Đá Andesine Labradorite được hình thành từ hai loại khoáng chất Fenspat là Andesine và Labradorite, có hệ tinh thể ba trục. Viên đá quý này có dải màu sắc đa dạng cùng ánh kim rực rỡ, được sử dụng làm trang sức thay thế các viên đá quý màu đỏ đắt tiền như đá Ruby và đá Spinel. Do được phát hiện vào những năm 2000 nên nhiều người chưa biết đến loại đá này.
Nội Dung Bài Viết
Đá Andesine Labradorite là gì?
Đá Andesine-Labradorite là sự kết hợp của Andesine và Labradorite như tên gọi của nó, với hệ thống tinh thể ba trục. Viên đá này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 nên được cho là một loại đá quý tương đối mới.
Viên đá Andesine-Labradorite đầu tiên được giao dịch dưới tên Andesine, nơi phát hiện viên đá ở Dãy núi Andes của Nam Mỹ. Sau khi được giới thiệu ra thị trường đá quý quốc tế, nhiều nhà hoàn kim đã xác định đây không phải là đá Andesine. Thay vào đó, viên đá này được cho rằng là một loại Labradorite đã trải qua quá trình xử lý và tăng cường màu sắc.
Để tránh gây nhầm lẫn, viên đá quý này được đặt tên là Andesine Labradorite. Nhưng nhiều người vẫn thường gọi viên đá này là Andesine đỏ hay Labradorite đỏ, đá mặt trời Congo hoặc Fenspat đỏ.
Đá Andesine Labradorite có thể được phân biệt với các loại đá quý khác có đặc điểm tương tự bằng hiệu ứng ánh kim mờ dẫn đến ánh kim loại nhẹ. Viên đá này không sở hữu các tinh thể lấp lánh như đá mặt trời mà chứa các sợi Rutile như Thạch anh tóc.
Ánh kim loại của viên đá này chỉ có thể nhìn thấy qua độ bóng nên rất dễ phân biệt với những loại đá giả. Đá Andesine Labradorite dễ dàng phân biệt với Labradorite thông qua màu sắc tươi sáng hơn.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Andesine Labradorite
Công thức hóa học | (Na,Ca)Al1-2Si3-2O8 |
Thành phần hóa học | Plagiocla Fenspat |
Cấu trúc tinh thể | Tinh thể ba trục (Triclinic) |
Màu sắc | Đỏ, xanh lục, vàng, cam, hồng và nhiều màu sắc sặc sỡ khác |
Độ cứng trên thang Mohs | 6 – 6.5 trên thang Mohs |
Độ bóng | Ánh thủy tinh đến mờ đục |
Chỉ số khúc xạ | 1.560 – 1.568 |
Khối lượng riêng | 2.69 – 2.70 |
Phân tách tinh thể | 2.1 – cơ bản, 2.1 – lăng trụ, 3.1 – pinacoidal |
Trong suốt | Trong suốt đến mờ đục |
Màu vết gạch | Trắng |
Khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết | 0.008 |
Ý nghĩa và tác dụng chữa bệnh của đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite có sự liên quan chặt chẽ với đá Labradorite và đá mặt trời, nên loại đá này được cho là mang sức mạnh của cả ba loại tinh thể kết hợp lại. Viên đá này còn là một tinh thể có tác dụng chữa bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tâm trí và tinh thần người sở hữu.
Tác dụng chữa bệnh vật lý của đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite có khả năng làm dịu căng thẳng và cân bằng quá trình trao đổi chất, phù hợp với những người muốn giảm hoặc kiểm soát cân nặng của mình. Viên đá quý này còn có công dụng hỗ trợ chữa các bệnh về mắt, não, giảm đau đầu, điều trị các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp rất hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh tinh thần của đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite có thể xua tan sự tiêu cực và mang lại sự tích cực, giúp người đeo tập trung vào mục tiêu của mình. Năng lượng mạnh mẽ từ viên đá này sẽ giúp tăng cường sự tự tin, thúc đẩy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng cho bạn.
