đá san hô là một loại đá quý hiếm lạ và đẹp mắt, sở hữu màu sắc, hình dạng và kết cấu rất thu hút. Loại san hô được sử dụng làm trang sức thường có dạng trong mờ hoặc mờ đục và có màu đỏ cam.

Với độ cứng 3-4 trên thang điểm Mohs, đá san hô cần được bảo quản cẩn thận để giữ viên đá độc đáo này giữ được vẻ đẹp dài lâu.

Đá san hô (Coral)

 

Đá hổ phách (Amber)

Thông tin cơ bản:

  • Làm bằng nhựa cây hóa thạch
  • Hàng triệu năm tuổi
  • Có thể chứa hóa thạch độc đáo từ thực hoặc côn trùng
  • Thường có màu vàng nhạt đến nâu sẫm
  • Có mùi hương tinh tế
  • Đem lại cảm giác ấm áp khi chạm vào
  • Tạo ra điện tích khi cọ xát
  • Độ cứng từ 2 – 2,5
  • Có kết cấu dẻo giống như sáp

Đá hổ phách (Amber)

Không giống như ngọc trai, vỏ sò và đá san hô, hổ phách không đến từ động vật mà là sản phẩm của nhựa cây, đã hóa thạch qua hàng triệu năm.

Hổ phách cũng rất nổi tiếng trong các loại trang sức đá quý lâu đời nhất và được đánh giá cao về màu sắc, kết cấu và các biến thể hóa thạch.

Hổ phách tự nhiên thường có mùi hương nhẹ nhàng như cây thông và mang lại cảm giác ấm áp khi tiếp xúc.

Đá hổ phách (Amber)

 

Đá huyền thạch (Jet)

  • Thông tin cơ bản:
  • Là một loại than từ hóa thạch gỗ được chôn trong lòng đất một thời gian dài
  • Hàng triệu năm tuổi
  • Đen là màu sắc đặc trưng, ngoài ra còn có màu nâu sẫm
  • Có mùi hương như than khi được làm nóng
  • Đem lại cảm giác ấm áp khi chạm vào
  • Tạo ra điện tích khi cọ xát
  • Độ cứng từ 4-5

Đá huyền thạch (Jet)

 

Đá huyền thạch là một loại than bitum có nguồn gốc từ hóa thạch gỗ, được sử dụng từ hơn 12.000 năm trước, rất phổ biến và được săn lùng trong nhiều thời đại trước tuy hiện nay đã không còn phổ biến.

Đá huyền thạch chưa được chế tác nhìn không khác gì một cục than bình thường, nhưng sau khi được đánh bóng và tạo hình, chúng sẽ có kết cấu và độ bóng đẹp mắt. Loại đá này thường được cắt thành hạt, cabochon hoặc tượng nhỏ và đôi khi cắt theo hình đa cạnh.

Mặc dù đen là màu sắc thường thấy nhất nhưng chúng cũng có thể xuất hiện với màu nâu sẫm.

Đá huyền thạch cũng rất mềm, từ 2,5 đến 4 trên thang Mohs, tạo cảm giác ấm áp khi chạm vào và có thể tạo ra điện tích khi chà xát lên da. Khi được làm nóng tới nhiệt độ nhất định, chúng sẽ có mùi như than đá.

Ngày nay đá huyền thạch nổi tiếng trong các bộ sưu tập đá quý hơn là được sử dụng làm trang sức.

Đá huyền thạch (Jet)

 

Đá Ammolite

Thông tin cơ bản:

  • Làm từ vỏ hóa thạch của loài động vật Ammolite
  • Có hiệu ứng ánh kim
  • Hội tụ tất cả màu sắc của cầu vồng hoặc chỉ một hai màu cơ bản
  • Độ cứng từ 4.5 – 5.5
  • Trọng lượng riêng: 2.6 – 2.85

Đá Ammolite

 

Ammolite là một loại đá quý hữu cơ giống như opal, được tạo thành từ các vỏ hóa thạch của cúc đá – nhóm động vật không xương sống tại biển thuộc lớp chân đầu như ốc đá, bạc tuộc hoặc mực. Thành phần chủ yếu của loại đá này là aragonit (cùng một loại khoáng chất có trong xà cừ), với cấu trúc tinh thể lớn được thừa hưởng từ vỏ của loài Ammolite.  Ngoài ra loại đá này có thể bao gồm canxit, silica, pyrit hoặc các khoáng chất khác.

Đá Ammolite còn có các tên gọi khác như “aapoak”, “amonite” “calcentine” và “Korite”.

Các mỏ Ammolite chất lượng chỉ được tìm thấy trong lớp địa chất kéo dài từ Alberta đến Saskatchewan ở Canada và về phía nam tới Montana ở Hoa Kỳ.

Ammolite đạt độ cứng 4-5 trong thang điểm đo độ cứng Mohs.

Đá quý hữu cơ được hình thành hoàn toàn tự nhiên và được chế tác thành rất nhiều kiểu dáng đá quý khác nhau. Vì các kỳ quan tự nhiên cần có thời gian để hình thành nên những viên đá quý này vẫn luôn duy trì được giá trị quý hiếm. Trong hàng nghìn năm, sự sang trọng của những loại đá quý hữu cơ này làm phong phú cho đồ trang sức và đồ trang trí trên khắp thế giới và trở thành món đồ sưu tầm được săn đón.

Đá quý vô cơ là gì?

Hầu hết các loại đá quý được xác định thuộc loại khoáng chất có cấu trúc tinh thể. hình thành sâu dưới bề mặt trái đất và sau khi được khai thác, có thể được cắt, tạo hình, đánh bóng và làm đồ trang sức. Một số khoáng chất nổi tiếng thế giới bao gồm kim cương, Sapphire, Ruby và Ngọc lục bảo Emerald.

Một số loại vẫn thuộc nhóm đá quý vô cơ nhưng thiếu cấu trúc mạng tinh thể sẽ được gọi là các á khoáng vật (mineraloid) như: đá Opal, ObsidianMoldavite.

da quy huu co 1 re2

Bộ trang sức độc đáo này được làm từ đá Opal kết hợp kim cương tấm và vàng 14k

 

Comments are closed.