Bản đồ Đà Nẵng là gì

Bản đồ Đà Nẵng và 8 đơn vị cấp huyện chi tiết

Bản đồ Đà Nẵng cùng với bản đồ hành chính các quận/ quyện tại thành phố Đà Nẵng mang đến một số thông tin khái quát, tổng quan về vị trí địa lý, vị trí tiếp giáp, địa hình, ranh giới,.. của địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông quan bản đồ Đà Nẵng, bản đồ hành chính Đà Nẵng, bản đồ quy hoạch Đà Nẵng, bản đồ du lịch Đà Nẵng cùng một số bản đổ khác, độc giả sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về khu vực này.

 

Nội Dung Bài Viết

Giới thiệu thành phố Đà Nẵng

Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng Duyên hải Trung Bộ của Việt Nam, là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh), là đô thị loại I và là thành phố lớn nhất tại khu vực miền TrungTây Nguyên.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, hiện có 1.285.4 km² diện tích đất tự nhiên, với vị trí tải dài từ 15°15′ – 16°40′ vĩ độ Bắc, từ 107°17′ – 108°20′ kinh độ Đông. Về phía bắc, Đà Nẵng cách Hà Nội khoảng 766 km. Về phía nam, Đà Nẵng cách Hồ Chí Minh khoảng 961 km.

Đà Nẵng có đường bờ biển dài 92 km tạo nên vành đai nước nông lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế tổng hợp và phát triển kinh tế ngoại giao. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng cũng chiếm giữ vị trí hàng đầu về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, văn hóa, ý tế, giáo dục, dịch vụ, du lịch của miền Trung – Tây Nguyên và đóng vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế trong điểm miền Trung.

Vị trí tiếp giáp địa lý của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Đà Nẵng:

  • Phía bắc giáp liền với tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Phía nam giáp liền với tỉnh Quảng Nam
  • Phía đông giáp liền với biển Đông
  • Phía tây giáp liền với tỉnh Quảng Nam

Bản đồ Đà Nẵng, vị trí địa lý

 

Dân số thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có dân số đông dân đứng thứ 5 trên toàn quốc (xếp sau tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội), với 1.134.310 người dân sinh sống (theo kết quả thống kê sơ bộ vào năm 2019). Trong đó có 145.749 cư dân sinh sống tại nông thôn và 988.561 cư dân sinh sống tại đô thị.

Trên địa phận Đà Nẵng hiện có 37 dân tộc cùng chung sống với người nước ngoài, nhưng chủ yếu là: người Kinh, người Hoa, người Cơ Tu và các dân tốc ít người khác.

Mật độ tăng trưởng dân số tại thành phố Đà Nẵng có hơn 1% – 2% so với mức tăng trưởng dân số của cả nước. Từ năm 2005 đến năm 2011, mức độ tăng trưởng của Đà Nẵng là 2.5% – 3%. Đây là đơn vị hành chsinh có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh thứ ba trên toàn quốc (sau tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai).

 

Mật độ dân số thành phố Đà Nẵng theo quận/huyện

Quận Cẩm Lệ

  • Diện tích: 36 km²
  • Dân số: 159.295
  • Mật độ dân số: 4.720 người/km²

 

Quận Hải Châu

  • Diện tích: 23,3 km²
  • Dân số: 221.324 người
  • Mật độ dân số: 9.439 người/km²

 

Quận Liên Chiểu

  • Diện tích: 75 km²
  • Dân số: 194.913
  • Mật độ dân số: 2.616 người/km²

 

Quận Ngũ Hành Sơn

  • Diện tích: 37 km²
  • Dân số: 90.352 người
  • Mật độ dân số: 2.310 người/km²

 

Quận Sơn Trà

  • Diện tích: 60 km²
  • Dân số: 157.415 người
  • Mật độ dân số: 2.654 người/km²

 

Quận Thanh Khê

  • Diện tích: 9,5 km²
  • Dân số: 185.064 người
  • Mật độ dân số: 20.563 người/km²

 

Huyện Hòa Vang

  • Diện tích: 707,07 km²
  • Dân số: 145.749 người
  • Mật độ dân số: 206 người/km²

 

Huyện Hoàng Sa

  • Diện tích: 305
  • Dân số: 0
  • Mật độ dân số: 0

 

Đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2023 có 8 đơn vị cấp huyện trực thuộc cùng 56 đơn vị hành chính cấp xã.

Đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

  • 6 quận: quận Ngũ Hành Sơn, quận Thanh Khê, quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu.
  • 2 huyện: huyện Hoàng Sa và huyện Hòa Vang.

Đơn vị hành chính cấp xã gồm có 45 phường cùng 11 xã.

Bản đồ Đà Nẵng, đơn vị hành chính

 

Giao thông thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có nhiều tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt cùng đường hàng không nằm trong tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Thành phố này còn là điểm cuối cùng trong Hành lang kinh tế Đông – Tây (tuyến đường kinh tế đi ngang qua Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào).

 

Về hệ thống cảng biển

Thành phố Đà Nẵng hiện có Cảng Đà Nẵng – cảng biển lớn nhất tại miền Trung. Cảng Đà Nẵng nằm gần với tuyến đường hàng hải quốc tế, chiếm giữ vị trí quan trọng trong tuyến hàng hải Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cảng biền này có khả năng tiếp nhận các tàu thuyền có trọng tải lớn, lên đến 40.000 tấn.

 

Về đường hàng không

Thành phố Đà Nẵng hiện có sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là một trong ba sân bay quốc tế quan trọng nhất và lớn nhất tại Việt Nam (xếp sau sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài).

Đường hàng không Đà Nẵng được kết nối trực tiếp với: Seoul, Singapore, Busan, Siêm Riệp, Bắc Kinh, Bangkok, New Delhi, Hồng Kông, Đài Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Tokyo, Ma Cao, Nagoya, Osaka, Kuala Lumpur, Doha, Viêng Chăn, Jakarta, Phnôm Pênh, Moskva,..

 

Về đường sắt

Thành phố Đà Nẵng là địa phận có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc, với khoảng 30 km.

Hiện tại, thành phố Đà Nẵng có 5 ga tàu hỏa và một trong những ga chính là ga Đà Nẵng. Ga Đà Nẵng còn có nhiều chuyến tàu Bắc – Nam kết nối, chắng hạn như chuyến tàu Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Hà Nội.

 

Về đường bộ

Thành phố Đà Nẵng vó hai tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 1 và quốc lộ 14B. Quốc lộ 1 nối liền Đà Nẵng với những tỉnh ở hai hướng Bắc, Nam. Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh thuộc miền Nam Trung Bộ cùng các tỉnh ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, thành phố này còn có hầm đường bộ Hải Vân, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường cao tốc La Sơn – Túy Loan. Những hệ thống đường bộ này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông các vùng kinh tế trọng điểm tại miền Trung.

 

Giao thông đô thị

Hệ thống giao thông đô thị tại Đà Nẵng khá hoàn chỉnh khi kết nối với những đường vành đai của thành phố. Thành phố này có nhiều tuyến đường rộng cùng nhiều cây cầu bắc ngang qua sống Hàn như: cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý,…

Hệ thống giao thông đô thị tại Đà Nẵng vừa giúp điều tiết giao thông của thành phố vừa góp phần tạo nên cảnh quan đẹp giúp phát triển ngành du lịch.

Bản đồ Đà Nẵng, giao thông thành phố Đà Nẵng

 

Du lịch thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan”, được bao bọc với đèo Hải Vân cùng nhiều đồi núi cao. Đây là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng gồm có:

  • Khu nghĩ dưỡng Sun World Bà Nà Hills nằm ở phía tây thành phố. Khu nghỉ dưỡng có hệ thống 8 cáp treo cùng khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam và khu giải trí Fantasy Park lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
  • Rừng nguyên sinh tại bán đảo Sơn Trà với hệ thống thực vật phong phú, đa dạng.
  • Núi Ngũ Hành Sơn độc đáo ở phía đông nam thành phố.
  • Hệ thống chùa, miếu, đình theo phong cách Á Đông, các nhà thờ theo phong cách Phương Tây, các bảo tàng nghệ thuật,… nằm trong địa bàn thành phố.
  • Các di sản văn hóa thế giới: Mỹ Sơn, Hội An và Huế.