Ngoài ra, đá Andesine Labradorite còn có khả năng chữa lành cảm xúc, giúp người sở hữu xua tan đi những chuyện buồn hoặc mất mát trong cuộc sống.
Đá Andesine Labradorite hợp với mệnh gì?
Andesine Labradorite có đa dạng màu sắc nên bạn có thuộc cung mệnh nào cũng vẫn sẽ chọn được cho mình một món trang sức phong thủy từ đá Andesine Labradorite:
- Mệnh Kim: hợp với Andesine Labradorite màu vàng, trắng hoặc xám.
- Mệnh Mộc: hợp với Andesine Labradorite màu xanh lục.
- Mệnh Thủy: hợp với Andesine Labradorite màu trắng hoặc xám.
- Mệnh Thổ: hợp với Andesine Labradorite màu đỏ, đá màu hồng hoặc vàng.
- Mệnh Hỏa: hợp với Andesine Labradorite màu xanh lục, đỏ hoặc hồng.
Đá Andesine Labradorite hợp với cung gì?
Đá Andesine Labradorite là một loại đá quý tương đối mới nên có rất ít thông tin xung quanh viên đá này. Andesine Labradorite được phát hiện vào đầu những năm 2000 nên không tồn tại huyền thoại cổ xưa. Do vậy, viên đá quý này không tượng trưng cho bất kỳ hành tinh nào, cũng như không có mối liên hệ với bất kỳ cung hoàng đạo nào.
5 cách bảo quản và làm sạch đá Andesine Labradorite
Andesine Labradorite là một loại đá tương đối mềm nên có thể bị trầy xước hoặc giảm độ bóng, nếu không được bảo quản đúng cách.
Để làm sạch và bảo quản đá Andesine, bạn cần chú ý 5 cách sau đây:
- Cách tốt nhất để làm sạch trang sức đá quý này là sử dụng xà phòng nhẹ, vải mềm và nước ấm.
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa siêu âm và chất tẩy rửa hơi nước vì việc này có thể làm hỏng viên đá Andesine Labradorite.
- Tháo đồ trang sức đá Andesine Labradorite khi tham gia các hoạt động thể chất mạnh như chơi thể thao, tập thể dục hoặc làm việc nhà.
- Khi tiếp xúc với nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời, màu sắc của đá Andesine Labradorite có thể bị mờ dần và mất đi độ bóng. Tốt nhất, bạn nên để trang sức đá quý này tránh xa các nguồn nhiệt cao để duy trì độ bền và vẻ đẹp của viên đá.
- Khi bảo quản đồ trang sức Andesine, nên đặt riêng trong túi vải mềm hoặc hộp đựng trang sức có lót vải, tách biệt với các loại đá quý, kim loại khác. Do bản chất mềm nên viên đá quý này có thể bị trầy xước khi tiếp xúc, va chạm với những viên đá quý cứng hơn như kim cương, Ruby và ngọc bích.
Tiêu chuẩn đánh giá đá Andesine Labradorite
Màu sắc
Đá Andesine Labradorite thường có màu hơi đỏ với các vệt màu xanh lục và vàng. Màu sắc của viên đá này trải dài từ màu đỏ đến màu đỏ mật ong, từ màu vàng nhạt đến màu cam và từ màu hổ phách đến sâm panh hoặc xanh lục.
Andesine cũng có ánh kim loại khi nhìn từ các góc độ khác nhau. Độ bóng và óng ánh của đá Labradorite có thể so sánh với Schiller. Thông qua sự khuếch tán mạng tinh thể, đá Labradorite có màu sắc hơi vàng sẽ chuyển thành đá Andesine có màu hơi đỏ.
Độ tinh khiết
Đá Andesine Labradorite có ánh thủy tinh đến mờ. Viên đá này có các tạp chất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có thể chấp nhận được. Nhưng các tạp chất này không giống như các tạp chất của đá mặt trời lấp lánh.
