Đá Cassiterite còn được gọi là đá thiếc, với công thức hoá học là SnO2. Cassiterite có độ tinh khiết từ trong suốt đến mờ đục ở dạng tinh thể thô, có màu nâu hoặc đen. Độ bóng và độ sáng của đá tương tự như kim cương. Đôi khi, đá Cassiterite cũng bị nhẫm lẫn với Tourmaline, Apatit hay đá Hematit.
Nội Dung Bài Viết
Đá Cassiterite là gì?
Đá Cassiterite bản chất là khoáng chất oxit thiếc (SnO2), là nguồn nguyên vật liệu của nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.
Tên khoáng chất Cassiterite có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “thiếc”, cũng là lý do viên đá này có tên là đá thiếc. Đá Cassiterite khá phong phú ở dạng khoáng vật thô nhưng những viên đá có chất lượng cao có thể cắt mài đa cạnh trong suốt lại rất hiếm.
Đá có dải màu sắc trải dài từ nâu đến đen. Đôi khi, Cassiterite cũng có thể xuất hiện màu sắc sáng hơn, tùy thuộc vào tạp chất tinh thể có bên trong viên đá.
Cassiterite có hình dạng vòng hoặc dạng chùm nho tương tự đá thạch anh và đá mã não.
Cassiterite có trọng lượng riêng nằm trong khoảng từ 6,7 đến 7,1 – trở thành một trong những khoáng chất đậm đặc nhất trên Trái Đất. Loại đá này cũng có chỉ số khúc xạ cực cao, dẫn đến có khả năng cháy và phân tán đặc biệt.
Đá Cassiterite cũng có độ bóng nổi bật giống như kim cương và vô cùng nổi bật khi kết hợp làm trang sức với các kim loại quý khác như: bạc, bạch kim, Palladium.
Tính chất vật lý và hóa học của đá Cassiterite
Công thức hóa học | SnO2 |
Phân loại hóa học | Thiếc Oxit |
Cấu trúc tinh thể | Tetragonal – dạng cột ngắn |
Độ cứng | 6 – 7 trên thang Mohs |
Độ bóng | Độ bóng cao, sáng như kim cương |
Màu sắc | Đá Cassiterite có dải màu từ màu nâu đến đen hoặc không màu |
Chỉ số khúc xạ | 1.997 – 2.098 |
Khối lượng riêng | 6.7 – 7.1 |
Phân tách tinh thể | Không rõ ràng |
Độ tinh khiết | Trong suốt đến mờ đục |
Huỳnh quang | Không có |
Khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết | 0.096 – 0.098 |
Công dụng và ý nghĩa của đá Cassiterite
Đá Cassiterite là một viên đá thần thánh đối với nhiều nền văn hoá. Đây là một loại đá có nền tảng rất mạnh mẽ, thường được sử dụng để thiền định hoặc làm trang sức bảo vệ sức khỏe cho người đeo. Ngoài ra, Cassiterite cũng rất hữu ích trong việc chữa bệnh, giải quyết vấn đề, đặc biệt liên quan đến toán học.
Tác dụng chữa bệnh vật lý của đá Cassiterite
Đá Cassiterite có khả năng chữa lành và tăng cường sức mạnh cho cơ thể và vô cùng hữu ích với những người đang mong muốn phát triển cơ bắp và tăng cân.
Loại đá thiếc này còn giúp cải thiện sức khỏe gan và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và đồng hóa các chất dinh dưỡng vào cơ thể một cách thích hợp.
Những người bị các vấn đề về lượng đường trong máu có thể dùng đá Cassiterite để hỗ trợ kiểm soát lượng đường và điều chỉnh mức huyết áp, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh cho người đeo.
Ngoài ra, Cassiterite cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể người đeo chống lại một số tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh tinh thần của đá Cassiterite
Đá Cassiterite có thể tăng khả năng trí tuệ và sự tập trung cho người sở hữu, chuyển đổi những khuynh hướng tiêu cực thành tích cực, giúp người đeo trở nên lạc quan và trân trọng cuộc sống hơn.
Đá Cassiterite hợp mệnh gì?
