Đá Idocrase hay còn gọi là đá Vesuvianite, là một trong những viên đá quý có màu xanh lục độc đáo thuộc nhóm khoáng chất Silicat, được hình thành trong dạng cấu trúc tứ giác với độ sáng bóng rực rỡ sau khi chế tác.
Nội Dung Bài Viết
Đá Idocrase là gì?
Đá Idocrase đôi khi xuất hiện màu vàng nâu hoặc xanh nhạt nhưng chủ yếu vẫn được tìm thấy dưới màu xanh lục. Viên đá này thuộc nhóm khoáng chất Silicat với tên gọi cụ thể là Canxi-nhôm-silicate.
Viên đá quý màu xanh lục này được biết đến nhiều với tên gọi “Idocrase”, trong khi tên “Vesuvianite” bắt nguồn từ tên ngọn núi lửa, nơi đầu tiên phát hiện đá Idocrase , chỉ được sử dụng để chỉ dạng tinh thể thô của viên đá.
Tên gọi “Idocrase” xuất phát từ các từ tiếng Hy Lạp “eidos” và “krausis”, được dịch là “dạng” và “hỗn hợp”, mang ý nghĩa liên quan đến các tinh thể và thể hiện sự hỗn hợp của các dạng khoáng chất khác có trong viên đá.
Tính chất vật lý và hóa học của đá Idocrase
Công thức hóa học | Ca10Mg2Al4(SiO4)5(Si2O7)2(OH)4 |
Phân loại hóa học | Canxi Nhôm Silicat |
Cấu trúc tinh thể | Tứ giác, tinh thể cột dày |
Màu sắc | Xanh lục đến xanh ô liu, vàng nâu hoặc xanh nhạt |
Độ cứng | 6.5 trên thang Mohs |
Độ bóng | Thủy tinh đến mờ nhựa |
Chỉ số khúc xạ | 1.700 đến 1.723 |
Khối lượng riêng | 3.32 đến 3.47 |
Phân tách tinh thể | Không rõ ràng |
Độ tinh khiết | Trong suốt đến mờ đục |
Huỳnh quang | Không có |
Khúc xạ kép | 0.002 đến 0.012 |
Ý nghĩa và tác dụng chữa bệnh của đá Idocrase
Đá Idocrase có khả năng tạo nên cảm giác an toàn và xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí người sở hữu. Viên đá quý này còn có tác dụng chữa bệnh vật lý và tinh thần vô cùng hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh vật lý
Đá Indocrase hỗ trợ điều trị các căn bệnh rối loạn về da, ngăn ngừa bệnh suy dinh dưỡng và hỗ trợ răng, xương được chắc khỏe. Tùy thuộc vào màu sắc, đá Idocrase sẽ mang lại nhiều đặc tính hỗ trợ chữa bệnh khác nhau.
Tác dụng chữa bệnh tinh thần
Đá Idocrase có khả năng chữa bệnh tinh thần bằng cách loại bỏ những năng lượng tiêu cực trong suy nghĩ như nổi nóng, tức giận, trầm cảm và sợ hãi cho người sở hữu. Viên đá này còn mang lại cho người đeo sức mạnh, lòng can đảm, cảm giác an toàn, giúp mở mang đầu óc và kích thích óc sáng tạo trong công việc, cuộc sống.
Ngoài ra, đá Idocrase rất được khuyến khích dùng cho các cặp vợ chồng mới cưới hoặc các đối tác kinh doanh và cộng sự. Nhờ sự hỗ trợ của viên đá này, họ sẽ có được sự hợp tác thành công và lâu dài.
Đá Idocrase hợp với mệnh gì?
Idocrase co màu xanh lục phù hợp với những người thuộc mệnh Hỏa (tương sinh) và mệnh Mộc (tương hợp).
Viên đá này chuyển hóa những năng lượng tiêu cực thành tích cực, giúp cho những người thuộc hai bản mệnh trên có được sự bình an, sức mạnh và may mắn, thành công.
Đá Idocrase hợp cung gì?
Theo chiêm tinh học, đá Idocrase thích hợp với những người thuộc cung Nhân Mã và Ma Kết.
Viên đá này sẽ giúp cho những người thuộc cung Nhân Mã có được tầm nhìn xa và giúp kích thích óc sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, Idocrase còn giúp họ thu hút tình yêu, niềm vui và thành công trong cuộc sống.
Không những vậy, đá còn có khả năng chữa lành những tổn thương trong tâm hồn cho người thuộc cung Ma Kết. Viên đá giúp họ khôi phục năng lượng, niềm tin vào cuộc sống và giúp họ tăng cường sự nỗ lực để đạt được nhiều thăng tiến trong công việc.
7 cách bảo quản đá Idocrase
Đá Idocrase có độ cứng đạt 6,5 điểm trên thang điểm Mohs, nhưng viên đá này lại khá bền do tinh thể không có sự phân tách.
Để viên đá luôn giữ được độ bền và bóng, bạn bảo quản đá theo 7 cách sau đây:
- Sử dụng nước ấm, vải mềm và xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy rửa có nồng độ thấp để làm sạch trang sức đá quý.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa siêu âm và máy hấp để làm sạch loại đá này.
