Rhodium cover

Rhodium: kim loại hiếm chuyên dùng để mạ trang sức

Rhodium, với kí hiệu hóa học là Rh, là một trong số những kim loại quý có màu bạc giống như bạc, vàng trắng, bạch kim,…. So với những kim loại khác, Rhodium có sự khác biệt về độ quý hiếm, giá cả, độ bền và độ sáng bóng. Kim loại này cực kỳ hiếm và chỉ là sản phẩm phụ của quá trình khai thác bạch kim, đồng hoặc niken. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc nhẫn, vòng cổ hoặc bông tai chất lượng, có màu trắng với độ phản xạ ánh sáng cao, thì trang sức mạ Rhodium là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ về kim loại và những thiết kế trang sức được mạ từ kim loại này. 

 

Rhodium là gì?

Rhodium là kim loại quý giá nhất và trắng nhất trên thế giới, được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức đẹp. Kim loại này hiếm hơn vàng vàng, vàng trắng, bạch kim và trắng hơn bạc

Rhodium hiếm khi được tìm thấy dưới dạng nguyên chất mà thường được khai thác như một sản phẩm phụ từ các mỏ bạch kim. Kim loại quý này thuộc nhóm bạch kim (gồm: Platinum, Rhodium, Iridium, Ruthenium, Osmium Palladium) và chỉ có thể tìm thấy một lượng nhỏ Rhodium bên trong quặng bạch kim hoặc niken.

Có độ sáng bóng, độ phản chiếu và độ bền cực cao, loại kim loại quý này rất được ưa chuộng trong trong lĩnh vực chế tác đồ trang sức và trong các ngành công nghiệp sản xuất như: ô tô, ánh sáng, gương,…

Rhodium giữ kỷ lục là kim loại đắt nhất thế giới vì chưa có ai phát hiện ra mỏ kim loại này. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1803 bởi William Wollaston, gần 80% Rhodium đến từ các mỏ bạch kim ở Nam Phi. Chỉ có khoảng 1 triệu ounce (khoảng 28 tấn) Rhodium được khai thác mỗi năm. Và vào tháng 3 năm 2020, giá của kim loại quý này đạt mức cao nhất mọi thời đại là 13.800 đô la Mỹ /ounce.

Rhodium là gì?

 

Tính chất hóa học của Rhodium

Số nguyên tử 45
Khối lượng nguyên tử 102.91 g.mol⁻¹
Độ âm điện (theo thang Pauling) 2.2
Tỷ trọng 12.4 g.cm⁻³ ở 20 ° C
Nhiệt độ nóng chảy 1970 ° C
Nhiệt độ sôi 3727 ° C
Cấu hình Electron [Kr] 4d⁸ 5s¹
Năng lượng của ion hóa thứ nhất 742 kJ.mol⁻¹
Thế điện cực chuẩn 0.6V
Được phát hiện bởi William Wollaston vào năm 1803

 

Rhodium có màu gì?

Rhodium có màu trắng bạc rực rỡ với độ phản chiếu ánh sáng cao. Nhiều người thường chọn những sản phẩm đồ trang sức sang trọng được mạ bằng Rhodium thay vì vàng trắng hoặc bạch kim

Các màu khác như đen, hồng hoặc vàng có thể được thêm vào kim loại này bằng phương pháp mạ điện. Trong đó, lớp mạ Rhodium đen mang lại vẻ ngoài bí ẩn, độc đáo cho trang sức, nhưng việc bảo dưỡng lại rất tốn kém. Lớp mạ đen từ kim loại này thỉnh thoảng bị bong ra và việc mạ đen lại lần nữa sẽ làm tăng thêm chi phí cho sản phẩm. 

Rhodium có màu gì? 

 

Mạ Rhodium là gì?

Mạ Rhodium là kỹ thuật phủ một lớp Rhodium mỏng lên bề mặt bên ngoài của các sản phẩm trang sức được làm từ những nguyên liệu kim loại cơ bản như: vàng, bạc và các loại hợp kim khác, nhằm tăng thêm độ bền và độ bóng. 