Cassiterite có màu nâu phổ biến nên phù hợp với những người thuộc mệnh Kim (tương sinh) và mệnh Thổ (tương hợp). Viên đá quý màu nâu này sẽ mang lại sự giàu có và giúp những người thuộc hai mệnh trên thu hút được tiền bạc trong kinh doanh hoặc thăng tiến trong công việc.
Những viên đá Cassiterite màu đen lại phù hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Thuỷ.
Theo Chiêm tinh học, đá Cassiterite có mối liên kết chặt chẽ với những người thuộc cung Nhân Mã. Viên đá này sẽ mang lại may mắn và sức khỏe dồi dào cho cung hoàng đạo này, giúp họ tràn đầy sự tự tin, lòng can đảm và ý chí để hành động.
7 cách chăm sóc và bảo quản đá Cassiterite
Đá Cassiterite có độ cứng khá tốt, đạt 6-7 điểm trên thang đo độ cứng Mohs và không có bất kỳ điểm yếu rõ rệt nào đối với sự nứt gãy hoặc phân tách. Tuy nhiên, Cassiterite có thể bị trầy xước nếu va chạm với các loại đá cứng hơn như đá Topaz, Sapphire và đá Spinel.
7 cách chăm sóc và bảo quản đá Cassiterite dưới đây sẽ giúp bạn giữ được độ bóng và bền của trang sức:
- Làm sạch đá Cassiterite bằng nước ấm, vải mềm và xà phòng lỏng hoặc các chất tẩy rửa có nồng độ nhẹ.
- Thường xuyên đánh bóng đá Cassiterite để giữ lại độ bóng và loại bỏ các vết trầy xước trên bề mặt viên đá.
- Tránh sử dụng thuốc tẩy hoặc bất kỳ hóa chất có nồng độ cao khi làm sạch trang sức đá quý.
- Không sử dụng chất tẩy rửa siêu âm và các hóa chất gây mài mòn như nước hoa, keo xịt tóc, mỹ phẩm…
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc bảo quản trang sức đá Cassiterite ở những nơi có nhiệt độ quá cao. Để đảm bảo đá luôn duy trì được độ bền và vẻ đẹp, bạn nên đặt trang sức tránh xa các nơi có nguồn nhiệt cao.
- Luôn tháo trang sức trước khi vận động mạnh như: tập thể dục, chơi thể thao hoặc làm việc nhà. Tránh làm hỏng, vỡ hoặc nứt đá khi xảy ra va chạm.
- Bảo quản trang sức đá Cassiterite bằng cách đặt trong một miếng vải mềm được bọc cẩn thận hoặc đặt trang sức bên trong hộp đựng có lót vải mềm, sau đó cất riêng biệt với các loại đá quý và đồ trang sức khác.
Đánh giá chất lượng đá Cassiterite
Màu sắc
Đá Cassiterite có thể xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau, từ không màu đến nâu đen. Tuy nhiên, các màu phổ biến nhất là nâu sẫm và đen. Các loại Cassiterite có màu hiếm hơn bao gồm màu tím, rượu vang và màu đỏ đến nâu vàng, nhưng rất hiếm khi được tìm thấy và thường có giá bán rất cao.
Độ tinh khiết
Đá Cassiterite có độ trong suốt đến mờ đục. Những viên đá có tinh thể mỏng sẽ thể hiện độ trong mờ nhẹ. Cassiterite cũng thường xuất hiện ánh kim không hoàn hảo, nhưng lại có độ bóng rực rỡ cực kỳ hấp dẫn.
Kiểu cắt
Đá Cassiterite được cho là loại đá của các nhà sưu tập nên thường được cắt đa cạnh để trưng bày. Các kiểu cắt phổ biến nhất của Cassiterite bao gồm các vết cắt hình lục giác, bát giác, hình tròn, hình bầu dục và đệm. Nhiều viên đá có hình dạng tự do được hoàn thiện bằng cách đánh bóng nhẹ.
Cassiterite dải hay còn được gọi là đá thiếc gỗ, thường được ưa chuộng cắt theo hình dạng cabochon để làm đồ trang sức đá quý.
Đá Cassiterite qua xử lý
Đá Cassiterite thường không được xử lý như nhiều loại đá quý khác để tăng cường màu sắc và độ bền. Do màu sắc, độ bóng và ánh rực lửa tự nhiên nên loại đá này thường rất được ưa chuộng bởi những nhà sưu tập đá quý.
