Nội Dung Bài Viết
Đá Benitoite là gì?
Benitotie là một loại đá quý có màu xanh lam đến không màu, được tìm thấy tại California, nổi tiếng với độ quý hiếm cực cao và độ lấp lánh, độ tán sắc cao hơn cả kim cương. Màu xanh của đá đôi khi trông như sapphire hoặc rực rỡ như đá Tanzanite. Cả Benitotie và Tanzanite đều được xếp hạng trong 20 loại đá quý hiếm hơn kim cương.
Mặc dù là một loại đá bán quý, nhưng Benitoite có đặc tính vượt trội hơn nhiều các loại đá quý khác về chỉ số khúc xạ, độ tán sắc và độ lấp . Benitoite là một trong các loại đá quý có chỉ số khúc xạ ánh sáng cao nhất, chỉ sau đá Sapphire và đá Ruby. (Chỉ số khúc xạ ảnh hưởng đến độ sáng chói của đá, hoặc độ lấp lánh của ánh sáng phản chiếu từ bên trong đá.)
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Benitoite
Khoáng vật Benitoite bao gồm Barium, Titanium, Silicat, đôi khi còn có tạp chất Natri. Đây là loại đá quý thuộc nhóm khoáng vật riêng và có thể bị nhầm lẫn với nhóm khoáng sét Bentonit.
Benitoite xanh thể hiện huỳnh quang mạnh, có màu xanh phấn dưới ánh sáng tia cực tím sóng ngắn và ánh sáng ở vùng trung tâm phát huỳnh quang mạnh hơn so với các cạnh.
Dưới tia cực tím sóng dài, vùng trung tâm của đá Benitoit không màu phát sáng màu đỏ nhạt, trong khi các cạnh không phát huỳnh quang.
Cấu trúc tinh thể | Hình lục giác |
Màu sắc | Xanh lam, xanh tím, không màu và hiếm khi có màu hồng |
Độ cứng Mohs | 6 – 6.5 điểm trên thang Mohs |
Độ bóng | Giống như thuỷ tinh |
Chỉ số khúc xạ | Quá giới hạn 1.757 – 1.805 |
Khối lượng riêng | 3.64 – 3.68 |
Phân tách tinh thể | Kém hoặc không rõ ràng |
Trong suốt | Mờ đến trong suốt |
Vết nứt gãy | Hình nón |
Màu vết vạch | Trắng |
Phát quang | Huỳnh quang có màu xanh trắng phấn mạnh mẽ trong SW-UV và màu đỏ nhạt trong LW-UV |
Đa sắc | Lưỡng sắc mạnh từ không màu đến xanh lam |
Ý nghĩa và công dụng chữa bệnh của đá Benitoite
Từ Benitoi là một họ trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “may mắn”. Do vậy, đá Benitoite cũng mang ý nghĩa là may mắn, hạnh phúc và vẻ đẹp.
Benitoite là một trong những loại đá quý màu xanh lam, tượng trưng cho bầu trời và biển, có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh vật lý
Benitoite được cho là loại đá có khả năng giúp tái tạo năng lượng thể chất và tinh thần cho người sở hữu.
Viên đá màu xanh này có thể giúp chủ nhân hồi phục những vết thương một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đá Benitoite còn được dùng để hỗ trợ điều trị căn bệnh rối loạn chuyển hóa máu rất hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh cảm xúc và tinh thần
Đá Benitoite có thể giúp bạn làm dịu tâm trí, loại bỏ những năng lượng tiêu cực, trở ngại, mệt mỏi và thiết lập một môi trường sống tích cực. Việc sử dụng Benitoite trong lĩnh vực chữa bệnh bằng tinh thể được cho là có tác dụng soi sáng sự thật ẩn giấu, soi sáng bản chất bản thân và thế giới xung quanh bạn.
Ngoài ra, các tinh thể đá quý Benitoite còn có thể giúp bạn hài hòa giữa hai bán cầu não, cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Nhờ vậy, bạn có thể lấy lại sự kiểm soát và đạt được trạng thái bình an trong nội tâm.
Đá Benitoite hợp mệnh gì?
Sở hữu màu xanh tươi mát và êm dịu, đá Benitoite hợp với những người mệnh Mộc (tương sinh) và mệnh Thủy (tương hợp). Những người thuộc bản mệnh này, khi sở hữu đá Benitoite sẽ mang lại nhiều may mắn, thành công, hạnh phúc và vui vẻ trong cuộc sống cũng như công việc.