Trang sức được mạ từ kim loại quý này sẽ sáng và bền hơn các kim loại khác. Lớp mạ từ kim loại này giúp trang sức có được độ sáng, bóng mà không bị xước, không bị móp hay bị ăn mòn. 

Hiện nay, quá trình mạ Rhodium được ứng dụng phổ biến trong việc chế tạo đồ trang sức sang trọng, đặc biệt là vàng trắng, bạch kim hoặc trang sức bằng bạc. Các sản phẩm nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới, là những kiểu dáng thiết kế thường được mạ Rhodium nhiều nhất.

Mạ Rhodium là gì?

 

Tại sao cần mạ Rhodium lên đồ trang sức

Mạ Rhodium được sử dụng cho  đồ trang sức bằng vàng trắng và bạc. 

Trong trang sức bạc, lớp mạ này làm tăng đáng kể độ bóng và bổ sung một lớp bảo vệ cho trang sức để chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên. Quá trình oxy hóa, hiện tượng chuyển màu có thể xảy ra ở trang sức bạc do độ ẩm, không khí và mồ hôi gây nên. 

Trái ngược với bạc, vàng trắng không dễ bị đổi màu. Vàng trắng có màu vàng nhạt tự nhiên, nên sau khi mạ Rhoudium, trang sức từ kim loại này sẽ có màu trắng sáng lý tưởng. 

Trên thực tế, đồ trang sức không thể được chế tác từ Rhodium rắn vì kim loại này rất giòn. Một lớp mạ từ kim loại này phải có độ dày hoàn hảo (0.75-1.0 micron) để tránh bị nứt và có thể tăng cường vẻ ngoài, chất lượng, tuổi thọ cho đồ trang sức. 

Tại sao cần mạ Rhodium lên đồ trang sức

 

Cách làm sạch và bảo quản trang sức mạ Rhodium

Trang sức mạ Rhodium sẽ không bị xỉn màu, vì vậy bạn không cần làm sạch đồ trang sức này thường xuyên vì việc cọ xát sẽ khiến cho lớp mạ nhanh chóng bị bào mòn. 

Nếu bạn quyết định làm sạch trang sức mạ từ kim loại này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tránh sử dụng xà phòng, nước và các hóa chất mạnh. 
  • Nên sử dụng một vật liệu mềm, không tạo ra quá nhiều ma sát  như miếng vải mềm, sợi nhỏ để làm sạch trang sức.
  • Nếu đồ trang sức mạ kim loại này bị mất đi vẻ sáng bóng, thì có lẽ lớp  mạ đã bị mòn và cần phục hồi lại. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng thường xuyên có thể làm mòn kim loại chính
  • Không sử dụng trang sức này khi tham gia các hoạt động thể thao, những hoạt động có sự va chạm mạnh.
  • Không nên sử dụng những loại vải đánh bóng vàng, bạc để vệ sinh trang sức mạ kim loại này.
  • Không để trang sức mạ từ kim loại này tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm dưỡng da, trang điểm, nước hoa, keo xịt tóc,…

Cách làm sạch và bảo quản trang sức mạ Rhodium

 

Ưu điểm và khuyết điểm của lớp mạ Rhodium

Ưu điểm:

  • Lớp mạ Rhodium có thể che giấu nhiều khuyết điểm ở kim loại ban đầu. 
  • Kim loại này sẽ khiến vàng trắng và bạc trở nên sáng bóng hơn. 
  • Vì cứng hơn vàng và bạc nên lớp mạ từ kim loại này sẽ giúp bảo vệ đồ trang sức tránh khỏi tình trạng  trầy, xước. 
  • Kim loại này không bị xỉn màu và không cần làm sạch thường xuyên. 
  • Là kim loại an toàn cho những người bị dị ứng niken vì có thể ngăn cản sự tiếp xúc giữa niken với da. Nếu da bị dị ứng bởi niken, bạn nên mua những sản phẩm trang sức mạ Rhodium hoặc chuyển sang các trang sức từ kim loại ít gây dị ứng khác.

Khuyết điểm:

  • Kim loại này rất hiếm, vì vậy các thợ kim hoàn chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ để mạ các kim loại khác. 
  • Kim loại này sẽ bị bong, bào mòn sau thời gian dài sử dụng, vì vậy bạn sẽ phải thực hiện mạ lại vài năm một lần nếu đó là món trang sức được sử dụng hàng ngày.

