đá Scolecite

Đá Scolecite: viên đá họ Zeolite có màu sắc độc đáo

Đá Scolecite thuộc họ Zeolit với màu sắc và hoa văn độc đáo. Màu chủ đạo của đá Scolecite là màu trắng, không màu và đôi khi có lẫn các màu hồng, cam, tím, xanh hoặc xám… Tuy nhiên, do đá có các vùng và các vân với cường độ màu lệch nhau, tạo nên những hoa văn bắt mắt. Scolecite có cấu tạo cực kì đặc biệt so với hầu hết các loại đá quý trên toàn thế giới. Đá còn có khả năng tạo ra điện tích tạm thời dưới tác dụng nhiệt (nhiệt điện) hoặc áp suất cơ học (áp điện).

 

Đá Scolecite là gì?

Đá Scolecite là một loại đá bán quý chứa khoáng chất Tectosilicate Canxi nhôm ngậm nước nhiều màu sắc, nhưng thường có màu trắng, không màu và hồng cam. Scolecite có công thức hóa học là CaAl2Si3O10. 3H2O hoặc Ca(Si3Al2)O10 · 3H2O (do Hiệp hội Khoáng vật học Quốc tế (IMA) quy định). Trong loại đá này đôi khi có chứa các tạp chất Natri và Kali.

Họ đá Zeolite gồm nhóm khoáng chất Aluminosilicat tứ diện có cấu trúc vi xốp bao gồm 3 nhóm đá chính: Thomsonite, NatroliteMesolite.

Natrolite và Mesolite đều có cấu trúc giống như Scolecite, nhưng Mesolite và Natrolite là cấu trúc trực thoi trong khi Scolecite là cấu trúc đơn tà. Mesolite được kết hợp với Natrolite để tạo nên các tinh thể Scolecite hình kim nhỏ hoặc sợi. Ngoài ra, bạn có thể thấy Scolecite ở các hình dạng như hình lăng trụ mỏng hoặc tinh thể song sinh (Twins).

Các tinh thể Scolecite song sinh có thể là dạng tinh thể song sinh tiếp xúc (nơi đá tách ra từ một điểm trung tâm để tạo ra hai tinh thể đối xứng phản chiếu) hoặc song sinh thâm nhập (nơi đá phát triển lẫn vào nhau, có cùng một khu trung tâm chung nhưng không đều). Tinh thể Staurolite hình chữ thập là một ví dụ điển về song sinh thâm nhập mà bạn có thể biết.

Đá Scolecite có khá nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:

  • Scoulerite
  • Scolésite
  • Ellagite
  • Mésotype
  • Lime Mesotype
  • Weissian
  • Episcolecite / Episkolecite
  • Đá Acicular

Đá Scolecite là gì?

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Scolecite

Công thức hóa học CaAl2Si3O10.3H2O
Cấu trúc tinh thể Đơn tà (Monoclinic) và giả song tinh (Pseudotetragonal)
Họ khoáng chất Zeolite
Màu sắc Không màu, trắng, hồng, màu cá hồi, tím, vàng, đỏ và xanh lục
Độ cứng trên thang Mohs 5 – 5.5 điểm trên thang Mohs
Độ bóng Thủy tinh thể (thủy tinh), mượt (khi dạng sợi)
Chỉ số khúc xạ 1.509 – 1.525
Khối lượng riêng 2.16 – 2.40
Phân tách tinh thể Hoàn hảo trên {110} trên {110}
Trong suốt Trong suốt đến mờ đục
Vết nứt gãy Không đều
Màu vết rạch Trắng
Huỳnh quang Đôi khi phát huỳnh quang màu vàng đến nâu ở LW – UV & SW – UV
Đá sắc Không
Lưỡng chiết suất 0.007 – 0.012
Phân tán Mạnh mẽ

 

Ý nghĩa và công dụng đá Scolecite

Scolecite là viên đá tượng trưng cho sự bình an nội tâm, tâm hồn, khả năng tự phục hồi và là viên đá đại diện cho sự cân bằng, sức mạnh, chẳng hạn như ánh sáng và bóng tối .