Đá Cassiterite: so sánh với các loại đá khác
Đá Cassiterite có thể bị nhầm lẫn với kim cương, đá Sphene, đá Idocrase và Thạch anh. Tuy nhiên, có thể dễ dàng phân biệt đá Cassiterite với các loại đá khác bằng độ cứng. Loại đá này cũng có chỉ số khúc xạ riêng biệt, cũng như độ bóng ánh kim độc đáo.
Cassiterite có hệ tinh thể tứ phương khá đặc biệt. Các tinh thể này thể hiện sự kết đôi tinh thể khi có chung một điểm mạng tinh thể.
Một trong số loại đá quý thường bị nhẫm lẫn với đá Cassiterite nhất là Schorl, một loại Tourmaline có màu nâu đen đến đen. Bên cạnh đó, đá Tourmaline cùng với nhiều loại đá khác như Topaz, Canxit và đá Apatite, cũng thường bị nhầm lẫn với Cassiterite.
Các khoáng chất khác thường bị nhầm lẫn với Cassiterite bao gồm: đá Rutil, đá Ilvait, đá Idocrase và đá Columbit.
Các loại đá quý có khoáng chất tương tự đá Cassiterite, phổ biết nhất là: đá Tourmaline đen (Schorl), đá Idocrase, đá Rutile, đá Canxit, đá Apatit và đá Hematit.
Những khoáng chất tương tự đá Cassiterite ít được biết đến: Scheelite, Sinhalite, Limonite, Muscovit, Hedenbergite, Arsenopyrite, Chromite, Ilmenite, Magnetite và Uraninite.
Trang sức đá Cassiterite
Đá Cassiterite là một khoáng vật phổ biến nhưng hiếm khi được tìm thấy dưới dạng tinh thể chất lượng cao có thể cắt mài đa cạnh.
Đá Cassiterite có độ bóng hấp dẫn cùng với độ rực rỡ và sáng ánh lửa đặc biệt. Viên đá này cũng có độ cứng tương đối tốt, có thể so sánh với thạch anh, nhưng thường được các nhà sưu tập trưng bày hơn là làm trang sức.
Cassiterite chất lượng cao thường có nguồn gốc từ Bolivia được sử dụng phổ biến để làm đồ trang sức, đặc biệt được chế tác từ các thợ kim hoàn địa phương của đất nước này.
Đá Cassiterite phù hợp với các thiết kế trang sức như mặt dây chuyền, hoa tai, ghim và trâm cài tóc. Bạn cũng có thể tìm thấy trang sức nhẫn Cassiterite được chế tác rất đặc biệt. Do có nhiều màu sắc nên trang sức Cassiterite kết hợp cùng với các kim loại quý như vàng 18k vàng, vàng trắng 18k, phù hợp cho cả nam và nữ.
Nguồn gốc đá Cassiterite
Các mỏ khoáng chất Cassiterite có thể được tìm thấy ở các địa điểm trên khắp thế giới. Các nguồn cung cấp đá Cassiterite quan trọng nhất bao gồm Úc, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Somalia, Namibia, Nigeria, Congo, Cộng hòa Séc, Nga, Anh (Cornwall), Tây Ban Nha, Bolivia, Mexico, Peru và Hoa Kỳ (California).
Bolivia được cho là nguồn cung cấp đá quý chất lượng tốt nhất và là một trong số ít nguồn cung cấp đá Cassiterite chất lượng cao. Tuy nhiên, vào những năm 1990, các mỏ đá ở Nga và Trung Quốc đã tìm thấy những viên Cassiterite có độ trong suốt và chất lượng cao.
Quá trình hình thành đá Cassiterite
Đá Cassiterite là một thành phần nhỏ của đá Magma và thường xuất hiện nhiều trong các mạch nhiệt dịch và Pegmatit, điển hình là sự xuất hiện của đá Granit.
Trong nhiều trường hợp, Cassiterite cũng được hình thành cùng với các khoáng chất khác như đá Toumaline, đá Fluorite, đá Topaz và đá Apatite.
Đôi khi, loại đá này cũng xuất hiện trong các lớp sừng của đá biến chất và được tìm thấy trong các trầm tích sa khoáng phù sa, dưới dạng đá cuội tròn bị mài mòn bởi nước.