Với những món đồ trang sức sử dụng hàng ngày, bạn có thể yêu cầu thợ kim hoàn làm lớp mạ dày hơn để có được độ bền lâu hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ làm thay đổi màu sắc của trang sức. 

Một lớp Rhodium dày sẽ làm cho trang sức của bạn trông giống như bạch kim hơn. Tùy thuộc vào mong muốn và phong cách của mình, bạn cần cân nhắc và trao đổi với thợ kim hoàn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

Ưu điểm và khuyết điểm của lớp mạ Rhodium

 

Trang sức mạ Rhodium có an toàn không?

Rhodium không gây dị ứng vì không chứa niken – một loại kim loại có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên da. Lớp mạ từ kim loại này đóng vai trò như lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa da với những loại hợp kim có chứa niken để giữ cho làn da luôn an toàn. 

Nếu bạn bị dị ứng niken hoặc chỉ muốn bảo vệ làn da của mình, thì Rhodium chính là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Trang sức mạ Rhodium rất an toàn, không độc hại, là lựa chọn được khuyến nghị cho làn da nhạy cảm, cho trẻ sơ sinh và cho những người mới xỏ khuyên. Trang sức mạ kim loại này không gây kích ứng hoặc để lại vết thâm trên da.  

Trang sức mạ Rhodium có an toàn không?

 

Mạ Rhodium có bị xỉn màu không?

Rhodium không chứa kim loại niken nên không bị xỉn màu. Kim loại này cũng chống ăn mòn và chống gỉ. 

Ngoài ra, kim loại này có độ cứng cao nên không cần phải hợp kim hóa với các kim loại khác như niken hoặc đồng (niken và đồng là những kim loại có thể bị ăn mòn và để lại những vết xanh đậm trên da người đeo sau một thời gian dài sử dụng). 

 

Lớp mạ Rhodium có bền không?

Nhiều người cho rằng, lớp mạ Rhodium chỉ cần thực hiện một lần và có thể tồn tại vĩnh viễn, tuy nhiên lớp mạ này chỉ có thể kéo dài 12 đến 18 tháng hoặc vài năm và sẽ bị ma sát dần dần. Bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất cơ thể nào của người đeo đều có thể ảnh hưởng đến tốc độ mài mòn của kim loại quý.

Trong số những sản phẩm trang sức được mạ từ Rhodium, những chiếc vòng cổ, những đôi hoa tai có thể sẽ lâu bị mòn, nhưng những chiếc nhẫn sử dụng hàng ngày chỉ tồn tại được một năm hoặc vài năm. Sau cùng, bạn sẽ phải mạ lại nhiều lần và số lần mạ lại tùy phụ thuộc vào tần suất sử dụng.

Cách tốt nhất để biết đồ trang sức có cần mạ lại hay không, bạn nên quan sát kỹ màu sắc của trang sức. Nếu trang sức lộ ra màu sắc kim loại bạn đầu (thường sẽ bắt đầu ở dưới cùng và bên trong vòng của bạn vì đó là nơi có nhiều ma sát nhất), đó là lúc bạn cần mạ lại. 

Trong hầu hết các trường hợp, nếu món đồ trang sức cần phải trải qua bất kỳ công việc sửa chữa hoặc đánh bóng nào, lớp mạ Rhodium cung bị loại bỏ. Do đó, quá trình mạ Rhodium thường được thực hiện sau cùng.

Lớp mạ Rhodium có bền không?

 

Trang sức có khi nào được làm hoàn toàn bằng Rhodium không?

Rhodium được xem là một khoảng đầu tư không ổn định vì có giá trị khá cao, có thể cao hơn gấp 10, 20 lần giá vàng. Phần lớn kim loại này được thu mua để làm chất xúc tác trong quá trình khử nitơ oxit thành nitơ trong bộ chuyển đổi xúc tác ba chiều ở ô tô. Và kim loại quý này chỉ là sản phẩm phụ của quá trình khai thác bạch kim và niken. Do đó kim loại này khá đắt và hiếm.

