Nhà đấu giá Sotheby's

Nhà đấu giá SOTHEBY’S: Đối thủ số 1 của gã khổng lồ CHRISTIE’S

Nhà đấu giá Sotheby’s là một trong những công ty đấu giá uy tín trên thế giới với tuổi đời gần 300 năm. Đặc biệt đây còn là nơi bắt nguồn của rất nhiều viên kim cương nổi tiếng thế giới như “Spirit of the Rose” trị giá 38 triệu USD hay ” Pink Star” với 71,2 triệu đô.

Nguồn gốc bắt đầu của gã khổng lồ đấu giá kim cương Sotheby’s

Tiền thân của nhà đấu giá Sotheby’s là công ty Baker and Leigh, được thành lập tại London vào ngày 11 tháng 3 năm 1744. Sau cái chết của Baker năm 1778, công việc kinh doanh được giao lại cho Leigh và cháu trai John Sotheby, người đã phát triển công ty trở thành một nhà đấu giá sách nổi tiếng và được đổi tên thành Leigh and Sotheby.

Dưới thời gia đình Sotheby, nhà đấu giá kim cương này mở rộng hoạt động của mình sang bán đấu giá các bản in, huy chương và tiền xu. Phiên đấu giá thành công lớn đầu tiên của họ trong lĩnh vực mỹ nghệ là một bức tranh của Frans Hals với chín nghìn Guineas – một loại tiền kim khí cổ của Anh trị giá 300 tr VNĐ vào năm 1913.

Nhà đấu giá Sotheby's nguồn gốc bắt đầu

Năm 1917, Sotheby’s chuyển địa điểm từ 13 Wellington Street đến 34–35 New Bond Street, cơ sở ở London ngày nay. Nhà đấu giá Sotheby’s nhanh chóng trở thành đối thủ của Christie’s với tư cách là những nhà lãnh đạo của thị trường đấu giá London, nơi hoạt động vốn hoá nghệ thuật diễn ra năng động nhất trên toàn thế giới.

Tận dụng sức nóng của ngành đấu giá mỹ thuật trên thị trường quốc tế, Sotheby’s đã mở văn phòng tại Paris và Los Angeles vào năm 1967, và trở thành nhà đấu giá đầu tiên hoạt động tại Hồng Kông vào năm 1973, và Moscow vào năm 1988.

Nhà đấu giá Sotheby’s trở thành công ty đại chúng của Anh Quốc và giai đoạn sụt giảm

Nhà đấu giá Sotheby’s trở thành công ty đại chúng của Vương quốc Anh vào năm 1977. Năm 1980, sau khi doanh số bán hàng sụt giảm, Sotheby’s đã đóng cửa các phòng trưng bày đá quý độc đáo trên Đại lộ Madison tại Phố 76 phía Đông. Các phòng trưng bày ở Los Angeles đã được bán và các cuộc đấu giá ở Bờ Tây chuyển đến New York.

Năm 1988, nhà đấu giá Sotheby’s được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York, đưa Sotheby trở thành công ty giao dịch công khai lâu đời nhất trên NYSE.

Nhà đấu giá Sotheby’s vượt qua đại khủng hoảng kinh tế 2008

Khi nhiều ngành chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường nghệ thuật cũng bị thu hẹp.

Theo các số liệu quốc tế, giá trị ngành nghệ thuật đã giảm 7,5% trong quý 1 so với quý trước. Vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008, các nhà đấu giá lớn đã chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng. Tỷ lệ đó của nhà đấu giá Sotheby’s là 27%, Christie’s là 45% và Phillips de Pury’s là 46%. Tuy nhiên, tổng giá trị bán đấu giá mỹ thuật toàn cầu và tại Hoa Kỳ của Sotheby’s vẫn rất cao, lần lượt là 8,3 tỷ đô la và 2,9 tỷ đôla.

Tính đến năm 2012, công ty có doanh thu hàng năm khoảng 831,8 triệu đô la Mỹ

Tính đến năm 2011, nhà đấu giá Sotheby’s có mặt tại hơn 90 địa điểm ở 40 quốc gia. Năm 2012, công ty đã ký một thỏa thuận liên doanh 10 năm để thành lập Công ty TNHH Đấu giá Sotheby’s (tại Bắc Kinh), trở thành nhà đấu giá quốc tế đầu tiên tại Trung Quốc.

Sotheby’s cạnh tranh với Christie’s về vị trí nhà đấu giá mỹ nghệ hàng đầu thế giới

Sotheby’s là một trong những nhà đấu giá các tác phẩm nghệ thuật lớn nhất thế giới. Công ty được AFP (Agence France-Presse), hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới, khẳng định là một trong những nhà thầu hiếm hoi có khả năng cạnh tranh với gã khổng lồ Christie’s.

Ngoài hoạt động đấu giá các tác phẩm nghệ thuật và đồ mỹ nghệ, cả hai gã khổng lồ còn xâm lấn vào các lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, đầu tư tín dụng, giáo dục,… Đặc biệt, hai nhà đấu giá này nổi tiếng cung cấp những viên kim cương đẹp, kim cương chất lượng và giá trị hàng đầu thế giới.

nhà đấu giá Sotheby's cạnh tranh với Christie's

Comments are closed.