- Không sử dụng các loại hóa chất mạnh hoặc dung dịch tẩy rửa như thuốc tẩy, amonoiac và axit.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất như nước hoa, keo xịt tóc, mỹ phẩm khi sử dụng trang sức, tránh gây hư hỏng chất lượng đá quý.
- Tránh để viên đá tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc ánh nắng mặt trời quá lâu. Nếu không viên đá sẽ dễ bị phai màu và hư hỏng.
- Luôn tháo trang sức trước khi chơi thể thao, tập thể dục hoặc làm việc nhà để tránh làm xước, nứt hoặc vỡ đá quý.
- Nên đặt đá quý trong túi vải mềm hoặc cất trong hộp có vải lót mềm và đặc riêng biệt với các loại đá quý khác, tránh trầy xước hoặc nứt vỡ.
Tiêu chuẩn để đánh giá đá Idocrase
Màu sắc
Đá Idocrase có màu sắc trải dài từ xanh đậm đến xanh lục nâu và vàng lục đến xanh ô liu. Có một số viên đá có thể xuất hiện màu xanh lam nhạt hoặc màu hoa cà.
Đôi khi, nhiều viên đá Idocrase được phát hiện có hai hoặc nhiều màu với các đốm và vệt ngẫu nhiên như màu nâu đỏ, trắng, vàng hoặc xanh lam.
Độ tinh khiết
Idocrase có độ tinh khiết dạng mờ đục tương tư như bề ngoài của ngọc bích. Đá Idocrase trong suốt và trong mờ rất hiếm.
Idocrase mờ đục thể hiện độ bóng nhờn hoặc bóng mờ như nhựa, trong khi các tinh thể Idocrase trong suốt đến mờ có độ bóng giống như thủy tinh.
Kiểu cắt
Những viên đá đá Idocrase trong suốt, đạt chất lượng cao được cắt theo kiểu đa cạnh (facets).
Các kiểu cắt phổ biến khác bao gồm: hình tròn, hình bầu dục, hình bát giác … Đôi khi, viên đá này cũng được chạm khắc thành các hình điêu khắc và dùng cho các đồ vật trang trí, đặc biệt là loại đá Idocrase có sự kết hợp với đá Garnet thô (còn được gọi là Vesuvianite thô).
Đá Idocrase có qua xử lý không?
Đá Idocrase có độ cứng khá cao nhưng lại có đặc tính giòn, nhạy cảm với nhiệt và axit nên không được xử lý nhiệt hoặc tăng cường màu sắc theo bất kỳ phương pháp nào.
Trang sức đá Idocrase
Idocrase là viên đá có độ bền và cứng khá cao. Loại đá này hoàn toàn phù hợp với nhiều thiết kế trang sức đá quý khác nhau.
Tuy nhiên, đá Idocrase có độ cứng mềm hơn Thạch anh nên những thiết kế phổ biến cho trang sức Idocrase thường là nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền, vòng tay và dây chuyền, kết hợp cùng vàng 14K vàng hoặc vàng trắng 14K.
Phân biệt đá Idocrase
Đá Idocrase là hỗn hợp phức tạp của kim loại, oxy, hydro và florua, được phân loại là Canxi Nhôm Silicat. Trọng lượng riêng của viên đá này xấp xỉ trọng lượng riêng của đá Tanzanite.
Các tinh thể Idocrase thường hình thành trong một cấu trúc tứ giác với các dạng khối lớn, đôi khi khó phân biệt với đá Garnet thô. Tuy nhiên, đá Garnet thô cứng hơn nhiều.
Lịch sử đá Idocrase
Đá Idocrase được xác định lần đầu tiên vào năm 1795, bởi nhà ngọc học nổi tiếng người Đức, Abraham Gottlob Werner. Ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra đá Chrysoberyl, một nhóm đá quý và khoáng chất rất quan trọng, nổi tiếng nhất với đá mắt mèo (Chrysoberyl Cat’s Eye) và loại đá đổi màu hiếm có.
Werner cũng là cố vấn của Friedrich Mohs, người tạo ra thang đo độ cứng Mohs, là thang đo đá quý chính xác được sử dụng cho đến ngày nay.
Nguồn gốc đá Idocrase
Đá Idocrase được tìm thấy ở một số địa điểm trên thế giới. Viên đá này được hình thành trong Skarn (Silicate Gangue hoặc đá thải) và trầm tích đá vôi, thông qua quá trình biến đổi khi tiếp xúc địa chất.
Một số mỏ cung cấp đá chất lượng nhất đến từ Quebec, Canada và Mt. Vesuvius ở Ý. Các nguồn cung cấp khác bao gồm dãy núi Ural của Nga cũng như Trung Quốc, Na Uy, Pakistan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Kenya, Tanzania và Hoa Kỳ (California, Arkansas, Maine, Vermont và New Hampshire).
Đá Idocrase màu xanh lục, có hình dạng cabochon được tìm thấy tại California và bày bán trên thị trường với tên gọi là Californite hoặc Ngọc bích California, do loại đá này có màu sắc và bề ngoài tương tự như Ngọc bích.
Mỏ Jeffrey ở Quebec, Canada cung cấp đá giàu crom và đây một loại Idocrase cực kỳ hiếm, có dải màu từ tím đến màu hoa cà.