Ngoài ra, Rhodium là một kim loại cứng, bền, không bị ăn mòn, không bị oxy hóa và ít bị trầy xước nhưng lại rất giòn ở dạng nguyên chất. Đây là lý do tại sao các ngành công nghiệp thương mại và ngành công nghiệp trang sức sử dụng kim loại này cho mục đích mạ kim loại hơn là sử dụng nguyên khối. 

Việc chi một số tiền quá lớn cho những món đồ trang sức dễ vỡ được làm hoàn toàn bằng Rhodium là điều hiếm xảy ra.

Trang sức có khi nào được làm hoàn toàn bằng Rhodium không?

 

Trang sức mạ Rhodium có giá trị không?

Lớp mạ Rhodium mang lại vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh và không bị xỉn màu, nhưng việc duy trì có thể khá tốn kém khi sử dụng lâu dài. 

Tuy nhiên, nếu bạn mạ Rhodium cho một món đồ trang sức mà bạn không sử dụng hàng ngày hoặc một món đồ không bị ma sát nhiều thì lớp mạ sẽ có tuổi thọ từ 7 đến 10 năm. Nếu bạn sử dụng trang sức hàng ngày, bạn có thể cần phải mạ lại sau 1-2 năm. 

Vì vậy, trang sức mạ Rhodium là một trong số những lựa chọn rất đáng giá đối với những ai đang tìm kiếm một sản phẩm trang sức có độ sáng bóng và chống xước cao.

Trang sức mạ Rhodium có giá trị không?

 

So sánh bạc 925 và Rhodium

Bạc 925 (bạc Sterling) không trắng, sáng hoặc phản chiếu bằng Rhodium. 

Bạc nguyên chất quá mềm để được chế tạo thành đồ trang sức, vì vậy thường được kết hợp với kim loại khác để tăng cường độ cứng nhưng vẫn giữ được độ dẻo và vẻ đẹp của kim loại quý. Bạc 925 là hợp kim của bạc được kết hợp từ 92,5% bạc nguyên chất và 7,5% các kim loại khác như đồng, niken.

Tuy nhiên, sự hiện diện của đồng và niken trong loại bạc này là nguyên nhân gây ra hiện tượng xỉn màu. Do đó, lớp mạ Rhodium phủ bên ngoài có tác dụng bảo vệ loại bạc này tránh khỏi việc trầy xước hoặc mài mòn và ngăn chặn tình trạng xỉn màu. Đồng thời, lớp mạ này cũng giúp tăng thêm giá trị và độ bền cho bạc Sterling.

Việc lựa chọn trang sức mạ Rhodium hay bạc 925 là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Bạn cũng có thể lựa chọn trang sức có sự kết hợp cả hai là bạc 925 mạ Rhodium. Trang sức bạc 925 mạ Rhodium giúp loại bỏ nguy cơ bị xỉn màu và bảo vệ làn da của người đeo khỏi một lượng nhỏ niken trong bạc. 

Khi lớp mạ này bị bào mòn, bạn có thể không nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng trên trang sức bạc vì cả hai kim loại đều có màu sắc tương tự như nhau. 

So sánh bạc Sterling và Rhodium

 

So sánh Rhodium và bạch kim

Cả Rhodium và bạch kim đều là một trong số những kim loại quý hiếm, có màu bạc và có giá trị cao. Mặc dù được chiết xuất từ quặng bạch kim, nhưng Rhodium thậm chí còn khan hiếm hơn bạch kim và có giá cao hơn nhiều. Khi độ dày vượt quá 1,0 micron, kim loại này sẽ trở nên giòn. Vì vậy, một thợ kim hoàn không thể tạo ra một sản phẩm hoàn toàn từ Rhodium. 

Bạch kim dễ uốn hơn và không bị nứt gãy khi có độ dày cao. Kim loại này được sử dụng để tạo ra đồ trang sức dễ bảo quản và bền. Trang sức bạch kim đắt hơn trang sức mạ Rhodium, mặc dù bạch kim có giá trị thấp hơn. Trang sức mạ Rhodium chỉ có một lớp phủ mỏng bằng kim loại tốt, nên có giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên trang sức mạ từ kim loại quý này cũng rất đẹp và thậm chí còn phản chiếu ánh sáng tốt hơn cả bạch kim.  