Mặc dù không phải là đá khai sinh truyền thống, nhưng đôi khi đá quý màu xanh lam này rất phù hợp với những người sinh vào tháng Tám và tháng Chín, những người sinh vào cuối mùa hè.
Ngoài ra, loại đá này cũng có sự liên kết chặt chẽ với những người cung Xử Nữ, giúp họ tạo ra sự thay đổi lớn cho triển vọng và nỗ lực trong công việc cũng như cuộc sống.
Cách bảo quản và làm sạch đá Benitoite
Đá Benitoite đạt 6.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs và khả năng phân tách kém, nên loại đá quý này có tính bền khá cao.
Do vậy, bạn có thể bảo quản và làm sạch Benitoite đơn giản 5 cách sau:
- Bạn có thể làm sạch viên đá một cách an toàn bằng bàn chải mềm, xà phòng dịu nhẹ và nước ấm.
- Tránh làm sạch đá Benitoite bằng hơi nước hoặc chất tẩy rửa siêu âm vì có thể gây hư hỏng đá.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như axit flohydric và natri cacbonat nóng chảy lên đá, sẽ gây ra phản ứng xấu hoặc làm hư hỏng đá.
- Bạn cần bảo quản viên đá trong túi vải riêng hoặc hộp đựng đồ trang sức có lót vải mềm và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ được độ bóng và màu sắc của đá.
- Nên tháo trang sức đá Benitoite ra khi vận động, làm việc nhà hoặc sử dụng mỹ phẩm, nước hoa,…
Tiêu chuẩn đánh giá đá Benitoite
Trang sức đá quý Benitoite rất hiếm trên thị trường và rất có giá trị đối với các nhà sưu tập. Giá trị của đá Benitoite có thể bị ảnh hưởng lớn bởi độ hiếm, màu sắc, vết cắt, độ tinh khiết và trọng lượng carat của viên đá này.
Màu sắc
Đá Benitoite có màu xanh lam là phổ biến nhất, nhưng loại đá quý này cũng có biến thể không màu, màu vàng và đôi khi có màu hồng. Hầu hết các tinh thể Benitoite có viền màu xanh lam, tâm đá quý màu trắng và trong mờ. Cũng có một số viên đá khác, có màu xám xanh và mờ đục do sự hiện diện của bao thể Crossite.
Màu xanh của đá Benitoite được cho rằng do các tạp chất sắt trải qua quá trình chuyển điện tích (một electron bị kích thích và chuyển sang ion khác) giống như màu xanh Prussian (màu xanh chàm đậm, trung tinh, có pha một ít sắc xanh coban).
Benitoite trong suốt có màu xanh tương tự đá Tanzanite là có giá trị nhất, trong khi loại đá rất nhạt hoặc rất sẫm thì có ít giá trị hơn.
Benitoite màu xanh đậm hơn không hiển thị sự phân tán ánh sáng, nhưng các màu sắc có sắc thái nhẹ hơn thì có.
Vết cắt
Sự hiếm có của đá Benitoite khiến việc lựa chọn các vết cắt mài giác trở nên khó khăn hơn, do thợ mài đá phải lựa chọn kiểu cắt đẹp nhất nhưng lại ít lãng phí đá nhất. Hầu hết, các thợ kim hoàn đều lựa chọn cách ưu tiên tiêu hao đá ít nhất để giữ được giá trị của viên đá.
Đá Benitoite xanh khi được cắt dọc chính xác sẽ hiển thị tốt nhất tính đa sắc. Các loại đá quý Benitoite mài giác đều có hình bầu dục, hình tròn hoặc là hình biến thể của một trong hai.
Độ tinh khiết
Đá Benitoite thuộc loại II trên cấp độ tinh khiết của đá quý màu, do loại đá này có thể nhìn thấy được các tạp chất bên trong. Nhưng đá Benitoite có chất lượng hàng đầu thì lại không có tạp chất. Những viên đá thuộc chất lượng hàng đầu được gọi là “sạch mắt” và có giá trị rất cao.
Các tạp chất hoặc nhược điểm phổ biến trong đá Benitoite là Pyroxene, Amphibole và vết nứt, tạo thành các vết như kim, dấu vân tay bên trong Benitoite.
Trọng lượng carat
Mỏ Benito đã sản xuất khoảng 5.000 ct đá Benitoite thô trong lịch sử, khoảng 50% trong số lượng này được sản xuất trong 60 năm đầu tiên. Viên Benitoite lớn nhất được biết đến chỉ đạt 7,8 ct.