Giống như tất cả các loại đá quý, Scolecite có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để hỗ trợ chữa bệnh. Một số đặc tính chữa bệnh của Scolecite phụ thuộc vào màu sắc của đá.

Scolecite màu hồng có cùng đặc tính với các loại đá quý màu hồng khác, với tác dụng thúc đẩy yêu bản thân khả năng chấp nhận rất tốt. Trong khi đó, Scolecite màu trắng hoặc không màu mang lại đặc tính làm sạch và thanh lọc mạnh mẽ của các loại đá quý màu trắng. Trên thực tế, đặc tính làm sạch của Scolecite sẽ tương tự như đá Selenite.

Đá Scolecite phù hợp với các bạn nữ, thể hiện năng lượng dễ tiếp thu, nữ tính và bí ẩn.

 

Chữa bệnh về thể chất

Tinh thể Scolecite được sử dụng để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, hỗ trợ nhịp thở và có giấc ngủ lành mạnh hơn, đặc biệt nếu bạn bị mất ngủ. Bên cạnh đó, Scolecite còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng, chức năng hệ thống miễn dịch, những vấn đề về hệ thần kinh, phổi, ruột và mắt.

 

Chữa lành cảm xúc

Scolecite mang lại sự cân bằng và thư giãn về mặt cảm xúc, đặc biệt nếu bạn cần tập trung lại sau một ngày bận rộn. Nhìn chung, tinh thể này cực kỳ êm dịu, vì vậy đá thường được sử dụng cho những người bị mắc chứng rối loạn lo âu hoặc các cơn hoảng loạn.

Ý nghĩa và công dụng đá Scolecite

 

Đá Scolecite hợp với mệnh gì?

Scolecite là một loại đá có nhiều sắc thái khác nhau, vì vậy mỗi một màu sắc sẽ phù hợp với từng bản mệnh khác nhau như:

Các tinh thể Scolecite sẽ giúp xua tan những rủi ro, điềm xấu trong kinh doanh, mang lại sức khỏe, tài lộc, may mắn, công việc thuận lợi và bảo vệ chủ nhân an toàn.

Đá Scolecite hợp với mệnh gì?

 

Đá Scolecite hợp với cung nào?

Về mặt chiêm tinh, đá Scolecite là viên đá của những người cung hoàng đạo Ma Kết và là viên đá của yếu tố gió (hoặc không khí). Scolecite sẽ mang đến cho chủ nhân sự sáng tạo, trí tuệ, tự tin, kích thích khám phá, kết nối với mọi người xung quanh, đem lại cảm giác yên bình và xóa bỏ những năng lượng tiêu cực.

Đá Scolecite hợp với cung nào?

 

5 cách chăm sóc và làm sạch đá Scolecite

Scolecite là loại đá có độ cứng Mohs không quá cao, vì vậy để đá luôn giữ được độ bền, đẹp và không bị hư hại thì bạn cần thực hiện chính xác theo 5 cách sau:

  • Có thể làm sạch Scolecite bằng hỗn hợp nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, dùng bàn chải đánh răng mềm nhúng vào dung dịch để chà nhẹ lên đá. Rửa sạch cặn xà phòng, sau đó lau khô đá bằng vải mềm.
  • Không để đá quý tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh, axit, chất tẩy rửa siêu âm và hơi nước.
  • Không đeo các trang sức khi làm việc nhà, makeup, tập thể dục,… để tránh làm vỡ, cong, gãy, trầy xước và giảm độ sáng bóng của món đồ.
  • Với độ phân tách hoàn hảo và độ cứng tầm trung, thì các trang sức đá quý như nhẫn và vòng đeo tay nên được cài đặt bảo vệ.
  • Không được để các trang sức Scolecite chung hoặc chồng chéo lên nhau, vì điều này có thể làm đá bị trầy xước và hư hỏng. Thay vào đó, bạn nên bảo quản đá và trang sức riêng trong một chiếc hộp có lót vải.

