Ảnh cover vàng đen

Vàng đen (black gold): loại vàng chưa được ưa chuộng tại Việt Nam

Vàng đen là gì?

Vàng đen, tên gọi khác là Black Gold, đã khá quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại chưa hề phổ biến ở Việt Nam. Vàng đen trong giới trang sức là một sự thay thế đặc biệt cho những sự lựa chọn kim loại quý mà chúng ta biết và ưa thích.

Cơn sốt của loại vàng này thường được cho là bắt nguồn từ quá trình khai phá dầu, tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Chúng tôi hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vàng đen và đưa ra được sự lựa chọn hợp lý.

Giới thiệu về vàng đen

Quá trình sản xuất vàng đen 

Vàng đen trải qua một quá trình sản xuất vô cùng độc đáo để trở nên đẹp đẽ trước khi được sử dụng bởi khách hàng. Các nhà kim hoàn sẽ làm nóng bề mặt oxit coban trên bề mặt vàng, khiến cho bề mặt vàng hóa đen để làm ra loại vàng đen nổi tiếng.

Cho đến hiện nay, loại vàng này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến của nhẫn cưới bên phương tây, đặc biệt là nam giới. Nhẫn cưới vàng đen vẫn là một sự lựa chọn khác biệt và vô cùng hoàn hảo cho dù đôi khi cần phải đem đi làm sạch và mạ lại.

Bên cạnh đó, vàng đen có thể dễ dàng thay đổi kích thước, điều này là ưu điểm rất lớn của loại vàng này so với các kim loại khác. Tuy nhiên việc làm đen vàng lại có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của kim loại và lớp vỏ đen cũng có thể bị mòn hoặc bong ra trong quá trình sử dụng.

Định nghĩa về vàng đen

Vàng đen có phải là vàng thật không?

Cũng giống như vàng trắng hay vàng hồng, vàng đen thực chất là vàng thật đã được xử lý qua nhiều khâu sản xuất khác nhau. Phương pháp xử lý vàng đen đúng nhất đó là sử dụng tia laser, phương pháp này sẽ làm thay đổi cấu trúc của vi mô của vàng, giúp bề mặt vàng thu ánh sáng và chuyển thành màu đen. Bên cạnh đó mạ điện cũng là một sự lựa chọn tốt để xử lý vàng đen, phương pháp này sẽ sử dụng mạ Rhodium và các lò luyện, trộn kim loại làm cơ sở để sản xuất loại vàng này.

Vàng đen có thật sự là vàng thật

Giá trị của vàng đen

Giống như vàng thông thường, độ tinh khiết của vàng đen được đo bằng lượng karat. Mức karat dưới 14K có nghĩa là loại vàng đó không đủ nguyên chất hoặc không có giá trị nhiều trên thị trường. Do vậy lượng vàng nguyên chất được sử dụng trong chế tạo vàng đen sẽ là yếu tố quyết định giá trị của loại vàng này.

Bên cạnh đó, tỉ lệ vàng nguyên chất so với các kim loại khác như coban hoặc Rhodium cũng là yếu tố quan trọng để định giá. Khi tỉ lệ vàng nguyên chất trong loại vàng này cao hơn kim loại thì giá vàng đen cao hơn.

Cũng như vàng xanh lục, vàng đen khá xa lạ đối với đa số người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Do vậy bạn hãy chọn nơi bán kim cương trang sức uy tín nếu muốn mua loại sản phẩm này.

Giá trị của vàng đen

Cách bảo quản vàng đen

Giống như tất cả các món đồ trang sức khác, quá trình chăm sóc và bảo quản loại vàng này cũng yêu cầu người dùng sự tỉ mỉ và cẩn thận. Khi làm sạch, bạn nên lưu ý để trang sức vàng đen của mình tránh xa các đồ trang điểm, nước hoa, keo xịt tóc hay bất cứ dung dịch nào chứa axit, clo và nước muối. Tất cả những hoá chất này sẽ làm hỏng trang sức vàng đen của bạn một cách nhanh chóng.

Do vậy, để giữ kim loại vàng đen của bạn luôn sáng bóng và rực rỡ, bạn nên dùng bông gòn ẩm hoặc vải chuyên dụng lau trang sức để loại bỏ dầu bám trên bề mặt. Nếu khi chạm vào bề mặt trang sức và vẫn thấy dính, bạn có thể sử dụng nước xà phòng ấm hoặc nước rửa chén để ngâm trong vòng 10 phút sau đó nhẹ nhàng lau khô và cất giữ cẩn thận.

Đồ trang sức bằng vàng đen cần đánh lại vài năm một lần khi lớp mạ đen đã dần biến mất. Quá trình này sẽ không quá tốn kém do hiện nay các cửa hàng trang sức thường sẽ ngâm loại vàng này trong dung dịch Rhodium để lấy lại màu sắc nhanh chóng.

Cách bảo quản vàng đen

So sánh các phương pháp làm vàng đen phổ biến hiện nay

Các chuyên gia đã tạo ra vàng đen thông qua nhiều phương pháp khác nhau và trong số đó có vài cách phải trải qua rất nhiều công đoạn. Dưới đây là một số cách phổ biến mà các nghệ nhân chế tác kim loại đen này đã sử dụng qua.