So sánh Rhodium và bạch kim

 

So sánh Rhodium và vàng

Màu sắc là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Rhodium và vàng. Vàng có màu vàng ấm, trong khi Rhodium là bạc lạnh. Cả hai kim loại đều bền, quý và đắt tiền. Đồ trang sức có thể được làm từ vàng nguyên khối, giống như bạch kim, còn Rhodium chỉ được sử dụng để mạ các kim loại khác.

Bạn không nên mạ vàng vàng bằng kim loại quý màu trắng này, trừ khi bạn muốn biến đồ trang sức bằng vàng của mình thành bạc. Theo thời gian, lớp vàng được mạ sẽ bị lộ ra. Trước khi được mạ Rhodium, vàng thường được tẩy trắng và tạo ra màu trắng bằng cách kết hợp với các kim loại khác. 

Ngoài ra, giá thành của Kim loại này cao gấp đôi hoặc hơn vàng tùy theo biến động thị trường. Trang sức vàng nguyên khối đắt hơn trang sức mạ Rhodium, nhưng cả hai đều có chất lượng cao. 

So sánh Rhodium và vàng

 

Đồng thau mạ Rhodium có chuyển sang màu xanh lục không?

Điều này có thể xảy ra, nhưng không phải là kết quả của quá trình mạ kim loại. Đồng thau có tính ăn mòn, nhưng Rhodium thì không. Nếu đồng thau mạ Rhodium chuyển sang màu xanh lục sau một thời gian sử dụng, thì lớp mạ đã bị mòn, điều này rất dễ xảy ra với đồng thau. 

Đồng thau không được dùng làm kim loại cơ bản để mạ Rhodium trong đồ trang sức mỹ nghệ vì có giá trị thấp trong khi kim loại dùng để mạ lại rất quý. Nếu đồng thau được sử dụng cho đồ trang sức rẻ tiền, lớp mạ Rhodium phải thật mỏng. Nhưng lớp mạ mỏng sẽ nhanh mòn. Đồng thau dễ uốn và lớp mạ được phủ bên ngoài sẽ giúp tăng thêm độ bền trang sức, nhưng đây không phải là một khoản đầu tư hợp lý. 

 

Có phải tất cả vàng trắng đều được mạ Rhodium?

Hầu hết đồ trang sức bằng vàng trắng trên thị trường thương mại đều được mạ bằng Rhodium. Nếu đồ trang sức vàng trắng của bạn là bạc bóng, thì có thể đã được mạ một lớp Rhodium. Nếu trang sức có màu vàng nhạt thì đó có thể là vàng trắng thật. 

Vàng trắng nguyên chất không phải là màu trắng mà có màu hơi vàng. Các sắc thái màu sắc khác nhau của vàng đến kết hợp các kim loại khác. Để tạo ra vàng trắng, niken thường được thêm vào như một chất tẩy trắng. Một lớp Rhodium sẽ bảo vệ da bạn khỏi tiếp xúc với niken và loại bỏ sắc vàng trong vàng trắng.

Việc sở hữu vàng trắng mạ kim loại này cũng là một lựa chọn tốt, lớp mạ từ kim loại này có tác dụng làm tăng giá trị và độ bền cho trang sức. Tuy nhiên, bạn chuẩn bị chi phí cho việc bảo dưỡng để duy trì độ sáng, độ bóng và độ phản chiếu cho trang sức. 

Có phải tất cả vàng trắng đều được mạ Rhodium?

 

Các thiết kế trang sức đa dạng và độc đáo từ kim loại quý luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Sẽ không có người phụ nữ nào từ chối niềm vui của mình khi được sở hữu một chiếc nhẫn bạch kim hay một chiếc vòng tay bạc tinh tế. Khi lựa chọn các sản phẩm từ kim loại này, bạn cần chú ý đến các đặc tính và chỉ số độ bền. Nhưng nếu trang sức được mạ Rhodium, bạn không phải lo lắng về điều đó.

Trên đây là những chia sẻ của Kim Cương Đá Quý về Rhodium và trang sức mạ từ kim loại này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Comments are closed.