5 cách chăm sóc và làm sạch đá Scolecite

 

Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Scolecite

Tiêu chuẩn 4C của GIA như màu sắc, độ tinh khiết, vết cắttrọng lượng carat sẽ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá trị đá Scolecite.

 

Màu sắc (Color)

Phần lớn đá Scolecite có màu trắng hoặc không màu, nhưng loại đá này còn có các sắc thái khác như đỏ, hồng, tím, vàng, xanh lục và xám. Màu sắc khác nhau của đá được tạo nên bởi các tạp chất khoáng chất hoặc tạp chất của nhiều nguyên tố.

Thông thường, màu sắc đá càng hiếm thì giá trị của đá càng cao, nhưng Scolecite có giá trị cao nhất sẽ có màu trắng như tuyết. Những viên Scolecite giá trị thấp cũng có thể có màu trắng nhưng các đường vân và màu sắc nhìn tổng thể sẽ kém hấp dẫn hơn.

Màu sắc (Color) đá Scolecite

 

Độ tinh khiết (Clarity)

Scolecite có độ trong suốt càng cao thì sẽ càng giá trị, nhưng đa số các viên Scolecite thường có độ trong mờ cho đến đục giống như thạch anh hoặc Fluorite. Gần như không thể tìm thấy viên Scolecite kích thước to mà có độ trong suốt hoàn hảo.

Độ tinh khiết (Clarity) đá Scolecite

 

Giác cắt (Cut)

Đá Scolecite thường được mài giác thành dạng cabochon, hình chữ nhật, Tumbled hoặc chạm khắc. Các tác phẩm chạm khắc siêu hình bằng Scolecite phổ biến bao gồm quả cầu Scolecite, con lắc và tháp.

Các nhà sưu tập cũng có thể tìm kiếm các mẫu vật Scolecite thô có hình dạng tinh thể hấp dẫn như Spray hoặc song sinh (Twins).

Giác cắt (Cut) đá Scolecite

 

Các biến thể của đá Scolecite

Mặc dù Scolecite không có bất kỳ biến thể cụ thể nào, nhưng đôi khi bạn có thể thấy thuật ngữ “Peach Scolecite” và đây là tên gọi của một loại đá Stilbite có màu đào chứa tinh thể Scolecite. Loại đá này có công dụng phong thủy mạnh mã, mang nhiều năng lượng của niềm vui, sự sáng tạo và trí tuệ hỗ trợ cho người sở hữu.

Các biến thể của đá Scolecite

 

Phân biệt đá Scolecite và đá Selenite

Nếu nhìn lướt qua bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn đá Scolecite và Selenite với nhau, nhưng đây là hai loại đá hoàn toàn khác nhau.

Đá Scolecite là loại đá Silicat Canxi ngậm nước, trong khi Selenite là đá Canxi Sulfat ngậm nước. Đá Selenite cũng phong phú và đa dạng hơn nhiều so với Scolecite.

Selenite là một loại thạch cao nên cực kỳ mềm và chỉ có 2 điểm trên thang độ cứng Mohs. Điều này có nghĩa là bất kỳ vật liệu nào (ngoại trừ bột Talc) cũng có thể làm trầy xước Selenite. Ngược lại, Scolecite có số điểm từ 5 đến 5,5, độ cứng này tương đương với dưỡi dao hoặc tấm kính.

Phân biệt đá Scolecite và đá Selenite

 

Giá đá Scolecite tham khảo

Các loại đá Scolecite thường có giá cả phải chăng, viên đá được mài giác có chất lượng tốt sẽ có giá khoảng 200 USD mỗi carat.

Scolecite dạng cabochon có giá bán dao động từ 0,15 – 4 USD mỗi carat. Các mẫu vật Scolecite được chạm khắc, chẳng hạn như con lắc và hình tháp thường có giá từ 5 – 25 USD mỗi chiếc.