Phương pháp mạ Rhodium

Cũng giống như vàng trắng, vàng đen cũng có thể được mạ điện trên kim loại thường. Các nhà kim hoàn sử dụng Rhodium đen hoặc ruthenium để tạo ra một lớp phủ mỏng màu đen lên các kim loại. Nếu sử dụng kim loại quý là vàng thì sản phẩm tạo ra được gọi là “vàng đen”. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên mạ lại đồ trang sức phủ Rhodium ít nhất 2 năm một lần để giữ vẻ đẹp thu hút.

Vàng đen sử dụng phương pháp mạ rhodium

Phương pháp tạo ra hợp kim

Các nhà kim hoàn tạo ra hợp kim vàng đen bằng cách pha trộn 3 phần vàng với 1 phần coban hoặc một kim loại đen khác. Thay vì chế tác toàn bộ, họ sẽ kết dính một phần hợp kim vàng đen này lên bề mặt của kim loại thường. Không giống như vàng, vàng trắngvàng hồng, hợp kim vàng đen có độ bền không cao. Do đó, đây đơn giản là một loại trang sức được phủ một lớp màu đen.

Vàng đen được tạo ra bằng phương pháp hợp kim

Phương pháp xử lý laser

Một công nghệ mới được phát hiện gần đây là dùng tia femtosecond laser để tạo ra vàng đen. Khi sử dụng tia laser, các chuyên gia sẽ tạo ra các cấu trúc nano trên kim loại, làm biến dạng bề mặt và hình thành một mặt phẳng hấp thụ bất kỳ ánh sáng nào tác động đến.

Kết quả là tạo thành một kim loại đen như mực, và đây được xem là dạng vàng đen bền vững nhất. Tuy nhiên, quá trình này rất tốn kém và tiêu tốn một lượng lớn năng lượng. Vì vậy phương pháp sử dụng tia laser vẫn chưa được công nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, công nghệ mới này dường như là chìa khóa để mở ra tương lai cho loại vàng này.

Vàng đen sử dụng phương pháp xử lý tia laser

Phương pháp oxy hóa

Một cách khác để tạo ra vàng đen là bắt đầu oxy hóa hợp kim. Các chuyên gia sẽ kết hợp hợp kim vàng với coban và crom hoặc vàng với crom, cùng một chất oxy hóa. Hay là bất cứ chất gì có thể loại bỏ các electron ra khỏi kim loại. Quy trình này làm đen kim loại, tạo ra một màu đậm trên bề mặt của mảnh kim loại. Bản thân oxy cũng là một chất oxy hóa, có thể sử dụng nhiều chất hóa học khác để đẩy nhanh quá trình này.

Vàng đen sử dụng phương pháp oxi hóa

Phương pháp sơn màu đen

Đôi khi, các nhà kim hoàn chỉ cần “sơn” một lớp màu đen lên trên kim loại thường. Một chất lỏng có độ sệt tương tự như nước sơn được quét qua toàn bộ bề mặt của miếng kim loại, bao phủ từng cm và lấp đầy tất cả các góc. Sau đó, họ sẽ đánh bóng từng bề mặt để tạo ra một món đồ trang sức sáng bóng.

Vàng đen từ phương pháp sơn màu đen

Ý nghĩa của đồ trang sức vàng đen

Hầu hết những người yêu thích vàng đen đều do yếu tố thu hút sự nổi bật và chú ý từ xung quanh của loại vàng này. Điển hình là khi kết hợp vàng đen cùng những trang sức đá quý và đá màu sáng, món trang sức sẽ trở nên nổi bật hơn rất nhiều so với việc sử dụng kim cương. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của vàng đen độc đáo lại vô cùng rực rỡ và đẹp mắt. Loại vàng này đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại do các yếu tố độc đáo này.

Hoa tai và mặt dây chuyền là hai sự lựa chọn phổ biến nhất trong chế tác vàng đen. Bên cạnh đó, đối với những người đang tìm kiếm một chiếc nhẫn đính hôn hoặc nhẫn cưới hiện đại, vẻ ngoài bóng bẩy của vàng đen sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp.

Ý nghĩa của đồ trang sức vàng đen

So sánh vàng đen và các kim loại đen khác hay được dùng thay thế vàng đen

  • Sợi carbon : Có độ đen bền và chống xước, có giá cả phải chăng.
  • Titan : Có độ đen nhẹ và bền, tuy nhiên khó thay đổi kích thước và thường có vết xước khi sử dụng lâu.
  • Vonfram đen : Không gây dị ứng và có khả năng chống xỉn màu nhưng dễ vỡ và không phù hợp để sử dụng trong đám cưới.

Nhìn chung, các kim loại đen thay thế khó có thể thay đổi kích thước, do vậy đối với việc chế tác trang sức dây đeo trong đám cưới và nhẫn đính hôn, loại vàng này được ưa chuộng hơn các kim loại khác.

Vàng đen so sánh vàng đen với các kim loại đen khác

Comments are closed.