 

Bản đồ Đà Nẵng qua các thời kỳ

  • Thời Sa Huỳnh, đã phát hiện có các cư dân cổ sinh sống tại thành phố Đà Nẵng từ hàng nghìn năm về trước.
  • Vào thời nhà nước Chăm Pa, thành phố Đà Nẵng thuộc chủ quyền của tiểu quốc Amaravati (Chăm Pa). Năm 1306, vào thời Đại Việt, nhà Trần có được châu Ô và châu Lý thông qua cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Jayasimhavarman III (Chế Mân).
  • Năm 1307, vua Trần Anh Tông đổi tên châu Ô thành châu Thuận và châu Lý thành châu Hóa. Từ đó, Đà Nẵng thuộc địa phận của châu Hóa.
  • Từ năm 1446, Đà Nẵng trở thành thuộc địa ở huyện Điện Bàn thuộc thừa tuyên Thuận Hóa.
  • Trải qua nhiều đời cai trị, đến thời nhà Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận Đà Nẵng được cho là của Việt Nam thông qua nhiều chính sách khẳng định chủ quyền. Năm 1816, vị vua Gia Lông ra lệnh đo thủy trình và cắm cờ trên đảo. Năm 1835, vị vua Minh Mạng cho trồng cây, đóng cọc, đặt bia đá và thành lập Hải đội Hoàng Sa để bảo vệ biên phòng quần đảo.
  • Từ năm 1843 đến năm 1857, Đà Nẵng bị thực dân Pháp gửi chiến hạm 6 lần.
  • Năm 1883, sau khi thua chiến với Pháp, triều đình Huế phải lý hiệp ước cho phép thực dân Pháp thành lập các khu nhượng địa tại Đà Nẵng.
  • Năm 1888, Pháp thành lập 3 thành phố ở Việt Nam là Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng và vua Đồng Khánh phải nhượng trọn quyền Đà Nẵng cho thực dân Pháp. Xã Phước Ninh, xã Thạch Thang, xã Nại Hiên Tây, xã Hải Châu và xã Năm Dương của huyện Hòa Vang được cắt và giao cho chính quyền Pháp.
  • Năm 1889, toàn quyền Đông Dương thành lập thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận Quảng Nam.
  • Năm 1901, vua Thành Thái phải chia cắt và giao thêm 14 xã (8 xã của huyện Hòa Vàng và 6 xã của huyện Diên Phước) cho chính quyền Đông Dương.
  • Năm 1905, Đà Nẵng là một đơn vị hành chính riêng biệt được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam.
  • Năm 1925, quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của nước Pháp.
  • Năm 1950, Đà Nẵng được trao trả cho chính phủ Việt Nam.
  • Năm 1955, Ngô Đình Diệm chia lại địa giới. Lúc này địa phận Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.
  • Năm 1962, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
  • Năm 1973, Đà Nãng được cho là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam.
  • Sau khi kí kết hiệp định Genève, thực dân Pháp trao trả quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam.
  • Năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa phân chia quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam. Sau năm 1975 (sau khi hòa bình), thành phố Đà Nẵng thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Lúc bấy giờ, thành phố Đà Nẵng có 28 phường.
  • Năm 1990, nhà nước công nhận Đà Nẵng là đô thị loại 2.
  • Năm 1994, Việt Nam khăng định lại chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa.
  • Năm 1996, thành lập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (gồm huyện Hòa Vang, quần đảo Hoàng Sa và thành phố Đà Nẵng của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ) trên cơ sở chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Năm 1997, Đà Nẵng thành lập 5 quận (Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Sơn Trà và Hải Châu).
  • Năm 2003, chính quyền cộng nhận Đà Nẵng là đô thị loại I.
  • Năm 2005, quận Cẩm Lệ được thành lập dựa trên một phần quận Hải Châu và một phần huyện Hòa Vang. Khi đó, thành phố Đà Nẵng có 2 huyện và 6 quận.