Các tinh thể Scolecite thô thường có giá bán từ 10 – 30 đô la mỗi viên, mẫu tinh thể lớn có thể được những người bán lẻ bán với giá lên tới gần 2.000 USD.

Giá trị của đá Scolecite

 

Trang sức đá Scolecite

Đá Scolecite thường không được thợ kim hoàn sử dụng phổ biến để chế tạo các trang sức cao cấp. Tuy nhiên, đá vẫn được kết hợp với một số hợp kim như bạch kim, vàng trắng, vàng vàng, vàng 18K, vàng 14K,… để làm thành các trang sức mang phong cách cổ điển.

Trang sức đá Scolecite

 

Lịch sử đá Scolecite

Cái tên “Scolecite” được xuất phát từ thuật ngữ tiếng Hy Lạp Skolex, có nghĩa là “con sâu”. Cái tên này có ý nghĩa là Scolecite sẽ cuộn lại như một con sâu dưới ngọn lửa ống thổi.

Vào năm 1813, hai nhà hóa học người Đức là Adolph Ferdinand Gehlen và Johann Nepomuk von Fuchs đã phát hiện ra Scolecite ở Kaiserstuhl và chính họ là người đầu tiên mô tả về đá quý này. Hai nhà hóa học này đã công bố phát hiện của mình trên Tạp chí Hóa học và Vật lý Schweiz.

Vào đầu những năm 1800, các nhà khoáng vật học đã bắt đầu nghiên cứu và phân tích họ đá Zeolite. Vào thời điểm đó nhóm đá Natrolite được đặt tên này vì có chứa các Zeolite dạng sợi.

Khi Fuchs và Gehlen phát hiện ra đá Scolecite, ban đầu họ đã đặt tên cho đá là “Skolezit”, sau đó chỉnh lại tên thành Scolecite.

Lịch sử đá Scolecite

 

Nguồn gốc đá Scolecite

Đá Scolecite là khoáng chất thứ cấp được hình thành khi các khoáng chất khác bị thay đổi bởi các điều kiện như thời tiết, nhiệt, áp suất và thay đổi thủy nhiệt.

Các khoáng chất trong họ Zeolite ​​thường tuân theo một trình tự thay đổi từ khoáng chất này sang khoáng chất khác do các điều kiện bên ngoài, mặc dù trình tự này phụ thuộc vào loại đá.

Trong đá núi lửa có chứa hàm lượng khoáng chất silica cao hoặc thấp và Scolecite hình thành từ Mesolite. Tùy thuộc vào các điều kiện, Scolecite cuối cùng có thể biến thành đá Chabazite.

Sự khác biệt giữa quá trình đá núi lửa có hàm lượng silica thấp so với đá núi lửa có hàm lượng silic cao sẽ thể hiện ở phần đầu của mỗi chuỗi. Trình tự trong đá giàu silica sẽ bắt đầu bằng đất sét chuyển sang thạch anh, còn đá ít silica bắt đầu bằng Cowlesite chuyển sang Levyne.

Đá Scolecite thường được tìm thấy trong các hốc đá Bazan, các khe nứt kiểu núi cao (các vết nứt dọc, hở có chứa các tinh thể), bên trong các lỗ hổng của đá Graniteđá Syenite.

Nguồn gốc đá Scolecite

 

Đá Scolecite được tìm thấy ở đâu?

Đá Scolecite được hình thành ở nhiều châu lục trên thế giới bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi. Nguồn Scolecite chính ngày nay là Ấn Độ và nơi có trữ lượng tinh thể quý hiếm sẽ Iceland.

Các nguồn khai thác Scolecite khác bao gồm: Brazil, Cộng hòa Séc, Nga, Scotland, Nam Phi, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ (bao gồm dãy núi Alps của Thụy Sĩ).

Đá Scolecite được tìm thấy ở đâu?

Comments are closed.