Hầu hết các viên benitoite được tìm thấy đều dưới 1 ct, và rất ít đá có trọng lượng trên 2 ct. Do đó, giá đá Benitoite trên mỗi carat tăng theo cấp số nhân.
Đá Benitoite đã qua xử lý
Đá Benitoite sẽ thay đổi thành màu cam với lưỡng sắc hồng và cam sau khi được xử lý nhiệt. Tuy nhiên, loại đá quý này dễ bị nổ, vỡ trong quá trình xử lý, nên hiếm khi được xử lý để cải thiện màu sắc.
Giá đá Benitoite tham khảo
Do độ hiếm cực cao và nhiều đặc tính ấn tượng, nên đá Benitoite đã qua mài cắt có mức giá giao động từ 1.500 USD đến 8.000 USD/ carat.
Benitoite có chất lượng trung bình có giá 3.000 USD/ 1 carat. Tuy nhiên, một viên đá Benitoite 1 carat, không chứa các tạp chất hay còn được gọi là “sạch mắt” có giá từ 6.500 USD đến 10.000 USD. Giá trung bình cho viên đá có trọng lượng carat nhỏ là 700 USD.
Những viên đá quý Benitoite màu xanh trung bình sẽ có giá khoảng 4.000 USD/ 1 carat. Đá quý màu xanh xám nhạt hoặc xanh tím thường có giá từ 2.000 đến 3.000 USD/ 1 carat.
Những viên đá quý màu xanh rất nhạt hoặc không màu thường có giá từ 1.500 đến 2.000 USD/ 1 carat. Đá Benitoite thô có giá dao động từ 75 USD-400 USD/ 1 carat.
Trang sức đá Benitoite
Đá Benitoite trông giống như những viên ngọc bích nên được dùng làm đồ trang sức khá đắt tiền. Loại đá quý này có độ cứng thích hợp để dùng làm trang sức đá quý như nhẫn, hoa tai, mặt dây chuyền và vòng đeo tay.
Tuy nhiên, đá Benitoite được yêu thích dùng làm nhẫn cầu hôn hơn. Khó có thể tìm kiếm được viên đá quý lớn hơn 1ct, nhưng những chiếc nhẫn được làm từ đá quý này được xem là độc nhất vô nhị, thể hiện sự cam kết bền vững cho một mối quan hệ.
Lịch sử của đá Benitoite
Đá Benitoite đã được James Marshall Crouch, một nhà thám hiểm nghiệp dư, phát hiện vào năm 1906-1907 gần sông San Benito ở California. Crouch đã nghĩ rằng khoáng chất này là Sapphire hoặc Spinel, cho đến khi tiến sĩ George Louderback, một giáo sư khoáng vật học, tuyên bố đây là một khoáng chất mới và đặt tên cho loại đá quý này là “Benitoite”, vào tháng 7 năm 1907.
Trong hơn một thế kỷ, mỏ đá quý Benitoite đã trải qua nhiều lần mở rộng, đóng cửa, đặt tên mới và chuyển quyền sở hữu, do sự tranh giành của các nhà đầu tư. Cho đến năm 2005, mỏ đá quý này đã ngừng sản xuất, công ty sở hữu mỏ đã được bán lại và trở thành một trang web trả tiền để khách có thể tìm kiếm đá quý thông qua tài liệu.
Quá trình hình thành
Quá trình hình thành chính xác của đá Benitoite vẫn chưa được xác định. Bởi vì hai khoáng chất Barinium và Titanium rất ít khi cùng nhau xuất hiện trong quá trình khai thác đá quý.
Các nhà khoa học phân tích rằng Magma làm nóng nước giàu khoáng chất dưới lòng đất, bằng việc dùng nước lấp đầy các hốc đá, sau đó nguội dần và kết tinh thành Benitoit. Cho dù Bari và Titan đến từ Serpentine, Blueschist hay thứ gì khác, thì điều này vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Đá Benitoite được tìm thấy ở đâu?
San Benito ở California là mỏ khai thác đá Benitoite duy nhất, được biết đến là một trong số những mỏ đá quý chất lượng. Mỏ này chỉ sản xuất khoảng 300 ct đá quý Benitoite chất lượng hàng năm và chỉ khoảng 5.000 ct kể từ khi mỏ bắt đầu hoạt động.
Tuy nhiên, các khoáng chất đá Benitoite cũng được tìm thấy tại các địa điểm khác như: Arkansas (Hoa Kỳ), Châu Úc, Cộng Hòa Séc, Nhật Bản, Montana (Hoa Kỳ), Ru-ma-ni, Nga.