Bản đồ Đà Nẵng qua các thời kỳ

 

Vị trí địa lý Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam

Trên bản đồ Việt Nam, thành phố Đà Nẵng thuộc Duyên hải Trung Bộ Việt Nam ở miền Trung – Tây Nguyên.

Bản đồ Đà Nẵng, Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam

 

Đà Nẵng trên bản đồ thế giới

Trên bản đồ thế giới, thành phố Đà Nẵng tọa lạc tại vị trí đắc địa, đóng vai trò là cầu nối giao thương với nhiều nước trên thế giới.

Không chỉ là trung tâm kinh tế – xã hội về mặt công nghiệp, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế,… Đà Nẵng còn là trung tâm lớn về du lịch và là trung tâm tổ chức những sự kiện với quy mô quốc tế. Đặc biệt, DIF – lễ hội bắn pháo hoa quốc tế luôn chọn Đà Nẵng làm nơi diễn ra sự kiện.

Các du khách trong nước và quốc tế có thể lưu trú tại 1.016 khách sạn với sự góp mặt của một số thương hiệu du lịch thế giới nổi tiếng như: Hilton, Shilla, Marriott, Novotel, Mercure, Furama, Grand Tourane, Hyatt,…

Đà Nẵng là “Mianmi” của lãnh thổ Việt Nam (theo báo The New York Times của Mỹ), là một trong 10 điểm nghỉ dưỡng hàng đầu tại Châu Á (bình chọn bởi độc giả của Smart Travel Asia) và đứng thứ 5 trên thế giới, đứng đầu tại Đông Nam Á trong danh sách những nơi thu hút nhiều khách du lịch (theo báo Nikkei của Nhật Bản).

Bản đồ Đà Nẵng, Đà Nẵng trên bản đồ thế giới

 

Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng (ngắn hạn và dài hạn)

Bản đồ giao thông Đà Nẵng trực tuyến

Bản đồ Đà Nẵng, bản đồ giao thông

 

Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Đà Nẵng trực tuyến

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng cho phép người dùng tra cứu bản đồ quy hoạch Đà Nẵng trực tuyến. Bằng cách thức này, người dùng có thể xem thông tin quy hoạch Đà Nẵng ở bất cứ nơi nào, chỉ cần thiết bị sử dụng có thể kết nối với internet.

Tra cứu thông tin địa chính Đà Nẵng (với địa chỉ website: http://ttdd.tnmt.danang.gov.vn/) là một trong những ứng dụng uy tín, có thể cung cấp cho người dùng cái nhìn khái quát, tổng quan và chính xác nhất về các thửa đất tại Đà Nẵng.

Bạn có thể tìm kiếm thông tin thửa đất ở ứng dụng Tra cứu thông tin địa chính Đà Nẵng thông qua các cách thức:

  • Tìm kiếm dựa vào số tờ hay số thửa đất.
  • Tìm kiếm dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và sở hữu tài sản trên thửa đất.
  • Tìm kiếm dựa vào tọa độ giáp ranh
  • Chức năng tìm kiếm
  • Một số chứng năng dành riêng cho người quản lý

Bản đồ Đà Nẵng, các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Đà Nẵng trực tuyến

 

Bản đồ hành chính Đà Nẵng năm 2023

Bản đồ Đà Nẵng, bản đồ hành chính Đà Nẵng năm 2023

 

Bản đồ hành chính chi tiết 08 quận/huyện của thành phố Đà Nẵng

Bản đồ Đà Nẵng: quận Cẩm Lệ

Quận Cẩm Lệ tính đến hiện tại có tất cả 6 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Hòa Phát, Khuê Trung, Hòa An, Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây và Hòa Thọ Đông. Các xã của quận Cẩm Lệ được thể hiện chính xác trên bản đồ Đà Nẵng.