Các thể vùi của đá Andesine Labradorite thường là dạng kim Rutile. Loại đá này còn có ánh sáng Labradorite mờ nhạt, làm cho viên đá này có ánh kim rực rỡ. Hầu hết các loại đá Andesine-labradorite đều có độ trong suốt đến trong mờ, nhưng đôi khi bạn vẫn sẽ bắt gặp những mẫu vật Andesine mờ đục, có nhiều tạp chất.
Kiểu cắt
Đá Andesine Labradorite được tìm thấy với nhiều hình dạng và vết cắt khác nhau. Viên đá này thường được ưa chuộng cắt theo kiểu đa cạnh (facets) để tối đa vẻ rực rỡ lấp lánh. Trong khi đá Labradorite không trải qua quá trình xử lý và tăng cường màu sắc, sẽ được cắt theo kiểu Cabochon.
Việc cải tiến cho phép đá thể hiện độ trong suốt tốt hơn và màu sắc được làm nổi bật thông qua quá trình cắt khía cạnh. Đá Andesine ít được biến đến nên những hình dạng lạ mắt như hình đệm, hình Trilliant, hình quả lê và hình Baguette rất khó tìm, do nhu cầu hạn chế.
Quá trình xử lý đá Andesine Labradorite
Thông qua quá trình khuếch tán mạng tinh thể, các chất đồng giúp tăng cường màu sắc của đá Labradorite từ màu xám xỉn sang màu đỏ. Đá Labradorite là một loại đá quý tự nhiên nhưng trải qua quá trình xử lý, Labradorite trở thành đá Andesine-labradorite.
Nhiều viên đá được cho là chỉ trải qua quá trình nung nóng và có những tuyên bố về các mẫu vật chưa được xử lý. Nhưng chưa có báo cáo xác nhận nào về đá Andesine-labradorite chưa được xử lý tồn tại.
Các loại đá quý tương tự đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite thuộc nhóm khoáng chất Fenspat, là nhóm khoáng chất phong phú nhất trên Trái đất. Fenspat chiếm gần 60% vỏ Trái đất và được phân biệt bởi sự hiện diện của các ion nhôm và Silica, bao gồm cả nhôm Silicat, natri oxit, kali oxit và canxi oxit.
Hai nhánh Fenspat chính là Fenspat Plagiocla (Labradorit và đá mặt trời) và Fenspat kali, bao gồm Orthocla và Microcline. Đá quý Plagiocla đều có độ cứng tương tự và chỉ số khúc xạ tương đối cao, nằm trong khoảng giữa đá Beryl và Thạch anh.
Tất cả đều là hỗn hợp của Albite và Anorthite. Andesine là 50-70% albite (một natri nhôm silicat) và 30-50% anorthite (một canxi nhôm silicat), trong khi labradorite là 50-70% anorthite và 30-50% albite. Fenspat Plagiocla có bề ngoài tương tự đá Andesine và thường có thể được phân loại thành cả Andesine và Labradorite.
Có một vài loại đá quý trông giống với đá Andesine nhưng có thể được phân biệt thông qua các quan sát đơn giản.
- Đá quý tương tự Andesine phổ biến nhất:
Đá mặt trăng, đá mặt trăng cầu vồng, đá Labradorite, đá mặt trời và đá mặt trời Oregon.
- Đá quý tương tự Andesine ít được biết đến:
Đá Orthoclase là một khoáng chất Fenspat phổ biến nhưng hiếm khi xuất hiện khoáng chất có chất lượng đá quý. Spectrolite là một loại Labradorite rất hiếm. Đá Spinel và Rubellite Tourmaline có màu tương tự nhau, nhưng cả hai đều khá hiếm so với các loại đá quý màu đỏ khác hiện nay.
Ngoài ra, còn có các loại đá khác như đá mặt trăng cầu vồng xanh, đá mặt trăng Labradorite và Labradorite ánh xanh là những loại đá quý tương tự đá Andesine Labradorite nhưng ít được biết đến.
