Đá Hematite Cover 1

Đá Hematite: công dụng phong thủy mạnh mẽ

Đá Hematite là gì?

Đá Hematite là một khoáng chất cực kỳ phổ biến tồn tại trên bề mặt và lớp vỏ nông của trái đất. Nếu một viên đá có màu nâu đỏ hoặc nâu, rất có thể nó có chứa Hematite.

Hematite trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “máu”, biểu tượng cho sắc đỏ đặc trưng của đá. Điều đặc biệt là khi được đánh bóng, đá Hematite sẽ có màu đen hoặc bạc nhưng khi được nghiền thành bột, chúng sẽ có màu đỏ bắt mắt.

Đá Hematite rất nặng do kết cầu dày đặc và là nguồn cung cấp sắt quan trọng do nồng độ Fe trong đá rất cao. Chỉ số khúc xạ của loại đá này (2.9) cũng cao hơn nhiều so với kim cương (2.4) và Moissanite (2.6). Sự kết hợp của hai đặc điểm này khiến đá Hematite lấp lánh ánh kim đẹp mắt.

Đá Hematite có thể tìm thấy tại rất nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Brazil, Anh, Ý, Trung Quốc, Bangladesh, New Zealand và một số bang khác nước Mỹ (xem thêm về các quốc gia này tại bản đồ thế giới).

Điều đáng ngạc nhiên là sự tồn tại của loại đá này mang tầm vũ trụ khi chúng xuất hiện với số lượng dồi dào trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã lý giải rằng đây chính là nguyên nhân khiến hành tinh này có màu đỏ trong đêm tối. Đá Hematite chính là nguồn gốc cho tên gọi của Hỏa tinh.

Đá Hematite đã được loài người sử dụng trong hàng ngàn năm với nhiều công dụng như làm đồ trang sức, bột màu hoặc đồ trang trí. Ngày nay, loại đá này cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Đá hematite

 

Đá Hematite: tính chất vật lý và hóa học

Công thức hóa học Fe2O3
Hệ tinh thể Trigonal (tam giác)
Khoáng chất Ô – xít sắt
Màu sắc Đen hoặc bạc khi ở dạng đánh bóng, nâu hoặc nâu đỏ ở dạng bột
Độ cứng trên thang Mohs 5 – 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
Chỉ số khúc xạ 2.9
Khối lượng riêng 4.7 – 5.3
Trọng lượng riêng 5.26
Độ trong Mờ đục
Màu vết vạch Đỏ sáng đến đỏ tối

 

7

 

Đá Hematite: ý nghĩa và tác dụng

Đá Hematite được cho là mang các đặc tính của đất như dịu và lành nên chúng có tác dụng làm dịu và hỗ trợ chữa bệnh, tác dụng này có được là do trọng lượng và hàm lượng sắt có trong Hematite là rất lớn.

Đây là loại đá được kết nối với các nguồn năng lượng tự nhiên nhất của trái đất với khả năng xua tam tiêu cực, phát triển tư duy logic và thúc đẩy năng lực sáng tạo.

Đá Hematite còn là một công cụ hữu hiệu cho những ai dễ bị phân tâm bằng cách tạo cho họ một không gian cá nhân trong tâm trí để tăng cường sự tập trung. Loại đá này còn giảm bớt các xung đột trong các mối quan hệ, thúc đẩy sự lãng mạn và lành mạnh trong tình cảm.

Về mặt thể chất, đá Hematite từng được sử dụng như một công cụ chữa bệnh từ hàng ngàn năm trước trong việc lưu thông và làm sạch máu. Loại đá cũng giúp hỗ trợ giải tỏa căng thẳng và lo lắng.

8

 

Đá Hematite hợp mệnh nào?

Mỗi một viên Hematite chứa hai loại màu chính là nâu và đỏ nên sẽ là loại đá dành cho các mệnh Thủy, Mộc, Thổ và Hỏa.

Ngoài ra, Hematite còn là một loại đá khai sinh tuyệt vời cho cung Bảo Bình và Bạch Dương.

Những người thuộc cung Bảo Bình thường có suy nghĩ nguyên bản, độc lập, dễ gần nhưng cũng mang nhiều tâm sự riêng. Điều này dễ khiến họ có những suy nghĩ quá đà và dễ chuyển những năng lượng tiêu cực của người khác sang bản thân. Trong những lúc cảm thấy lo lắng và bất an, đá Hematite có thể sẽ mang lại cho họ cảm giác an toàn và được bảo vệ, giúp tình thần họ trở nên mạnh mẽ và tâm trí vững vàng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Với Bạch Dương, nguyên tố đất và nguyên tố lửa có từ màu nâu đỏ của Hematite rất phù hợp với tâm hồn mạnh mẽ và cháy rực của họ. Vào những lúc Bạch Dương có quá nhiều năng lượng, Hamotite sẽ đem đến sự cân bằng bởi nguồn năng lượng âm bổ trợ.

10 e1672728884473

 

Đá Hematite trong phong thủy

Sử dụng Hematite trong nhà hoặc văn sẽ giúp bạn thấy thoải mái và an toàn. Khi một viên đá Hematite được đặt trong tầm mắt, năng lượng đất dồi dào của viên đá sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành tốt công việc của bản thân. Một viên Hematite đặt cạnh cửa trước sẽ giúp bạn giữ cho không gian tránh bị xâm nhập bởi bất cứ năng lượng xấu nào.