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Hải Châu

Trên bản đồ Đà Nẵng, quận Hải Châu tính đến hiện tại có tất cả 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Nam Dương, Bình Hiên, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận Tây, Hải Châu I, Hòa Cường Bắc, Hải Châu II, Hòa Thuận Đông, Phước Ninh, Hòa Cường Nam, Thạch Thang, Thanh Bình.

Bản đồ Đà Nẵng: quận Hải Châu

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Liên Chiểu

Quận Liên Chiểu tính đến hiện tại có tất cả 5 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam.

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Ngũ Hành Sơn

Quận Ngũ Hành Sơn tính đến hiện tại có tất cả 4 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Mỹ An, Hòa Quý, Khuê Mỹ và Hòa Hải.

Bản đồ Đà Nẵng: quận Ngũ Hành Sơn

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Sơn Trà

Quận Sơn Trà tính đến hiện tại có tất cả 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: An Hải Bắc, Thọ Quang, An Hải Đông, Phước Mỹ, An Hải Tây, Nại Hiên Đông, Mân Thái.

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Thanh Khê

Quận Thanh Khê tính đến hiện tại có tất cả 10 đơn vị hành chính cấp xã (thể hiện rõ trên bản đồ Đà Nẵng), gồm các phường: An Khê, Xuân Hà, Thạc Gián, Chính Gián, Vĩnh Trung, Hòa Khê, Thanh Khê Tây, Tam Thuận, Thanh Khê Đông, Tân Chính.

Bản đồ Đà Nẵng: quận Thanh Khê

 

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hòa Vang

Huyện Hòa Vang tính đến hiện tại có tất cả 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã: Hòa Bắc, Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Sơn, Hòa Khương, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Ninh.

 

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hoàng Sa

Có thể thấy trên bản đồ Đà Nẵng, huyện Hoàng Sa tính đến hiện tại có một số đảo san hô sau: đảo Hoàng Sa, đảo Phú Lâm, đảo Đá Bắc, đảo Quang Hòa, đảo Hữu Nhật, đảo Linh Côn, đảo Đá Lồi, đảo Tri Tôn, đảo Bạch Quy, đảo Giữa, Đảo Cây, đảo Nam, đảo Bắc, Đá Tháp, Cồn Bông Bay, Cồn cát Tây, Cồn Quan Sát và Đá Chim Yến.

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hoàng Sa

 

Bản đồ du lịch Đà Nẵng

Bản đồ Đà Nẵng, bản đồ du lịch

 

Bản đồ các quận/ huyện thành phố Đà Nẵng

Bản đồ Đà Nẵng: quận Hải Châu

  • Phía Bắc: giáp liền với vịnh Đà Nẵng thuộc biển Đông
  • Phía Nam: giáp liền với quận Cẩm Lệ
  • Phía Đông: giáp liền với quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn Trà
  • Phía Tây: giáp liền với quận Thanh Khê

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Liên Chiểu

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Thừa Thiên Huế qua ranh giới dãy núi Bạch Mã
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hòa Vang
  • Phía Đông: giáp liền với quận Cẩm Lệ, quận Thanh Khê và biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với huyện Hòa Vang

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Ngũ Hành Sơn

  • Phía Bắc: giáp liền với quận Sơn Trà và quận Hải Châu
  • Phía Nam: giáp liền với tỉnh Quảng Nam
  • Phía Đông: giáp liền với vịnh Đà Nẵng thuộc biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Cẩm Lệ

  • Phía Bắc: giáp liền với quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Liên Chiểu
  • Phía Nam: giáp liền với huyện Hòa Vang
  • Phía Đông: giáp liền với quận Ngũ Hành Sơn
  • Phía Tây: giáp liền với giáp liền với huyện Hòa Vang

Bản đồ Đà Nẵng: quận Cẩm Lệ

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Sơn Trà

  • Phía Bắc: giáp liền với biển Đông
  • Phía Nam: giáp liền với quận Ngũ Hành Sơn
  • Phía Đông: giáp liền với biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với quận Hải Châu cùng vịnh Đà Nẵng