Phân biệt đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite có thành phần hóa học là hỗn hợp của Labradorite và Andesine. Mặc dù cả hai loại đá này có thành phần hóa học tương tự nhau nhưng lại có định nghĩa rất khác nhau. Andesine Labradorite có thể được phân biệt với các loại đá quý khác có đặc điểm tương tự bằng hiệu ứng ánh kim mờ đến ánh kim loại nhẹ.
Đá Andesine không sở hữu các bao thể kim loại lấp lánh như đá mặt trời, mà thường chứa các bao thể Rutile giống như kim loại. Andesine-labradorite cũng dễ dàng phân biệt với Labradorite bởi màu sắc tươi sáng hơn, do đá Labradorite tự nhiên có màu xám, khói và tối.
Ngày nay, vì mục đích lợi nhuận nên nhiều nhà kim hoàn đã làm giả đá Andesine. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt được đá thật giả thông độ bóng của viên đá, do những viên đá giả thường có ánh kim loại mờ, chỉ nhìn thấy được qua độ bóng.
Trang sức đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite thường được mài giác thành các loại đá quý hình bầu dục, nhưng đôi khi vẫn xuất hiện nhiều hình dạng lạ mắt như hình đệm, trái tim,…, được sử dụng trong đồ trang sức.
Viên đá này có độ bền cao, phù hợp với hầu hết các dạng trang sức đá quý nổi bật khi kết hợp cùng với kim loại quý như vàng 18k vàng, vàng 18k trắng, bạch kim,…. Nhưng Andesine Labradorite chỉ được sử dụng làm hoa tai, mặt dây chuyền, trâm cài tóc, vòng tay, dây chuyền, ghim cài cà vạt hoặc khuy măng sét.
Đá Andesine Labradorite đạt 6-6,5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs nên được xem là một loại đá tương đối mềm. Tuy nhiên, viên đá này cứng hơn đá Opal và có độ cứng ngang với đá Tanzanite, hai loại đá quý được sử dụng nhiều trong trang sức.
Trang sức Andesine Labradorite rất phổ biến, do viên đá này được sử dụng thay thế cho các loại đá quý màu đỏ đắt tiền như đá Ruby và đá Spinel. Tuy nhiên, đá Andesine Labradorite dễ bị nứt và gãy do áp lực mạnh, nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng trang sức được làm từ loại đá quý này.
Nguồn gốc đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite có nguồn gốc không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Vào đầu những năm 2000, nhiều nhà kim hoàn cho rằng viên đá này được phát hiện ở Congo, sau đó là ở Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng và miền Nam Ấn Độ.
Khoáng chất Silicat của đá Andesine Labradorite thực sự được phát hiện ở dãy núi Andes của Ecuador và Labradorite cũng là một loại silicat, lần đầu tiên được phát hiện ở Labrador, Canada. Do đá Andesine và đá Labradorite có thành phần hóa học tương tự nên được nhiều nhà kim hoàn xác nhận nguồn gốc của hai loại đá này là dãy núi Andes của Canada và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, vị trí thực sự mà Labradorite lần đầu tiên được khuếch tán để tạo ra Andesine-labradorite vẫn chưa được xác định.
Lịch sử đá Andesine Labradorite
Đá Andesine Labradorite xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 và là loại đá quý tương đối mới. Viên đá này thường có màu cam đỏ cùng với dấu vết của màu xanh lục và vàng.
Điều làm nên sự khác biệt của Andesine so với các loại đá quý khác là ánh sáng lấp lánh hoặc ánh kim mờ nhạt, được gọi là Labradorite. Ánh kim cho phép Andesine-labradorite thể hiện nhiều dải màu khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn.
Viên đá quý đầu tiên được giao dịch dưới tên ‘Andesine’, nơi nó được phát hiện lần đầu tiên ở Dãy núi Andes của Nam Mỹ. Sau đó, nhiều nhà hoàn kim đã xác định rằng viên đá này là một loại Labradorite được tăng cường màu sắc.
Sau khi phát hiện ra thành phần hóa học và nguồn gốc của đá Andesine Labradorite, các nhà kim hoàn đã đặt tên viên đá này thành Andesine-labradorite để việc phân biệt trở nên dễ dàng hơn.