Đồng thời đây còn là loại đá của sự sáng tạo, một đặc điểm cực kỳ cần thiết trong lĩnh vực giải trí cũng như công việc. Nếu bạn là một người nghệ sĩ thì một viên Hematite sẽ là món trang sức tuyệt vời cho studio của bạn.

2 2

 

Đá Hematite: 5 cách bảo quản

Hematite đạt khoảng 5 đến 6 điểm dựa theo thang độ cứng Mohs, là loại đá khá mềm, dễ bị trầy xước và có thể vỡ với một cú va mạnh. Để bảo quản trang sức đá Hematite, bạn nên áp dụng 5 cách bảo quản sau:

  • Làm sạch với dung dịch xà phòng nhẹ pha cùng nước ấm kết hợp khăn lông hoặc bàn chải mềm.
  • Không sử dụng các phương pháp làm sạch cơ học như sóng siêu âm và hơi nước nóng, cũng như các hóa chất tẩy rửa mạnh
  • Không đeo trang sức đá Hematite khi vận động mạnh như bơi lội, chơi thể thao, làm vườn và dọn dẹp nhà cửa
  • Tránh để viên đá tiếp xúc với các tẩy rửa và các loại hóa chất có trong keo xịt tóc, nước hoa hoặc mỹ phẩm
  • Khi không sử dụng, bảo quản đá quý trong túi vải hoặc hộp đựng trang sức có đệm và ngăn cách với các vật liệu khác

4

 

 

Đá Hematite: cách lựa chọn viên đá chất lượng

Màu sắc (Color)

Như đã đề cập đá Hematite có màu đen hoặc bạc khi đánh bóng nhưng sẽ có màu đỏ trong các trạng thái khác. Đá Hematite có màu xám đen ánh kim lấp lánh thường được sử dụng để làm trang sức.

Độ tinh khiết (Clarity)

Đá Hematite luôn ở trạng thái mờ đục mà ánh sáng không thể đi qua. Sau khi được đánh bóng, loại đá này trông rất giống kim loại và có màu bạc. Nhiều khi rất dễ nhầm lẫn đá Hematite là kim loại thay vì là một loại đá quý.

Giác cắt (Cut)

Với cấu trúc tinh thể nhỏ và dày đặc, đá Hematite không có tính phân tách nên thường được cắt thành rất nhiều hình dạng khác nhau. Kiểu cắt phổ biến nhất là cabochon đem lại độ bóng cao và mịn cho Hematite. Ngoài ra, kiểu cắt đa cạnh sẽ khiến viên đá có chiều sâu và được tăng cường độ sáng.

3

 

Phân biệt đá Hematite nhân tạo, đã qua xử lý và đá giả

Hematite là loại đá thường không cần xử lý hay tăng cường chất lượng mà được bán ở dạng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều vật liệu rẻ tiền hơn có thể được làm giả thành đá Hematite.

Bạn có thể bắt gặp những chiếc vòng tay được làm bằng kim loại từ tính được bán như đá Hematite tự nhiên. Thực tế đây được gọi là Hematine – một loại đá hoàn toàn nhân tạo, dễ sản xuất và có giá trị thấp hơn nhiều.

Đá Hematine rất linh hoạt trong hình dạng, với giá thành thấp và có vẻ ngoài giống hệt Hematite và gần như không thể phân biệt được hai loại đá này nếu chỉ quan sát chúng. Tuy nhiên một mẹo nhỏ để phân biệt chúng là Hematine có từ tính cao (như nam châm) trong khi từ tính của Hematite yếu hơn rất nhiều và thường không tồn tại.

Nếu bạn muốn mua trang sức đá Hematite chất lượng tự nhiên, hãy lựa chọn một nguồn cung đá quý đáng tin cậy và xác định với người bán về nguồn gốc của viên đá.

6

 

Trang sức đá Hematite

Đá Hematite trở nên phổ biến từ nửa sau thế kỷ XIX, kết hợp với đá Mã não (Agate) trở thành hai loại đá quý được sử dụng trong tang lễ. Sự tồn tại của Hematite đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với sự nổi lên của phong cách cổ điển, loại đá này đã một lần nữa được công chúng ưa chuộng.

Trang sức đá Hematite rất linh hoạt, là một phụ kiện đẹp mắt cho nhiều phong cách, giản dị hay cầu kỳ, hiện đại và cổ điển hoặc phóng khoáng tự do.

Đá Hematite đen được làm thành bất kỳ loại trang sức nào nhưng thường thấy nhất là vòng cổ, vòng tay và khuyên tai. Nhẫn đá quý màu đen này cũng được ưa chuộng nhưng nên dùng các thiết kế nhẫn có viền bao vì Hematite dễ bị xước. Và do đá Hematite có bề mặt nhẵn và dễ phản chiếu nên các vết xước sẽ dễ dàng bị nhìn thấy,

Đá Hematite và kim loại vàng vàng thực sự là một kết hợp nổi bật. Màu vàng ấm áp sẽ làm dịu đi cái lạnh từ màu đen kim loại của đá Hematite.

Trang sức đá quý Hematite rất được nam giới ưa chuộng đặc biệt là nhẫn nam, Stud (khuyên tai dạng núm tròn) và Cufflink (khuy măng sét).

Mặc dù đá Hematite có giá cả phải chăng nhưng khi kết hợp với vật liệu tốt làm vỏ nhẫn, và được chế thủ công bởi nhà thiết kế nổi tiếng, giá trang sức đá Hematite lên cao.

5

 

Comments are closed.