 

Bản đồ Đà Nẵng: quận Thanh Khê

  • Phía Bắc: giáp liền với biển Đông
  • Phía Nam: giáp liền với quận Hải Châu
  • Phía Đông: giáp liền với biển Đông
  • Phía Tây: giáp liền với quận Cẩm Lệ cùng quận Liên Chiểu

 

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hoàng Sa

Huyện Hoàng Sa có 4 phía giáp biển Đông

 

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hòa Vang

  • Phía Bắc: giáp liền với tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Phía Nam: giáp liền với tỉnh Quảng Nam
  • Phía Đông: giáp liền với quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu và quận Cẩm Lệ
  • Phía Tây: giáp liền với tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam

Bản đồ Đà Nẵng: huyện Hòa Vang

 

Ứng dụng bản đồ Đà Nẵng

Ứng dụng của bản đồ Đà Nẵng trong học tập

Trong học tập, bản đồ Đà Nẵng giúp sinh viên cùng học sinh trau dồi thông tin, kiến thức về vị trí địa lý, xã hội, con người, thiên nhiên tại lãnh thổ Đà Nẵng. Bản đồ Đà Nẵng sẽ giúp những độc giả biết được Đà Nẵng có bao nhiêu quận/ huyện, dân số mỗi khu vực là bao nhiêu, khí hậu, địa hình của mỗi nơi như thế nào.

 

Ứng dụng của bản đồ Đà Nẵng trong đời sống

Trong đời sống, bản đồ Đà Nẵng cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích để độc giả biết được nhiều thông tin khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng của mình.

Bản đồ Đà Nẵng được sử dụng nhiều trong công trình giao thông, trong xây dựng, kinh tế, du lịch,… Nhờ có bản đồ Đà Nẵng, các chiến lược quy hoạch đất đai, ruộng đồng, các công trình xây dựng có thể được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn nhiều.

Ngoài ra, bản đồ Đà Nẵng còn giúp du khách dẽ dàng xác định được phương hướng, đường đi, dự báo thời tiết tại các khu vực sẽ ghé thăm theo kế hoạch.

 

Ứng dụng của bản đồ Đà Nẵng trong quân sự

Bản đồ Đà Nẵng đóng vai trò cực kỳ quan trong trong quân sự. Nhờ có bản đồ Đà Nẵng, quân đội Việt Nam có thể đưa ra các chiến lược, phương án tác chiến với kẻ thù ngoại bang.

Bản đồ Đà Nẵng, ứng dụng

 

Mua bản đồ Đà Nẵng ở đâu?

Địa chỉ nào cung cấp bản đồ Đà Nẵng khổ lớn giá cả phải chăng, chất lượng sắc nét luôn là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Dưới đây là những nơi bán bản đồ Đà Nẵng, bản đồ hành chính Đà Nẵng cùng nhiều mẫu bản đồ Đà Nẵng khác mà chúng tôi đã tổng hợp được:

  • Nhà sách: nhà sách Thanh Khê, nhà sách Phương Nam, nhà sách Chánh Trí, nhà sách Kim Đồng, nhà sách Phương, nhà sách Nhã Nam, nhà sách Đà Nẵng, nhà sách Fahasa, nhà sách Quỳnh Dao, nhà sách Hồng Đức, nhà sách Cẩm Lệ, nhà sách Sơn Trà, nhà sách Hòa Khánh.
  • Tiệm tạp hóa: Nhựt Độ, Hóa Cự, Hóa Hoa, Xuân Hằng, Hoa Hùng,…
  • Tiệm in: Công Thành, Mến Mỹ, T.Design, RGB, Thành Tín, Phan Gia Huy, công ty Hồng Đào, công ty Lê Vĩnh Hòa,…
  • Cũng tìm mua bản đồ Đà Nẵng tại những địa điểm ở các tỉnh khác hoặc có thể tìm mua bằng phương thức trực tuyến.

Comments are closed.